Tâm sự với trí thức Việt tộc về tự do (Phần 11)

GS Lê Hữu Khóa

15-4-2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9phần 10

Tự do din trình, tự tin din đạt

Lịch sử đấu tranh của tự do chống bạo quyền, độc tài, tham nhũng được kiểm chứng qua các quá trình sau đây, nơi mà mỗi chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn phân tích và giải thích được:

– Tự do biết hét lên: không đúng! Không chấp nhận được! để chống bạo quyền, độc tài, tham nhũng… để đi tới tìm cái đúng, tìm cái chấp nhận được qua công bằng của công lý; triết học luân lý và chính trị học gọi là lẽ phải của tự do.

Tự do nổi lên rồi nổi dậy giữa xã hội, cộng đồng, dân tộc khi nhân phẩm bị xúc phạm, tự do này đi từ nhân lý tới nhân trí; tri thức luận và xã hội học chính trị đặt tên nó là: nhân tính của tự do.

– Tự do vượt khoảng cách, đã gây ra ngăn cách giữa người với người, dùng tự do để lập lại cầu nối, tạo ra phong trào, tái lập lại quan hệ xã hội để tìm sự chia sẻ, sự đồng cảm, từ đó chế tác ra đoàn kết và tương trợ giữa các nạn nhân của bạo quyền; tâm lý học tri thức và sử học chính trị nêu tên nó là: lực bảo vệ quan hệ của nhân loại.

– Tự do gạn đục khơi trong, loại bỏ bạo động có thể hủy diệt quan hệ xã hội, từ đó tạo nên một trật tự mới có đạo lý cạnh lý trí, có công lý cùng công bằng để bảo vệ sự trường tồn của tự do, mà triết học phân tích và xã hội học giáo dục tặng nó tên: trí tuệ của nhân lý.

– Tự do đúng, đưa công lý đúng với công bằng đúng, tới đúng nơi để bảo vệ công dân trước bạo quyền, đưa pháp lý đúng tới pháp luật đúng, biết bảo vệ lẽ phải để bảo vệ nạn nhân của bạo quyền, độc tài, tham nhũng, mà luật học cùng giáo dục học gọi nó là: kiến thức của tự do.

– Tự do đúng đưa vào thảo luận để tìm ra cách giải quyết có đạo lý trước các khổ nạn của nhân sinh, chính đây là phẩm chất của đối thoại, chống phân biết đối xử, chống chuyện loại trừ tha nhân bằng chủ quan của định kiến, và xã hội học đạo lý cùng chính trị đàm phán trao nó tên: dân chủ của truyền thông.

Tổng kết của các quá trình này, giúp các chủ thể đấu tranh vì tự do nhận thức được là: tự do đúng giúp chọn lựa đúng, giải thích đúng để phán xét đúng, qua phán xử đúng trong đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của nhân tính.

Tự do chặt xiềng, tự tin phá nhà tù

Cả Platon lẫn Aristote đều công nhận tự do mang lý lẽ của nhân lý, nhưng nó rất tự nhiên vì nó có ngay trong nhân tính, với thói quen của nhân sinh biết đấu tranh vì nhân quyền, theo nghĩa nhân có quyền (định đoạt-chọn lựa-quyết định-hành động) vì các định hướng mà nhân sinh thấy đúng cho công lý của nhân lý.

Tự do dám đẩy cửa, đạp tường, phá rào, chặt xiềng, phá tan nhà tù có ngay trong tư duy của mỗi cá nhân, nhưng chính ý thức của tự do gầy dựng nên từ ý nghĩa của tự do này, sẽ chế tác ra dàn phóng cho chính nghĩa của tự do. Và tự do có ngay trong não bộ của cá nhân để dẫn tới hành động cụ thể vì công lý, ngay trong xã hội mà quần chúng đang bị lao lý hóa bằng bạo quyền, độc tài, tham nhũng.

Tự do chặt xiềng, tự tin phá nhà tù, nhiều khi tới từ lý luận về nhân quả (nhân nào quả nấy, tức nước thì vỡ bờ), bạo quyền mà bạo ngược quá thì sẽ bị lật đổ, chính dân là kẻ đóng thuyền nhưng cũng chính họ là kẻ lật thuyền, để dìm tà quyền, ma quyền xuống đáy sông. Tại đây thì tự do cũng đủ nội lực, đủ nội công để khẳng định quyền sống như xác nhận chính bản lĩnh của lý trí biết tự tư duy để đấu tranh vì tự do, mà không cần phải là nạn nhân của bạo quyền, độc tài, tham nhũng.

Tự do chặt xiềng, tự tin phá nhà tù, có mặt trong quyền công dân của một xã hội có công lý vì công bằng, lấy pháp lý để hỗ trợ pháp luật. Nhưng trong một chế độ mà bạo quyền, độc tài, tham nhũng không những đã áp đặt công an trị để đàn áp quần chúng, mà còn thao túng hiến pháp qua độc đảng, giật dây tư pháp qua độc trị; thì tự do chủ quan bên trong của lý trí trong mỗi cá nhân phải được hình thành qua tự tin đẩy cửa, đạp tường, phá rào, chặt xiềng, phá tan nhà tù trong xã hội bên ngoài. Tự do hành động trong phương trình của lý trí-trí tuệ-ý chí để xử lý các trở lực đang che chắn cho bạo quyền, độc tài, tham nhũng.

Tự do trong đấu tranh có thành công và có thất bại, nhưng ngay trong thảm bại, tự do không tuyệt vọng, vì chính nghĩa của tự do sẽ làm nội lực cho chính khí của tự do, cụ thể là không cúi đầu mà ngẩng đầu, không khoanh tay mà thẳng lưng, không quỳ gồi mà thẳng bước đi về phía chân, thiện, mỹ. Phải đứng dậy với sung lực của đi tới, có hùng lực để leo dốc, có mãnh lực để nhảy vọt thẳng tới nhân phẩm, khi bạo quyền đang đe dọa nhân tính!

Tự do đã đi, tự tin đã tới

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân phẩm mỗi lần Nhân phẩm bị bạo quyền vùi dập, đày đọa.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân tính mỗi lần Nhân tính bị bất công biến thủ, gian lận.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân đạo mỗi lần Nhân đạo bị độc tài cướp đường đi, nẻo về.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân nghĩa mỗi lần Nhân nghĩa bị tham nhũng lủng đoạn, tha hóa.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân từ mỗi lần Nhân từ bị bạo lực đàn áp, bóp nghẹt.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân lý mỗi lần Nhân lý bị ý thức hệ thao túng, vu khống.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân tri mỗi lần Nhân tri bị bất tài ruồng rẫy, đào thải.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân trí mỗi lần Nhân trí bị ngu dân trùm phủ, nhiễm ô.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân luận mỗi lần Nhân luận bị toàn trị che lấp, xóa trắng.

Tự do đã đi, tự tin đã tới để bảo vệ Nhân loại mỗi lần Nhân loại bị lãnh đạo bị ám bởi ma quyền, quỷ lực!

Tự do sử luận, tự tin sử tính

Mọi chủ thể đấu tranh vì tự do của Việt tộc xin nghiêm kính cúi đầu trước:

Ngô Quyền của dũng lực Việt đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, chấm dứt một ngàn năm bắc thuộc.

Lê Đại Hành của hùng lực Việt khẳng định non sông, chặn cho bằng được xâm lược phương bắc.

Lý Thường Kiệt của minh lực Việt, minh định đất nước Việt, tống ra khỏi biên cương bọn vô nhân đi cướp nước người.

Trần Hưng Đạo của trí lực Việt, với thông minh Việt giữ trọn tiền đồ của tổ tiên Việt tộc.

Trần Nhân Tông của nhân từ Việt, dẹp bạo tàn để Việt tộc được sống yên trong đạo pháp của nhân phẩm.

Nguyễn Trãi của thông thái Việt, đuổi quân xâm lược bằng nhân nghĩa với trí nhân đi trên đầu giặc.

Quang Trung của sung lực Việt, thần tốc tống giặc ra khỏi quê hương Việt, với khí thế vô song của bản lĩnh Việt.

Ngày ngày tự do

Tác giả của tiểu luận này vẫn ngày ngày đi tìm tự do trong mọi sinh hoạt xã hội, học thuật, tri thức, trong tình người, tình đồng bào… xin cúi đầu trước:

Tất cả con dân Việt đã đấu tranh và đã hy sinh vì tự do của đồng bào, sinh tồn của dân tộc, bảo vệ quê hương như bảo vệ liêm sĩ của tự do.

Tất cả oan hồn, nạn nhân của bất công, đã chết tức tưởi vì vừa bị cướp đi nhân phẩm, vừa bị cướp mất tự do, luôn vẫn là máu nóng cho đấu tranh tự do trong cuộc sống hiện nay.

Tất cả dân oan, nạn nhân của tham nhũng, bị cướp đất, cướp nhà vẫn hằng ngày gào thét cho tự do có được một mái ấm, nhất là không để bị cướp đi nhân phẩm.

Tất cả dân đen, nạn nhân của bạo quyền, tủi nhục trong nghèo khổ, trong một chế độ với tham ô ngất trời, với các lãnh đạo túi tham không đáy, đã quên đi chính đồng bào của họ.

Tất cả các tù nhân lương tâm, nạn nhân của bạo quyền, đang trong vòng lao lý của tà quyền, nhận tù đày để bảo vệ tương lai Việt, không còn độc tài, vì phẩm chất Việt.

Tất cả các chủ thể đấu tranh vì nhân quyền, vì dân chủ, đang ngày ngày bị đe dọa, vu khống, xuyên tạc, khủng bố, bạo hành…nhưng luôn lấy nhân lý để giữ nhân đạo, nhân trí để nâng nhân tri.

Tất cả các chủ thể yêu nước, thầm lặng hay trực diện với tà quyền để chống lại Tàu tặc trong hậu nạn của Tàu họa bằng xâm lược, thôn tính với bao hậu quả của Tàu hoạn, đang đe dọa nhân phẩm Việt trong Tàu họa.

 Tự do

Tự do không được vất bừa bãi, vì nó không nhận nhim ô

Tự do bảo vệ sự yên lặng, lời nói, tình yêu

Tự do khi bị xám rồi nó lại tự tươi sáng lên

Tự do không buộc tội tôi, nó đẩy tôi nổi dậy để làm sáng mỗi bình minh

Tự do phải biết nói sự thật với sự cẩn trọng kinh khủng

Tự do đã có mặt trên con đường mà mọi chuyện đời sẽ tự được tìm thấy.

René CHAR

___

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp các tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), Dân Luận (l’argumentation démocratique), Tự Luận (l’argumentation libre), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

Mời đọc lại các bài cùng tác giả tại đây.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây