Tôn giáo và sự suy thoái đạo đức xã hội

Chu Mộng Long

29-3-2019

Mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện” (Sie ist das Opium) nằm trong cả một hệ thống triết học phê phán Đức. Bắt đầu từ Nam tước Holbach trong “Đạo Ki tô bị vạch trần”, năm 1761, đã định nghĩa tôn giáo là nghệ thuật đầu độc nhân dân. Tiếp sau đó Sylvan Maréchal trong “Từ điển các nhà vô thần cổ và hiện đại”, năm 1800, đã dùng rõ ràng từ “thuốc phiện” khi nói về tôn giáo.

Lý do cánh hữu cực đoan hoảng sợ và chối bỏ “Lý thuyết Chủng tộc Phê phán” (Critical Race Theory)

Việt Linh

6-7-2021

Từ rất lâu, các học giả và nhà hoạt động dân quyền ở Hoa Kỳ đã tìm hiểu, tranh luận về các phương cách giải quyết của luật pháp Hoa Kỳ đối với công lý chủng tộc và phân biệt chủng tộc.

Những kẻ mù dẫn đường (Phần cuối)

Nguyễn Thông

22-11-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4

Đừng có lừa mị, cả vú lấp miệng em. Tôi thấy trên hệ thống báo chí truyền thông của các ông bà cầm quyền, trên mồm các giáo sư tiến sĩ lý luận Mác – Lê rặt những lời xưng tụng bài viết của ông đứng đầu, nào là sáng suốt, đổi mới, đột phá, soi đường… Thôi, giọng mấy ông giáo sĩ sống bằng lý luận như Hoàng Chí Bảo, Đức Dũng, Tạ Ngọc Tấn hoặc đám Đối diện nhố nhăng không nói làm gì, họ không khen thì chính họ có mà đói rã họng.

EVFTA:  Suy nghĩ của một người trẻ

Lương Thị Huyền

11-2-202

Ngày mai 12/2 Nghị viện châu Âu bỏ phiếu quyết định có phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam hay không. Cho dù kết quả có như thế nào đi nữa, đây là lần cuối cùng tôi muốn nhắn một câu ngắn gọn đối với những người ủng hộ quan điểm phải thông qua EVFTA bằng mọi giá, bất chấp cơ hội vận động EU hoãn chuẩn duyệt EVFTA để yêu cầu nhà nước Việt Nam đáp ứng những điều khoản quan trọng về nhân quyền.

Tình “đồng chí”

Bùi Văn Thuận

8-7-2020

Huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước là một trong những cái nôi của cộng sản ở phía Nam. Nơi đây, tình đồng chí cũng đặc biệt, và là “cái nôi” điển hình về tình đồng đảng – đồng chí trên cả nước. Các mối quan hệ đồng chí ở đây, mang đậm tính chất: Vừa hợp tác để ăn cướp, vừa đấu tranh, cắn nhau để tranh ăn, giành ghế.

Làn sóng đỏ

Nguyễn Thọ

12-11-2022

Nói đến “Làn sóng đỏ”, người ta hay nghĩ về Chủ nghĩa Cộng sản với những làn sóng lần lượt tràn vào châu Âu, châu Á, rồi châu Mỹ latin và châu Phi. Học thuyết Domino của Tổng thống Truman đầu những năm 1950 nhằm ngăn chặn “Làn sóng đỏ” của CNCS tràn xuống Đông Nam là một trong những nguyên nhân của chiến tranh Đông Dương II (1955-1975).

Đại bại

Tạ Duy Anh

28-4-2020

Rất nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Giơ-ne-vơ, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16? Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực.

Chừng nào ông Tô Lâm giải trình trước Quốc hội vụ Trịnh Xuân Thanh?

FB Trương Nhân Tuấn

17-8-2017

Trịnh Xuân Thanh lên TV tự thú. Ảnh chụp màn hình VTV

Chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một “vấn đề của quốc gia – affaire d’Etat” tại Đức.

“Vấn đề của quốc gia”, tiếng Pháp là “Affaire d’Etat”, là những sự việc xảy ra, hay việc có liên quan, đến “thượng tầng kiến trúc” của quốc gia.

Đối với quốc gia Đức, sự việc mật vụ Việt Nam “bắt cóc” một người đang sinh sống trên lãnh thổ nước Đức, được pháp luật Đức bảo vệ, là một hành vi xâm phạm chủ quyền nước này.

Bóng ma chuyên chính

Nguyễn Anh Tuấn

1-11-2023

[Vụ bắt giữ bà Nguyễn Phương Hằng và người mẫu Ngọc Trinh, sau đó là việc điều tra nhà xe Thành Bưởi, báo hiệu một bóng ma đang quay trở lại đời sống xã hội Việt Nam].

Nghĩ trong mùa dịch nCoV

Nguyễn Đắc Kiên

8-2-2020

Nhìn Trung Quốc đối diện với khủng hoảng nCoV làm tôi nhớ đến lý thuyết tiến hóa xã hội của Jurgen Habermas.

Thành viên Báo Sạch bị đe dọa

Báo Sạch

1-1-2020

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh (thứ 2 từ trái qua) và một số thành viên Báo Sạch. Ảnh: FB Trung Bảo

Từ chiều 31/12/2019 đến rạng sáng 1/1/2020, ông H.Đ.C – nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ đã liên tục gọi điện thoại cho anh Hữu Danh – thành viên Báo Sạch để… dọa giết. Trước đó, ông C gọi nhiều cuộc với lý do cần gặp vì có việc quan trọng. Đến nửa đêm, thì ông bắt đầu gọi thóa mạ và đòi mỗi người một dao để lụi nhau…

Theo hồ sơ, ông C nhận hàng trăm triệu đồng của gia đình mẹ liệt sỹ Lê Thị Tích (SN 1928, trú tại xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để xử lý một vụ việc liên quan đến đất đai. Ông nhận 15.000 đô la, 80 triệu đồng tiền mặt, tổng giá trị quy đổi khoảng 435 triệu đồng (chưa kể các món quà khác).

ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo

5-3-2021

Tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 2/3. Nguồn: Bộ Ngoại giao

Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông phó thủ tướng, kiêm ngoại trưởng, đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình.

Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm trịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Myanmar.

Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên Hiệp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3.000 quân đánh úp một thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm, mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó, nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, với hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar?

Lại có người cho rằng, cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Tàu Cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan.

Nếu đúng đây là “kịch bản” của Tàu thì Bộ Ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra giễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết, họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không bỏ mặc Myanmar, dù Việt Nam có lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

_____

Tham khảo:

https://vtc.vn/asean-hop-ban-tinh-hinh-myanmar-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-phat-bieu-ar598929.html

https://www.irrawaddy.com/opinion/guest-column/asean-members-on-myanmar-agreeing-to-disagree.html

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55903779

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56275908

Chúng ta lạc hậu hơn hai chục thế kỷ!

Nguyễn Ước

23-11-2018

Trên Tiếng Dân ngày 22/11/2018 có đăng bài “Chúng ta đang ở thế kỷ bao nhiêu?” của tác giả Nhân Trần. Nhằm góp phần trả lời câu hỏi nhức nhối đó, tôi xin trích một đoạn diễn từ của một tác giả La Mã cách đây hơn 2000 năm, trong cuốn “Bàn về Nói dối” mà tôi đang tuyển, dịch và chú giải.

Vài lời với Tiến sĩ Khuất Việt Hùng

FB Bùi Văn Thuận

8-3-2019

Ông Hùng nói: “Quy định hiện nay của chúng ta về việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông là phải chứng minh vi phạm, điều này đang đi ngược lại với các nước. Bởi thông thường về mặt hành chính thì cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện ra toà”.

Cộng sản và những người “gọi là” bất đồng chính kiến có cùng tình yêu, đó là Donald Trump

Jackhammer Nguyễn

15-12-2020

Đầu tiên xin nói cho rõ tôi dùng cụm từ “gọi là” để phân biệt với những người khác, cũng chống cộng sản nhưng không yêu ông Trump, vì những người này thấy ông Trump làm hại cho nền dân chủ mà họ đang đấu tranh cho Việt Nam.

Trích Đơn kiến nghị vụ Đồng Tâm (Phần 1)

Nguyễn Văn Miếng

6-3-2021

Ngày 2/3/2021, 14 luật sư bào chữa cho 6 bị cáo có kháng cáo trong phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3/2021 tại TANDCC tại Hà Nội đã gửi một Đơn kiến nghị về một số nội dung liên quan tới quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 09/01/2020 đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội; Ông Ngô Tự Học – Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Thủ đô kinh hoàng

Phạm Lưu Vũ

13-9-2019

Là nhiễm độc mà dân không được phép biết, là cái chết bị che giấu sự thật, là kẻ tráo trở cưỡi trên cổ dân…

Nhà báo Mai Quốc Ấn đã phải cay đắng thốt lên: “Giữa trung tâm chính trị quốc gia, giữa thủ đô mà sự thật vẫn loay hoay như tù nhân không lối ra…”

Phiếm: Được Cao Sơn Đại Vương cho uống Trà

Nguyễn Khắc Mai

31-8-2021

Người họ Mai vốn quê ở Thuận Hóa, ra lập nghiệp ở Thăng Long gần trọn đời người. Tự hào đã làm nhà ở góc thành nam, Ô Đồng Lầm, Hà Nội. Vẫn có thơ tự trào:

Mùi vị quen thuộc

Blog RFA

Tuấn Khanh

20-8-2019

Trong những câu chuyện về Hồng Kông, có những điều thật đáng chú ý. Đó là những câu chuyện kể về những người biểu tình trẻ tuổi xuống đường bị bắt đem về đồn, thẩm tra, đánh đập… có mùi vị thật quen thuộc.

Dù sao ‘phê phán dân sự hóa quân đội’ cũng có vài điểm… ‘đúng’

Blog VOA

Trân Văn

29-12-2022

Về lý thuyết, giai cấp thống trị là liên minh giữa công nhân và nông dân nhưng trên thực tế công nhân và nông dân thê thảm ra sao thì ai cũng biết bất kể hai giai cấp này luôn được sử dụng làm bung xung cho đảng CSVN

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

Sụp đổ (Phần 2)

Nguyễn Thông

10-8-2021

Tiếp theo Phần 1

Dường như thể chế nào, lực lượng cầm quyền cai trị nào cũng mắc căn bệnh thích xây dựng hình tượng đại diện. Bọn trẻ bây giờ gọi là idol (ai đồ), thần tượng. Hồi tôi còn bé, đọc những sách vở tài liệu, thấy nhà nước (miền Bắc) lên án bọn phong kiến, thực dân, phát xít, đế quốc về “tội” đề cao chủ nghĩa cá nhân, tạo lập hình tượng lừa mị dân chúng, kiểu như Napoleon, Hitler, De Gaulle.

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

LTS: Bài viết “Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét” đăng trên báo Pháp Luật TP của tác giả Phương Nam đã cung cấp những thông tin để mọi người thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường qua việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bài viết cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa từng được người nào trong 22 thành viên hội đồng thẩm định chấp nhận.

Ngay từ đầu, sự việc này đã được tiến hành bí mật, báo cáo ĐTM đã không được công bố, người dân và xã hội dân sự không được tham vấn. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN và Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bất chấp khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, đã đề nghị và Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép cho Vĩnh Tân 1. Qua đó có thể nói, Hội đồng thẩm định đã bị Bộ TN-MT lợi dụng danh nghĩa để cấp phép cho Vĩnh Tân 1.

Đã đến lúc chính quyền ở cấp cao nhất vào cuộc, thu hồi giấy phép đổ chất thải của Vĩnh Tân 1, cũng như tiến hành khởi tố vụ án, đưa các nghi phạm và đồng phạm ra xét xử một cách nghiêm minh.

Sự chần chừ của chính quyền trong lúc này, là dấu hiệu cho thấy, lãnh đạo đất nước đã không còn quyền kiểm soát, để cho nhà đầu tư Trung Quốc làm mưa làm gió, tàn phá môi trường sống của người dân.

***

PLTP

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

Phương Nam

24-7-2017

Các thợ lặn đang lặn xuống đáy biển. Nguồn: PLTP

Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển gần Hòn Cau không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ở vị trí nhận chìm.

Ngày 23-7, tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến hai dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.

Theo đó, văn bản này đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.

Hồi ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc (Kỳ 9)

Văn Việt

Nguyên Ngọc

26-9-2020

Tiếp theo Kỳ 1  — Kỳ 2Kỳ 3Kỳ 4Kỳ 5Kỳ 6Kỳ 7Kỳ 8

Tôi còn có một chuyến đi thấm thía ở Cà Mau, chắc chỉ là Cà Mau thuở ấy nay khó còn. Chuyến này Nguyễn Trọng Tín bận, tôi đi với Nghĩa, em ruột Tín, trắng trẻo, đẹp trai và cao lớn hơn anh.

Ngày độc lập 2-9 đã bị nghi vấn

Phạm Trần

6-9-2018

Lần đầu tiên trong 73 năm, đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bị nghi vấn, trong lo sợ bị lật đổ, về ngày gọi là “độc lập” 2/9.

VN nên “chấm điểm công dân” hay để dân “chấm điểm quan chức”?

Trương Nhân Tuấn

11-4-2019

Mô hình chấm điểm công dân của Trung Quốc. Ảnh: Internet

Không biết nguồn tin từ đâu, bà con báo chí rì rầm là VN sẽ áp dụng mô hình “chấm điểm công dân” của TQ. Nên hay không nên?

Lãnh đạo CSVN làm cái gì cũng bắt chước TQ. Lãnh đạo TQ đề xuất một tư tưởng nào đó, chỉ vài ba năm sau VN bưng về “rập khuôn”. Vấn đề là TQ họ có tư duy “lớp lang”, họ nói cái gì, làm cái gì… thì cái đó có căn cơ, nguồn gốc, có mục tiêu tiến tới. Vì vậy TQ thành công bao nhiêu thì VN thất bại bấy nhiêu.

TQ đạt được “đỉnh cao” về khoa học kỹ thuật, lấn áp Châu Âu. TQ thiết lập hệ thống “vành đai, con đường” để “chinh phục thế giới”. Nhìn lại VN vẫn còn “lẹt đẹt” ở vị thế “chư hầu”. Đến nay chưa sản xuất được “mặt hàng” nào có thể “sánh vai cùng bè bạn năm châu”.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 47)

Hồ Bạch Thảo

18-2-2021

Tiếp theo phần 1-46

47. Vua Trần Anh Tông (3)

Niên hiệu: Hưng Long (1293-1314)

Tháng giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1 – 23/2/1305]; lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

SÂN BAY & SÂN GOLF

FB Huy Đức

12-6-2017

Sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: internet.

Thanh Niên là tờ báo đầu tiên phản đối việc xây dựng sân golf trong sân bay nhưng Tuổi Trẻ đã chọn đúng điểm rơi để đưa vấn đề trở lại. Đây là nỗ lực tốt để “hệ thống chính trị” phải đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, theo tôi, sân golf và sân bay không phải lúc nào cũng chỉ là một vấn đề, nếu không tách bạch chưa chắc đã có thể đưa ra được chính sách đúng.

Sân golf là vấn đề tham nhũng và sự tích lũy hoang dã của các nhóm tư bản thân hữu, liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất quân đội. Sân bay là vấn đề dự báo chiến lược liên quan đến tương lai của vùng tam giác phát triển Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu. Tôi không phải là một người nghiên cứu về hàng không để có thể đưa ra một đánh giá đúng về việc xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng Tân Sơn Nhất. Tôi chỉ xin nhắc lại vấn đề đất quân sự, đề tài mà tôi đã viết từ năm 1989 và dành hẳn một tiểu mục trong Bên Thắng Cuộc.

Hiệu trưởng – Lãnh chúa trường học hay viễn cảnh thất bại của đổi mới giáo dục

Thái Hạo

14-3-2021

Phải nói ngay, việc trở thành “lãnh chúa” không phải lỗi của hiệu trưởng. Ông ta được bậc đế/vương ban cho quyền lực vô tận trong tay để trở nên độc đoán và chuyên quyền mà không có bất kỳ thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Đọc Luật giáo dục và điều lệ trường học sẽ rõ.

Hai sự thật về Nguyễn Đức Chung

Nguyễn Như Phong

18-9-2002

Cựu Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Báo Dân Trí

Thú thật là tôi cũng định im vì sợ phạm quy định “tiết lộ bí mật sức khỏe”… Nhưng nay báo chí đã nói, và luật sư cũng đã công bố, nên muốn nói kỹ hơn cho mọi người hiểu.