Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Ảnh minh họa: Chiếc xe thứ hai, Audi-Limousine, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton. Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.

Điểm báo quốc tế, bàn về việc Trung Quốc viện trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

17-3-2022

Liệu lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang giúp Tổng thống Putin của Nga trong cuộc chiến Ukraine? Nguồn: Associated Press / Alexei Druzhinin

Báo giới quốc tế đồng loạt đưa tin, Moscow đang bị sa lầy ở Ukraine và yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đính chính ngay nguồn tin này. Cộng đồng quốc tế sẽ chịu hậu quả gì nếu Bắc Kinh thật sự viện trợ toàn diện cho Moscow.

Chỉ 12 ngày là kết thúc điều tra Đinh La Thăng?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

21-12-2017

Đinh La Thăng. Ảnh: PLTP

Tiết trời Hà Nội đang ở vào giai đoạn lạnh nhất kể từ đầu mùa, nhưng bầu không khí chính trị tại thủ đô Việt Nam xem ra lại đang “nóng” hơn bao giờ hết.

Những diễn biến bất ngờ nối tiếp bất ngờ tiên tục diễn ra trên sân khấu chính trị Ba Đình khiến thiên hạ “hoa mắt hoa mũi”, chẳng biết đường nào mà lần.

Những quan chức nào ở Mỹ ủng hộ cuộc tranh đấu của dân Hồng Kông?

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

19-11-2019

Sáng thứ Hai, McConnell chủ tịch lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ cho biết, đang xử lý dự luật dân chủ Hồng Kông, với lời hứa sẽ có những công cụ thích đáng để hỗ trợ người biểu tình Hồng Kông. Ông này cũng kêu gọi tổng thống Mỹ nên lên tiếng trực tiếp sau khi chứng kiến lượng thông tin dày đặc về tình trạng cảnh sát lạm dụng quyền lực.

Trung Quốc thăm dò dầu khí trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, buộc anh em ta phải ra xua đuổi

Thuận Hóa

13-7-2019

Hôm nay, đi Hà Giang về, phải tranh thủ viết bài; giờ mới mở xem các báo chữ vuông thì thấy tin mình loáng thoáng hôm kia trên đó là chính xác! TSB chúng nó, lại phải chửi!

Tôi viết về Phạm Chí Dũng

Đỗ Thành Nhân

1. Rừng rú

Ngày 21/11/2019, anh Phạm Chí Dũng (PCD) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam, khám xét về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Người làm việc phúc không biết “mục đích, động cơ”…

Mạc Văn Trang

10-6-2020

Được nhà báo Võ Văn Tạo liên hệ, hôm mồng 5 tháng 6 vợ chồng mình nhờ anh bạn Minh đưa đến thăm “Cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc” của anh Tống Phước Phúc và vợ là chị Nguyễn Thị Lệ Yến.

Tại sao Lenin ghét nông dân và muốn tiêu diệt mọi tôn giáo?

Welt

Tác giả: Berthold Seewald

Dịch giả: Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

7-11-2020

Cha của Lenin đã đóng góp vào những cải cách trong đế chế Nga hoàng. Các con trai của ông trở thành những kẻ khủng bố và đặt cược vào cuộc cách mạng đẫm máu. Nhưng con đường mà họ định hướng ở đó đã ẩn chứa trong mình sự thất bại.

Yêu cầu làm rõ hành vi bắt, giữ người trái pháp luật

FB Hoàng Khương

19-10-2018

Ảnh chụp đám tang chị Huỳnh Thị Nhung, là người chết trong đồn công an. Ảnh: Hoàng Khương

Ngày 19-10, văn phòng luật sư đã gởi đơn kiến nghị khẩn cấp đến Cơ quan Điều tra – Viện KSNDTC đề nghị cơ quan này chính thức thụ lý, điều tra àm rõ một số nội dung liên quan đến cái chết của Huỳnh Thị Nhung xảy ra tại trụ sở Công an Thị xã Ninh Hòa ngày 13-10.

Bản tin Biển Đông ngày 27/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Theo Sputniknews được TTXVN dẫn lại, ngày 21 tháng 8 Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) cho biết, MSDF sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với lực lượng hải quân của các quốc gia châu Á khác trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Báo động về tình trạng sức khỏe của BS Lương

FB Võ Xuân Sơn

7-1-2019

Nghe tin BS Hoàng Công Lương bị suy sụp nặng, tôi thật sự ái ngại cho em ấy. Không biết mọi người nghĩ sao, chứ tôi thì hiểu rất rõ những gì BS Lương đang phải trải qua.

Ai bảo kê cho Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang?

Thu Hà

16-3-2023

Đại án test kit Việt Á với số tiền đưa hối lộ khủng, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố 29 vụ với 102 bị can, phong toả được 1670 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn một số “sâu bự” ăn không chừa bất cứ thứ gì, vì được nhiều thế lực bảo kê, vẫn chưa bị khởi tố điều tra, như Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cựu giám đốc Sở Y tế hoặc Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang.

“Từ điển” vụ Hồ Duy Hải (Phần 5)

Nguyễn Đức

10-6-2021

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3Phần 4

TỘI “CƯỚP TÀI SẢN” CỦA HỒ DUY HẢI (Luật sư Trần Hồng Phong)

Ngoài việc kết tội “giết người” vô căn cứ và bất chấp pháp luật, CQĐT công an tỉnh Long An còn “vu oan giá hoạ” tội “cướp tài sản” đối với Hồ Duy Hải.

Bác Trọng đi Tây

FB Phạm Đoan Trang

27-3-2018

Ảnh chụp bài viết đăng trên trang 11 (trang quảng cáo) của báo Le Monde và bảng giá quảng cáo của báo Le Monde. Ảnh: FB Nguyễn Chí Tuyến

Bác Trọng và triều đình cộng sản vốn nuôi một đàn báo chí làm “cơ quan ngôn luận” cho nó sang nhà sang cửa. Hễ bác và các cụ các bác lãnh đạo cao cấp của đảng có đi đâu thì cả đàn tiền hô hậu ủng, phải nói là xuất sắc của nó… nếu không bị bọn dân mạng bóc mẽ.

Thời hội nhập, bọn dân cư mạng đâm ra lại đoàn kết, à cấu kết với nhau để hạ bệ bác và triều đình. Cứ một bọn ở ngoài phát hiện ra cái gì bóc mẽ bác và triều đình sản, là chúng lại hú ầm lên, báo về cho lũ dân ngu ku đen trong nước cùng bóc.

Chúng đang bóc bác một quả đau đây này:

Hôm 25/3 bác Trọng đi kinh lý xứ Phú Lang Sa. Phi cơ chở bác chỉ vừa hạ cánh là cả đàn báo Việt đã hối hả loan tin ngay cho dân đen chúng biết… nhưng mà dở quá! Thấy báo nói là có hẳn đại diện chính phủ Pháp ra đón, mà lại chẳng nói cụ thể là ai, cũng không thấy hình ảnh. Chắc là “ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết tình ai có đậm đà?”.

TBT Nguyễn Phú Trọng có thể đi vào lịch sử?

RFA

Hoàng Trường Sa

17-9-2023

Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (CSP), TBT Nguyễn Phú Trọng có quyền tự hào đã ghi được mốc son trong lịch sử. Nhưng CSP có thể chưa vững chãi và chắc chắn như nó cần phải có, TBT nên gia cố thêm bằng cách giương cao ngọn cờ Dân tộc. Đó chính là việc cho Nhân dân thực hiện Điều 25 của Hiến pháp CHXHCN Việt Nam. Đây chính là Bài học Diên Hồng trong thời đại mới…

Black Lives Matter: Hãy đồng hành tư tưởng với con mình

BBC

Lương Tạ, viết từ Nam California

3-7-2020

Một người phụ nữ đeo khẩu trang với dòng chữ “Tôi không thể thở” ở Nantes, vào 8/6/2020, trong một cuộc biểu tình ‘Black Lives Matter’ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của George Floyd. Nguồn: Getty Images

Một buổi chiều gió nhẹ nam California, tôi và con gái ngồi trên xích đu sau nhà. Tôi cảm ơn con gái đã chia sẻ với tôi, cho tôi thêm nhiều kiến thức về hoàn cảnh người da đen.

Trung Quốc xin gia nhập CPTPP

Lê Minh Nguyên

17-9-2021

Bảy nước có mặt trong hai tổ chức RCEP và CPTPP. Nguồn: Caixin

Hôm thứ Năm 16/9, Trung Quốc chính thức nộp đơn đến Tân Tây Lan vì Tân Tây Lan đóng vai trung tâm hành chánh, để xin gia nhập CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) mà 11 nước đã tham gia, không có Mỹ.

Vì sao người Luật sư lại phù hợp với công việc của một Đại biểu Quốc hội?

Ngô Ngọc Trai

4-3-2021

Tổng thống Mỹ hiện nay là ông Joe Biden xuất phát điểm là một luật sư, với tuổi đời ngoài 70, ông ấy đã có mấy chục năm liên tục làm Nghị sĩ. Trước đó Tổng thống Obama cũng xuất phát là một luật sư rồi ứng cử thành công làm Nghị sĩ, hay như bà Hillary Clinton cũng là luật sư rồi trở thành Nghị sĩ. Nếu không kể những luật sư trở thành tổng thống thì có thể nhận định ở Mỹ có rất nhiều Nghị sĩ vốn là luật sư.

Việt Nam phát triển?

Lâm Bình Duy Nhiên

29-7-2022

Có lẽ đã từ lâu, từ cái ngày Việt Nam được hoàn toàn “thống nhất”, đã có nhận định mệt mỏi rằng ai tin cộng sản tự thay đổi thì cứ tin.

Không nên dùng khái niệm “thiểu số” cho một chủng tộc

Chu Mộng Long

22-5-2022

Khoa tôi có đủ thành phần dân tộc, ngoài người Kinh, có người Bana, Êđê, Chăm, Giarai, Xơđăng… Một lần, có bạn người Kinh giới thiệu bạn mình là “dân tộc thiểu số”, tôi khuyên: “Không nên dùng khái niệm ‘dân tộc thiểu số’ gây mặc cảm cho bạn. Tất cả các bạn sống trên đất Việt đều là người Việt!

Tất cả người Việt yêu nước mình đều là ‘Mẹ Nấm’

Blog VOA

Bùi Tín

25-11-2017

Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: VOA

Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 29/6/2017 kết án cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm – 10 năm tù giam vì « tội » âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ai cũng biết cô Mẹ Nấm chỉ có mỗi một « tội » là yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, bênh dân oan và chống giặc bành trướng và giặc nội xâm tham nhũng một cách kiên cường nhất.

Nguyễn Phú Trọng, kẻ thành công nhất lịch sử

Đỗ Ngà

31-1-2019

Từ thời phong kiến kéo dài hàng ngàn năm, mỗi lần hoàng đế lên ngôi, ông ta sẽ làm 2 việc quan trọng để củng cố ngai vàng: thứ nhất là thanh trừng những kẻ thù tiềm ẩn để tránh hậu hoạn; thứ nhì là ban phát chức tước và bổng lộc cho những công thần.

Thư ngỏ gửi đại biểu ĐH 13

Nguyễn Đình Cống

2-11-2020

Thưa các vị đại biểu (ĐB) dự ĐH 13 của ĐCSVN. Hy vọng có vài phần trăm số ĐB đọc được thư này.

ĐB nhiều ĐH gồm 3 loại chính.

Độc tài mà muốn tìm kiếm nhân tài?

Trung Nguyễn

14-5-2018

Sau 88 năm kể từ năm 1930, đảng cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay tranh luận không biết làm sao để tìm ra người tài đức để đưa lên lãnh đạo đảng cộng sản cũng như lãnh đạo quốc gia. Sự bế tắc này của người cộng sản là một chỉ dấu rất rõ là trước sau gì đảng cộng sản cũng sẽ sụp đổ với tư cách là đảng cai trị độc quyền ở Việt Nam.

Khác nào đem thịt nuôi hổ đói – Giữ sao cho khỏi tai vạ về sau”*

Tương Lai

3-6-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 40

Đây là lời của Trần Hưng Đạo. Thành kính nhắc lại khuyến dụ của Đức Thánh Trần vào thời điểm này, lúc thế nước nghiêng ngả bởi hành động hung hãn của Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông, dấn tới mưu toan uy hiếp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của nước ta bằng trăm mưu nghìn kế thâm độc, là nhằm gơi lại truyền thống lịch sử để gọi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người Việt Nam chúng ta. Và cũng để nói rằng, toan tính của ai đó dâng lên kế sách cho thuê đất có thể kéo dài thời hạn đến 99 năm ở cái gọi là “Đặc khu kinh tế” định thành lập tại ba vủng xung yếu có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng phải chăng là đang “đem thịt mà nuôi hổ đói”. Chẳng thế sao.

Việt Nam thành lập “Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh” để làm gì?

Thảo Ngọc

9-6-2020

Ngày 8/6/2020, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về sự ra đời của Đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) kỵ binh, thuộc Bộ Công an. Báo Quân đội Nhân dân có bài: “Ra mắt Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh”.

“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được

Phạm Liêm

24-2-2020

Cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương, Gia Lai. Ảnh: Thanh Niên

Tôi không bình thơ. Tôi không bàn tới ngôn ngữ, nhạc điệu, niêm luật, hay dở. Tôi chỉ đơn thuần bàn tới tính đạo đức và ý thức trách nhiệm của bài thơ “Tổ quốc ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 07g)

Chương 7g:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

QUẢNG CHÂU – THÂM QUYẾN – HỒNG KÔNG – MA CAO… VÀ CUỘC THỬ NGHIỆM VỀ TIỀN NHUẬN BÚT CHO MỘT CHUYẾN ĐI

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4, Ch.5, Ch.6, Ch.7a, Ch.7b, Ch.7c, Ch.7d, Ch.7đ, Ch.7e)

Ngày 1-7-1997, Hồng Kông sẽ được trao trả về cho Trung Quốc. Đây là một đề tài hấp dẫn mà báo chí ở TP.HCM rất đói tin tức, bài vở, hình ảnh… thời sự về Hồng Kông (nơi được coi là nhiều đầu mối tin tức nhất thế giới).

Đã hơn 10 năm từ ngày “đổi mới” (1986), trên thực tế Việt Nam chỉ đổi mới một phần về kinh tế như cho các thành phần kinh tế tư nhân được họat động, kinh tế quốc doanh vẫn nắm cái chủ chốt… còn các mặt khác của đời sống xã hội vẫn như cũ. Với báo chí thì là số không. Không hề có báo tư nhân. Báo quốc doanh thì các nhà báo chỉ là một anh viên chức ăn lương tháng để viết tin, bài. Một sự kiện như Hồng Kông được giao về cho Trung Quốc thì các báo chỉ chờ dịch tin, bài của báo chí nước ngoài (biên tập lại). Hầu như không có báo, đài nào cử phóng viên tận nơi quan sát để viết tin bài. Chế độ trả nhuận bút của các báo, đài chỉ có tính chất tượng trưng, và trả theo… số lượng chữ của bài báo, không trả theo chất lượng tin, bài. Nếu có ông to, bà lớn nào viết bài cho đài báo thì các Tổng Biên tập nịnh khéo quan trên, sẽ trả một số tiền lớn hơn nhiều so với các bài khác. Vì thế, có ông cứ tưởng nhuận bút như thế thì các nhà báo sống khỏe (!). Có lần Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Nguyễn Giới viết một bài cho một tờ tạp chí trong ngành của ông, lúc lãnh nhuận bút ông thấy những một triệu đồng (vào đầu những năm 90), lớn quá, ông không nhận. Sau này ông tâm sự với tôi: – Mình nghĩ là họ hối lộ một cách tế nhị nên từ chối ! Những ông thứ trưởng như Nguyễn Giới tôi biết là có thật và chỉ có vào thời điểm ấy. Bây giờ, chạy một chân Thứ trưởng phải cả chục tỷ đồng thì có trả nhuận bút bằng một cái xe Toyota đời mới họ vẫn chê ít (!).

Xét một cách toàn diện, kể cả chế độ trả nhuận bút, Việt Nam vẫn chưa có báo chí đúng nghĩa của nó. Năm 1994, tôi bỏ tiền túi ra đi Điện Biên Phủ, lúc về viết hàng chục cái tin, bài, phóng sự ảnh… cho nhiều số báo của báo SGGP ra hàng ngày và Tuần san SGGP Thứ 7 cùng nhiều báo khác nữa ở ĐBSCL… nhưng nhuận bút lãnh về cũng chưa đủ chi phí cho chuyến đi ĐBP. Tiền vé máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi từ Hà Nội lên Điện Biên, tiền ăn ở khách sạn, mua phim ảnh, rồi quay về lại Sài Gòn.

Vậy mà đầu năm 1997, tôi lại quyết định bỏ tiền túi để đi Hồng Kông với tham vọng viết được những tin, bài, ảnh nóng hổi cho báo chí thành phố sôi động này nhưng lại đói tin tức dịp Hồng Kông được trả về Trung Quốc.

Tôi đi theo tour của Công ty Du lịch V.Y.C (Travel Company TPHCM). Lịch trình của tour này là từ Sài Gòn đi Quảng Châu, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ma Cao rồi lại trở về Quảng Châu, Sài Gòn. Tất cả là 8 ngày. Những ngày ở Trung Quốc tôi dưỡng sức, nằm nhà nghỉ, dành tòan bộ sức lực để làm việc trong 2 ngày ở Hồng Kông. Tôi tách đoàn, đi chụp hình ở các chợ, đường phố, tìm gặp Việt Kiều để hỏi chuyện, phỏng vấn các nhân viên ở khách sạn qua phiên dịch là anh hướng dẫn viên của VYC. Chuyến đi này thấy tôi là nhà báo nên đoàn bầu làm trưởng đoàn, được ngủ cùng phòng với hướng dẫn viên nên cũng thuận tiện khai thác tư liệu. Tôi gom tất cả các báo hàng ngày bằng Tiếng Hoa và Tiếng Anh ở khách sạn được phát không… để về nhà nhờ bạn bè dịch, khai thác tư liệu…

Kể từ đầu năm 1997, nhất là gần đến ngày 1.7 năm đó, tin bài, phóng sự, phóng sự ảnh của tôi về Trung Quốc và Hồng Kông liên tục xuất hiện trên các báo… vậy mà, tiền nhuận bút thu về cũng không đủ chi phí cho chuyến đi hơn một ngàn đôla Mỹ. Có thể nói tôi là nhà báo đầu tiên ở Việt Nam đã làm một cuộc thử nghiệm điều tra về chế độ nhuận bút hiện hành ở Việt Nam lúc đó với bài toán “tự đầu tư – tự trang trải”. Và, tôi đi đến kết luận: Nhà báo VN không thể sống bằng nhuận bút như nhà báo ở các nước tự do khác. Nhà báo ở VN vẫn là các công chức ăn lương tháng, đi đâu thì ăn nhờ ở đậu nhà khách các địa phương, viết theo lời cán bộ địa phương nói. Rời cái bầu vú bao cấp ấy ra là chết liền. Sau này, kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển mạnh thì cái quái thai này sinh ra các tờ báo sống chủ yếu bằng quảng cáo, đi chạy quảng cáo để ăn phần trăm. Một số nhà báo giầu tấng lên, tậu được xe hơi, nhà lầu thì chủ yếu là đi dọa dẫm các doanh nghiệp, tống tiền các đại gia vì họ sợ bị vu khống, bị bới móc các bí mật trốn thuế của họ. Nếu họ bị vu oan thì không được đính chính. Nếu buộc phải đính chính thì chỉ được vài dòng lí nhí ở trang tư, còn khi vu cáo họ thì đem lên trang nhất. Tôi sẽ còn nói nhiều về thực trạng này ở phần sau.

Hiện tôi còn giữ đến 3kg biên lai nhuận bút (dù chỉ là một phần nhỏ lưu giữ được) của gần 30 năm làm báo “lề phải”. Ví dụ: Phiếu trả nhuận bút của Báo Lao Động, bài và ảnh 15.000 đồng, đề ngày 15/5/1990. Báo Tuổi Trẻ: 20.000 đồng, đề ngày 4/8/1990; Báo Nhân Dân đăng bài và ảnh về huyện Cao Lãnh: 150.000 đồng, đề ngày 5/1/1999; Báo SGGP: 700.000 đồng, ngày 28/11/2004 nhưng phải trừ thuến thu nhập cá nhân 10%, còn 630.000 đồng. Nếu bạn sinh viên khoa báo chí nào cần viết luận văn về đề tài nhuận bút báo chí ở Việt Nam qua các thời kỳ, tôi xin tặng 3kg  hóa đơn chi trả nhuận bút này làm tài liệu nghiên cứu.

Nhưng tất cả các nhuận bút đó cũng không “cứu” được tôi nếu không được lãnh lương tháng ở Cơ quan Đài TNVN. Đó mới là thực chất bi hài của cái gọi là nhà báo ở Việt Nam: Nhà báo ăn lương của Đảng.

Của đáng tội, bù lại chuyến đi viêt về một sự kiện mà nhuận bút không bù được chi phí cho chuyến đi đó, tôi được “lời” là được “cưỡi ngựa xem hoa”, được tận mắt xem hai bông hoa của tư bản “giãy chết” là Hồng Kông thuộc Anh và Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha.

Từ lục địa Trung Hoa, qua Hồng Kông và từ Ma Cao về lại Quảng Đông (Trung Quôc) đều phải làm thủ tục xuất nhập cảnh vì Hồng Kông là của Anh, Ma Cao là của Bồ Đào Nha như đã nói ở trên. Chỉ riêng làm thủ tục xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu thôi cũng thấy được sự thối nát, trì trệ của bộ máy nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó không khác gì ở Việt Nam. Các nhân viên an ninh và hải quan của Trung Quốc như những con quái vật. Họ vừa làm việc vừa nói chuyện bả lả với nhau, nhìn khách du lịch như muốn ăn thịt người ta. Khi từ sân bay Bạch Vân xuống, đóng dấu vào hộ chiếu của tôi thì vì vừa nói chuyện riêng vừa làm việc nên họ đóng nhầm dấu… Qua trạm thứ hai thì cậu hướng dẫn viên của VYC phải đưa tôi quay lại để đóng dấu lại và họ phải đóng dấu áp lai vào giữa hai dấu đã đóng đó. Nhưng đã có dấu áp lai rồi tôi vẫn luôn bị họanh họe khi qua các cửa khẩu. Chưa hết, khi từ Ma Cao về lại Quảng Đông, qua cửa khẩu của thành phố Chu Hải, hướng dẫn viên VYC cầm một xấp 12 cái hộ chiếu để đóng dấu nhập cảnh, nhưng vừa làm việc vừa nói chuyện riêng với người ngồi bên cạnh, cô nhân viên an ninh bỏ sót hộ chiếu của tôi không đóng dấu. Thế là đến ngày về tôi bị gạt lại không cho ra sân bay vì thiếu một cái dấu nhập cảnh từ Ma Cao vào lại Quảng Đông. Cô nhân viên du lịch TP Quảng Châu, công ty liên kết với du lịch VYC trình bày đến rã bọt mép với công an cửa khẩu là chúng tôi đi một đoàn du lịch, có danh sách đoàn đi do tôi là trưởng đoàn, yêu cầu họ chỉ gọi một cú điện thoại về cửa khẩu Chu Hải để xác minh là đoàn đã vào lại lục địa ngày giờ ấy… nhưng bọn công an cửa khẩu chỉ đứng cười… Cuối cùng là tôi và cả anh nhân viên của VYC và cô nhân viên du lịch của Quảng Châu phải thuê xe đi hàng trăm cây số về lại Chu Hải để xin một cái dấu. Đến nơi, bật vi tính lên, họ thấy tôi có tên trong danh sách nhập lại Chu Hải nhưng… quên chưa đóng dấu vào hộ chiếu. Họ đóng dấu lại và thản nhiên không một lời xin lỗi. Chúng tôi phải tá túc lại Quảng Châu ba ngày nữa để chờ máy bay về. Khi về, qua cửa khẩu, lại bị họ hoạnh họe vì sao hộ chiếu nhiều dấu đóng thế? Ngày về sao lại không đúng với giấy phép của chuyến đi du lịch? V.v. và v.v.

Nhìn những gương mặt của công an cửa khẩu, nhân viên hải quan Trung Quốc, tôi thấm thía đến từng lỗ chân lông sự “ưu việt” của chính quyền công-nông, của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trái lại, từ lúc đặt chân lên Hồng Kông thì mọi sự khác hẳn, các nhân viên khách sạn nơi chúng tôi ở đưa hành lý cho khách đến từng phòng, lễ độ và vui vẻ hết sức. Phỏng vấn ai họ cũng vui vẻ trả lời. Cuốn sổ tay của tôi ghi kín hai ngày ở Hồng Kông.

Hồng Kông là trung tâm giao dịch tài chính lớn của thế giới thì ai cũng biết, nhưng đây còn là một thị trường thông tin, tin tức lớn nhất thế giới. Ở đây, mỗi buổi sáng ngủ dậy anh có thể biết ngay những gì mới xảy ra trong đêm hôm qua cho đến lúc anh tỉnh dậy. Những cuốn sách lớn mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để chào bán cho anh. Nếu có tiền ở Hồng Kông người ta có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới. Có cả những “hãng” sản xuất ra thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng hay hàng ngày. Vì thế các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo thế giới ở đây thuộc vào loại cao nhất. Chính người chú ruột của tôi là nhà báo Lê Phú Hào đã chờ đợi nhiều thời gian để Thông tấn xã Việt Nam xin đặt ông thường trú tại đây nhưng không được. Cuối cùng, vào những năm 60, ông phải từ Bắc Kinh qua Anger (Angiêri) để thường trú và sau đó qua Paris làm phiên dịch Tiếng Anh cho Lê Đức Thọ tại hòa đàm Paris.

Nếu ai hỏi tôi ấn tượng nào mạnh nhất khi ở Hồng Kông thì tôi nói ngay là dịch vụ ăn uống. Buổi sáng, cả Hồng Kông ăn sáng rào rào. Có nhà hàng nổi ở Hồng Kông có thể tiếp 3.000 thực khách một lúc. Vào một cửa hàng ăn sáng ở Hồng Kông thấy nó rộng như một sân vận động và được chăng đèn, kết hoa đỏ đến nhức mắt. Các nhân viên chạy bàn 100% là thanh niên. Phụ nữ không đủ sức làm công việc nặng nhọc này. Tôi vừa thấy một tốp khách chừng hơn 10 người ăn sáng xong đứng dậy thì lập tức 4 nhân viên chạy bàn lao tới cầm 4 góc khăn trải bàn nhấc bổng lên rồi túm 4 đầu khăn lại, bát đĩa kêu loảng xoảng bên trong… Họ vứt cái đống bát đũa ấy lên một cái xe đẩy và lập tức trải ngay khăn trải bàn mới, bát đũa mới được bầy ra, xe đẩy thức ăn lăn tới… Thế là bắt đầu cho một tốp ăn khác… Nhanh như điện. Tính chuyên nghiệp của các dịch vụ ở Hồng Kông thật cao.

Ở Ma Cao thì mỗi khách sạn đều để lầu 1 làm sòng bạc (casino). Chiều Thứ 7, dân Hồng Kông lũ lượt đi phà qua một eo biển rộng 70km để sang Ma Cao đánh bạc. Tiếng là đi phà nhưng cái phà này còn sang hơn cả máy bay. Nhưng vì nó chạy tốc độ quá nhanh và biển lại sóng lớn nên nhiều hành khách nôn mửa vì say song. Có điều lạ, các sòng bạc ở Ma Cao đa số là phụ nữ chơi bạc. Các bà, các cô sát phạt nhau trong những căn phòng rất rộng và im lặng trật tự. Tôi đã đổi 100 đôla Mỹ để thử vận hội nhưng chỉ biết quay lô-tô, và… thua sạch. Các hình thức chơi bạc rất đa dạng. Tôi đã ghi chép đủ các loại hình này để viết được một phóng sự “đánh bạc ở Ma Cao” sau này. Có điều là, tuyệt đối người ta không cho chụp hình trong các sòng bạc. Các cô gái Đông Âu, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri dạt sang Ma Cao làm nghề mại dâm và múa xếch-xi thời điểm đó rất nhộn nhịp…

Trò đời, cái rủi bao giờ cũng đi liền với cái may. Nhờ phải ở lại Lãnh sự quán ta tại Quảng Châu, tôi lại làm quen được với ông Tổng Lãnh sự. Ông là người Thái Bình, từng học ở Trung Quốc, có máu mê văn nghệ. Trên bàn của ông có hàng xấp báo Văn nghệ của Hội Nhà văn. Khi biết tôi là nhà báo, lại biết được tên… ông vui vẻ bắt tay tác giả của nhiều bài bút ký về ĐBSCL ký tên tôi. Ba ngày ở lại Quảng Châu thật không uổng. Tôi thu thập được nhiều thông tin về thành phố này và Hồng Kông qua ông Tổng Lãnh sự. Tôi còn lê la gặp được nhiều Việt Kiều đến xin giấy tờ tại Lãnh sự quán ta. Có môt “cặp” nam nữ Việt Kiều trên 50 tuổi. Ngày nào tôi cũng thấy họ đến rửa tách chén, lau nhà cho tòa Lãnh sự. Hỏi ra mới biết đó là hai anh em ruột lưu lạc sang Quảng Châu đã mấy chục năm. Cả anh và em đều lấy chồng lấy vợ người bản xứ, nhưng vì nhớ quê hương nên ngày nào cũng đến Lãnh sự quán VN lau sàn, dọn dẹp… như làm việc nhà. Tôi lân la hỏi, được biết con cái họ đã lớn, không nói sõi Tiếng Việt, nhưng chúng đã từng về Quảng Ninh tìm họ hàng, dẫu chưa gặp. Có đứa còn vào tận Sài Gon để tìm. Thế mới biết, cái tình quê hương xứ sở của người Việt ta thật sâu nặng.

– – – – –

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Ch 1.  Hà nội, nơi tôi sinh ra

Ch 2.  Đi tản cư lên Chí Chủ, Phú Thọ

Ch 3.  Hai lần “thi trượt” nhưng số phận vẫn mỉm cười với tôi

Ch 4.  Đời sinh viên

Ch 5.  Những chuyện kể của tướng Qua

Ch 6.  Chín năm dạy học ở thôn quê

Ch 7.  Ba mươi tám năm làm báo “lề phải” và “lề trái”

Ch 8.  Người cùng thời:

Ch 9.  “Chấm phá” chân dung những nhà dân chủ:

Ch 10.  Cuộc biểu tình ngày 9/12/2012

Thay lời kết

 

Coi nhân dân là thù địch, họ còn sống với ai?

Blog VOA

Bùi Tín

20-6-2018

Quang cảnh biểu tình trước chợ Hàn, Đà Nẵng. Nguồn: VOA

Tình hình trong nước càng ngày càng xấu đi một cách cực kỳ nguy hiểm. Nhân dân thức tỉnh khi lãnh đạo ngày càng quan liêu tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công lan rộng, tất cả những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân mong muốn đảng lắng nghe và chấp nhận đều bị Bộ Chính trị bỏ ngoài tai, còn vu cáo chụp mũ là bị ảnh hưởng, xúi dục, mua chuộc của phản động, của đảng Việt Tân nào đó mà người dân cũng không hề biết đó là “bọn phản động” nào, đảng Việt Tân là ở đâu!

Hoàng Sa, nỗi uất hận 45 năm!

FB Hoàng Hải Vân

18-1-2019

19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được.