Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 13)

Trình Bút

13-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10 — Phần 11Phần 12

13. Lĩnh vực bầu cử, quan quyền, dân quyền

* Hoang ngôn: “Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới”.  

* Tác giả: Ông Phạm Quang Nghị Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội

* Nguồn: Báo Thanh Niên, ngày 30/10/2012

* Tựa đề: Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt

* Trích đoạn nội dung:

Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có“.

* Các bình luận:

– Hiếm như thú quý hiếm.  

– Rảnh rang quá không biết làm gì, bày trò cho hết ngày. Bày trò không giống ai.

– Lại tốn thêm tiền thuế của dân.  

– Bỏ phiếu rình rập từ trong hốc, trong kẽ. Nhưng thực chất là làm loãng ra, không tập trung vào đầu não.  

– Bỏ phiếu cả “làng” để huề cả “làng” ấy mà.  

* Hoang ngôn: QH lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

* Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

* Nguồn: Báo Người Lao Động, ngày 28/11/2014

Tựa đề: Vẫn giữ 3 mức tín nhiệm

Trích đoạn nội dung:

Chiều 28-11, trước khi họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng. Trong đó, Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm…

… Do đó, UBTVQH đề nghị QH cho giữ quy định về 3 mức độ tín nhiệm như đã thể hiện trong dự thảo Nghị quyết theo đúng tinh thần Kết luận tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI). Cụ thể: QH lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. ”

* Các bình luận:

– Cuối cùng thấp cũng như nhau, cũng tại vị chứ đâu có gì khác. Thấp cao để hỉnh lỗ mũi hoặc che mặt nhưng chuyện này hiếm, làm gì còn biết xấu hổ mà che.

– Tiếp tục có hàng hiếm như thú quý hiếm, lưu vào sách đỏ.

– Yêu nhau nhiều, yêu vừa, yêu ít chứ làm gì có không yêu.

* Hoang ngôn: “Những điều này không chỉ đảm bảo cho người dân được hiện quyền bầu cử của mình lựa chọn những người có đủ tài năng, phẩm chất, đạo đức đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước mà còn tạo cơ sở cho cuộc bầu cử diễn ra công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất”.

* Tác giả: Ông Nguyễn Hạnh Phúc Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia

* Nguồn: VnMedia, ngày 23/05/2016

* Tựa đề: Những con số ấn tượng về kết quả bầu cử

* Trích đoạn nội dung:

Nhìn chung tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao (trên 90%). Trong đó, hai tỉnh đạt cao nhất là Thừa Thiên Huế và Yên Bái đạt 99,99%: Lai Châu- 99,96%; Hậu Giang- 99,95%; Bắc Ninh- 99,91%; Đắk Lắk- 99,90%; Lạng Sơn- 99,84%; Ninh Thuân- 99,80%; Tiền Giang- 99,76%; Phú Yên- 99,73%; Tuyên Quang- 99,74%; Sóc Trăng- 99,69%; Khánh Hòa- 99,67%; Quảng Ninh- 99,66%; Cao Bằng- 99,65%; Thái Nguyên và Đắk Nông- 99,60%; Phú Thọ 99,57%; Vĩnh Long- 99,53%; Thanh Hóa- 99,52%; Quảng Trị và Nam Định 99,50%… Hầu hết cả Tổ bầu cử đều tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu đúng theo giờ quy đinh…

… “Những điều này không chỉ đảm bảo cho người dân được hiện quyền bầu cử của mình lựa chọn những người có đủ tài năng, phẩm chất, đạo đức đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước mà còn tạo cơ sở cho cuộc bầu cử diễn ra công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói“.

* Các bình luận:

– Lúc nào cũng có những con số “mỹ miều”, gần 100%.

– Một người nhà cầm toàn bộ phiếu bầu cho cả nhà, chả ai nói gì. Bầu dùm bạn bè, người thân cũng chả sao. Có bao nhiêu người thực lòng đi bầu.

– Bầu với bì. Một trò hề không hơn không kém. Đảng cử thì cử luôn, kêu dân đi bầu lòe bịp dân mãi.

– Dân bầu sao còn hiệp thương? Hiệp thương coi như xong thì bầu làm gì?

– Đảng cử, hiệp thương, đã sắp đặt sẵn hết rồi. Hãy xem tin tức từ các báo:

. Báo điện tử Soha, ngày 28/03/2016: Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước và Chủ tịch QH như thế nào?

“Ngày 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước vào ngày 31/3… ”  

Ngày 31/03/2016, báo điện tử VnExpress: Quốc hội bầu lãnh đạo mới, miễn nhiệm Chủ tịch nước

“Người kế nhiệm Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sẽ tuyên thệ nhậm chức sáng nay nếu được đại biểu bỏ phiếu tán thành. Cùng ngày, Quốc hội bắt đầu quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. … Đến nay, người duy nhất trong danh sách kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi). Nếu trúng cử, bà Ngân sẽ là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam… “

Và do là… ứng cử viên duy nhất nên: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội – tin cũng từ báo điện tử VnExpress cùng ngày.

Ngày 02/04/2016, báo Lao Động: Tân Chủ tịch nước Trần Đại Qung tuyên thệ như thế nào trước Quốc hội

“Sáng 2. 4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước với tỉ lệ tán thành 93,12%… “

Báo Người Lao Động, ngày 06/04/2016: Chủ tịch nước đề nghị QH miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cũng trong chiều 6-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ trình danh sách đề cử nhân sự để QH bầu Thủ tướng Chính phủ mới. Người được giới thiệu vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Báo Đất Việt, ngày 07/04/2016: Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng.

Ngày 9/4/2016, báo điện tử VnExpress: Danh sách 27 thành viên Chính phủ

Sáng 9/4, bộ máy Chính phủ mới ra mắt với 3 bộ trưởng, 2 phó thủ tướng tại vị, 22 vị trí còn lại đều là những người mới. Chính phủ hiện có duy nhất một thành viên nữ là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến“.

Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 đã bầu ban lãnh đạo mới. Một vài vị trí cũ tái nhiệm. Hầu hết duy nhất là một ứng viên và được bầu. Không ứng viên nào bị trượt. Bế mạc kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa 13, không lâu sau đó, chừng một tháng thì bầu cử Quốc hội khóa 14, vào ngày 22/05/2016.

Ngày 22/07/2016, báo điện tử Soha: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa 14

Ngày 25/07/2016, báo Tuổi Trẻ: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức

Báo Thanh Niên, ngày 26/07/2016: Ông Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử Thủ tướng   

Báo điện tử VnExpress, ngày 28/7/2016: Danh sách 27 thành viên Chính phủ khóa 14

“Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 có 6 ủy viên Bộ Chính trị. Độ tuổi trung bình là 56, trong đó trẻ nhất là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng (46)”

Trong danh sách này chỉ khác một thành viên duy nhất so với danh sách kỳ họp lần thứ 11. theo VOV, ngày 28/07/2016: Ông Nguyễn Xuân Cường làm Bộ trưởng Nông nghiệp thay ông Cao Đức Phát.

Như vậy cho thấy sự hiệp thượng, một sự sắp đặt sẵn từ kỳ họp thứ 11, khóa 13. Sang khóa 14 thì đâu đã vào đó. Thượng tầng đã vậy thì xuống dưới các cấp không thể khác.

Thế thì, tổ chức bầu cử rầm beng làm gì để tốn 3.600 tỉ đồng tiền đóng thuế của nhân dân? (Trong báo cáo số 254 của Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia về tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử ĐBQH khóa 14 và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã đưa ra thông tin về tổng mức kinh phí bầu cử được các địa phương đề xuất là khoảng 3.600 tỉ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011, Thanh Niên, ngày 13/04/2016). Và ra rả: “công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất”, nhiệt liệt, hồ hởi, phất khởi, tưng bừng,…

– Rất công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất là đây sao:

. “Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ định chức danh ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban thường vụ, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2015-2020 đối với ông Đỗ Đức Duy, thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Chiều cùng ngày, HĐND tỉnh Yên Bái sẽ họp phiên bất thường để bầu chức danh chủ tịch UBND và chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016-2021…” (Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái – Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 08/02/2017)

Đã chỉ định thì về làm chứ bầu làm gì? Một ứng viên duy nhất thì bầu rớt hay sao? HĐND sinh ra làm chi mà không được đề cử, nhân dân cũng vậy? Chỉ định rõ vậy còn gì bất thường?

. “Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng Thư ký Quốc hội cũng xác nhận: “Trong 5 ngày, nếu ai khiếu nại, tố cáo về những ứng viên đã trúng cử Đại biểu Quốc hội thì Hội đồng bầu cử Quốc gia sẽ có 30 ngày xem xét các đơn thư đó”.

Ngay trong ngày 10/6, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã gửi công văn tới Hội đồng Bầu cử Quốc gia đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Ngọc Hải – Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, theo điều 87 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.

Ông Dương Ngọc Hải có những dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong một vụ án mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhiều lần phản ánh, tuy nhiên vẫn có tên trong danh sách ứng cử và trúng cử tại tổ bầu cử số 2 (TP. Hồ Chí Minh)…

… tại phiên tòa với những căn cứ không thể chối cãi, Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu phải thừa nhận sai lầm và đề nghị Hội đồng xét xử khởi tố vụ án để làm rõ vai trò, trách nhiệm của Yee Lip Chee…

… Ông Dương Ngọc Hải, khi đó là Phó Viện trưởng không làm tròn trách nhiệm “quyền kiểm sát, bảo vệ pháp luật”…

… Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều công văn đề nghị làm việc trực tiếp; đồng thời có văn bản gửi đến Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan trực thuộc nhiều lần nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết.

Những dấu hiệu sai phạm của ông Dương Ngọc Hải không được lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh xem xét, thậm chí ông này còn được bổ nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Một điểm đáng lưu ý khác là vào ngày 19/4, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã có văn bản gửi Ủy ban bầu cử TP. Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và trả lời kết quả xem xét, giải quyết cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, tới nay đã hơn 70 ngày trôi qua, Hội đồng Bầu cử TP. Hồ Chí Minh vẫn không trả lời. Nói cách khác, Hội đồng Bầu cử TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm pháp luật, phớt lờ chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về việc làm rõ và trả lời những thông tin phản ánh về các sai phạm liên quan tới ông Dương Ngọc Hải… ”

. Ông Đinh La Thăng chính thức chuyển về đoàn ĐBQH Thanh Hóa (Báo Soha, ngày 15/05/2017).

Ông Đinh La Thăng có phải do dân Thanh Hóa bầu đâu. Tự tiện chuyển đại biểu, có coi dân ra gì.

. Và cũng như bầu cử Quốc hội, bầu cử khác cũng vậy, đại hội đảng cũng sắp đặt, hiệp thương, chứ không hề có tự do đề cử, tự do ứng cử, tự do bầu.

Tiêu biểu là đây:

Vì sao chưa bầu Bí thư Thành ủy TP. HCM?

Tại cuộc họp báo sau phiên bế mạc đại hội, trả lời câu hỏi vì sao chưa bầu Bí thư Thành ủy TP. HCM, phó bí thư thường trực Thành ủy Võ Văn Thưởng cho biết: “Theo quy định, việc giới thiệu nhân sự bầu chức danh bí thư Thành ủy thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. TP. HCM là đô thị đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự bí thư Thành ủy gắn với công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị khóa XII của Đảng. Việc để sau Đại hội XII phân công đồng chí ủy viên Bộ Chính trị làm bí thư Thành ủy là đúng quy định, quy trình công tác nhân sự của Đảng… ” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 18/10/2015).

Sau đó thì:

Ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TP. HCM

Quyết định do ông Phạm Minh Chính – ủy viên Bộ chính trị, bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tổ chức trung ương, công bố chiều 5-2 tại Thành ủy TP. HCM...” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 05/02/2016).

Khi ông Thăng bị kỷ luật, bị truất phế:

Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP. HCM

Sáng 10-5, Bộ Chính trị đã trao quyết định phân công ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Bí thư Thành ủy TP. HCM…” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 10/05/2017).

Tương tự là tại Hà Nội:

Bộ chính trị phân công nhiệm vụ 19 thành viên

“Ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội… ” (Nguồn: Báo điện tử VnExpress, ngày 05/02/2016).

Tất cả không có bầu bán gì cả. Ngay chính ông Phúc đã thửa nhận:  

– Thưa ông, còn chưa đầy 1 tuần nữa, Quốc hội (QH) sẽ tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt như: Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ. Vậy đến thời điểm này, QH đã nhận được đơn xin miễn nhiệm chức vụ của ai chưa? Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Theo Điều 11 của Luật Tổ chức Quốc hội, việc này không phải nộp đơn. Việc này cơ quan sẽ trình ra Quốc hội, đề nghị bầu và miễn nhiệm, đề nghị phê chuẩn, do đó không phải đơn.

– Vậy hiện đã có đơn vị nào chuyển đơn sang Quốc hội chưa?

Chưa. Hiện chưa đến thời gian đó.

– Còn chưa đầy một tuần nữa QH sẽ bầu các chức danh lãnh đạo mới mà giờ chưa có gì trong tay, liệu quá trình chuẩn bị có quá gấp gáp?  

Không có gì cả, chỉ cần chờ cơ quan Đảng trình sang thôi… ” (Quốc hội 13 bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng thì Quốc hội 14 làm gì? – Infonet, ngày 24/03/2016)

– Bầu cho nhiều vào, bầu hàng tá tá ấy, để cùng phá tiền thuế của dân cho nhiều chứ làm được trò trống gì. Hãy xem thống kê (tra Google là có tất cả) so sánh khắc rõ:

Nước Mỹ, quốc gia 300 triệu dân, chính phủ gồm: 1 tổng thống, 1 phó tổng thống, 15 bộ trưởng, 14 thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có thứ trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.

Nhật Bản, quốc gia 120 triệu dân, chính phủ gồm: 1 thủ tướng, không có phó thủ tướng, 16 bộ trưởng, 16 thứ trưởng. Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.

Việt Nam, quốc gia 90 triệu dân, chính phủ gồm: 1 chủ tịch nước, 1 thủ tướng, 5 phó thủ tướng, 19 bộ trưởng, 122 thứ trưởng. Một đảng Cộng Sản trực tiếp lãnh đạo chính phủ (qua Ban cán sự đảng với hàng loạt các bộ) và sử dụng tiền ngân sách nhà nước tức là tiền thuế của dân.

Kết quả: Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người (GDP per capita) của Mỹ – 53041,98 USD/năm. Của Nhật – 38633,71 USD/năm. Của Việt Nam – 1910,5 USD/năm. Và có 11 triệu công chức, 40 người dân phải è cổ ra nuôi một công chức phè phỡn. Nước Mỹ hùng mạnh, rông lớn vậy mà cũng chỉ có 2,1 triệu công chức, 160 người nuôi một công chức, gấp 4 lần Việt Nam.

* Hoang ngôn: “Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân”.

* Tác giả: Ông Lưu Văn Ban Bí thư thị ủy Chí Linh

* Nguồn: Sức khỏe & Đời sống, ngày 11/11/2016

* Tựa đề: ‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’

* Nội dung:

Hai Phiếm cười sằng sặc:

– Đồng chí Lưu Văn Bản – nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương vui tính quá cơ!

– Thì lãnh đạo phải lạc quan, vui tính, cấp dưới mới phấn khởi làm việc được chứ!

– Đúng thế! Cho nên đồng chí ấy nói chuyện việc ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến Sở này có tới 44 lãnh đạo trên tổng số 46 biên chế là vì nhân dân!

– Chắc để nhân viên hết lòng phục vụ dân thì phải thành cán bộ quản lý, có chức tước hết!

– Chứ không phải sắp đi nơi khác thì ký đại, vừa có người chịu ơn, bản thân cũng có tí “biết ơn”? Không khéo cả nước học tập tư duy đột phá của đồng chí này!

– Chắc Hải Dương có “đặc trưng” riêng, chả giống đâu trên cả nước!

– Mà suy cho cùng, những cán bộ được đồng chí GĐ Sở sắp rời vị trí đi nơi khác bổ nhiệm cũng là nhân dân đấy chứ!

– Đồng chí ấy còn bảo “Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”. Mà “cán bộ được bổ nhiệm là những người trẻ, là những người mới ra trường, lương còn thấp. Nhưng họ là những người nhiệt huyết, đam mê và muốn được cống hiến. Tôi làm như thế một phần là khích lệ, động viên họ”.

– Nghĩa là khối lượng công việc lớn thì cán bộ phải thành lãnh đạo mới giải quyết được. Nếu không thì chả ai làm? Sao không bổ nhiệm nốt 2 nhân viên còn lại cho hoành tráng nhể!

Hai Phiếm ngửa mặt lên giời mà rằng:

– Ông Bản ơi là ông Bản! Chúng tôi không dám thuộc phạm trù “nhân dân” của ông đâu! (Cả Nghĩ)

* Các bình luận: Cười sặc, và cười ra nước mắt, đồng tình với ông tác giả Cả Nghĩ nên không ai bình luận gì được nữa.

* Hoang ngôn: “Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu”.

* Tác giả: PGS. TS Nguyễn Hữu Tri – Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, cựu viện trưởng viện Khoa học hành chính, trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia.

* Nguồn: Báo Đất Việt, ngày 23/01/2013

* Tựa đề: ‘Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’

* Trích đoạn nội dung:

PV: – Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức chắc ông hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy’ công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?

PGS. TS Nguyễn Hữu Tri: – Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu…

… Điều mà tôi băn khoăn, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy nó có được vận dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội hay không. Câu trả lời là có…

… Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.  

Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.  

Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.  

Tức là nếu tạo ra được cái khung khuôn khổ pháp lý thì cứ thế làm theo. Bầu cử cũng là cạnh tranh, thi cũng là cạnh tranh nhưng nếu đảm bảo một cuộc thi công khai theo quy chế luật định thì nếu phạm vào sẽ bị xử lý…

* Các bình luận:

– Ông dám bôi bác chế độ sao? Ông lôi bí mật ra hết nhé, nào là có cơ chế thị trường nhưng ông không đưa định hướng XHCN đi kèm, nào là không thừa nhận, dấu kín bưng lừa mị sao? Không thừa nhận rồi phê phán…

– Cơ chế thị trường có đuôi mới sau đuôi định hướng XHCN, cơ chế thị trường “chạy” chức chạy quyền, cơ chế thị trườ CCCC.

– Thi công khai, cạnh tranh công khai sao gọi là chạy? Chạy chọt phải lén lút, bí mật ông không biết sao?

– “Văn hay chữ tốt không bằng dốt lắm tiền”, có tiền là có “tiên”.

– Ông này “chạy” chắc rồi nên cần hợp thức.

– Mấy ông Putin, Obama,… người ta thấy tài năng, thấy có lợi cho đất nước, cho dân họ, họ góp tiền để cùng ông vận động chứ “chạy” như các ông à?

– Ông này muốn trở lại chế độ phong kiến, chế độ quân chủ như vua Khang Hy nhà Thanh ấy mà. Ông dám chê chế độ ưu việt XHCN nhá.

* Hoang ngôn: “Rất khó để chấm dứt tình trạng chạy vì người chạy chức chạy quyền có nói ra đâu”.

* Tác giả: Ông Trần Văn Tuấn  Bộ trưởng Nội vụ

* Nguồn: Báo Pháp Luật TP. HCM, ngày 19/11/2009

Tựa đề: Chạy chức, chạy quyền là siêu lợi nhuận

Trích đoạn nội dung:

Bộ trưởng than: Rất khó để chấm dứt tình trạng chạy vì “người chạy chức chạy quyền có nói ra đâu, cơ quan nhà nước cũng không biết, cán bộ giúp chạy chức thì tìm cách nêu những mặt tốt của người chạy… ”.

Đại biểu Cuông truy: “Bộ trưởng nói vấn đề này khó, chẳng lẽ bó tay? Khi tuyển dụng cán bộ, sao chúng ta không công khai cho nhiều ứng cử viên cạnh tranh, đối thoại để biết ai hơn ai?”.

Đại biểu Nguyễn Hữu Phước (Bến Tre) chất vấn: Chúng tôi cũng hiểu rằng chẳng ai chạy chức, chạy quyền lại đi báo cáo bộ trưởng. Nhưng chúng tôi hỏi vì sao chúng ta để tồn tại quá lâu tình trạng này mà lại không thể ngăn chặn. Tại sao chúng ta không truy tìm nguyên nhân gốc chứ không phải hiện tượng bên ngoài?

Đại biểu Trịnh Thị Nga (Phú Yên) đặt dấu hỏi: Phải chăng nạn chạy chức, chạy quyền có nguyên nhân từ chính trong bộ máy tổ chức cán bộ, hay do chúng ta xử lý không nghiêm?

Thừa nhận là còn kẽ hở để nhiều người lợi dụng nhưng Bộ trưởng Tuấn khẳng định không hề thiếu chế tài để xử lý và xử lý rất nghiêm…

* Các bình luận:

– Kẻ ăn cướp, ăn trộm báo sẽ tới nhà ăn cướp, ăn trộm chắc (?!)

– Mấy ông mấy bà đại biểu hỏi khó, chính tôi và bè lũ chúng tôi tạo ra thì sao trả lời được. Cho tôi thay mặt né nhé, để kiếm cách khác trả lời lấp liếm nghen.

– “Đẻ” mấy cơ quan, ban ngành thanh tra, kiểm tra, phòng chống này nọ để làm gì? Ngồi chơi xơi nước lãnh lương lãnh lẹo chứ gì nữa.

– Thừa nhận có kẻ hở, không lo bít kín kẻ hở lại đi lấp liếm có chế tài, xử lý ngiêm.

* Hoang ngôn: “Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”.

* Tác giả: Ông Nguyễn Thái Bình Bộ trưởng Bộ Nội vụ

* Nguồn: Báo điện tử Đời Sống & Pháp Luật, ngày 29/11/2013

* Tựa đề: Những phát ngôn gây sốc nhất nghị trường

Trích đoạn nội dung:

Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: ‘Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục… Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục’.

* Các bình luận:

– Gối đầu cho cao, cho êm, ngủ cho đã (!)

– Chúng tôi gối đầu nghiên cứu, yên tâm lần thứ… tám chúng tôi trả lời, mới hai lần mà.

– Gối đầu nghiên cứu, sắp ra giải pháp rồi, giải pháp… chạy sao cho dễ và thoát.

* Hoang ngôn hình ảnh:

* Tác giả: Ông Nguyễn Ngọc Niên – Tổng biên tập báo Nhà báo và công luận và nhiều cán bộ học viên Học viện chính trị quốc gia

* Nguồn: Tuổi Trẻ, ngày 25/05/2016, nhưng đã bị gỡ bỏ sau đó không lâu.

* Tựa đề: ​Bị “ném đá” vì được cõng qua chỗ ngập

* Trích đoạn nội dung:

Qua tìm hiểu, người đàn ông trong ảnh không phải là người duy nhất được bảo vệ cõng qua chỗ ngập mà còn một số người khác cũng được cõng khi tới dự hội nghị. Theo thông tin từ một tờ báo, người được cõng được xác định là ông Nguyễn Ngọc Niên, Tổng biên tập báo Nhà báo và công luận…

* Các bình luận:

– “Ông chủ” phải cõng “đầy tớ”. Những người “đấy tớ bình dị”.

– Không gì qua quyền hành.

– Những cán bộ bị liệt… tâm hồn, nhưng than ôi! sao mà nhiều quá.

– Lỗi tại ông Trời và lỗi tại thằng cụp hình.

* Thành ngữ hàm tiếu: Lỗi tại thằng chụp hình

* Hoang ngôn: “Có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên”.

* Tác giả: Ông Đào Đức Toàn trưởng ban tổ chức thành ủy Hà Nội

* Nguồn: Pháp luật TPHCM, ngày 30/09/2015

* Tựa đề: Cả họ làm quan ở Hà Nội ‘chỉ là ngẫu nhiên’

* Trích đoạn nội dung:

“Trước đó, báo chí đã phản ánh nhiều người thân, họ hàng, thông gia của lãnh đạo huyện Mỹ Đức được điều động vào các chức danh trưởng, phó Văn phòng Huyện ủy; phó ban quản lý dự án; phó Phòng Kinh tế; trưởng Phòng Dân tộc… Tuy xác nhận thông tin trên nhưng ông Toàn cho rằng: ‘Có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên. Những trường hợp báo chí phản ánh đều có quá trình công tác, phấn đấu qua nhiều vị trí tại huyện Mỹ Đức từ trước đến nay’.

Ông Toàn cho hay Thành ủy Hà Nội đã kiểm tra quy trình bổ nhiệm những cán bộ liên quan. Kết quả là quy trình bổ nhiệm đều chặt chẽ, đúng quy định. Cán bộ được bổ nhiệm đều đủ tiêu chuẩn, phát huy tốt công việc…

* Các bình luận:

– Ngẫu nhiên như trúng số… mỗi ngày vậy mà.

– Đã đến công quyền thì tất cả đều là đồng chí, ai cũng như ai, không gia đình, không bà con, cứ thế được tuyển nên là… “ngẫu nhiên” thôi.

– “Phấn đấu” cả đời đấy nhé.

– Bây giờ thì người ta hỏi, đồng chí là con, em đồng chí nào? để “ngẫu nhiên” sắp xếp vị trí, và thăng tiến như diều gặp gió, thằng tiến đến chóng mặt, kể sơ có các “đồng chí”: ông Nông Quốc Tuấn con ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Xuân Anh con Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Thanh Nghị con ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trần Tuấn Anh con ông Trần Đức Lương, ông Lê Minh Hưng con ông Lê Minh Hương, ông Nguyễn Sỹ Hiệp con ông Nguyễn Văn An, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân con ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Trần Quốc Tỏ em ông Trần Đại Quang, ông Vũ Quang Hải con ông Vũ Huy Hoàng, ông Lê Phước Hoài Bảo con ông Lê Phước Thanh, ông Lê Trương Hải Hiếu con ông Lê Thanh Hải,…

– Ngẫu nhiên có bao nhiêu đây thôi (chưa truy hết, ít ít dăm ba người trong dòng họ không tính) nghe bà con:

Công khai 9 địa phương, đơn vị có tình trạng “cả nhà làm quan”

Tại buổi họp báo định kỳ của Bộ Nội vụ diễn ra sáng 17-2, ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, đã thông tin kết luận của Bộ Nội vụ về việc “cả nhà làm quan” tại 9 địa phương, đơn vị…

… Trong thời gian thanh tra từ ngày 31-10-2016 đến ngày 3-11-2016, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh, tổng hợp được 9 địa phương, đơn vị, gồm: tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, TP Cần Thơ; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Tổng cục Thuế-Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở y tế TP Đà Nẵng.  

Qua xác minh, kiểm tra Bộ Nội vụ cho biết số người nhà của một số lãnh đạo tại 9 địa phương này là gần 60 người. Trong đó, số người nhà có quan hệ ruột thịt là 18 người; số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 người…

Bộ Nội vụ chỉ rõ các tồn tại, thiếu sót trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm như: Tại thời điểm bổ nhiệm, một số trường hợp còn thiếu một hoặc một số tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ tin học như trường hợp Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang; Sở TN-MT tỉnh Yên Bái; Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế… ” (Báo Người Lao Động, ngày 17/02/2017).

Chưa hết đâu nhé, đây mới là những nơi đứng hàng đầu:

Tỉnh Bắc Ninh:

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.

2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).

3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).

4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).

5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.

6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).

7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).

8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).

9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?

10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).

11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)

12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)

13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.

14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).

17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức).

18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức).

20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).

Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:

1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.

2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).

3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.

4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh (kimdunghn.wordpress. com)

Vì bị phanh phui nên ‘Bí thư Bắc Ninh đề nghị cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội’ (Báo điện tử VnExpress, ngày 30/05/2017). Để “bảo vệ di sản” cũng đúng thôi (!)

Bắc Ninh còn thêm nữa: “Gia đình ông Trình có tới 9 người đang công tác LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc. Để tiện cho độc giả nắm rõ sự việc, chúng tôi xin liệt kê đầy đủ danh sách người thân của cựu Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, con gái của ông Trình là bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Ủy viên thường vụ, trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh (là đối tượng được quy hoạch vào vị trí Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh sắp tới).

Con trai ông Trình là ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó trưởng Ban tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, con dâu là Vương Thùy Trang – Phó trưởng Ban nữ công LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh. Con rể là Phạm Văn Hùng – Phó chánh văn phòng LĐLĐ tỉnh.

5 người cháu ruột của ông Trình là:

Nguyễn Thị Thủy – Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn TN LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Nguyễn Văn Huy – Ban CSPL LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh,

Nguyễn Lâm Tới – Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Bắc Ninh,

Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Uỷ viên Ban thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Bắc Ninh

và Nguyễn Văn Tụ – Phó phòng Hành chính trường Trung cấp nghề thuộc LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh“. (Bắc Ninh: Dư luận xôn xao việc “cả nhà làm quan” tại Liên đoàn lao động tỉnh” – Báo Pháp Luật Việt Nam, ngày 06/12/2016).

Tới Hải Dương nhé:

Một huyện mà anh làm bí thư, em làm phó chủ tịch, em rể làm Trưởng Ban Tổ chức thì còn ai lọt được vào nữa”, một cán bộ hưu trí xin giấu tên, từng công tác lâu năm tại Huyện ủy Kim Thành bức xúc khi nói về tình trạng “cả họ làm quan”.

Vị này kể vanh vách tên tuổi, chức danh của anh em nhà Bí thư huyện ủy Kim Thành Nguyễn Hữu Tiến.

Cụ thể, ông Tiến sinh năm 1960, là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ, nguyên Bí thư Huyện ủy Kim Thành.

Em trai ruột Bí thư huyện ủy Kim Thành là ông Nguyễn Hữu Hưng, sinh năm 1968 hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.  

Em rể ông Tiến là ông Nguyễn Hồng Cương, sinh năm 1968, là Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy và được quy hoạch vào chức Phó bí thư, Bí thư huyện trong thời gian tới.

Ngoài ra, anh trai ông Tiến hiện là một cán bộ của Chi cục Thuế huyện.

Cháu ông Tiến (con trai ông Cương) cũng hiện là chuyên viên Thanh tra huyện. Không ít người nhà của Phó bí thư thường trực huyện ủy Kim Thành Lê Ngọc Sang cũng trong tình trạng tương tự.  

Ông Sang là con của ông Lê Văn Khoái, nguyên Bí thư huyện này, nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy. Chị gái ông Sang là Chủ tịch UBND huyện đã về hưu.

Em ruột ông Sang là Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện. Còn con trai ông Sang làm Trưởng phòng Tài chính huyện, con dâu làm Phó giám đốc BHXH huyện, con gái làm chuyên viên phòng Nội vụ” (‘Một huyện mà anh làm bí thư, em làm phó chủ tịch, em rể làm trưởng ban tổ chức… ‘, tất cả đều đúng quy trình? – Vitalk. vn, ngày 12/04/2017)

Và Hải Phòng không chịu thua kém là mấy:

“ Trước đó, ngày 15/4, báo điện tử VTC News, phán ánh về việc 6 người trong một gia đình đang làm ‘quan’ ở huyện An Dương.

Trong đó 4 anh em ruột ông Nguyễn Trường Sơn – Phó chủ tịch thường trực UBND huyện An Dương và con trai, con dâu của ông Sơn (anh trai ông Sơn) đang nắm giữ những vị trí quan trọng của huyện… ” (‘Cả nhà làm quan’ ở An Dương: Chỉ đạo mới nhất từ Thành ủy Hải Phòng – Soha, ngày 21/04/2017).

* Hoang ngôn: “Quyền im lặng không phải quyền con người”.

* Tác giả: Ông Đỗ Văn Đương ủy viên thưởng trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội

* Nguồn: Báo Pháp Luật TP. HCM, ngày 29/09/2014

* Tựa đề: Quyền im lặng có phải là quyền con người?

* Trích đoạn nội dung:

“Vấn đề Quyền im lặng đang có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên thưởng trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng: Quyền im lặng không phải quyền con người. Luật sư Phan Trung Hoài lại cho rằng Quyền im lặng đối với những bị can, người bị tạm giữ, người phạm tội là xuất phát từ quyền cơ bản của con người…

… Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Đương khẳng định Quyền im lặng không thể đưa vào trong luật. Bởi, không nhất thiết phải có quyền im lặng trong luật vẫn có thể sử dụng nhiều biện pháp khác để thực thi giám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án, giảm bức cung, án oan sai.

Ông cho biết: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội… ”

* Các bình luận:

– Quyền con người là quyền… nói, bắt phải nói. Mới đẻ ra đâu biết nói, phải tập cho nói mà(!)

– Không được quyền im, không nói, uýnh cho đến nói mà thôi.

– Người ta đưa quyền im lặng đồng thời là quyền có luật sư riêng, cần luật sư giám sát, bàn bạc, biện hộ,… theo ông không không im không iếc gì cả, không luật sư luật xiếc gì hết(?!)

– À, thì ra là ông nghị “nổi tiếng” với biệt danh nghị “rau muống” đây mà. Trong chốn này lắm nghị như thế này quá, nghị ngủ, nghị gật, nghị bù nhìn, nghị giơ tay biều quyết, nghị bấm nút,…

* Hoang ngôn: “Việt Nam có cần biểu tình không? Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật Biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”.

* Tác giả: Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu Quốc hội (đơn vị TP. HCM)

* Nguồn: Báo Người Lao Động, ngày 18/11/2011

Tựa đề: Bất đồng về Luật Biểu tình

Trích đoạn nội dung:

Không khí phiên thảo luận bất ngờ sôi nổi với đề nghị của ĐB Hoàng Hữu Phước (TPHCM) nên loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật nhiệm kỳ QH khóa XIII.

Để bảo vệ quan điểm của mình, vị ĐB này trích dẫn từ những năm 1960, từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Mỹ và khẳng định là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ.

Từ phân tích trên, ĐB Phước nói: “Việt Nam có cần biểu tình không? Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật Biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”.

Ông Phước băn khoăn Luật Biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm.

“Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn. Hiện ở nhiều nước phát triển, nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, làm ô danh đất nước” – ông Phước nhận xét.

Để đi đến kết luận của mình, ông Phước dẫn việc những nơi có biểu tình đã xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, ở những cuộc tập hợp đông người gần đây ở TPHCM chỉ nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng thóa mạ, văng tục, đe dọa những người đang tập hợp.

Tiếp tục thảo luận về việc có nên đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, ĐB Huỳnh Thế Kỷ (Ninh Thuận) bày tỏ sự nhất trí cao với ĐB Hoàng Hữu Phước là không nên xây dựng Luật Biểu tình.

“Ở TPHCM và Hà Nội vừa qua, người dân xuống đường cũng có người có động cơ tốt nhưng có bị lợi dụng không?” – ông Kỷ bày tỏ. ĐB Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên – Huế) và ĐB Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cũng đề nghị chưa đưa Luật Biểu tình vào chương trình khóa này... ”

* Các bình luận:

– Người ta gọi ông này là ông nghị khùng quả không sai. Người ta văn tục vào mặt ông thôi.

– Đa số người dân không ủng hộ? ông xướng càn lên. Người dân cần biểu tình để chống lại sự làm càn của các ông lãnh đạo, muốn tăng giá xăng, giá điện, giá nước,… là tăng vô tội vạ, muốn thu hồi đất là thu, thay đổi sách giáo khoa sành soạch vẫn thay,…

– Ô nhục cho các ông thì có, tại sao các ông sợ dữ vậy, sợ đến hèn nhát không dám ra luật? sợ mất ghế, mất độc quyền ngay à? Nên gọi các ông là Tự Kỷ, Vô Nghĩa, Tùng Vô Thanh thì hợp hơn.

* Hoang ngôn: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.

* Tác giả: Bà Nguyễn Thị Doan phó chủ tịch nước

* Tựa đề: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới

* Nguồn: báo Nhân dân điện tử, ngày 05/11/2011

* Các bình luận:

– Dân chủ gấp vạn lần là như vậy đây phải không bà:

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng khi lên tiếng phản đối tại phiên tòa. Ảnh: internet

 Phóng viên CNN đã mang tấm ảnh cha Lý bị bịt miệng tại tòa ra hỏi ông chủ tịch và được ông cho biết việc này đã xảy ra khi ông Lý có “lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa”. Ông Triết nói: ‘Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng… Những việc này sẽ bị xử lý’.” (‘Bịt miệng là không đúng’ – BBC)

– Dân chủ vạn lần là… bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến. Những người phản đối môi trường bị hủy hoại, phản đối Formosa, phản đối nhục hình, phản đối cướp đất trắng trợn,… Chính phủ chụp mũ, áp đặt cho họ tội chống phá chính quyền, thậm chí bỏ tù không qua xét xử.

Mới đây nhất là vụ bắt blogger Mẹ Nấm – Ngày 10 tháng 10 năm 2016, trước khi bị bắt vài giờ, Mẹ Nấm đã đến trại tạm giam sông Lô tỉnh Khánh Hòa, cùng với mẹ của Nguyễn Hữu Quốc Duy để đòi được thăm nuôi và đưa video trực tiếp lên Facebook.  Nguyễn Hữu Quốc Duy (sinh năm 1985) bị kết án ba năm tù giam theo điều 88 tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” vì chia sẻ những link trên facebook. Công an đã ra mời bà vào trại giam và tạm giữ luôn.

Và: “Sau hơn 4 tháng bị bắt giam, chính quyền Việt Nam tiếp tục gia hạn lệnh tạm giam với nhà vận động cho nhân quyền và môi trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, không cho phép gặp gia đình và tiếp xúc luật sư, theo tin từ gia đình.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã xác nhận thông tin này với VOA Việt Ngữ.

Theo Bà Lan, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ký lệnh gia hạn tạm giam đối với con bà vào ngày 13/1/2017, nhưng bà chưa hề nhận được văn bản này, tất cả chỉ là thông báo miệng: “Theo lệnh tạm giam 4 tháng thì ngày 10/2 là hết hạn tạm giam. Ngày 14/2 khi không nhận được thông tin gì thì tôi có làm đơn. Ngày 21/2 họ mời tôi lên, họ nói họ có quyền gia hạn tạm giam thêm 3 tháng. Anh mời tôi lên là đại úy Ngô Xuân Phong, ảnh đọc cho tôi lệnh gia hạn tạm giam ký ngày 13/1, gia hạn từ ngày 7/2 cho tới ngày 7/5, tức là gia hạn thêm 3 tháng nữa. Tôi hỏi tại sao khi gia hạn không thông báo cho gia đình thì họ nói chỉ thông báo cho người bị tạm giam thôi. ”

Khi hỏi về việc trong hơn 4 tháng qua chính quyền có cho phép Như Quỳnh tiếp xúc với luật sư hay không, bà Tuyết Lan cho biết luật sư đã làm hết trách nhiệm của họ, “họ gửi văn bản đi nhưng không được hồi đáp, những gì họ làm đã rơi vào im lặng”. (Mẹ Nấm bị gia hạn tạm giam ‘bằng lệnh miệng’ – VOA, ngày 23/02/2017)

Họ bị bắt vì như thế này: “Quỳnh nghĩ nếu mà Quỳnh viết sai, hoặc là Quỳnh viết cường điệu, hoặc là nói quá sự thật, thì người ta sẽ nhận ra ngay. Đàng này mình nói đúng, nhưng mà khổ nỗi là mình nói đúng và nhiều người thừa nhận cái đúng thành ra mình bị ghép vào cái tội ‘gián tiếp gây rối trật tự an ninh xã hội’. ”

Ngay chính phủ nước ngoài cũng quan ngại: “Hoa Kỳ Ngày 11 tháng 10 năm 2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Katina Adams, nhấn mạnh: “Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích cô Quỳnh cùng tất cả những tù nhân lương tâm khác, cho phép tất cả mọi người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng và ngoài đời mà không sợ bị trả thù. Xu hướng gần đây bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa [tại Việt Nam] rất đáng ngại và đang đe dọa che phủ tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam. ” (Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm – VOA, ngày 12/10/2016).

© Copyright Tiếng Dân và Trình Bút

Đạo đức, văn hóa Việt: Chán không thể tả!

Chu Mộng Long

4-11-2019

Không muốn nói thêm về vụ 39 người bị ướp lạnh trong container ở Anh. Nhưng vì tự trọng dân tộc mà phải viết thêm mấy dòng.

Tình quê hương trong nhạc Phạm Duy và những chân dung

Ngô Thế Vinh

4-7-2022

Hình 1: Nhạc sĩ Phạm Duy 90 tuổi; nh chụp vào dịp chuẩn bị sinh nhật thứ 90 của ông, trên đại lộ Thống Nhất tại bức tường trường Đại học Dược khoa, lúc này đang có một gốc cây đa bám vào vách tường rất đẹp, tôi chọn địa điểm này với ý nghĩa Phạm Duy là cây đa cổ thụ trong nn tân nhạc Việt Nam. Photo và ghi chú của Nguyễn Phong Quang.

Lời Dẫn Nhập: Cám ơn bạn hữu gần xa, những người yêu mến nhạc và cả con người Phạm Duy, trong sự tin cậy, đã gửi và cả cho phép sử dụng các nguồn tài liệu quý giá trong đó có những thư từ trao đổi riêng tư với Phạm Duy cách đây cũng đã ngót 30 năm, không ngoài mục đích giúp người viết có chất liệu – đủ cho một cuốn sách, nhưng đó là công trình của tương lai. Đây chỉ một bài viết ngắn, nhưng cũng mong phác thảo được đôi nét chân dung của một nghệ sĩ lớn Phạm Duy – thần tượng của nhiều người qua nhiều thế hệ, với một cuộc sống đầy cảm hứng nhưng cũng rất phức tạp. Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ, “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt chiều dài của một bi kịch Việt Nam cận đại, vừa hào hùng và cũng vô cùng bi thảm.

***

PHẠM DUY VÀ NHỮNG KHOẢNG CÁCH

Phạm Duy sinh năm 1921 hơn tôi 20 tuổi, khoảng cách một thế hệ, khác biệt trong mọi bối cảnh sinh hoạt và cuộc sống. Những năm 1940, thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi cùng gia đình tản cư lên sống ở một vùng quê Thanh Hoá trong Liên khu IV; trên những thửa lúa vàng, giữa tuổi ấu thơ, tôi đã cùng với đám trẻ quê nghêu ngao hát bài Em Bé Quê và mấy bài ca kháng chiến khác của Phạm Duy. Ký ức chiến tranh lúc đó chỉ là hình ảnh một thị xã Thanh Hoá đang nguyên vẹn đẹp đẽ bị san bằng do chính sách “tiêu thổ kháng chiến” của Việt Minh. Liên Khu IV vẫn được coi như an toàn khu, không có lính Tây Lê-dương đến càn quét, và cảnh bom đạn nếu có là từ trên cao, với những chiếc máy bay Bê-Vanh-Nớp / B29 của Pháp bay dọc theo con sông Mã, gầm rú trên bầu trời, rồi từng đợt xả xuống những băng đạn lửa đum đum bắn chìm các thuyền đò, không có bộ đội chỉ có dân dã buôn bán di chuyển trên sông. Cảnh tang thương chết chóc lớn nhất mà tuổi thơ tôi đã chứng kiến là từng đợt máy bay Pháp bỏ bom oanh tạc ngôi chợ Rừng Thông với nhiều máu me và xác chết.

Năm 1951, khi hồi cư về Hà Nội, qua câu chuyện trong gia đình, tôi được biết, Phạm Duy tác giả Em Bé Quê đã có thời gian làm thợ sửa radio cho ông bác tôi ở phố Hàng Gai. Câu chuyện được nghe qua rồi cũng quên đi. Nhưng phải tới 70 năm sau, khi đọc cuốn Hồi Ký PD Tập I, tôi mới được biết về một Phạm Duy ở tuổi niên thiếu:

Học chưa hết một niên khoá, tôi bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ Thực Hành vì tôi phạm kỷ luật hơi nhiều: đánh nhau, bị cấm túc mà trốn ra khỏi trường. Tội nặng nhất là có một hôm, phạm một lỗi lầm nào đó nhưng không chịu được cái bợp tai của Besancon, tôi chửi nhau với xếp xưởng! Lại còn giơ búa định đánh nó nữa. Tôi bị đuổi ra khỏi trường ngay lập tức. Sợ ông anh quá, tôi không dám về nhà, đáp xe hàng về Trạm Chôi ở với gia đình vú… Sau vài ba tuần trốn mặt ông anh, tôi lò mò về nhà và bị đuổi ngay xuống garage ở. Thế là sau khi đã bị coi như đứa bé rắn đầu ương ngạnh, tôi trở thành mục tiêu của sự dè bỉu nơi hai người anh ruột và anh rể. Một buổi tối nào đó, trong bữa cơm, không nhớ một trong hai người anh nói một điều gì quá đáng, tôi đập cửa ra đi. Đúng như lời mỉa mai của người anh rể, thường cho tôi là một kẻ sans foutiste, tôi ”đếch” cần tới sự vồn vã thương yêu hay sự che chở nâng đỡ của người lớn nữa rồi. Tới ở chung với một gia đình quen rồi sau vài tuần lễ, tôi xin được việc làm ở hiệu sửa radio Nguyễn Đình Thụ tại phố Hàng Gai.

[Kỹ sư Nguyễn Đình Thụ là anh của mẹ tôi, bạn của Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, anh của nhạc sĩ Phạm Duy – khi cả hai cùng du học tại Pháp. Ghi chú của người viết]. Phạm Duy kể tiếp:

Trước đây, dù mới ngoài 16 tuổi, tôi cũng có đôi chút kiến thức về radio và đã tự tay lắp được một máy radio nhỏ nghe bằng galène rồi, do đó tôi rất thích thú trong công việc mới mẻ này. Các máy radio của thời điện tử sơ khai còn dùng các bóng đèn và những mạch dẫn điện theo kiểu hétérodyne. Nếu so sánh với những chips điện tử bây giờ thì có thể nói rằng tôi đã đi vào điện tử ngay từ thời kỳ hồng hoang của nó. Làm thợ phụ, lương lậu không nhiều nhưng tôi rất vui vì kiếm ra những đồng lương đầu tiên trong đời mình. Hiệu sửa radio KS Nguyễn Đình Thụ ở ngay đầu Hàng Gai, tôi có dịp chứng kiến lối sống của lớp trẻ Hà Nội vào cuối thập niên 30 này.

Ghi lại sự kiện này, chỉ để tôi không còn ngạc nhiên và hiểu được tại sao Phạm Duy lại có khả năng nhạy bén khi đi vào lãnh vực high tech của máy điện toán rất sớm từ thập niên 1980. Phạm Duy có lẽ là nhạc sĩ Việt Nam duy nhất và đầu tiên đã biết ứng dụng máy điện toán [computer] để sáng tác nhạc, viết hồi ký và phổ biến âm nhạc của mình.

PHẠM DUY VỚI CD-ROM MULTIMEDIA 1995

Những năm tháng sống ở Mỹ, xứ sở của khoa học kỹ thuật, Phạm Duy đã mau chóng tự học hỏi và thích nghi. Phạm Duy đã rất hãnh diện về bộ CD ROM Multimedia đầu tiên không phải của riêng ông mà của cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong cuốn Hồi Ký PD Tập 4, Phạm Duy viết:

“Tôi là kẻ may mắn nhất vì được làm quen với computer từ buổi bình minh của phát minh này. Từ cuối thập niên 80, tôi và Duy Cường đã khởi sự dùng máy computer. Trước tiên, chỉ để thay máy đánh chữ, nhưng khi đó chưa có ai đưa được “fonts chữ Việt” vào máy computer. Chúng tôi phải tìm mãi mới kiếm ra được một ông kỹ sư tên là Nguyễn Văn Tâm * – đang làm cho Tổ Chức Không Gian NASA — là người đầu tiên viết ra ”fonts chữ Việt”.

*Ghi chú của người viết: từ trước cho đến nay, tôi chỉ được biết và quen hai kỹ sư Việt Nam ở Mỹ đã làm nên hai bộ nhu liệu [software] tiếng Việt.

Sớm nhất là KS Nguyễn Việt, sinh quán ở Hà Nội, lớn lên ở Đà Lạt, xuất thân là sĩ quan Hải quân VNCH từ 1969 tới 1975, di tản sang Mỹ 1975, tốt nghiệp kỹ sư BS 1979, rồi MS 1985. Anh sáng lập công ty Diplomat, có trụ sở ở Newport Beach, đã sản xuất được bộ chữ tiếng Việt VN Labs và được cấp bằng sáng chế từ 1985.

Người thứ hai là KS Hồ Thành Việt, sinh quán ở Nha Trang, trẻ hơn Nguyễn Việt 6 tuổi, cũng di tản sang Mỹ 1975, tốt nghiệp kỹ sư BS 1985, bước đầu làm cho công ty Diplomat sau đó có trụ sở riêng ở Westminster, sản xuất bộ chữ tiếng Việt VNI từ 1988. Tuy bộ chữ Việt VNI ra sau VN Labs của Nguyễn Việt, nhưng do Hồ Thành Việt có khả năng marketing tốt hơn, bộ VNI được sử dụng rộng rãi hơn trong giới truyền thông và cộng đồng người Việt.

Do Phạm Duy hai lần nhắc tới tên KS Nguyễn Văn Tâm làm cho NASA là “người đầu tiên viết ra fonts chữ Việt”, với sự thận trọng, người viết đã liên lạc với TS Trương Hồng Sơn tức nhà văn hoạ sĩ Trương Vũ, sang Mỹ từ 1975 và làm cho NASA cho tới khi nghỉ hưu, tôi nhận được email hồi âm của TS Trương Hồng Sơn: “Anh Ngô Thế Vinh ơi, tôi thật sự không biết. Hơi lạ. Tôi cũng không quen k sư nào ở NASA tên Nguyễn Văn Tâm. NASA có nhiều trung tâm, ngoài số cơ hữu thì thành phần contractor khá đông nên có thể có mà mình không biết. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ như anh về những người đầu tiên làm nên bộ chữ Việt cho computer.

Hình 2: Trái, trang báo Los Angeles Times 21/02/1993 có bài của ký giả Dean Takahashi viết về hai kỹ sư điện toán người Mỹ gốc Việt đã song hành thiết kế ra hai bộ chữ tiếng Việt cho máy điện toán: KS Nguyễn Việt với bộ chữ VN Labs, Hồ Thanh Việt với bộ chữ VNI. Phải, KS Nguyễn Việt được cấp bằng sáng chế bộ chữ VN Labs từ 1985 và cho biết anh là người đã tới nhà nhạc sĩ Phạm Duy trên đường Hunter, Midway City để giúp cài đặt bộ chữ VN Labs vào máy điện toán IBM PC của Phạm Duy. Tư liệu Ngô Thế Vinh

Hình 3: Cuốn sách Phạm Duy Ngàn Lời Ca xuất bản lần đầu tiên năm 1987, trang trong có ghi chú: Ngàn Lời Ca được sắp chữ bằng máy computer Apple Macintosh với bộ chữ Việt Âu Á do Kỹ Sư Nguyễn Văn Tâm sáng chế. Công việc typesetting được thực hiện bởi tác giả, ở ngay trong nhà với toàn bộ Desktop và chương trình Page Maker 2.0. Tư liệu của Đỗ Việt Anh

Vào thời điểm 1985, mới chỉ có bộ chữ VN Labs, và 1988 có thêm bộ chữ VNI, cả hai đều được dùng cho hệ thống máy vi tính IBM PC. Như vậy, có thể có một KS Nguyễn Văn Tâm đã sáng chế ra được bộ chữ Việt ban đầu cho máy Apple Macintosh của Phạm Duy.

Người viết không đưa ra một kết luận nào, chỉ mong rằng khi bài viết này được phổ biến, nếu KS Nguyễn Văn Tâm đọc được và lên tiếng, chúng ta sẽ có câu trả lời, để rồi ra “Cái gì của Caesar trả lại cho Caesar.”

Vẫn Phạm Duy viết tiếp: Thế là chúng tôi gài ‘’fonts chữ Việt’’ vào máy và bắt đầu dùng computer để viết thư, viết báo, viết Hồi Ký, viết sách nhạc và nhất để giữ lại những tài liệu cũ chất chứa trong những hồ sơ to tổ bố” — chữ của Phạm Duy. Và cũng phải mất một thời gian khá lâu để chúng i tìm mua những softwares về âm nhạc để viết nốt nhạc, để hoà âm. Và mua thêm những softwares về hội họa để làm tranh ảnh, trang trí v.v… Cho tới khi nhờ có computer mà tôi tiến đến giai đoạn làm ra được những CD-ROM…

Như đã từng là người đầu tiên phát hành đĩa CD-Audio, bây giờ, với sự cộng tác của một kỹ sư trẻ, anh Bùi Minh Cương ở San Jose, chúng tôi cho ra đĩa CD-ROM đầu tiên của Việt Nam. [*KS Bùi Minh Cương là cháu gọi ký giả Bùi Bảo Trúc là cậu, ghi chú của người viết].

Đây là một cuộc hôn phối rất tốt đẹp của nghệ thuật và kỹ thuật. Vi đĩa CD-ROM đầu tiên của Việt Nam này, với chủ đề HÀNH TRÌNH TRÊN ĐẤT MẸ, chúng tôi có khát vọng đem chút gia tài văn hoá của người đi trước tặng cho thế hệ đi sau, mà có thể vì sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, các em bị cắt đứt với dòng sống tinh thần và tình cảm của dân tộc. Hồi Ký PD Tập 4.

Hình 4: Bộ CD-ROM của Phạm Duy tặng Ngô Thế Vinh và đây cũng là CD-ROM đầu tiên của Việt Nam ở hải ngoại. Một bác sĩ Mỹ gốc Do Thái, bạn làm việc cùng một bệnh viện với tôi, không chỉ khá ngạc nhiên về tỉ lệ cao các nội trú thường trú người Việt tới thực tập tại đây và khi anh cầm trên tay đĩa nhạc CD-ROM Con đường Cái quan của Phạm Duy, rồi đĩa nhạc Chopin của Đặng Thái Sơn… Anh ta nhận định rằng: “Cộng đồng di dân Việt Nam các anh chỉ mới 20 năm mà đã tiến bằng hoặc nhanh hơn các sắc tộc Á châu khác tới đây trước cả trăm năm, và tôi không nghĩ rằng các anh có thể đi vào lãnh vực High Tech sớm như vậy. Tư liệu Ngô Thế Vinh

HAI MƯƠI NĂM SÁNG DỘI MIỀN NAM

Trở lại giai đoạn 1954-1975, sau Hiệp định Genève (1954) chia đôi đất nước, do có kinh nghiệm với cộng sản, đã có hơn một triệu người từ miền Bắc bỏ hết nhà cửa ruộng nương di cư vào Nam. Từ Hà Nội, tôi theo gia đình vào Nam.

Phạm Duy thì đã rời bỏ kháng chiến về Hà Nội sau đó vào Nam từ 1951. Từ trong Nam ra Bắc, Phạm Duy và gia đình đã nổi tiếng ngay với Ban Hợp ca Thăng Long, gồm 6 người: Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh, và Khánh Ngọc.

Hình 5: Ban Hợp Ca Thăng Long và Đêm Màu Hồng Sài Gòn, hàng trước từ trái: Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh; hàng sau: Phạm Duy, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Khắc Viêm). Nguồn: internet

Tới thập niên 1960, khi tôi đã vào Đại Học Y khoa Sài Gòn, với sinh hoạt báo chí qua tờ báo Sinh Viên Y Khoa Tình Thương, quen biết với anh Lê Ngộ Châu, tôi có đôi lần gặp Phạm Duy ở toà soạn Bách Khoa. Phạm Duy không phải cây viết cho báo Bách Khoa nhưng rất thân với chủ nhiệm Lê Ngộ Châu, họ đã là bạn với nhau từ trong Liên Khu IV thời kỳ đầu kháng chiến. Bách Khoa có đăng một số bài của nhà nghiên cứu nhạc học George E. Gauthier người Canada viết về Phạm Duy [BK 332 (1/11/70), 334, 335, 337/338 (Xuân Tân Hợi), 339, 340, 342, 345, 346, 347, 350, 353, 354, 355, 363, 367, 372, và 375 (15/8/72), và cả bài phỏng vấn Phạm Duy của ký giả Lê Phương Chi. [BK 241-242, 243]. Tư liệu Phạm Lệ Hương

Như câu chuyện dật sự, qua anh Lê Ngộ Châu, tôi còn được biết thêm về một số nét chân dung khác của Phạm Duy, kể cả trường hợp ra đời của bản nhạc Còn Chút Gì Để Nhớ phổ từ bài thơ Vũ Hữu Định ra sao.

Giai thoại 1: từ Lê Ngộ Châu và Trí Đăng [1970]

Vào khoảng năm 1970 tòa soạn Bách Khoa nhận được bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, một tên tuổi còn rất xa lạ với Lê Ngộ Châu nhưng do thấy bài thơ quá hay với hình ảnh nhẹ nhàng về phố núi Pleiku, Lê Ngộ Châu đã nhờ anh Trí Đăng [chủ nhà in Trí Đăng đang in báo Bách Khoa], chở xe gắn máy tới nhà Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh ngã tư Phú Nhuận, nơi quy tụ nhiều gia đình nghệ sĩ nổi tiếng như Năm Châu, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Minh Trang, Kim Tước… Lê Ngộ Châu đã đề nghị Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Vũ Hữu Định – dù anh chưa biết Vũ Hữu Định là ai. Chỉ hai ngày sau Phạm Duy đã chắp cánh cho bài thơ bằng một ca khúc cùng tên và được phát ngay trên đài phát thanh Sài Gòn với giọng ca vượt thời gian của Thái Thanh. Phổ nhạc các bài thơ là một khía cạnh tài năng khác rất đặc biệt của Phạm Duy.”

Gia đình Bách Khoa và một Lê Ngộ Châu khác

Hình 6: Bìa gốc bản nhạc Còn Một Chút Gì Để Nhớ, thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc 1970.

Giai thoại 2: từ Trương Điện Thắng với lời kể của Phạm Duy [2006]

Theo một nhà báo trong nước, Trương Điện Thắng thì: Những năm 1971-1972, bài hát Còn Chút Gì Để Nhớ của Phạm Duy là một trong những bài hát được yêu cầu nhiều nhất trong “Chương trình nhạc yêu cầu” trên đài Phát thanh Sài Gòn. Lúc đó tác giả bài thơ là nhà thơ Vũ Hữu Định — vừa qua tuổi 30, anh đang … trốn lính ở Sài Gòn và lang bạt ở Lâm Đồng, Bảo Lộc, Pleiku… Từ trong bóng tối với nhiều bút danh như Hàn Giang Tử, Vũ Hữu Định… chàng trai gốc An Cựu nhưng nói giọng Quảng Lê Quang Trung không nghĩ mình được nhạc sĩ tài ba Phạm Duy để ý. Với bút danh Vũ Hữu Định, anh bắt đầu xuất hiện trên tạp chí Bách Khoa của Lê Ngộ Châu, tuần báo văn nghệ Khởi Hành của Viên Linh… Bài Còn Chút Gì Để Nhớ đăng trên Khởi Hành và được nhà văn Võ Phiến chép vào sổ tay. Sau này, khi chúng tôi gặp lại Phạm Duy ở Nha Trang trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 16 (12/2006), trong buổi ăn tối, Phạm Duy kể, ông đến chơi nhà Võ Phiến nhưng bạn đi vắng. Lân la chờ bạn trong phòng viết, thấy cuốn sổ tay bỏ ngỏ, ông giở vài trang đọc và bắt gặp bài thơ. “Lúc đó, tôi chưa biết anh Định là ai nhưng nhịp điệu và ngôn ngữ bài thơ làm tôi nảy ra ý định phổ nhạc. [Còn Chút Gì Để Nhớ hay Số phận của mỗi tác phẩm, Trương Điện Thắng @T.Van 2017]

Giai thoại 3: từ Phạm Duy với mảng trí nhớ cuối đời [2012]

Trong cuốn sách Vang Vọng Một Thời do Phạm Duy biên soạn, Công ty Sách Phương Nam xuất bản 2015, Phạm Duy đã lại viết một phiên bản khác nữa về trường hợp phổ nhạc bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ, như sau:

“Saigon 1972. Tôi đi Pleiku để nghiên cứu nhạc Tây Nguyên. Trong một tuần lễ ở đó, tôi được gặp vài nhà thơ trẻ bị động viên đang đóng quân tại miền biên giới này. Lúc đó tỉnh lỵ Pleiku còn nhỏ hẹp lắm. Một nhà thơ trẻ Vũ Hữu Định, đã mô tả cái thành phố đi dăm phút đã về chốn cũtrong một bài thơ rất dễ thương. Tôi phổ nhạc ngay lập tức, không thêm thắt hay sửa đổi một chữ nào trong bài thơ. Cũng vì tôi đang nghiên cứu nhạc Thượng nên tôi dùng ngay ngũ cung cơ bản – cung (do mi fa sol si do) trong phần giai điệu. [Vang Vọng Một Thời, Phạm Duy biên soạn, Phương Nam xuất bản, 2015]

­Hình 7: Cuốn sách Vang Vọng Một Thời và trang sách Phạm Duy kể về hoàn cảnh phổ nhạc bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định. Tư liệu Phạm Phú Minh

Chỉ riêng việc Phạm Duy phổ nhạc một bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, mà đã có tới 3 giai thoại / với 3 phiên bản khác nhau, và có thể còn thêm nhiều giai thoại khác nữa, tưởng cũng nên ghi lại ở đây, để độc giả tự tìm cho mình câu trả lời: đâu là một “sự thật – thật”.

Một đôi dịp khác, thảng hoặc tôi còn gặp Phạm Duy thoáng qua tại Quán La Pagode, nơi mà bạn văn Nguyễn Đình Toàn, ngoài giờ làm việc ở đài phát thanh, hầu như hàng ngày ra ngồi viết nơi quán Cái Chùa. Nguyễn Đình Toàn kể như một giai thoại vui là: Phạm Duy nó bị chứng cứng tay toa ạ, không bao giờ nó đưa được tay ra túi sau đụng vào chiếc ví của nó. Toàn nhỏ hơn Phạm Duy 15 tuổi, nhưng vẫn cứ xưng là mày tao – cũng như Mai Thảo vẫn xưng mày tao với Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo tới gần một con giáp.

Vào thời gian đó, tôi cũng được đọc hai cuốn sách viết về Phạm Duy, một của Tạ Tỵ: Phạm Duy Còn đó Nỗi Buồn (1971), một của Nguyễn Trọng Văn: Phạm Duy đã Chết Như thế nào? (1971)

Sau 1975, từ trong trại tù cải tạo, tôi và các bạn tù cũng đã nghe những tin đồn lạ từ xa vọng về: nào là thống tướng Nguyễn Cao Kỳ đã về tới khu Công Giáo Tân Sa Châu, cầm đầu một tổ chức kháng chiến mưu đồ phục quốc, ly kỳ hơn nữa là câu chuyện Phạm Duy bị thổ huyết chết ngay trên một sân khấu ở Mỹ khi ông đang ôm đàn hát bài “Bầy Chim Bỏ Xứ”…

CON ĐƯỜNG CÁI QUAN RA TỚI HOÀNG SA – TRƯỜNG SA.

Tôi qua Mỹ 8 năm sau, và gặp lại Phạm Duy ở miền nam California trong một bối cảnh hoàn toàn khác. Không biết tôi đã gắn bó với dòng Mekong-Cửu Long từ bao giờ, nhưng bài hát Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy cũng đã góp phần không nhỏ nuôi dưỡng tình yêu của tôi với con sông thắm đỏ phù sa ấy.

Vào thập niên 1990s khi tôi đang viết những chương sách cuối cho cuốn Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, trước viễn cảnh một Việt Nam bị hãm vây bởi Trung Quốc, không chỉ với con sông Mekong đổ xuống từ thượng nguồn, mà cả ngoài Biển Đông, Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ 1974, và đánh chiếm đảo đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa 1988.

Với Trường Ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy – con đường Việt Nam thống nhất chạy xuyên suốt từ ải Nam Quan xuống tới mũi Cà Mau đã như một nối kết lòng người. Nhưng nếu nhìn xa, Con Đường Cái Quan không dừng lại ở đó, bởi vì trong tâm khảm mỗi người Việt, Con Đường ấy còn thêm cả khúc đường biển tiếp nối ra tới hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam. Đó cũng là lý do cuộc gặp gỡ giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy với một gợi ý cách đây 27 năm. Chắc ông còn nhớ buổi nói chuyện với tôi trong căn nhà thân thuộc trên đường Hunter nơi Thị trấn Giữa Đàng ngày nào. Bởi vì sau cuộc gặp gỡ ấy, Phạm Duy vẫn đều đặn gửi cho tôi các tài liệu liên quan tới những sinh hoạt của ông.

Trước viễn ảnh một Biển Đông Dậy Sóng, những dòng chữ này một lần nữa gửi tới ông (2006) qua một chương sách Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, vẫn với tâm cảnh của “tam bách dư niên hậu” với niềm tin rồi ra cho dù thời gian xa tới đâu, Hoàng Sa Trường Sa cũng sẽ lại “châu về Hợp Phố”.

HỒI KÝ PHẠM DUY

Bộ Hồi Ký 4 Tập của Phạm Duy, với 3 tập đầu do Phạm Duy Cường Xuất Bản, từ trái, Tập I: Thời Thơ Ấu – Vào Đời (1990), Tập II: Thời Cách Mạng – Kháng Chiến (1989), Tập III: Thời Phân Chia Quốc Cộng (1991); Tập IV: Thời Di Cư Qua Mỹ: chưa in, chỉ phổ biến qua bản PDF.

Hình 8: Hình bìa 3 Tập Hồi Ký 1, 2, 3 của Phạm Duy do Phạm Duy Cường Xuất Bản. Tập 4: Thời Di Cư Qua Mỹ: phổ biến qua bản PDF. Ảnh bìa của Trần Đình Thục. Tư liệu của Nguyễn Công Thuần

Bộ hồi ký 4 tập của Phạm Duy với hơn 1500 trang, qua giọng văn mộc mạc và bộc trực, Phạm Duy đã ghi lại khá trung thực các giai đoạn hào hùng và thăng trầm của cuộc đời ông và cũng là của đất nước qua hai thế kỷ. Điểm tích cực là qua bốn tập sách ấy, Phạm Duy không hề bêu xấu ai, và cả không che giấu những chi tiết rất riêng tư của mình. Không chỉ là một nhạc sĩ với tài năng lớn – có người gọi ông là thiên tài, nhưng qua bộ hồi ký, Phạm Duy còn là một nhà văn, với những trang sách ông viết tràn đầy sức sống và cảm xúc, rất hấp dẫn và cảm động. Với Một Ngàn Lời Ca, Phạm Duy còn là một nhà thơ.

Một học giả Mỹ, Tiến Sĩ Eric Henry đã cho rằng bộ hồi ký đồ sộ của Phạm Duy không chỉ hấp dẫn, nó còn giúp cho giới nghiên cứu tìm hiểu về xã hội Việt Nam qua các cuộc chiến tranh và những năm tháng hoà bình. Bản dịch tiếng Anh cuốn Hồi Ký Phạm Duy / The Memoirs of Phạm Duy đã được TS Eric Henry hoàn tất và được Cornell University Press nhận xuất bản. Một dự án hai bước [có một bản dịch hoàn chỉnh, và tìm được một nhà xuất bản Mỹ uy tín]; là điều mà Phạm Duy khi còn sống đã vô cùng ao ước. Nhưng sau khi Phạm Duy mất, do không có được sự đồng thuận của các người con Phạm Duy, The Memoirs of Phạm Duy cho đến nay vẫn chưa được phép xuất bản.

Hình 9: Phạm Duy và TS Eric Henry, dịch giả Bộ Hồi Ký Phạm Duy, đã gặp lại nhau trong một quán cà phê tại Sài Gòn ngày 30/07/2009. Bộ ảnh cùng với các ghi chú hài hước của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong Quang, bạn của Eric, được sắp xếp theo chiều kim đồng hồ, từ trên trái: (a) kể lể cho nhau nghe, trên phải: (b) tranh luận, dưới phải: (c) không dễ để thuyết phục được nhau, dưới trái: (d) cuối cùng chúng tôi đã có tiếng nói chung. Photo & ghi chú của Nguyễn Phong Quang, tư liệu Eric Henry gửi cho Ngô Thế Vinh

Hình 10: Phạm Duy đang khoe với hai ký giả Phố BolsaTV bản dịch tiếng Anh bộ Hồi Ký Phạm Duy 4 tập của TS Eric Henry. Theo dịch giả Eric Henry, sau khi Phạm Duy mất, vì chưa có được sự đồng thuận của tất cả những người con Phạm Duy nên cho đến nay The Memoirs of Phạm Duy vẫn chưa được phép xuất bản. Tư liệu của BolsaTV 26.01.2012

MỘT GIAI ĐOẠN CHỐNG CỘNG VÀ LAO ĐỘNG NUÔI CON

Phạm Duy tuy “nổi tiếng” về cuộc đời tình ái rất đa đoan của ông; nhưng nếu đã quen Phạm Duy, ai cũng biết ông là người cha rất thương các con. Cho dù đã là một nhạc sĩ với tên tuổi, nhạc của ông được ưa chuộng và hát khắp năm châu, tiền cachet của ca sĩ hát nhạc Phạm Duy có thể cao, nhưng lại không có phần đền bù tương xứng cho người nhạc sĩ sáng tác tài danh ấy. Có thể nói, ở hai thập niên đầu sau 1975, cuộc sống tỵ nạn của gia đình Phạm Duy khá chật vật, nhưng Phạm Duy vẫn luôn luôn lạc quan, và không từ nan làm bất cứ công việc gì để cải thiện sinh kế nuôi vợ là Thái Hằng và một đàn 8 đứa con. Hai năm đầu tỵ nạn sống ở Florida, ngoài các tours trình diễn nhỏ, Phạm Duy còn viết sách nhạc dạy Tự Học Đàn Guitare, in lại các băng cassette* cũ mà ông mang theo được theo lối thủ công để bán và phát hành qua đường bưu điện… vậy mà ông “nuôi nổi cả gia đình, một nửa ở Mỹ, một nửa ở Saigon”.

[*Trong Hồi Ký PD Tập IV, Chương I, Phạm Duy kể: Khi vội vã ra đi, vợ chồng mang theo được 2 va li nhỏ, tới đảo Guam thì bị mất một va li đựng quần áo ấm, nhưng may mắn còn chiếc va li thứ hai đựng nhiều kỷ vật vô giá như ảnh cũ, băng nhạc cũ.]

Bao nhiêu tiền kiếm được Phạm Duy hết sức dành dụm để gửi về nuôi 4 người con trai còn kẹt lại ở Việt Nam, và sau đó đủ tiền mua chỗ cho chúng vượt biển thành công sang đoàn tụ với bố mẹ. Phạm Duy tiết kiệm tới mức, khi hai đứa con nhỏ xin tiền bố mua đồ chơi và ông không cho, tụi nó gọi Phạm Duy là “Bố keo”.

Tính “keo” của Phạm Duy là một đức tính của ông – nhưng lại bị nhiều người đem ra bỉ thử. Phạm Duy có người vợ hiền là Thái Hằng, được nhiều người tôn vinh là bà thánh. Bà đã hy sinh sự nghiệp ca hát rất sớm từ khi sinh đứa con cuối cùng là Thái Hạnh, và để toàn thời gian chỉ để chăm sóc chồng và tám đứa con. Nhưng Thái Hằng không phải là Bà Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở ven sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng

Khác với ông Tú, Phạm Duy một vợ và có tới 8 người con, chỉ có một mình ông cáng đáng lo toan phần sinh kế gia đình. Ông không chỉ là một nghệ sĩ lớn có sức sáng tác rất sung mãn, đi trình diễn khắp đó đây, khiến nhà thơ Nguyên Sa đã gọi ông là “Phạm Duy Đại Lực Sĩ”, và cả ví von “Hình ảnh Phạm Duy là một thanh niên ngàn năm hai mươi tuổi.” [trích Nghệ Sĩ Việt Nam ở Hải Ngoại]. Không những thế ông còn là một người cha rất có trách nhiệm và thương con. Có lần ông nói thẳng với người bạn thân: “Nếu không như vậy thì ai là người nuôi đám con moa.” Biết được như vậy, người ta chỉ có thể cảm phục Phạm Duy hơn.

Từ Florida dọn về California, nơi có đông đảo cộng đồng người Việt, Phạm Duy vẫn phải lao động cật lực nuôi một gia đình đông đúc 12 người: vợ chồng Phạm Duy, với 8 người con và cả các cháu nội ngoại trong một căn nhà 3 buồng ở Midway City, mà Phạm Duy đặt tên là Thị Trấn Giữa Đàng.

Hình 11: Gia đình Phạm Duy đông đúc 12 người đoàn tụ trong một căn nhà 3 buồng nơi Thị Trấn Giữa Đàng / Midway City. Tư liệu Phạm Duy, Hồi Ký PD 4

Điều mà không phải ai cũng biết là Phạm Duy đã từng có dự định: mở quán ăn hay làm nhân viên địa ốc mua bán nhà cửa, và rồi ông nhận làm cả dịch vụ tài xế hàng ngày lái xe đưa đón các bệnh nhân tới phòng mạch các bác sĩ ở Quận Cam. Cùng một lúc ông vẫn dành tất cả thời giờ còn lại cho âm nhạc, cho niềm đam mê của mình.

Phạm Duy viết trong Hồi Ký PD Tập 4:

Trong thời gian tôi gặp Nguyễn Chí Thiện, anh bạn của tôi là bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã từ Denver (Colorado) dọn về mở phòng mạch tại Santa Ana. Tôi vừa mua được một căn nhà mới ở ngay cạnh căn nhà cũ để “cứu sống” mười hai mạng người trong gia đình, bấy lâu nay vì ở chung một nhà chỉ có ba phòng ngủ và một phòng vệ sinh độc nhất cho nên vào mỗi buổi sáng (nói đùa đấy nhé) phải “giết” nhau mới làm được việc tiểu tiện, đại tiện, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa! Bỏ thêm chút tiền xây thêm phòng ngủ, phòng tắm cho cả hai căn nhà, từ nay trở đi gia đình chúng tôi sống êm thắm như trong bài học của sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Tôi có đầy đủ sự yên tĩnh để làm hai công việc vừa khởi sự là soạn tài liệu cho bài thuyết trình về Năm Mươi Năm Tân Nhạc và phổ một số bài thơ của Nguyễn Chí Thiện thành 20 bài ngục ca.

Giải quyết xong vấn đề ăn ở cho toàn thể gia đình, tôi rất rảnh rỗi, nhân anh chị Ninh cần người đưa đón bệnh nhân (người già hoặc mới qua Mỹ chưa có xe hơi), tôi không nề hà nhận làm việc này ngay. Tôi đã từng làm thợ rèn, thợ điện, nông phu, thầy giáo trong thời niên thiếu. Qua Mỹ, đáng lẽ tôi cũng phải làm việc chân tay nhưng tôi khéo xoay sở nên được làm công việc trí óc.

Bây giờ tôi đang có phương tiện (xe hơi), sức khoẻ và thời giờ — lúc này chưa được nhiều nơi mời tôi đi hát như trong những năm sau –, tại sao tôi không dùng nó để kiếm tiền nhỉ? Dù chỉ là tiền “petty cash” cao hơn tiền xăng nhớt một chút thôi! Nhưng công việc rất nhàn nhã này không kéo dài vì xy ra vụ một số y sĩ gian lận về medicare bị đưa ra toà. Khi nhận giúp việc cho cả hai bên bệnh nhân và bác sĩ, rất ngây thơ và ngay thẳng, tôi không biết tới chuyện lạm dụng này, bởi lẽ giản dị anh Ninh không hề làm chuyện đó. Nay thấy cần phải tránh xa cái thế giới đang có “sì căng đan” lớn nên tôi “sì tốp” ngay việc giúp bệnh nhân đi khám bệnh. Vả lại tôi đã khởi sự được mời đi hát sau khi soạn xong 20 bài ngục ca.

Dù sao đi nữa, tôi muốn cám ơn những ngày được làm nghề tài xế cao quý (giống như các ông hoàng Nga trắng tị nạn Cộng Sản ở Paris) vì tôi có dịp tiếp xúc với người dân thường, hoặc đã qua Mỹ từ 1975 hoặc vừa mới tới đây bằng đường vượt biên.

Tôi được biết rõ tâm tình của người tị nạn, biết thêm những chuyện vui buồn thầm kín trong xã hội lưu vong. Cuộc tiếp xúc thân mật với dân chúng lần này trong chiếc xe hơi chẳng khác chi lúc tôi đi hát bằng xe lửa, ô tô buýt, bằng thuyền và thời tôi đi bộ trong kháng chiến, đi tới đâu tôi cũng học hỏi rất nhiều ở người dân.

Hình 12: Nhạc sĩ Phạm Duy và Bác sĩ Trần Ngọc Ninh, trong thập niên 1980. Bác sĩ Trần Ngọc Ninh là thuyền nhân rất sớm từ 1977 tới được Mã Lai, rồi tỵ nạn ở Mỹ – sau khi lấy lại bằng hành nghề y khoa xong, từ Denver (Colorado) dọn về mở phòng mạch tại Santa Ana. Phạm Duy viết: “nhân anh chị Ninh cần người đưa đón bệnh nhân (người già hoặc mới qua Mỹ chưa có xe hơi), tôi không nề hà nhận làm việc này ngay.

Ngoài ra, đưa bệnh nhân tới phòng mạch phải ngồi chờ rất lâu rồi mới đưa bệnh nhân về nhà, tôi có nhiều thời giờ để sáng tác. Tại phòng khám bệnh của bác sĩ Ninh, trong khi anh bạn bắt bệnh nhân thè lưỡi ra coi hay xn tay đo tension, tôi ngồi cắn bút viết ngục ca bên cạnh những chai nước khử trùng. Hèn gì ngục ca có mùi nhà thương trong nhạc, ngoài mùi nhà tù của thơ. Có lúc rỗi rãi, chúng tôi ngồi nói chuyện văn nghệ văn gừng trong phòng mạch hay trong quán ăn trưa ở gần đó. Có thể nói bác sĩ Trần Ngọc Ninh là thính giả đầu tiên của những bài ngục ca.

LÁ THƯ ĐẦU NĂM ẤT HỢI 1995

Mùng Một Tết Ất Hợi, 31 February 1995

Hôm nay, ngày đầu năm, tôi khai bút (đúng ra là khai máy vi tính) để báo cáo anh chị vài tin mừng:

1. Gia đình tôi vừa có thêm cháu ngoại, con gái của Thái Thảo/Tuấn Ngọc, ra đời vào đúng ngày cuối năm, giống như bà ngoại cháu 65 năm về trước.

2. Tổ chức Phạm Duy Foundation dự tính thành lập từ lâu, nay đã chính thức ra đời. Người sáng lập là chị Phan Tú Khanh ở Los Altos, CA-USA. Hiện nay đã có bản điều lệ (by-law) (1) để gửi tới những người mà tôi mời vào Hội Đồng Quản Trị (Board of Trustees) (2) Lẽ tất nhiên tôi kính mời bạn làm hội viên hoặc bảo trợ viên của foundation này. Có thể foundation sẽ chính thức công bố (hay mở kỳ họp đầu tiên) vào tháng 4-1995 để đánh dấu 20 năm hải ngoại. Và một trong những công tác đầu tiên là tổ chức một cuộc hội thảo (symposium) về Nhạc PD hay chỗ đứng của PD trong lịch sử tân nhạc.

3. Dù chưa chính thức hoạt động, foundation đang bảo trợ tinh thần việc thực hiện một CD ROM về Nhạc PD. Tôi và kỹ sư Bùi Cương (là người nắm phần kỹ thuật) đã đồng ý đưa nhạc phẩm CON ĐƯỜNG CÁI QUAN vào CD ROM này có thể hát phần Việt ngữ theo kiểu karaoke. Hoặc cho con cháu hát theo để không quên tiếng Việt.

Vì là đĩa audio-visual có tính chất multimedia, ngoài trọng tâm là âm nhạc ra, CD ROM này còn có thêm những mục như:

a. mục giải thích (bằng Anh, Việt ngữ) (3) những nhân vật hay sự việc mang tính chất huyền sử, lịch sử trong trường ca.

b. mục viết về trường ca ra đời trong hoàn cảnh nào, phổ biến ra sao…

c. mục giải thích nhạc ngữ, lời ca của trường ca.

d. tất cả những bài báo viết về trường ca này trong mấy chục năm qua đều được cho vào CD ROM.

e. Rất nhiều hình ảnh quê hương cũng hiện diện trong CD ROM.

Những tin vui này đã đến với tôi trước khi chúng ta bước vào năm mới, một năm mà tôi tưởng rằng sẽ chẳng còn gì để nói, để làm nữa. Tôi không ngờ rằng trước khi nhắm mắt lại được thấy phần thưởng cao quý nhất đến với tôi, không phải đến từ chính quyền trong nước hay một hàn lâm viện quốc tế… mà hoàn toàn đến từ những người yêu nhạc mà chị Phan Tú Khanh là đại diện tích cực nhất. Phần thưởng không kém phần quý báu là kỹ sư Bùi Minh Cương đã giúp tôi phổ biến tác phẩm qua hình thức CD ROM. Trong tương lai gần, với sự giúp đỡ của bạn bè, tôi có thể dễ dàng cho phần văn chương gồm cuốn NGÀN LỜI CA và 4 cuốn hồi ký, và phần âm nhạc với một số hoặc tất cả trên dưới 1000 nhạc phẩm của tôi vào CD ROM.

Tôi nghĩ rằng, vào ngày đầu của một năm mới, điều đẹp nhất đối với tôi là xin được chia vui cùng bạn. Không tiêu cực như vào lúc đầu của kiếp lưu vong, hai mươi năm đã trôi qua, được tiếp tục hành nghề hát rong và nhất là được sống ở một nước với nền kỹ thuật cao nhất và biết đem kỹ thuật vào nghề mọn của mình, với kết quả tích cực nhất… thật là đáng sống! Hoan hô cuộc đời.

Chúc bạn, bước vào một năm mới, cũng vui như tôi. Rất thân ái ./.

—–

1. Trang đầu đính kèm vào thư này. Xin coi mục đích của tổ chức nơi Article 2: Purposes

2. Tôi trân trọng mời các bạn Đỗ Văn (Anh Quốc), Thuỵ Khuê (Pháp Quốc), Mộng Thường (Úc), Đỗ Quý Toàn (Gia Nã Đại), Steve Addiss, Nguyễn Ngọc Bích, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Văn Kỳ Thanh (Mỹ)…

3. Ai là người có thể giúp tôi Pháp Ngữ?

T.B._ Lê Hữu Khoá có đồ án về Symposium, đính kèm.

Hình 13: Trên, thư viết tay Phạm Duy gửi Ngô Thế Vinh. Giữa, Khai bút đầu năm Ất Hợi 1995 của Phạm Duy gửi bằng hữu. Từ trái dưới, trang phác thảo dự án cuộc hội thảo “nghiên cứu về sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy” của Lê Hữu Khoá, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu về Di dân Đông Nam Á / GRISEA (Groupe de recherche sur l’Immigration du sud-est asiatique) từ Paris; và bản điều lệ của Phạm Duy Foundation. Tư liệu Ngô Thế Vinh

 

VỀ VIỆT NAM VÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM DÒ

Nhiều người vẫn nghĩ Phạm Duy chỉ có ý định về sống ở Việt Nam sau cái chết của Thái Hằng 1999, nhưng không hoàn toàn đúng như vậy.

Khá sớm từ trước 1994, qua nhưng thư từ gửi về Việt Nam, và cho bằng hữu, Phạm Duy đã có những ngỏ ý là muốn về sống ở Việt Nam, cả với hy vọng đòi lại được 3 căn nhà ở Phú Nhuận mà ông bỏ lại khi vội vã bỏ nước ra đi năm 1975.

Trong một thư riêng viết ngày 16/08/1994 gửi cho người bạn trẻ đang làm việc ở Singapore là Võ Tá Hân, tốt nghiệp MIT, một chuyên gia kinh tế ngân hàng, đang là Tổng Giám đốc của Singapore Finance, Võ Tá Hân cũng là tay đàn guitare cổ điển có hạng và rất mê nhạc Phạm Duy và là cháu ruột gọi nhà văn Linh Bảo là cô.

Phạm Duy viết: Anh Hân thừa biết tôi đang được dân chúng hải ngoại yêu mến như thế nào rồi. Bây giờ mà tôi trở về với nhà nước vẫn còn là cộng sản, thì họ sẽ tẩy chay ngay”.

Cũng trong bức thư ấy, Phạm Duy viết tiếp: “Anh nên nhớ từ 1988, với 10 bài Rong Ca, tôi đã chấm dứt cái thứ âm nhạc được gọi là “chống cộng” rồi. Rong Ca là bỏ quên thế kỷ 20 đi, nhắm tới thế kỷ mới mà sống.Rồi Thiền Ca là gì? Là: Tròn như viên đạn đồng đen, đã khô vết máu quên miền chiến tranh. Viên đạn sinh ra để giết người, thế mà nó còn quên được chiến tranh huống chi con người. (Chính quyền cũng đã quên được “lũ giặc lái Mỹ” ném bom cơ mà). Và nếu nghe Bầy Chim Bỏ Xứ thì thấy tôi đưa ra chủ trương chim lành chim dữ đều có thể sống chung với nhau được. Trong phần cuối bài tôi nói: diều hâu bạo dữ mời đi giữ biên cương… có nghĩa là chúng ta cũng rất cần có người cộng sản để ngừa Trung Hoa lúc nào cũng lăm le tràn xuống nước ta chứ!

Dầu sao đi nữa, tôi sung sướng vô cùng khi thấy có một số người trẻ hiểu tôi như anh Đỗ Trung Quân, Lưu Trọng văn (*con trai Lưu Trọng Lư). Hồi tôi gặp Trần Tiến ở Pháp cũng nghe nói Dương Thụ hết lòng bênh vực tôi. Thế là đủ rồi! Chẳng cần tới một hay hai vị quan chức “đoái thương” tới l’enfant prodigue — đứa con hoang đàng này ! Tôi nghe anh Trần Văn Khê nói rằng trong ban thường vụ chỉ có 2 người chống tôi thôi… Thư Phạm Duy, 16/08/1994*

HOÀNG THƯỢNG KHANH VÀ CA KHÚC VỀ MIỀN TRUNG

Qua nhà văn Phan Lạc Tiếp từ San Diego, Phạm Duy mừng rỡ tìm lại được người bạn kháng chiến từ Bình Trị Thiên hơn nửa thế kỷ trước, hiện đang sống ở Hà Nội, anh tên Hoàng Thượng Khanh. Và tiếp ngay sau đó là những bức thư đầy cảm xúc của Phạm Duy gửi cho Hoàng Thượng Khanh.

Hình 14: Hình trên là bức thư thứ nhất, Phạm Duy viết tay ngày 19/06/1994 gửi qua máy Fax của Võ Tá Hân ở Singapore để được chuyển về Hà Nội. Tư liệu của Võ Tá Hân

Bức thư thứ hai,

Ngày 04/07/1994,

Anh Hoàng Thượng Khanh,

Hai tuần trước, khi Phan Lạc Tiếp gọi điện thoại cho tôi biết đã gặp Hoàng Thượng Khanh ở Hà Nội thì tôi rất mừng và sau vài dòng chữ viết vội cho Khanh, tôi đã nhận được thư Khanh. Thư vẫn là của con người super sensible mà tôi đã quen ở Huế hồi 1944 khi tôi là ca sĩ của gánh hát Đức Huy và hồi 1946 khi tôi hát ở Quán Nghệ Sĩ, con người sau đó vào năm 1948, đã chia ngọt sẻ bùi với tôi trong một thời gian khá lâu ở chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị.

Trong một nửa thế kỷ mà C.V. Gheorghiu và Günter Grass gọi là thời chó má, Camus gọi là thời dịch hạch, Marquez gọi là thời thổ tả vì sự tung hoành của những guồng máy quyền lực liên tiếp xô đẩy thế giới xuống chết chóc tan lìa (Việt Nam là nạn nhân của mấy đế quốc này)… và nhất là sau gần nửa thế kỷ xa cách nhau, thế mà anh và tôi vẫn còn sống sót để gặp nhau ngày hôm nay qua thư từ, và một ngày gần gũi nào đó qua một cái ôm hôn “cười trong nước mắt, khóc trong nụ cười”… chao ôi là hạnh phúc !

Tôi nhớ nhất là những ngày cùng anh ngồi bên những con suối không tên ở chiến khu, lau rửa những vết sâu quảng đỏ loét ở chân mình, đời sống lúc đó cực kỳ gian khổ mà tại sao lòng mình thảnh thơi đến thế? Tại sao chỉ ăn cơm hẩm với mắm tôm, chịu đựng một cơn bão rừng ghê gớm (Khanh còn nhớ trận bão đó không?) sống rất nguy nan giữa lòng địch ở Đại Lược… thế mà tôi vẫn có thể soạn được những bài hát cao lớn như Về Miền Trung, Bà Mẹ Gio Linh, Mười Hai Lời Ru? Câu trả lời cũng giản dị: vào lúc đó chúng ta còn rất trẻ, chúng ta rất yêu nước và riêng tôi thì được hưởng một tình bạn rất thân thiết mà anh đã ban tặng cho tôi. Trong thư, anh viết” “không một lúc nào quên Duy”, trong thư này tôi cũng xin viết như anh: “không một lúc nào quên Khanh”. Và xin viết thêm: “không có Khanh, chưa chắc tôi đã có bài Về Miền Trung!

Với thư này, tôi mong Khanh còn nhớ được kỷ niệm nào của chúng mình trong ba lần gặp nhau đó thì viết vào giấy hay nói vào băng cassette rồi gửi cho tôi để giữ làm tài liệu sống cho một bảo tàng viện về tôi (chắc chắn) phải có trong tương lai. Ở hải ngoại, tôi đã có vài “PD Học Hội” được thành lập để người yêu nhạc làm công việc sưu tập tài liệu và truyền bá nhạc PD. Nhạc của tôi như Khanh sẽ thấy, không chỉ hoàn toàn là những hùng ca hay bi ca của một dĩ vãng vừa huy hoàng, vừa bi đát hay là những dằn vặt về thân phận con người (nhất là con người biệt xứ) hoặc những nỗi bất bình về tình hình đất nước… Nó còn mang dấu tích tư liệu của một người chứng thời đại, chẳng hạn Rong Ca là những trầm tư của một người Việt đã qua cầu thế kỷ 20, nay hát cho những năm 2000, nhưng nó không có cái nhìn khe khắt như các vị C.V. Gheorghiu và Günter Grass gọi là thời chó má, Camus gọi là thời dịch hạch, Marquez gọi là thời thổ tả kể trên.

Một nhà phê bình về tôi đã cho rằng “Hát về thế kỷ, hát về những chiều kích không gian thoáng rộng và thời gian dài không thể hát từ cõi tâm chật hẹp bị vướng mắc trong những khoảng cách, phân biệt. Phải đủ sức bay của chim Bằng mới bay khỏi tầm nhìn hữu hạn của thế gian mà có cái nhìn mênh mông hơn.” Đạo Ca, Thiền Khúc của tôi cũng không là tiếng hát của thằng mõ trong làng nữa, nó là tiếng ca vừa nhân hoà, vừa nhiên hoà của một bõ già chứng nhân của thời đại. Có câu hát này tôi cho là đắc ý :

Tròn như viên đạn đồng đen

Đã khô vết máu quên miền chiến tranh

Lẽ tất nhiên, Khanh cũng cho tôi biết Khanh đã sống ra sao trong một đất nước đã có quá nhiều oan khiên mà sự giải oan không có thể được giải quyết trong một năm, một tháng hay một ngày được. Chúng ta sẽ tránh không nói chuyện chính trị. Chúng ta chỉ trao nhau những lời tâm sự của hai thằng bạn già. Đúng như Khanh nói: “thì giờ còn lại ít lắm”! Và tôi cũng đã từng hát: “còn một ngày, vui muôn nỗi vui”! Vậy viết thư dài nhé, nên nhờ người bạn của tôi là chị Văn Dương Thành – mà chắc anh đã gặp — gửi đi cho đỡ tốn tiền tem.

Cuối cùng, vì được hân hạnh biết Tố Uyên, là bạn của Băng Thanh [là em gái nhà văn Linh Bảo, ghi chú cùa người viết], xin cho tôi gửi lời chào thân mến tới cô gái Huế họ Võ, người đã cùng em gái và tôi – trong một tiền kiếp nào đó — rảo bộ trên một con đường Vỹ Dạ, có nắng hạ có gió hè, xiết bao êm ấm.

Rất thân ái,

Phạm Duy

Kèm theo bức thư này, là một thư viết tay 3 ngày sau 7/7/94 gửi Võ Tá Hân:

Ngày 15/08/1994, Phạm Duy cũng từ Thị Trấn Giữa Đàng fax cho Võ Tá Hân, một bức thư thứ ba viết cho Hoàng Thượng Khanh, người bạn cố tri đang sống ở Hà Nội. Trong bức thư gửi bạn, Phạm Duy muốn bộc lộ hết tâm can:

Anh Hân,

Tôi vừa nhận được thư của Hoàng Thượng Khanh. Vội fax thư sau đây nhờ Hân chuyển cho ông ta. Cám ơn nhiều./.

Bức thư thứ ba

15 tháng 8, 1994

Anh Hoàng Thượng Khanh,

Hôm nay bà Nguyễn trở về Mỹ, đem theo thư của Khanh và ảnh Khanh do bà ta chụp. Khanh có vẻ bình tĩnh hơn trong ảnh do anh Võ Tá Hân chụp tháng trước. Bravo!

Vì Khanh muốn biết “gia cảnh” của mình nên xin “báo cáo”:

“Tới tháng 10 này, Duy vừa đúng 75 tuổi. Là người có nhiều tình nhân nhất trong đám văn nghệ sĩ lãng mạn thời 45, vậy mà Duy là người chồng ngoan nhất, vẫn cứ thờ một bà Thái Hằng mà tướng Nguyễn Sơn làm mối và chủ hôn, (này, nếu Khanh gặp bà Nguyễn Sơn thì hỏi có còn giữ tấm ảnh đám cưới của Duy-Hằng không?). Vợ chồng nhà này sống với nhau gần nửa thế kỷ rồi, có 8 con (5 trai, 3 gái và 6 cháu nội ngoại) hầu hết đã có vợ có chồng nhưng vẫn còn ở chung với cha mẹ trong ba căn nhà ở cùng phố. Tụi này ở nước Mỹ đã 20 năm, trước kia đi làm có đóng thuế đầy đủ nên từ ngày về hưu (từ 1985 – PD nghỉ hưu ở tuổi 64) được lĩnh tiền vừa đủ để sống mà không cần nhờ vả tới các con. Nói chung, từ ngày rời miền Bắc vào Nam (1951) gia đình này lúc nào cũng đủ ăn và trước khi đi Mỹ, có 3 căn nhà ở Phú Nhuận. Qua Mỹ với 20 dollars trong túi, tụi này làm lại cuộc đời và cuối cùng cũng có được 3 căn nhà như xưa.

Trong mấy năm qua, tình hình thay đổi, Duy ngỡ rằng có thể bán nhà ở Mỹ đem tiền về sống nốt những ngày còn lại ở quê nhà… Thế nhưng vào tháng 4 năm nay 1994, vợ con Duy về Việt Nam rồi khi họ trở về Mỹ, thì Duy thấy rằng sự trở về của Duy chưa thuận tiện chút nào cả. Thôi thì đành ở lại cái đất “tạm dung” này vậy! Nói cho ngay, Duy cũng đã quá quen với đời sống Mỹ Quốc rồi, về già, vấn đề sức khoẻ rất quan trọng, ở đây y học rất tối tân mình đỡ lo hơn (Duy đã 2 lần mổ rồi, ở phổi và ở bọng đái).

Voilà! Vì Khanh hỏi nên phải khai ra là như vậy, chứ không dám khoe khoang gì đâu nhé…

Khanh nhắc tới trường Hàng Vôi, 16 Carreau, Hưng Yên… làm Duy cảm động. Nhưng nếu có ngày nào Duy trở về đường xưa lối cũ, liệu có còn dư hương của kỷ niệm xưa hay không?

Có người* đã viết về Duy như sau: PD cảm nhận được khúc ngoặt to lớn của dân tộc, viết Tình Hoài Hương như một tổng kết, rằng từ nay không chỉ xa quê nhà trong không gian mà là xa mãi trong thời gian, tình cảm kết tinh thành một nostalgie như là chứng liệu một thời. Nước Việt Nam sau 1945 đã bước vào một thời đại mới của cuộc diện thế giới, vĩnh viễn xoá bỏ ý niệm “cố hương” theo kiểu cũ. Cho nên Duy mô tả quê hương với tất cả các nét đằm thắm một thời của nó, đồng ruộng, luỹ tre, làn khói, con sông, cây đa, con trâu, bà mẹ… nhưng không một lời mơ ước là sẽ trở về. Còn đâu nữa mà về! Ông không mang ảo tưởng quay về cái cũ của những ngày đầu kháng chiến, ông cảm nhận được cú định mệnh đang giáng xuống Việt Nam bắt buộc đi vào một thời đại hoàn toàn mới, từ tình hoài hương ông kịp chuyển qua các báo hiệu cho một tâm cảm mới:

Chiều xoay hướng!

Sống vui trong mối tình muôn đường

Tình ngàn phương!

Biết yêu nhau như lòng đại dương

Thời đó ông chỉ có thể hát lên cung bậc chuyển tiếp cho một dự cảm. Người Việt Nam buộc phải ra khỏi cái nôi ấm áp thôn dã hàng ngàn năm của mình, cái bước đi đã được ý thức và được thực tập từ thời Đông Kinh Nghĩa Thục, thời Đông Du nhưng chưa bao giờ thật sự thành hiện thực. Sau cuộc chiến chín năm thì giấc mơ của Hoàng Giác:

Về quê xưa để đời sống êm đềm giấc mơ

Về quê xưa tìm bóng những ngày đã qua…

… rõ ràng không bao giờ thực hiện được nữa, “bóng những ngày đã qua” đã bay luôn. Phạm Duy đã nhìn ra những buổi chiều đã xoay hướng, chẳng có gì bắt phải nhìn mãi về phía quê nhà, và cũng đã chuyển làn khói ấm hương thôn ra thành tình ngàn phương, biến tình yêu đất nước thành tình đại dương rộng rãi. Con người thành người phiêu lãng, chứ không còn của một mảnh đất thân yêu cố định. Phiêu lãng là phiêu lãng đối với quê hương đã mất…”

[*Người viết ấy chính là nhà văn nhà báo Phạm Xuân Đài, tác giả bài Giấc Hương Quan (trong cuốn tùy bút Hà Nội trong mắt tôi xb 1994) mà Phạm Duy trích dẫn trong bức thư này. Và PXĐ cũng. đã viết bài “Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy” đăng trên báo Thế Kỷ 21 khiến Phạm Duy cảm hứng làm một chuỗi video giới thiệu và diễn giải các ca khúc của Phạm Duy liên quan tới chủ đề này:

https://www.youtube.com/watch?v=8uzseMiSGOo.

PXĐ là người yêu mến và ngưỡng mộ nhạc Phạm Duy từ lâu. Khi nghe tôi đang viết về Chân Dung Phạm Duy, PXĐ đã cung cấp cho tôi tài liệu và anh cũng khuyên tôi chỉ nên viết những điều lớn lao của Phạm Duy, hãy quên đi những chi tiết đời thường của ông. Ghi chú của người viết]

Duy mượn những lời trên để nói với Khanh về một vấn đề dễ làm ta mủi lòng: quê hương! Quê hương không chỉ là chùm khế ngọt mà thôi, quê hương trước hết là con người, là bạn bè, là người tình… Con người Việt Nam bây giờ ra sao? Bạn bè của Duy còn ai nữa đâu, nếu không tình cờ tìm ra Khanh thì có lẽ chỉ còn có Văn Cao là người bạn duy nhất. Người tình (hiểu theo nghĩa là người yêu nhạc PD), thì họ đâu được tự do nghe nhạc? Do đó, nếu chẳng bao giờ được trở về Việt Nam (vì lý do này nọ), thì Duy cũng đã chọn làm người của ngàn phương từ lâu rồi.

Thôi nhé, thư đã dài, hẹn thư sau. Mong thư Khanh. Chào Tố Uyên, Băng Thanh. Chúc quý bà tất cả những điều tươi tốt./.

Phạm Duy

Ba bức thư Phạm Duy gửi người bạn kháng chiến Hoàng Thượng Khanh — cả hai nay đã là người trăm năm cũ, không những là áng văn chương mà còn ghi lại những diễn biến nội tâm rất trung thực và phức tạp của con người yêu nước là Phạm Duy.

Cũng qua mấy bức thư ấy, để thấy rằng một Phạm Duy tuy nói thì như dỗi vậy thôi, nhưng ông vẫn kiên nhẫn tìm cách “vượt mọi cửa ải”, mong chờ ngày được trở về Việt Nam. Phải đến năm 2000, lần đầu tiên Phạm Duy mới được phép về thăm Việt Nam — để tự thân ông quan sát thực địa. Và như kỷ niệm cho chuyến đi đó, khi Phạm Duy trở về Mỹ, ông có ký tặng tôi bức ảnh khi ông đang đổ rượu trên mộ nhạcVăn Cao, người bạn kháng chiến thân thiết của Phạm Duy thuở nào.

Hình 15: trái, Phạm Duy thăm mộ nhạc sĩ Văn Cao Mùa Xuân Năm 2000 với chai rượu muộn màng: trong hình Phạm Duy đang đổ rượu trên mộ Văn Cao trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên. Tư liệu Ngô Thế Vinh

Với tất cả thận trọng và dĩ nhiên cả sự khôn ngoan – như một bản năng sinh tồn, trong suốt 5 năm sau đó, Phạm Duy tiếp tục các chuyến đi thăm dò, và sau khi có Nghị Quyết 36, và nhất là khi ký được một Hợp Đồng 20 năm [2005-2025] với Phan Thị Lệ Giám đốc Công Ty Sách Phương Nam, Phạm Duy thấy có thể về sống được ở Việt Nam, ông đã chính thức ngỏ lời xin về Việt Nam từ năm 2000. Câu trả lời từ Hà Nội là phải chờ tới năm 2005. Và rồi thời điểm ấy cũng đã đến với Phạm Duy và gia đình.

TIỄN PHẠM DUY HỒI HƯƠNG 01.05.2005

Sau ba mươi năm sống ở Mỹ, tới tuổi 84, với chuẩn bị rất chu đáo cho một chọn lựa cuối đời, Phạm Duy về sống hẳn ở Việt Nam. Trước ngày về của Phạm Duy, nhà báo Đỗ Việt Anh, người rất yêu mến nhạc tâm linh của Phạm Duy – lúc đó đang là chủ nhiệm nhật báo Người Việt, đã cùng bạn hữu tổ chức một buổi họp mặt ấm áp tiễn đưa Phạm Duy.

Hình 16a: Thái Thanh, giọng ca vượt thời gian, trong bao năm đã chắp cánh cho nhạc Phạm Duy bay bổng. Có thể nói, Thái Thanh – Phạm Duy là một cặp đôi nghệ sĩ hoàn hảo. Thái Thanh với bó hoa đang nói lời giã từ, tiễn nhạc sĩ Phạm Duy trước ngày hồi hương. Photo by Huỳnh Tuấn Kiệt, tư liệu Đỗ Việt Anh

Hình 16b: Ban tứ ca: Thái Thanh, Quỳnh Giao, Lệ Thu, Mai Hương hát tiễn đưa Phạm Duy trước khi về Việt Nam ngày 01.05.2005 tại quán Nghệ Sĩ, Little Saigon và nay thì Phạm Duy và toàn ban tứ ca đã là những người trăm năm cũ. [photo by Huỳnh Tuấn Kiệt, tư liệu Đỗ Việt Anh]

PHẠM DUY “NGÀY TRỞ VỀ”

Thời tuổi trẻ, có thể nói Phạm Duy đã có một cuộc sống hào hùng của một thanh niên dấn thân yêu nước, ông đặt chân tới khắp miền đất nước từ Bắc vô Nam. Rồi với ba mươi năm sống ở Mỹ, Phạm Duy đã có dịp đi trình diễn khắp 5 châu. Tới tuổi 84, Le Repos du Guerrier, Phạm Duy đã dứt khoát có một chọn lựa không phải là không khó khăn với cả nhiều vật vã nội tâm: Phạm Duy từ bỏ một cộng đồng Việt Nam hải ngoại yêu mến ông và chọn về sống những năm cuối đời ở Việt Nam.

Khi đã an cư lạc nghiệp nơi quê nhà từ 2005, Phạm Duy đã thích thú hồi tưởng lại “những ngày sau 1975, đã có một tấm ảnh Phạm Duy “to tổ bố” — vẫn chữ của Phạm Duy, được trưng bày trong khu bảo tàng Tội Ác Mỹ Nguỵ”, 28 Trần Quý Cáp – cũng là địa chỉ trường Đại học Y Khoa Sài Gòn cũ năm nào. Chính quyền mới lúc đó đã xem ông như kẻ phản bội kháng chiến và là biểu tượng cho nọc độc của “Văn hoá Mỹ Nguỵ”.

[Riêng với người viết, cuốn Vòng Đai Xanh viết về các sắc dân Thượng cũng bị kể là thứ rác rưởi của tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ nên cũng “được” trưng bày trong đó.]

Nhưng rất may mắn là mấy ngày cuối tháng Tư 1975, Phạm Duy có tên trong danh sách được nhân viên CIA Ed Jones giúp di tản, qua Mỹ kịp thời. Và hơn ai hết, Phạm Duy hiểu rất rõ rằng nếu kẹt ở lại, bị lùa vào trong các trại tù cải tạo cùng với bao nhiêu ngàn văn nghệ sĩ miền Nam khác, thì Phạm Duy sẽ “đi đoong” — vẫn chữ của Phạm Duy và chắc chắn là sẽ không có “Ngày Về” như hôm nay.

Như một flashback, tưởng cũng nên trích dẫn trong bài viết này: mấy dòng bút ký của Phạm Duy từ Guam một hòn đảo Mỹ trên Thái Bình Dương rất xa Việt Nam, và là chứng nhân cho những giờ phút sụp đổ của Sài Gòn:

“Ngày hôm nay cũng là ngày Saigon vừa được Bắc quân gọi là giải phóng. Giờ lịch sử đã điểm. Một ông nằm cạnh tôi đang dò đài Saigon với cái máy radio nhỏ tí. Mọi người trong phòng lặng lẽ kéo tới, khi nghe thấy có chương trình phát thanh về cuộc thắng của Bắc quân và cái thua của Cộng Hoà Việt Nam. Tôi cảm thấy buồn bã vô cùng! Chẳng nhẽ nằm đó và bịt tai lại, tôi vùng dậy, xuống thang ra khỏi chung cư.

Bây giờ tôi mới ý thức được rằng Guam là một hòn đảo. Tôi lững thững bước ra bãi biển. Đứng trước cảnh trùng dương bát ngát, lòng tôi rất im lặng, dửng dưng. Tôi không còn một chút rung động nào nữa trước cảnh biển cả mênh mông như những ngày trước đây. Tôi không còn là tôi nữa rồi ! Quay lưng lại biển, tôi lặng lẽ bước về chung cư.

Đi qua phòng thông tin của trại, bỗng nghe từ các loa lớn phóng ra tiếng nói của một xướng ngôn viên: — Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Cộng Hoà đầu hàng.

Tôi càng buồn rầu hơn nữa, rảo bước về chung cư, ngồi bệt xuống sàn gỗ. Mọi người vẫn vây quanh cái radio để nghe những tin tức liên quan tới ngày Bắc quân tiến vào Saigon. Trong radio bỗng có tiếng Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn với giọng hát thất thanh và với tiếng đệm đàn guitare rất là sai dây. Tôi chạnh lòng nghĩ tới thân phận mình, nếu bị kẹt lại liệu mình có phải hành động như thế không? [ngưng trích dẫn, Hồi Ký PD tập 4]

Cũng trong Hồi Ký PD tập 4 Phạm Duy viết:

“Từ trước tới nay ‘người ta’ thường dùng đủ mọi cách để chia rẽ tôi và Trịnh Công Sơn, nhưng không ai ngăn được tình đồng nghiệp giữa chúng tôi, dù có khi hai người không có chung một quan điểm. Năm 1988, tình cờ Phạm Duy gặp lại Trịnh Công Sơn ở Paris, cùng Đặng Tiến, chúng tôi rong chơi trên vỉa hè hay ngồi quán café tán gẫu. Tuyệt nhiên chúng tôi không nói chuyện chính trị chính em, văn nghệ văn gừng gì cả… nhưng khi tôi nhờ “người tình trẻ” mang về Việt Nam một cassette Mười Bài Rong Ca tôi vừa thực hiện xong thì Sơn OK ngay. Do đó tâm sự “người tình già” đã được phổ biến ở trong nước. Mùa Hè 2001, tôi có việc phải về Saigon, vài ngày sau đám tang Sơn, tôi rủ Trần Văn Khê tới thắp hương trước bàn thờ anh, riêng tôi đã khấn ơn anh ngày nào, thay mặt tôi đem Rong Ca về quê hương.” [Hết trích dẫn, Hồi Ký PD 4]

Hình 17: Năm 1988, ngẫu nhiên Phạm Duy gặp lại Trịnh Công Sơn tại Paris, từ trái: Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Đặng Tiến. Tư liệu Phạm Duy

Bây giờ Khu bảo tàng Tội Ác Mỹ Nguỵ đã đổi tên, là nhà Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum), nơi vẫn còn trưng bày với các cỗ đại bác, bom mìn, đạn dược trong đó có cả bom 7 tấn, bom CBU, cả xe tăng, máy bay trực thăng, của Đế quốc Mỹ bỏ lại và cả những chuồng cọp kẽm gai biểu tượng cho tội ác Mỹ Nguỵ đầy ải các chiến sĩ cách mạng, được mang về từ Côn Đảo và Phú Quốc, đã trở thành một “tụ điểm nóng” của du lịch và tuyên truyền, với hàng trăm ngàn khách thăm viếng mỗi năm.

PHẠM DUY VỚI NHỮNG ĐIỀU VIẾT VÀ NÓI RA

Từ Việt Nam, qua các cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về động cơ nào khiến Phạm Duy chọn về sống ở Việt Nam, ông đã nói rất hùng biện và thuyết phục, Phạm Duy nhấn mạnh ông lúc nào cũng là người Việt Nam nên chọn lựa đó chỉ là: lá rụng về cội, cá lội về nguồn. Ông đem theo 1000 lời ca về tặng cho quê hương và sống với những người yêu nhạc của ông bấy lâu.

Với đôi chút dè dặt ban đầu, Phạm Duy nói về đây, ông sẽ chọn “làm thinh”, và nếu có “ồn ào” thì chỉ là làm thương mại, ông làm theo yêu cầu của Công Ty Phương Nam chỉ để bán CDs và bán sách.

Nhưng rồi sau đó ông đã “không còn làm thinh” nữa mà mạnh dạn nói tới nhiều điều. Người viết trích dẫn ra đây đôi lời của Phạm Duy từ hai cuộc phỏng vấn cùng vào tháng Giêng 2012, để thấy một Phạm Duy rất nhất quán về những điều ông nói ra, và không đưa ra thêm lời bình luận nào.

_ (1) Cuộc phỏng vấn của TS Nguyễn Nhã với nhạc sĩ Phạm Duy ngày 12/01/2012, https://www.youtube.com/watch?v=9mS22Qu71EI

_ (2) Cuộc phỏng vấn của 2 ký giả Eccetera và Vũ Hoàng Lân PhốBolsaTV.com với nhạc sĩ Phạm Duy ngày 28/01/2012

https://www.youtube.com/watch?v=TBaGpXMqihQ

https://www.youtube.com/watch?v=0gMKBykyp8Y

Hình 18a: Chân dung Phạm Duy 91 tuổi trong cuộc phỏng vấn ca TS Nguyễn Nhã ngày 12/01/2012. Phạm Duy đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc phỏng vấn này và đã đọc những điều đã được ông ghi trước trên giấy.

Hình 18b: Phạm Duy 91 tuổi trong một cuộc phỏng vấn khác của 2 ký giả Eccetera và Vũ Hoàng Lân ngày 29/01/2012. Phạm Duy khen ngợi và cũng cho biết ông là khán giả thường xuyên của đài PhốBolsaTV.com từ ngày về sống ở Việt Nam.

[Ghi Chú của Người viết: Hai cuộc phỏng vấn Phạm Duy, với thời lượng đã hơn hai tiếng đồng hồ, chỉ làm làm công việc trích dẫn đôi câu nói của Phạm Duy có thể không hoàn toàn đúng với ngữ cảnh, khiến có thể có những suy diễn bất lợi và cả không công bằng với Phạm Duy, vậy đề nghị với bạn đọc bỏ ra thời gian để xem / nghe trọn vẹn từng lời nói của Phạm Duy từ hai cuộc phỏng vấn ấy – tiếng Anh gọi đó là: Phạm Duy In His Own Words – trên cả hai YouTube với đường dẫn / links đã ghi ở trên.].

Đôi Dòng trích dẫn:

_ Nói về người Việt tỵ nạn đang sống ở hải ngoại

Phạm Duy khi nói về người Việt Nam hải ngoại, về sự chia rẽ của cộng đồng tỵ nạn ấy, cũng là nơi Phạm Duy chung sống với họ 30 năm. Và nay  từ căn nhà ba tầng trong cư xá Lê Đại Hành, Quận 11 được Công Ty Phương Nam cung cấp, ông nói về họ như sau: “Đúng là chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, họ mới tới Mỹ, không một xu dính túi, còn ăn tiền trợ cấp mà đòi chống cộng cái gì, có tổ chức hội đoàn nào có được tới 4 người đâu, 3 là cùng.”

Với những người còn giữ trong lòng mối hận thù cộng sản, Phạm Duy nói với họ như một lời khuyên là: “Phải biết cám ơn, phải biết xin lỗi, và phải biết quên!”  Với tướng Nguyễn Cao Kỳ từng là thông gia của Phạm Duy, ông khen: “Ông Kỳ can đảm, đã từng là Phó Tổng Thống mà biết hạ mình khi quyết định về Việt Nam”. Phạm Duy còn nói tới khả năng là nếu một chính phủ “hoà hợp” trong tương lai và ông Kỳ có thể sẽ đại diện cho cộng đồng hải ngoại tham gia chính phủ ấy.” [sic]

Đọc lại Tập 4 Hồi Ký Phạm Duy để thấy: một Phạm Duy trong suốt 2 thập niên đầu sống ở hải ngoại, ông đã rất tích cực hoà mình tham gia các phong trào chống Cộng cùng với cộng đồng người Việt tỵ nạn, ông phổ nhạc các bài thơ của Cao Tần Lê Tất Điều, phổ 20 bài Ngục Ca rất nổi tiếng của “ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện, hợp tác với Phong trào Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh đi trình diễn văn nghệ khắp năm châu. [PhamDuyHoiKyIV.pdf]

_ Nói về Nghị Quyết 36 và chính sách hoà hợp hoà giải của Hà Nội

Phạm Duy nhắc tới NQ36, ông tâm đắc với Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn về chính sách hoà hợp hoà giải, và đó cũng chính là động lực khiến ông tin tưởng quyết định xin về sống ở Việt Nam. Ông xin hồi tịch, và hãnh diện với tấm thẻ CMND (Chứng Minh Nhân Dân) và Hộ khẩu mà ông được cấp một năm sau, và ông sung sướng với mỗi bài hát của ông khi được nhà nước cho phép hát.

Ra thăm Hà Nội, Phạm Duy ca ngợi một Hà Nội đời sống hết sức tiến bộ, nhà cửa nguy nga, “đó là điều tôi rất vui”; [2] và cả với một Sài Gòn phát triển, ông khen khu Sài Gòn Mới như Phú Mỹ Hưng với nhà cửa đẹp hơn cả ở bên Mỹ, khen một đất nước mà nay người dân đã được ăn no mặc đủ và cách tiêu tiền ở Việt Nam còn hơn cả ở Mỹ. [sic] Và người ta cũng được biết là sinh nhật của ông đã có lần được tổ chức ở nhà ông Lê Thành Ân, người Mỹ gốc Việt từng là Tổng Lãnh Sự Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn. Môi trường sống của Phạm Duy ngày nay đã không còn là với Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê mà là với xã hội trên cao.

Hình 19: Phạm Duy và gia đình được tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ từ cuối 1984. Về Việt Nam năm 2005, ông xin hồi tịch, và chính nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, rất yêu Phạm Duy đã giúp nhạc sĩ Phạm Duy đi làm sổ Hộ khẩu và thẻ CMND một năm sau đó. Nhưng Phạm Duy vẫn giữ “passport” với quốc tịch Mỹ, nên ông đã “nói đùa” với TS Nguyễn Nhã, người phỏng vấn ông ngày 12/01/2012 là: “Nếu Trung Cộng có đánh tới Nha Trang, thì ông vẫn có thể trốn vào Toà Đại Sứ Mỹ vì ông vẫn còn là công dân Mỹ. [sic] [nguồn: Hồi Ký PD Tập 4, và tư liệu Nguyễn Quốc Thái]

_ Nói về mối đe doạ từ Trung Quốc và đại hoạ Biển Đông

Phạm Duy khen chính sách ngoại giao khôn ngoan của nhà nước cộng sản khi Việt Nam phải sống “dưới nách” của Trung Quốc. Theo ông, hiểm hoạ Việt Nam trở thành thuộc quốc và mất các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa qua cuộc chiến tranh là không có và ông tin vào các hội nghị thương thuyết giữa các nước. Nếu ai vội vã chống đối có thể gây trở ngại cho giải pháp hoà bình và Phạm Duy có nhắc tới phản ứng “nóng nảy” của Cù Huy Hà Vũ*, con trai của Huy Cận bạn ông thuở nào.

[*Cù Huy Hà Vũ 2011 đã công khai lên tiếng phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trong đó bao gồm cả Hoàng Sa – Trường Sa, ghi chú của người viết]

Rồi bằng một giọng nói khinh bạc / cynical Phạm Duy còn nói thêm với Nguyễn Nhã, người đang phỏng vấn ông: “Giả sử như Trung Quốc có đánh đến Nha Trang, thì tôi — Phạm Duy vẫn còn có thể trốn vào toà Đại Sứ Mỹ, vì tôi vẫn còn Passport với quốc tịch Mỹ.” [sic] [1]

_ Nói về Tạ Tỵ người bạn chí cốt chí thân 42 năm sau

Mùa Thu năm 1970, khi được biết Tạ Tỵ viết một cuốn sách về Phạm Duy, ông đã có một bức thư viết tay hai trang gửi Tạ Tỵ, nói lên nỗi xúc động của mình. Trích dẫn:

“Gửi Tạ Tỵ thân mến,

Thật là cảm động và cũng thật là ngượng ngùng khi biết rằng Tỵ sẽ dành một cuốn sách cho cái mặt mẹt này, sau khi đã viết xong 10 khuôn mặt cao quý của làng văn nghệ nước ta.

Cảm động vì trong cơn hoả mù hiện tại, ít ra cũng có một người muốn soi sáng đến tận cùng con người và sự nghiệp Duy, nhất là người đó lại là Tỵ, từ thuở tiền kháng chiến, trong kháng chiến, hậu kháng chiến và trong những ngày sắp tàn cuộc chiến này, lúc nào cũng gần mình, hiểu biết mình, kể cả cái hay lẫn cái dở…” [Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, do Văn Sử Học của Nguyễn Nhã xuất bản, 1971]

Hình 20a: trái, bìa sách Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn của Tạ Tỵ (Nxb Văn Sử Học, 1971), giữa: chân dung Tạ Tỵ tự hoạ; phải, bìa sách Phạm Duy Đã Chết Như Thế Nào của Nguyễn Trọng Văn (Nxb Văn Mới,1971). Tư liệu của Thành Tôn

Hình 20b: từ trái, Ký hoạ Phạm Duy qua Tạ Tỵ 1970; Phạm Duy với hai trang thư viết tay cảm ơn Tạ Tỵ đã viết cuốn sách Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn. Trích từ cuốn sách Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, do Văn Sử Học của Nguyễn Nhã xuất bản,1971

Nhưng rồi 42 năm sau lần xuất bản đầu tiên cuốn Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, 7 năm sau ngày Phạm Duy trở về sống ở Sài Gòn – ở tuổi 91, ông đã nói rất khác về Tạ Tỵ, người bạn chí cốt chí thân của ông từ tuổi thanh xuân thuở nào. Khi TS Nguyễn Nhã cầm trên tay cuốn sách Tạ Tỵ viết về Phạm Duy do chính Nxb Văn Sử Học của Nguyễn Nhã xuất bản 1971, thì Phạm Duy với giọng bỉ thử gọi đó là Nỗi Buồn Cười hay Nỗi Buồn Nôn, và rồi nhận định: Cuốn sách ấy viết quá dở, không trách được vì ông ấy làm Tâm lý chiến, nên chỉ viết được thế thôi.

Cũng vẫn từ miệng Phạm Duy nói với Nguyễn Nhã: Tạ Tỵ là người nói láo khi kể lại những ngày đi tù cải tạo khi viết cuốn sách… *[Phạm Duy thì không nhớ tên cuốn sách ấy, nhưng ai cũng biết đó là cuốn hồi ký Đáy Địa Ngục, Thằng Mõ xuất bản, 1985] [1]

Hình 21: Hình bìa cuốn sách Đáy Địa Ngục, Thằng Mõ xuất bản ở hải ngoại 1986. Là cuốn hồi ký viết về 6 năm tù cải tạo của của Tạ Tỵ. Không rõ Phạm Duy có đọc cuốn sách này chưa nhưng Phạm Duy đã lên án: Tạ Tỵ là người nói láo khi kể lại những ngày đi tù cải tạo khi viết cuốn sách… Tạ Tỵ là bạn cố tri của Phạm Duy và đã mất trước đó 7 năm (2004).  

Sau 1975, Tạ Tỵ không được may mắn như Phạm Duy được CIA đưa đi, ông bị bắt đi tù cải tạo 6 năm, hồi ký Đáy Địa Ngục ghi lại kinh nghiệm Tạ Tỵ đã trải qua trong những năm tháng nghiệt ngã tù đày với lao động khổ sai “ăn không đủ no, đói không đủ chết.” Ra tù 1981, khi gặp lại Lê Ngộ Châu tại toà soạn Bách Khoa cũ, Tạ Tỵ chỉ còn là một hình hài tàn tạ với đầu bạc răng long. Tạ Tỵ sau đó đã can đảm vượt biên, lần thứ hai mới tới được đảo Pulau Bidong, Mã Lai và cuốn hồi ký Đáy Địa Ngục đã được Tạ Ty viết ngay từ ngày đặt chân trên đảo. [Tuyển Tập II Chân Dung Văn Học, Ngô Thế Vinh, Việt Ecology Press 2022]

Lịch sử cận đại Việt Nam, rồi ra vẫn còn đó một “cuốn sách trắng” về quần đảo ngục tù Việt Nam từ Nam ra Bắc sau 1975, nơi đày ải bao nhiêu nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ miền Nam, và không thiếu người là bạn hoặc nếu không cũng đồng trang lứa với Phạm Duy, họ đã bị chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, Hoàng Vĩnh Lộc, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Trần Tuấn Phát, Dương Hùng Cường… hay vừa ra khỏi tù thì chết như Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường.

Và nay, trên báo chí trong nước, lại thấy ảnh Phạm Duy cùng mấy người con đang trở lại quê nhà, để một lần nữa đi trên Con Đường Cái Quan ngày nào. Và từ trên những sân khấu chói loà ánh sáng từ Sài Gòn ra tới Hà Nội, là hình ảnh Phạm Duy hoàn toàn khác, vẫn với mái tóc bạc phơ, khi nói thì cầm giấy đọc, và rồi tay ôm những bó hoa nhiều màu giữa những tiếng vỗ tay của khán giả.

PHẠM DUY: MỘT TÀI NĂNG LỚN VÀ NHÂN CÁCH

Sau 30 năm sống ở Mỹ, trong tình yêu thương của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nay Phạm Duy chọn về sống ở Việt Nam, đó là quyền của ông, cần được mọi người tôn trọng. Và như ước nguyện, ông được sống và chết ở Việt Nam.

Sự nghiệp âm nhạc lớn lao của Phạm Duy thấm đẫm “Tình Quê Hương” đã in sâu vào tâm khảm nhiều thế hệ. Phạm Duy hiện diện như một tượng đài uy nghi trong nền âm nhạc cận đại của Việt Nam. Thế hệ này và cả những thế hệ sau sẽ vẫn hát một số những bài ca của Phạm Duy.

Giới trẻ thì muốn tìm tới Phạm Duy như một thần tượng, họ không chỉ ngưỡng mộ tài năng lớn của Phạm Duy, họ còn ao ước thấy một nhân cách lớn nơi ông. Nhưng rồi họ ngộ ra rằng Phạm Duy không có được cả hai.

Cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Phạm Duy đã rất sớm rời bỏ kháng chiến để về thành, với lý do chính đáng là không chấp nhận một nền văn nghệ chỉ huy của những người cộng sản, và bảo vệ quyền tự do sáng tạo.

Với cảm hứng và có tự do, Phạm Duy đã sáng tác những bài ca bất hủ từ nốt nhạc tới ca từ. Nhưng rồi qua thời gian, qua từng thời kỳ, người yêu nhạc Phạm Duy không tránh khỏi ngạc nhiên khi thấy “ông đã tự kiểm duyệt mình”, ông sửa lời ca gốc của những bài hát viết trong thời gian kháng chiến sao cho hợp cảnh hợp thời. Ai đã từng theo dõi từng bước chân đi của Phạm Duy, không thể không rất lấy làm tiếc nhiều khi họ cũng đã bị lạc lối.

Nhạc sĩ Phạm Duy có đủ tuổi thọ để sống qua hai thế kỷ, trải qua mọi hoàn cảnh, khóc cười theo vận nước nổi trôi”.

Không ai có thể nghĩ Phạm Duy không hiểu cộng sản, chỉ có thể nghĩ ở những năm cuối đời với tuổi tác, sự phán đoán của ông không còn sắc bén nữa. Để rồi vẫn thấy đó, một Phạm Duy của đời thường, theo tất cả cái nghĩa “trần ai” của một kiếp nhân sinh. Không nói tới cuộc đời tình ái đa đoan của Phạm Duy vì đó là phần đời tư của ông cần được tôn trọng, người viết chỉ đề cập tới ở đây một Phạm Duy của quần chúng và những gì liên quan tới sự nghiệp sáng tạo của ông.

Khi viết về chân dung Phạm Duy, để thấy rằng một Phạm Duy có nhiều chân dung trong các giai đoạn cuộc đời nghệ sĩ của ông. Phạm Duy luôn luôn khẳng định ông là một nhạc sĩ, một người Việt Nam, không quan tâm tới chuyện chính trị. Nhưng điều rất nghịch lý là vào giai đoạn cuối đời, với sự nghiệp đã to tát đến như thế Phạm Duy lại chọn trở về sống trong một đất nước vẫn chưa có tự do, vẫn có đó một nền văn nghệ chỉ huy – Phạm Duy đã chọn một cuộc sống an phận với cảnh “chim hót trong lồng”. Không ai ép buộc ông, nhưng ông đã tự nguyện nhiều lần có những phát biểu mang màu sắc chính trị, mang tính cách “xuôi dòng”, khiến ngay cả những người vốn yêu mến và luôn luôn bênh vực ông cũng đã phải sượng sùng đến chau mày.

Sau khi Phạm Duy mất, không ít những bài nhạc của Phạm Duy vẫn còn bị cấm kỵ. Việt Nam Việt Nam là bài rất tâm đắc của Phạm Duy — được ông nhắc tới năm 2012, tuy đã xin phép nhưng lúc đó vẫn chưa được phê duyệt. Lý do thầm kín, mà “bên thắng cuộc” không bao giờ muốn nghe, là đã có nhiều người nghĩ tới là bài hát này có thể được chọn làm bài quốc ca cho một đất nước Việt Nam tương lai có dân chủ.

Phạm Duy đã chết, con bài Phạm Duy, một sản phẩm của NQ36 đã chết theo ông. Tuy không có văn bản chính thức, nhưng dường như đã có một chỉ đạo từ trên cao là từ nay tên tuổi Phạm Duy không còn được ồn ào nhắc tới nữa, sách của Phạm Duy / bộ Hồi Ký đồ sộ 4 tập hay các sách viết về Phạm Duy cũng không dễ dàng có được giấy phép xuất bản sau khi Phạm Duy mất.

CUỐN SÁCH ẢNH PHẠM DUY NGÀY VỀ (2005-2013)

Một ví dụ điển hình là cuốn sách ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong Quang, với nhan đề Phạm Duy Ngày Về, cho dù trước đó đã được Nxb Trẻ nhận in, và dự định phát hành nhân kỷ niệm ngày giỗ đầu của Phạm Duy 28/01/2014 nhưng cho đến nay, tám năm sau (2022) sách vẫn không được cấp phép xuất bản mà không nêu bất kỳ lý do nào.

Nguyễn Phong Quang tuy là nhiếp ảnh gia tài tử, nhưng chụp hình rất đẹp, do anh rất ngưỡng mộ và có niềm say mê âm nhạc của Phạm Duy, nên ngay khi Phạm Duy trở về Việt Nam Nguyễn Phong Quang đã theo sát bước chân Phạm Duy và có thể nói Nguyễn Phong Quang là người duy nhất sở hữu một bộ ảnh đầy đủ về 13 năm cuối đời của nhạc sĩ Phạm Duy từ khi đặt chân trở lại Việt Nam cho tới khi Phạm Duy mất trên giường bệnh.

Người am hiểu tình hình trong nước đã đưa ra nhận định: “Những năm sau ngày Phạm Duy mất, có một chủ trương không qua văn bản, là không cho phép xuất bản các tác phẩm mới nào liên quan đến Phạm Duy! Dường như họ dùng Phạm Duy cho một giai đoạn gọi là “cởi mở” đã đủ, nay không cần nữa nên thôi! Bên cạnh đó, cònvài nhân vật lãnh đạo văn hoá thành phố vẫn không muốn các tác phẩm của Phạm Duy đứng bên cạnh tác phẩm của họ, không muốn mọi người tung hô, xưng tụng Phạm Duy nhiều hơn họ…

PHẠM DUY VÀ NHỮNG CHÂN DUNG

Phác thảo chân dung một con người sống động như Phạm Duy không phải là điều dễ dàng. Sẽ không thể thụ động quan sát Phạm Duy chỉ ở một góc nhìn mà phải qua nhiều góc cạnh để thấy được những khuôn mặt khác nhau của ông. Các mảng khác nhau ấy nếu kết hợp có thể tạo ra được hơn một bức chân dung có thần. Nói theo ngôn từ hội hoạ của Tạ Tỵ thì đó là: “chiều thứ tư / 4ème dimension” còn gọi chiều động trong kỹ thuật tạo hình của trường phái lập thể. Theo nghĩa đó, sẽ không có duy nhất một chân dung Phạm Duy – mà có những chân dung Phạm Duy luôn luôn biến dạng và cả đổi màu theo thời gian.

Một Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ, ông cưu mang tất cả sức nặng của tấn thảm kịch đất nước bốn ngàn năm thăng trầm — cả tấn bi kịch của một con người Việt Nam: vừa lớn lao và nhỏ nhoi, vừa đẹp đẽ và cả xấu xí.

Phạm Duy mất ở tuổi 92, qua câu thơ của thi hào Nguyễn Du: “thác là thể phách còn là tinh anh,” tinh anh ấy là gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy, để rồi qua đãi lọc của thời gian, của “tam bách dư niên hậu”, sẽ chỉ còn lại những giai điệu bất tử, thanh thoát bay bổng với thấm đẫm tình quê hương, mang theo cả một phần hồn của dân tộc. Chúc ông an nghỉ ngàn thu trong lòng đất mẹ có tên thiêng liêng là Việt Nam – hay còn gọi là quê nhà.

Hình 22: trái, Tượng đồng nhạc sĩ Phạm Duy do điêu khắc gia Nguyễn Văn Anh, sáng tác dựa trên bộ hình của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong Quang và với chỉ dẫn của Duy Cường, con trai Phạm Duy; phải, chữ viết của Phạm Duy được khắc trên tấm bia mộ là câu mở đầu của bản Tình Ca: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi.” Photo by Nguyễn Phong Quang

THAY CHO MỘT KẾT TỪ

Ngày mất của Phạm Duy 27/01/2013, nhà thơ Trần Mộng Tú trong niềm cảm xúc đã viết “Lời Cám Ơn Nhạc sĩ Phạm Duy”, tuyệt vời như một bài thơ, gói ghém toàn sự nghiệp của Phạm Duy. Nay được phép của Chị Trần Mộng Tú, người viết xin trích đăng ở đây bài thơ xuôi ấy, như một Kết Từ cho bài viết Chân Dung Phạm Duy.

Trần Mộng Tú – Lời Cám Ơn Nhạc sĩ Phạm Duy

Trên mười ngón tay anh chẩy xuống ngàn ngàn dòng lệ long lanh ngũ sắc, bật lên những tiếng cười hoan ca cho dân tộc Việt.
Anh viết những dòng sử Việt bằng âm nhạc, anh bắn những nốt nhạc thay đạn vào suốt chiều dài của cuộc chiến ngoại xâm.

Anh nhắc nhở công ơn tổ tiên, anh hùng dân tộc mỗi ngày trên môi người Việt.

Anh khóc cười bằng nốt nhạc lời ca cho tình yêu, con người, quê hương, dân tộc,

Anh băng bó vết thương trong chiến tranh, anh đốt lửa tìm kiếm hòa bình.

Anh vung tay, mây trôi như lụa giũ, nước như thủy tinh vỡ, anh khắc hình cha Lạc Long Quân vào núi, núi không còn là đá, anh thả tình mẹ Âu Cơ xuống biển, biển không còn là đại dương.

Ngôn ngữ trong những ca khúc của anh trong suốt, lãng mạn, bát ngát tình tự dân tộc, đẹp như những viên ngọc trắng, trong như những giọt nước mưa.

Anh lên rừng, rừng thay lá, anh xuống suối, suối khóc òa. Bằng âm nhạc, bằng tình tự dân tộc anh đi từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau suốt cuộc đời mình không ngơi nghỉ.

Tình yêu quê hương trong ca từ của anh làm cho cả người hát và người nghe ứa lệ.

Ở những vết thương anh cho máu chẩy thành mật ong, đám khói là hơi thở của mái nhà, em bé là con trâu, cái áo rách, cái bếp lửa là mẹ, củ khoai, bát nước chè là những người con.

Ngôn ngữ Việt dưới ngón tay anh trở thành Tiếng Nước Tôi thiêng liêng của dân tộc. Anh mang những tinh hoa của ngôn ngữ Việt tặng cho người Việt.

Âm nhạc lời ca của anh ngập tràn tình yêu thương người Việt, nước Việt.

Trong tình yêu đôi lứa của nhân gian anh cho cô tiên hiện xuống giữa đời, cỏ hồng mọc trên những sườn non không bao giờ úa, anh rùng mình hạnh phúc bằng âm giai.

Anh thanh, anh tục, anh thiền, anh đập phá bằng âm nhạc.

Anh uống, anh ăn, anh thở, giữa âm điệu và lời ca.

Anh sống đời mình trong mỗi phân vuông của cuộc đời bằng âm nhạc, anh chưa để lãng phí một giây phút nào của cuộc sống.

Anh để lại cho đồng chủng anh, cho kho tàng âm nhạc của dân tộc Việt một khối gia tài không một ngoại bang nào chiếm đoạt được.

Anh là một món quà quý giá mà cuộc tiến hóa của bao đời tổ tiên Việt Nam đã đúc kết nên và trao cho dân tộc vào thế kỷ 20.

Anh sinh ra và nằm xuống trên quê hương mình, nước Việt Nam.

Xin gửi anh một lời Cám Ơn Trân Quý.

 TRẦN MỘNG TÚ 27/01/2013

 

 NGÔ THẾ VINH

Little Saigon, 04/07/2022

 

 

THAM KHẢO:

1/ Hồi Ký Phạm Duy, Tập I, II, III. Nxb Phạm Duy Cường, [Tập IV bản PDF]

2/ Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn. Tạ Tỵ. Nxb Văn Sử Học, Saigon, 1970

3/ Ngàn Lời Ca. Phạm Duy. Phạm Duy Cường Musica Production, 1987

4/ Vang Vọng Một Thời. Phạm Duy. Công ty Sách Phương Nam, 2015

Khi thần tượng thay đổi

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

4-4-2019

Khá Bảnh được nhiều học sinh chào đón khi xuất hiện tại một trường THPT ở Yên Bái. Ảnh: Báo Tiền Phong

Thần tượng và công nghệ chế tạo thần tượng cộng sản

Trong lịch sử ra đời và phát triển cũng như tồn tại rồi tàn lụi, chế độ cộng sản đã tạo ra những thần tượng với sự rập khuôn, sáng tạo và nhiều biến tướng khác nhau là một đặc trưng riêng có. Dù chủ nghĩa Cộng sản luôn kêu gào “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” thì hệ thống tuyên truyền của chủ nghĩa độc tài cộng sản đã không ngần ngại tạo nên những thần tượng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhằm làm gương cho các thế hê noi theo.

Chính ‘ta’ thúc đồng bào tin các ‘luận điệu xuyên tạc’

Blog VOA

Trân Văn

27-4-2021

Vũ “Nhôm” tại một phiên xử ở Hà Nội, tháng 1/2019. Nguồn: AFP

Thư ngỏ của nhà báo Kha Lương Ngãi gởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kha Lương Ngãi

24-7-2018

Kính thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Tôi gởi thư này cho ông vì ông là người phát ngôn quyết đoán: “Bằng mọi giá sẽ bắt cho kỳ được Trịnh Xuân Thanh” để xử về tội tham nhũng và làm thiệt hại vốn của nhà nước hơn 2300 tỷ. Chính từ phát ngôn đó, kịch bản “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú…” đã được thi hành. Nhưng chẳng bao lâu, cái “trò hề đầu thú” ấy bị bể bạc thành vụ bắt cóc.

Anh Phương ở Quảng Ngãi

Nguyễn Thùy Dương

25-6-2020

Ông Hà Hoàng Việt Phương- Giám đốc BQL DA các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Yên Thường/ Báo Gia Lai

Anh Phương ở Quảng Ngãi tên cúng cơm đầy đủ là Hà Hoàng Việt Phương. Anh Phương là một nhân sự đặc biệt đặc sắc ở Quảng Ngãi. Cái đặc sắc đó không dễ mà tưởng tượng ra được.

Làm sao có thể bớt “bàn tay lông lá” của chính phủ?

Hiệu Minh

15-12-2017

Vai trò kinh tế của chính phủ. Ảnh: Internet

Chỉ kêu gọi “Tránh nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị” thì khó tránh việc quan chức chính phủ can thiệp vào doanh nghiệp và chuyện UVBCT vào tù sẽ còn tiếp diễn.

Trong entry trước tôi có nhắc tới hai ông Đinh La Thăng và Vũ Ngọc Hải ở hai vụ việc cách nhau hơn 20 năm. Nhiều bạn đọc cho rằng, sự so sánh là khập khiễng.

Trong bài  có một thông điệp quan trọng “Thể chế tam quyền phân lập, lấy pháp trị làm đầu, đức trị đến sau thông qua giáo dục, báo chí đóng vai làm quyền lực thứ tư giám sát tam quyền còn lại, nay thêm quyền lực thứ 5 là mạng xã hội, sẽ giúp giảm thiểu những vụ như ông Thăng, ông Hải”, thì ít độc giả để ý mà chỉ thấy tác giả khen ông Thăng nên nổi đóa.

Đôi điều không khó để hiểu

Kông Kông

6-11-2019

Thế giới bàng hoàng về thảm nạn tất cả 39 người VN bị đông lạnh chết trong xe tải trên đường đến Anh. Riêng tại VN thì mọi khía cạnh từ pháp lý đến nhân sinh đều đã được mổ xẻ, phân tích tỉ mỉ. Và có cả một luận điểm rất khôi hài của 2 tờ báo “nhớn” Tuổi Trẻ và Nhân Dân lại quy kết cho chính phủ Anh vể tính “thiếu nhân đạo” trong luật định cư!

Đạo đức quan chức

Nguyễn Tiến Tường

17-7-2022

Văn hoá Á Đông mình vẫn luôn khát khao có những vị quan tài đức vẹn toàn. “Ngã rẽ” của các thể chế khiến văn hoá quan trường ở các quốc gia biến đổi khác nhau.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 2)

FB Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Tiếp theo Phần 1

3/ Về Hòa ước Trung-Nhật 1952, Samuels cho rằng chính phủ Đài Loan “đã tự ý quyết định đàm phán riêng với Nhật” để ký hòa ước 28-4-1952. Điều này hoàn toàn không đúng.

30/4, ôn lại quốc sử Việt

Tạ Dzu

30-4-2021

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.

Đề nghị đảng giải thích

FB Thái Bá Tân

26-7-2018

Thiếu tướng Lê Duy Mật,
Không phải người hồ đồ,
Vừa tiết lộ một ý
Trong Thỏa Hiệp Thành Đô.

Dân cần lãnh đạo như Võ Văn Kiệt

Lưu Trọng Văn

29-6-2020

Ảnh: FB tác giả

Hôm qua 8.5 âm, 12 năm ngày mất ông Sáu Dân-Võ Văn Kiệt.

Formosa bị phạt thêm 560 triệu vì chôn chất thải trái phép

BBC

18-12-2017

Đã hơn một năm qua kể từ khi phát hiện ra sự cố cá chết hàng loạt do Formosa gây ra. Ảnh: AFP.

Formosa Hà Tĩnh bị phạt thêm 560 triệu vì chôn lấp trái phép hơn 300 tấn chất thải rắn xuống đất nông nghiệp vào tháng 7/2016, theo truyền thông trong nước.

Hôm 16/12, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định số 3745/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Một câu hỏi không khó trả lời

Vũ Kim Hạnh

8-11-2019

Ông Nguyễn Việt Phương, trưởng đại diện của Operation Smile (OS), một tổ chức có nhiệm vụ cao cả mà người Việt Nam rất có thiện cảm và chia sẻ, nói là OS chấp nhận mọi sự tham gia bất kể tổ chức, cá nhân nào.

Việt Nam phát triển?

Lâm Bình Duy Nhiên

29-7-2022

Có lẽ đã từ lâu, từ cái ngày Việt Nam được hoàn toàn “thống nhất”, đã có nhận định mệt mỏi rằng ai tin cộng sản tự thay đổi thì cứ tin.

Nhận xét về kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay (Phần 1)

Vũ Ngọc Yên

9-4-2019

Đất nước chưa phát triển

Theo thống kê nhà nước, sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng sản lượng nội điạ (gross domestic product-GDP) bình quân hàng năm đạt 4,4%. Giai đoạn (1991-1995), GDP bình quân tăng 8,2%/năm, giai đoạn 5 năm tiếp theo (1996-2000), GDP bình quân giảm xuống 7,6%/ năm; giai đoạn (2001-2005), GDP bình quân xuống 7,34%; giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tiếp tục xuống dốc 6,32%/năm. Trong các năm tiếp theo, tăng trưởng GDP trong giai đoạn (2011-2015) chỉ còn 5,9%/năm.

Phải bỏ tù người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, trốn cách ly Covid-19

Nguyễn Ngọc Chu

3-5-2021

1. MỖI NĂM CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP?

Thật nổi giận khi vào thời kỳ lây lan virus Vũ Hán cực kỳ nguy hiểm, mà người Trung Quốc vượt biên trái phép không cách ly sang Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Cựu trung tướng, phó tổng cục tình báo Bộ Công an Việt Nam, lãnh 7 năm tù

Nguyễn Đức

30-7-2018

Các bị cáo Phan Văn Anh Vũ (áo sọc), Phan Hữu Tuấn (áo trắng) và Nguyễn Hữu Bách (áo xanh đen) tại TAND Hà Nội hôm nay. Ảnh: Xuân Hoa/ VNE

Ngày 30-7, TAND TP.Hà Nội đã xử kín vụ Vũ nhôm và nguyên tướng tình báo “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Tòa tuyên Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù, cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn – 7 năm tù – nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo – Bộ Công an và 6 năm tù đối với Nguyễn Hữu Bách (55 tuổi), cán bộ Bộ Công an.

Liều thuốc thử đầu tiên để thăm dò phản ứng Mỹ

Trương Nhân Tuấn

1-7-2020

Luật an ninh về Hong Kong có hiệu lực bắt đầu từ ngày 30 tháng 6 năm 2020. “Trung quốc vừa có thành phố mới mang tên Hương Cảng”, đúng như ý kiến của cô Nga Pham viết trên trang facebook cá nhân. Câu hỏi đặt ra là việc này lợi hại ra sao đối với đảng CSTQ?

Vì sao căng thẳng lại gia tăng ở Biển Đông?

Forbes

Tác giả: Peter Pham

Dịch giả: Trúc Lam

19-12-2017

Lực lượng đặc nhiệm Philippines điều khiển một tàu đổ bộ trên biển ngày 15/5/2017 tại Tỉnh Casiguran, Philippines. Ảnh: Dondi Tawatao / Getty Images

Ngày 10 tháng 10 năm 2017, tàu khu trục hải quân Mỹ, USS Chafee áp sát bên ngoài khu vực 12 hải lý, quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lần thứ tư Mỹ thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải” kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Cùng lúc đó, không quân Hoa Kỳ cũng đã cho hai chiếc máy bay ném bom bay trên không phận bán đảo Triều Tiên, một hành động được xem là biểu dương sức mạnh quân sự.

Thảm họa cộng sản (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

11-11-2019

Tiếp theo kỳ 1: Ông đảng trưởng lạc lõngkỳ 2:Ban Lãnh đạo đảng thấp kém

Kỳ 3: Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức cơ hội và lừa đảo chính trị lớn nhất trong lịch sử Việt Nam

Thời nước mất, dân nô lệ, đảng cộng sản giương lá cờ yêu nước, chống xâm lược, giành độc lập và lá cờ yêu nước do người cộng sản phất lên đã tập hợp được đông đảo người dân đang đau đáu với vận nước đi theo cộng sản, từ những quan lại đầu triều nhà Nguyễn đến những công chức trong bộ máy hành chính của thực dân Pháp, từ những trí thức hàng đầu ở trong nước đến những trí tuệ lớn người Việt ở nước ngoài, từ nhà tư sản ở thành thị, đến người cùng đinh đi ở đợ nơi thôn dã.

Nhưng lá cờ yêu nước, lá cờ độc lập mà người cộng sản phất lên chỉ là lá cờ vay mượn, lá cờ ngụy trang. Lá cợ thực sự của họ, lá cờ họ tôn thờ và quyết chiến đấu để nó thống soái trên toàn cõi Việt Nam là lá cờ công nông, lá cờ búa liềm. Tổ quốc của người cộng sản là đảng cộng sản. Họ đặt đảng của họ lên trên dân tộc, trên nhà nước. “Hiến pháp là văn bản pháp lí cao nhất sau cương lĩnh của đảng” Câu nói bộc lộ đầy đủ sự trống vắng tư duy và tình cảm với quốc gia, dân tộc, với nhân dân, đất nước của ông đảng trưởng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên hiến pháp của nước, những người cộng sản không những tự tách mình đứng ngoài và đứng trên hiến pháp, pháp luật của nước, mà họ còn đứng ngoài và đứng trên dân tộc. Những người cộng sản đích thực chỉ có đảng, không có tổ quốc, chỉ có giai cấp, không có dân tộc, chỉ có bốn phương vô sản, không có quốc gia. Bốn phương vô sản là mục đích. Quốc gia, dân tộc chỉ là phương tiện đưa họ đi đến mục đích.

Quốc gia, dân tộc không phải là mục đích, không phải là lí tưởng phụng sự thiêng liêng, không phải là giá trị thẩm mĩ cao cả thì làm gì có lòng yêu nước. Không có lòng yêu nước nhưng tuyên truyền cộng sản đã làm được điều lừa dối vĩ đại là: Những người Việt Nam vì lòng yêu nước đi theo cộng sản đều đinh ninh rằng cộng sản đồng nghĩa với yêu nước và người phất lá cờ yêu nước đương nhiên phải là người lãnh đạo.

Cũng vì yêu nước, vì lí tưởng độc lập dân tộc, người dân sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của cá nhân, hiến dâng cả tài sản, cơ nghiệp của gia đình cho sự nghiệp cứu nước và người dân cũng hi sinh cả tự do cá nhân, hi sinh cả quyền con người, quyền công dân thiêng liêng của mỗi người, chấp nhận để đảng cộng sản, tổ chức lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thâu tóm toàn bộ quyền lực của dân thời chiến tranh cách mạng.

Lòng yêu nước là sức mạnh vô địch tạo nên sức sống trường tồn của giống nòi Việt Nam. Giương lá cờ yêu nước để có được sức mạnh đó, người cộng sản đã mau lẹ thôn tính được nửa nước. Khi phát động cuộc nội chiến Nam Bắc thâu tóm nốt nửa nước còn lại, để huy động, tập hợp được sức mạnh của lòng yêu nước, người cộng sản đã biến cuộc nội chiến người Việt giết người Việt đau đớn giống nòi của lịch sử Việt Nam do đảng cộng sản phát động thành cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn rầm rộ xuống đường chống chính quyền hợp pháp và dân chủ miền Nam, những trí thức lớn rời bỏ đô thị vào rừng tham gia hàng ngũ kháng chiến với những người cộng sản đều đinh ninh rằng họ đi theo tiếng gọi giục giã của trái tim yêu nước, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tiếng gọi chống Mỹ cứu nước. Những người cộng sản đã thực hiện thành công mĩ mãn cú lừa lịch sử hào nhoáng, hoành tráng nhất trong trang sử bi tráng Việt Nam.

Yêu nước không phải là khái niệm trừu tượng, mơ hồ. Yêu nước là yêu những giá trị vĩnh hằng làm nên một quốc gia, một đất nước. Quốc gia nào, đất nước nào cũng được tạo dựng, hình thành bởi ba giá trị cốt lõi nhất là: Một là con người, người dân, chủ thể của mỗi quốc gia. Hai là đất đai, lãnh thổ không gian sinh tồn. Ba là truyền thống văn hóa tạo ra hồn vía, bản sắc riêng của con người, tạo ra đạo lí xã hội và cũng tạo nên sức sống bền bỉ của đất nước. Trong ba giá trị tạo nên một quốc gia, một đất nước thì con người, chủ thể của đất nước có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất. Điều đầu tiên, đơn giản nhất, thiết thực nhất và không thể thiếu của lòng yêu nước chính là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Yêu nước phải tôn trọng bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân, chủ thể đích thực của đất nước và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, không để hao hụt, mất mát một tấc sông, một gang núi. Không có lòng yêu nước, nhà nước cộng sản Việt Nam gạt người dân khỏi những lo toan việc nước, “Mọi việc đã có đảng và nhà nước lo!”, coi người dân chỉ là công cụ cho đảng cộng sản sử dụng, chỉ là bầy đàn nô lệ phải chị sự chăn dắt của đảng cộng sản.

Phất lá cờ yêu nước nhưng từ lúc còn đang tiến hành cách mạng và chiến tranh, đảng cộng sản đã lộ ra bản chất vong quốc, chống lại nhân dân, chống lại đất nước khi đánh những đòn chí tử vào nhân dân như đòn cải cách ruộng đất, ra những đòn triệt hạ tinh hoa, trí tuệ của đất nước như dựng lên những vụ án phi pháp không xét xử, không bản án nhưng tù đày mút mùa như vụ xét lại chống đảng, vụ Nhân Văn Giai Phẩm, hãm hại những tinh hoa quí hiếm, những trí tuệ sáng láng, những tâm hồn cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm, Nguyễn Kiến Giang, Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Trần Thư, Huy Vân  .  .  . tù trong ngục tối, tù tại nhà, tù trong dư luận xã hội, tù trong khốn cùng nghèo đói suốt cuộc đời. Không được làm việc đóng góp cho đời. Không được kiếm sống nuôi bản thân và gia đình. Dưới lá cờ yêu nước lừa dối, nhà nước cộng sản đã đày đọa những người ưu tú của đất nước man rợ hơn cả thời trung cổ.

Thâu tóm cả đất nước trong tay, đảng cộng sản càng bộc lộ đầy đủ bản chất vong quốc, chống nhân dân, chống đất nước. Từ những việc làm lớn nhỏ hàng ngày đến những luật pháp, chính sách lâu dài, nhà nước cộng sản đều chỉ nhằm củng cố sự cầm quyền bất chính của đảng cộng sản, đều cướp đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân.

Yêu nước phải thương nòi. Không yêu nước làm sao có được tình cảm thương nòi. Chiến thắng trong cuộc nội chiến người Việt giết người Việt, người cộng sản thắng cuộc liền tước đoạt quyền sống, quyền tự do của hàng triệu người Việt Nam yêu nước nhưng ở bên thua cuộc, đẩy những người Việt Nam yêu nước phụng sự cho nhà nước Việt Nam không cộng sản vào những nhà tù núp dưới tên trại cải tạo và ném cha mẹ, vợ con họ đến những vùng đất sỏi đá hoang vu, heo hút không đường kiếm sống. Những người cộng sản với mục tiêu cháy bỏng phủ lá cờ búa liềm lên toàn cõi Việt Nam, đã đốt cháy cả dãy Trường Sơn làm cuộc nội chiến để lá cờ cộng sản thống trị cả nước thì họ xá gì mạng sống của vài triệu dòng máu người Việt cùng con một mẹ Âu Cơ!

Người Nga yêu nước Nga. Người Thái yêu nước Thái. Yêu nước là thuộc tính của con người. Chủ nghĩa cộng sản không có khuôn mặt người, không còn tính người thì làm gì còn lòng yêu nước. Hàng triệu người dân nặng lòng với nước mà phải gạt nước mắt bỏ nước, tìm mọi cách, mọi phương tiện, mọi cơ hội trốn chạy chính quyền cộng sản không còn tính người, không có lòng yêu nước nhưng đang cai trị đất nước. Trên con đường đầy bất trắc đe dọa chạy trốn cộng sản, chín phần chết mới có một phần mười tia hi vọng sống sót vẫn còn hơn sống dưới ách cai trị cộng sản không còn quyền con người thì sống cũng như chết.

Trên con đường thăm thẳm bóng đêm chạy trốn cộng sản, người bị cướp biển giết, người bị chìm thuyền, bị cá rỉa thịt, xương vùi đáy biển, người chết ngạt trong thùng container. Người chết không tăm tích trong rừng sâu trời Âu. Trốn chạy cộng sản, cả triệu người dân Việt đã chết thê thảm suốt nửa thế kỉ qua. Những người cộng sản cầm quyền đã thay dòng máu Việt Nam yêu thương trong tim họ bằng dòng máu hận thù giai cấp, đã trở thành kẻ khác máu tanh lòng với giống nòi Việt Nam và họ vẫn dửng dưng, bình thản trước cả triệu cái chết thê thảm do họ gây ra.

Đất nước độc lập, thống nhất và thanh bình. Con người trở về cuộc sống dân sự, đời thường. Cuộc sống đó cần có một nhà nước dân chủ, pháp quyền thực sự, một xã hội dân sự. Người dân cần được trả lại quyền làm chủ đất nước, quyền con người, quyền công dân để mỗi người được sống với đầy giá trị con người và tư cách công dân trong cuộc đời. Mỗi con người là một cá thể sáng tạo. Quyền con người cho những cá thể sáng tạo đó được sống đúng mình, được thể hiện hết cá tính sáng tạo. Quyền công dân cho người dân trách nhiệm và tư thế con người làm chủ mảnh đất mà mình thương yêu, làm chủ thời đại của mình.

Nhưng với bộ máy bạo lực chuyên chính vô sản đã được đảng cộng sản dồn tâm sức chăm lo xây dựng từ trong chiến tranh đã trở thành bộ máy đàn áp khổng lồ, liền được đảng cộng sản vận hành đàn áp dân trắng trợn và tàn bạo hơn cả thời chiến tranh để tước đoạt quyền dân, duy trì quyền cai trị độc tôn bất chính của đảng cộng sản. Sửa hiến pháp, ngang ngược và hỗn xược đưa vào hiến pháp quyền thống trị xã hội vĩnh viễn của đảng cộng sản: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Điều 4 hiến pháp 2013). Đảng cộng sản không những trở thành đảng độc tài man rợ và lạc lõng giữa kỉ nguyên dân chủ mà còn là đảng cướp nước của giống nòi Việt Nam.

Cương vực lãnh thổ quốc gia xác định chỗ đứng, xác định cả gia tài của một quốc gia trong gia đình nhân loại. Đất đai hương hỏa của mỗi con người, mỗi gia đình vừa là tài sản vật chất lớn nhất vừa là tài sản tinh thần, tình cảm vô giá, thiêng liêng để mỗi con người, mỗi gia đình gắn bó máu thịt với quê hương đất nước. Tài sản vật chất lớn lao, tài sản tinh thần tình cảm thiêng liêng của người dân đã bị nhà nước cộng sản cướp trắng trợn bằng điều 4 luật Đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí”

Điều 4 Hiến pháp cướp quyền làm chủ đất nước của người dân. Điều 4 luật Đất đai cướp nốt quyền sở hữu mảnh đất nơi người dân gắn bó máu thịt với quê hương đất nước. Trong nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, người dân trắng tay cả quyền làm chủ đất nước, trắng tay cả quyền sở hữu mảnh đất cha truyền con nối. Người dân phải bơ vơ, lưu vong, sống tạm, sống nhờ ngay trên quê hương, tổ quốc mình! Vậy mà tuyên truyền cộng sản vẫn ráo hoảnh: “Đảng cộng sản không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”! Đúng như nhà văn Nguyễn Khải suốt đời là người cộng sản đã có hơn năm mươi tuổi đảng, đến cuối đời phải thú nhận về con người cộng sản của ông: “Người cộng sản nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ” (Nguyễn Khải: Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất).

Không chút lòng yêu nước, nhà nước cộng sản mới quyết liệt vận hành bộ máy công cụ bạo lực chuyên chính vô sản, công an, tòa án, nhà tù bóp chết mọi tiếng nói của người dân đòi quyền con người, quyền làm chủ đất nước. Những người mẹ trẻ bế con nhỏ xuống đường nói tiếng nói chính đáng và hợp pháp, đòi dân chủ, đòi quyền con người, nói tiếng nói của lòng yêu nước, phản đối Tàu cộng xâm lược biển Đông, phản đối Formosa giết chết biển Việt Nam đều phải nhận những bản án cả chục năm tù phát vãng đã cho thấy sự tàn bạo, man rợ và lì lợm chống lại nhân dân của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Tiếng nói đòi dân chủ, đòi quyền con người, chống Tàu cộng xâm lược không phải là tiếng nói đơn lẻ của vài người, vài nhóm người. Đó là tiếng nói của cả dân tộc Việt Nam không tiếc máu xương chiến đấu giành tự do dân chủ, giành quyền sống, quyền làm người, giành quyền làm chủ đất nước. Để đàn áp dân, nhà nước cộng sản đã đẩy tiếng nói đòi dân chủ, đòi quyền làm chủ đất nước sang “thế lực thù địch”. Coi cả dân tộc Việt Nam là kẻ thù, cô độc giữa nhân dân, nhà nước cộng sản chỉ còn tồn tại bằng tuyên truyền dối trá và bạo lực đàn áp.

Từ xa xưa người dân làm chủ dải đất hình chữ S nhìn ra biển Đông có câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” để nhắc nhau gìn giữ gia tài tổ tiên để lại vô cùng quí giá. Từ trong xa thẳm lịch sử đã có đội hùng binh người Việt ra trấn giữ Hoàng Sa và ra khai thác sản vật ở Trường Sa. Nhà nước Việt cộng đã để Tàu cộng cướp mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và cướp bảy bãi đá trong quần đảo Trường Sa. Từ nhiều năm nay, Tàu cộng đã thực sự làm chủ cả biển Đông.

Sứ mệnh duy nhất của quân đội bất kì nước nào, bất kì thời nào là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự thiêng liêng bất khả xâm phạm di sản của tổ tiên. Quân đội nước nào cũng chỉ có một lời thề: Trung với nước. Nhưng lời thề đầu tiên của quân đội nhà nước Việt cộng là trung với đảng. Trung với đảng, quân đội Việt cộng không được chống trả đội quân của đảng Tàu cộng xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Thay vì trang bị vũ khí tương xứng với sứ mệnh giữ nước cho quân đội, nhà nước Việt cộng phát một triệu lá cờ cho người dân ra biển Đông đánh cá. Đối mặt với những chiến hạm hiện đại của Tàu cộng xâm lược biển Đông của tổ tiên người Việt là những con tàu đánh cá mỏng manh với lá cờ đỏ khẳng định chủ quyền. Từ đó mà có câu thành ngữ mới “quân đội bám bờ, ngư dân bám biển”. Dân nuôi quân đội để giữ nước nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam ru rú trong bờ để dân tay không liều mình ra khơi giữ biển của cha ông.

Lấy cớ đất nước còn nghèo, quân đội không được trang bị tương xứng với thách thức của Tàu cộng đang càn rỡ xâm lược nước ta. Nhưng để đàn áp tiếng nói đòi tự do dân chủ của dân, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phóng tay chi không tiếc tiền thuế của dân để chăm bẵm lực lượng công an cả triệu quân với vũ khí đàn áp hiện đại nhất thế giới. Theo thông tư 17/2018 của bộ Công an, từ 1.7.2018 công an cấp huyện được trang bị cả những vũ khí hạng nặng của quân đội: súng đại liên, súng cối, súng chống tăng, đại bác không giật, trực thăng vũ trang,… Theo pháp lệnh Cảnh sát cơ động ban hành năm 2013, bộ Công an đã có trung đoàn xe bọc thép ngoài vũ khí thông thường hiện đại còn có vũ khí điện tử. Tháng mười, 2019 bộ Công an lại trình dự luật Cảnh sát cơ động thay cho pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, theo đó bộ Công an còn có trung đoàn Không quân, trung đoàn Kỵ binh. Không lo bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ, nhà nước cộng chỉ lo dồn tất cả tiềm lực đất nước thành sức mạnh bạo lực chống lại nhân dân. Duy trì sự tồn tại không chính danh của đảng cộng sản, nhà nước cộng sản không ngần ngại lấy máu dân để giữ quyền thống trị bất chính của đảng.

Giương lá cờ yêu nước nhưng ngày 30 tháng 12 năm 1999, nhà nước cộng sản Việt Nam đã kí hiệp định biên giới dâng cho Tàu cộng hơn một ngàn năm trăm kilomet vuông đất đai biên cương thấm đẫm mồ hôi tổ tiên ngàn đời khai khẩn, chứa đầy máu xương nhiều thế hệ cha ông gìn giữ. Giương lá cờ yêu nước nhưng viên tướng đứng đầu bộ Quốc phòng nhà nước cộng sản Việt Nam đã phản bội lịch sử Việt Nam, phản bội giống nòi Việt Nam dâng bãi đá Gạc Ma và sáu bãi đá khác trong quần đảo Trường Sa cho Tàu cộng khi trói tay những người lính Việt Nam giữ bãi đá bằng lệnh miệng không được nổ súng chống trả bọn giặc Tàu cộng tràn lên cướp đảo ngày 14 tháng ban, năm 1988.

Bốn ngàn năm dựng nước, phải chống trả hết đạo quân Đại Hán này đến đạo quân Đại Hán khác ầm ầm tràn sang xâm lược nước ta, những dân rãy, dân ruộng, dân chài người Việt được làm chủ dải đất Việt Nam đã không để mất một tấc đất mà còn mở đất rộng dài về phía Nam và mở cương vực mênh mông ra biển Đông. Chỉ mấy chục năm những người cộng sản cướp quyền dân, làm chủ nô trên dải đất Việt Nam đã đế mất hàng chục ngàn kilomet vuông núi sông, hàng trăm ngàn hải lí biển đảo.

Chỉ mấy chục năm tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã để lại một trang sử đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà nước gây tội ác lớn nhất với giống nòi, với lịch sử Việt Nam, là nhà nước cơ hội và lừa đảo chính trị lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Kỳ tới: Quy hoạch thảm họa

“Chúng ta đánh giá thấp sự tàn bạo của người Nga”

NTV

Phan Ba, dịch

11-8-2022

Chính trị gia chuyên về quốc phòng Marcus Faber của Đảng Tự Do Dân Chủ Đức đi thăm Ukraine một tuần. Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin ntv.de, ông nói rằng ông rất ấn tượng trước quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nga của người dân trên khắp nước. Ông mô tả các hành động tàn bạo của người Nga và lợi ích của vũ khí Đức như pháo tự hành Panzerhaubitze 2000. Nhưng trong số 15 hệ thống pháo tự hành do Đức và Hà Lan cung cấp, chỉ còn một số ít hiện đang được sử dụng.

Tâm sự với trí thức Việt tộc về tự do (Phần 11)

GS Lê Hữu Khóa

15-4-2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9phần 10

Tự do din trình, tự tin din đạt

Lịch sử đấu tranh của tự do chống bạo quyền, độc tài, tham nhũng được kiểm chứng qua các quá trình sau đây, nơi mà mỗi chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn phân tích và giải thích được:

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

Kim Văn Chính

6-5-2021

Ở Việt Nam, ngay trong quân đội, luôn có hai ông chỉ huy: Chỉ huy quân sự và chính ủy (chính trị viên).

Loay hoay mãi vẫn cứ lì một chỗ

Phạm Trần

1-8-2018

Lãnh đạo Việt Nam hô đổi mới nhiều bao nhiêu, thì cán bộ đi giật lùi bấy nhiêu. Đảng chỉ đạo phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và trung thành với đảng thì càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, bỏ đảng, đòi bầu cử tự do và dân chủ nhân quyền.

Mỹ đã giúp Vladimir Putin trở thành nhà độc tài suốt đời như thế nào?

Tác giả: David Satter

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

4-7-2020

Lời dịch giả: Nhân sự kiện Vladimir Putin cho sửa Hiến pháp để ông ta có thể làm tổng thống suốt đời, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết cũ của David Satter, một nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm với Nga và Liên Xô, cũng như sự trỗi dậy của Nga thời hậu Xô Viết: “Mỹ đã giúp Vladimir Putin thành nhà độc tài suốt đời như thế nào?” Bài viết giúp người đọc hiểu thêm, các hành động của Mỹ trong hơn 20 năm qua, có ảnh hưởng thế nào trong việc Putin trở thành nhà lãnh đạo độc tài ở Nga.

Mùa Giáng Sinh năm ấy

Lò Văn Củi

24-12-2017

Cô Tư Sồn thiệt là điệu nghệ. Hổm rày cô mở toàn nhạc Giáng Sinh, từ du dương, buồn tình, cho tới nhộn nhịp… Hết Bài Thánh Ca Buồn (Nguyễn Vũ), Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang), cho tới Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời (thơ Nhất Tuấn, nhạc Phạm Duy),… dĩ nhiên phải có Tiếng Chuông Ngân (Jingle Bells – James S. Pierrpont). Cô Tư còn văn minh như… Tây, mở luôn nhiều bài nhạc nước ngoài rôn rả cho trọn mùa Giáng Sinh kéo dài tới tết Tây, chắc chắn không thể thiếu Happy New Year (ABBA). Ngồi nhâm nhi ly cà phê, phì phà vài ngụm khói trong cái không khí se se lạnh quả là hợp tình hợp lý.

Những trò hề

Võ Xuân Sơn

13-11-2019

Hôm nay, đọc được thông tin về vụ án Luật sư Trần Vũ Hải, một câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi. Chẳng lẽ hệ thống tư pháp Việt nam có thể tệ đến thế hay sao?