Ai dám trả lời thay?

Kông Kông

3-11-2018

Xin được dùng chữ Đảng viết hoa cho đúng cung cách của đảng viên với luận điểm “vô Đảng vì yêu nước”!

Trong thâm tâm, ông ta là một cậu bé đang hoảng sợ: Bob Woodward, John Bolton và một số người khác nhận xét về Trump (Phần II)

Guardian

Jude RogerAndrew Anthony thực hiện

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

25-10-2020

Tiếp theo phần I

Phần II: Nhận xét của Mary Trump

Mary Trump là một nhà tâm lý học và là cháu gái của Donald Trump. Cha cô, Fred Trump Jr, anh trai của tổng thống, qua đời khi cô 16 tuổi. Cuốn sách kể về tổng thống và gia đình Trump, “Too Much and Never Enough: How My Family Created the World’s Most Dangerous Man”, [Quá nhiều và không bao giờ đủ: Gia đình tôi đã tạo ra con người nguy hiểm nhất thế giới] đã bán được gần 1 triệu bản vào ngày đầu tiên nó được xuất bản vào tháng Bảy năm nay.

Cái gì thu được, thu hết!

FB Mạnh Quân

14-4-2018

Ảnh: internet

Trong “Hải ngoại huyết thư”, cụ Phan Bội Châu từng viết:

“Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt 
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe…”

Tình thế này hiện nay rõ ràng đang tái hiện. Chúng ta thấy thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu tăng (mà phần nhiều phần thu được lại không chi cho môi trường), mở ra hàng loạt trạm thu phí (gọi là phí nhưng tính chất là thuế vì nộp vào ngân sách), tăng phí trông, giữ xe, tăng đủ thứ… rồi mới hôm qua thì có đề xuất tăng thuế tài sản với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng…

Tưởng niệm 41 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc

CLB Lê Hiếu Đằng

16-2-2020

Hàng năm, cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, No-U, nhóm Vì Môi Trường, Hội Anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa, thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) tại Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Viết nhân chuyện kỷ luật mấy cán bộ có sổ tiết kiệm mấy trăm triệu đồng không kê khai

Kim Văn Chính

20-8-2023

Tài sản cá nhân và kiểm soát tài sản cá nhân của xã hội là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống quản lý tài sản – tài chính của một xã hội (tài chính của xã hội còn có các hệ thông tài chính công và tài chính của các pháp nhân – doanh nghiệp rất lớn và rất phức tạp, tôi không nói ở đây).

Văn hóa ứng xử của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

FB Bạch Hoàn

23-7-2017

Trời ơi là trời. Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.

TRỜI ƠI LÀ TRỜI.Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.Không còn lời nào để bình luận nữa. Tôi chỉ tự hỏi là, người ra ghi công các Mẹ, những người đã mất cả chồng, cả con, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, như thế sao? Người ta ghi công các Mẹ bằng cách đối xử với các Mẹ như vậy mà được sao? Tấm giấy chứng nhận kia có ý nghĩa gì khi thân Mẹ già phải đứng nhận dưới mưa, mà một cái ô cho Mẹ cũng không có?Không một thứ gì, không một điều gì có thể bù đắp được những mất mát mà Mẹ đã trải qua. Ghi công ơn như một que diêm giúp lòng Mẹ ấm lại phần nào. Nhưng, không phải cơn mưa, mà bởi cách ứng xử của Ban Tổ chức chương trình, mà bởi hành động của kẻ áo đen đi cùng Thủ tướng, có lẽ lại làm lòng Mẹ lạnh hơn.Tôi đã khóc khi xem clip ghi lại những khoảnh khắc này.Tôi hi vọng, hành động cầm ô che cho một mình Thủ tướng, mặc cho thân Mẹ già mỏng manh trong mưa gió kia, không phải chủ ý của Thủ tướng, mà bởi trợ lý cho Thủ tướng chỉ quen thói nịnh nọt, bợ đỡ, thiếu cái tâm của một con người và cái tầm của người làm chính trị. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng đứng trong mưa đâu có nề hà gì khi ông mới nhậm chức. Chính ông, trong buổi lễ này cũng ướt áo đó thôi… Nhưng, sự ngu dốt của đội giúp việc của Thủ tướng, thêm một lần nữa phá nát hình ảnh của ông trong mắt nhân dân. Tôi muốn nhấn mạnh là thêm một lần nữa, bởi qua rất nhiều bài phát biểu, tôi thật sự thất vọng về ekip cố vấn cho Thủ tướng.Báo Thanh Niên, mà cụ thể là thông qua Công ty cổ phần truyền thông Thanh niên là đơn vị tổ chức chương trình Khát vọng tuổi trẻ – Một thời hoa đỏ. Tôi nghĩ, họ nên dẹp ngay cái chương trình này là vừa. Bởi họ tổ chức không phải vì cái tâm, mà chỉ là sự kiện mang tính hình thức, chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài còn bên trong mục rỗng. Cách tổ chức cẩu thả, thiếu cả tâm và tầm của báo Thanh Niên cũng góp phần làm hỏng hình ảnh của Thủ tướng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu muốn lấy lại được hình ảnh là một chính khách đích thực, dù không chủ đích, ông cũng cần có một lời xin lỗi.Bài viết: Bạch HoànVideo: Thanh Niên & VTV8Lời: Khóc mẹ dân oan – Như Quỳnh.

Publié par Con Đường Việt Nam sur dimanche 23 juillet 2017

Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.

Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tài sản trôi sông lạc chợ

Phạm Trần

3-6-2019

Luật Phòng, chống Tham nhũng (PCTN) sửa đổi, 36/2018/QH14 của Cộng sản Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, đã lộ chân tướng chỉ để bao che tội phạm và bảo vệ tài sản cho kẻ tham nhũng.

Đảng Cộng sản TQ muốn hủy diệt Triệu Vy, vì sao?

Tuấn Khanh

19-9-2021

Lần đầu tiên, những lời nhận định và giải thích về việc nhà cầm quyền Bắc Kinh xóa sổ danh tính và giá trị của ngôi sao điện ảnh Triệu Vy xuất hiện. Tuy là nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng từ đó, người ta hiểu được vì sao một chế độ lại thẳng tay hủy diệt hình ảnh tiêu biểu về văn hóa đương đại của mình như vậy.

Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt: Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

6-11-2018

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis – Ảnh: Bộ Ngoại giao Đức

Kết quả đàm phán Đức – Việt ngày 1/11/2018 tại Berlin:

–  Quan hệ giữa hai nước, giờ đây, đang đứng trước một sự khởi đầu mới.

Bộ trưởng Wilbur Ross, người ôm gấu trúc?

Lê Minh Nguyên

30-10-2020

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và các quan chức trong chính quyền Trump, cùng các thứ trưởng và quan chức cấp cao TQ đàm phán thương mại tại Eisenhower Executive Office Building ở Washington vào ngày 30/1/2019. Nguồn: Chip Somodevilla / Getty Images

Bộ Truởng Thuơng Mại Wilbur Ross vẫn nằm trong Hội đồng quản trị liên doanh Trung Quốc khi cùng lúc điều hành chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Tâm thần và tâm tà

Lò Văn Củi

17-4-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Ê Bảy, mần gì mà mắt nhắm mắt mở vậy, thức cả đêm ha, viết tâm thơ cho con nhỏ nào chăng?

Anh Bảy Thọt trả lời:

– Dạ, hổng dám ông Hai ui. Con hổng dám học hửi… ý lộn, học hỏi quan đâu. Ý ông Hai là ông phá… ươi ươi… phó chứ, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, xót xa rừng bị phá, nửa đêm viết tâm thơ gởi kiểm lâm chứ gì?

Hãy cảnh giác

Võ Xuân Sơn

18-2-2020

Ngày hôm nay, chúng ta nô nức vui mừng khi có thêm 4 người nhiễm Wuhan coronavirus được coi là khỏi bệnh, và đã 5 ngày không có ca nhiễm mới. VTV lớn tiếng ca ngợi các bệnh viện, từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

Cúng dường và thói đạo đức giả

Thái Hạo

28-8-2023

Phật giáo hiện nay ở VN đa số là theo Tịnh Độ, mà Tịnh độ thì có lẽ ít ai không lấy Hòa thượng Tịnh Không làm thầy, coi như một bậc cao tăng thạc đức. Vậy hãy xem ông dạy thế nào về cúng dường.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 21)

Nguyễn Văn Tung

26-7-2017

Ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐ thành viên Mobifone. Ảnh: internet

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thanh tra làm rõ nghi án tham nhũng Mobifone mua AVG (ngày 28/7/2016), cho đến nay, các sai phạm đã quá rõ ràng, mức giá thẩm định cũng đã được xác định. Tuy vậy, các nhóm lợi ích đang chi phối mạnh Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone đã bị bỏ trống gần 2 tháng mặc dù Điều lệ có quy định phải bổ nhiệm Chủ tịch mới trong vòng 2 tháng kể từ khi Chủ tịch hiện tại bị miễn nhiệm.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Công an nhân dân – dân nuôi cho tội phạm dùng!

Blog VOA

Trân Văn

22-9-2021

Đại tá Phùng Anh Lê vừa mất ghế trưởng Phòng Cảnh Sát Kinh Tế, Công An thành phố Hà Nội. Nguồn: Dân Việt

Ai biểu anh là… dân!

Blog VOA

Trân Văn

9-11-2018

Thẩm phán Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Tối cao, vừa khẳng định với báo giới rằng, sau khi nhận được hồ sơ vụ án “vi phạm quy định về điều khiểu phương tiện giao thông đường bộ”, khiến ông Lê Ngọc Hoàng bị phạt sáu năm tù, Tòa án Tối cao sẽ cùng với các ngành Kiểm sát, Công an thẩm tra lại vụ án (1)…

Tại sao Mỹ phải trở lại vai trò lãnh đạo?

Foreign Affairs

Tác giả: Joseph R. Biden

Trần Ngọc Cư trích dịch

Lời người dịch: Khả năng rất lớn là cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ trong những ngày sắp tới. Chúng tôi mạo muội trích dịch một phần trong bài tiểu luận “Why America Must Lead Again” [Tại sao Mỹ phải trở lại vai trò lãnh đạo], đặc biệt có liên quan đến chính sách mậu dịch và nhân quyền đối với Trung Quốc, điều mà nhiều người Việt Nam có lẽ đang thắc mắc.

Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa là cái chi chi?

Phạm Trần

19-4-2018

Nếu 4.5 triệu đảng viên Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa bị tâm thần tất cả thì số đông cán bộ tuyên truyền đã bị lá bùa “dân chủ xã hội chủ nghĩa” làm mê sảng hoảng loạn.

Hiện tượng này đã phản ảnh trong luồng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng đảng viên, nhằm chống lại những phê phán Việt Nam không có dân chủ và tự do.

Chuyện ông Phúc và cô Thanh

Jackhammer Nguyễn

21-2-2020

Cô Chu Ngọc Thanh được huyện Ia Grai, Gia Lai, khen thưởng, sau khi bài thơ của cô được TT Nguyễn Xuân Phúc khen. Ảnh: FB Hoàng Dũng

Một vở bi hài kịch có tầm mức quốc gia vừa được trình diễn tại Việt Nam. Hai nhân vật chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cô giáo Chu Ngọc Thanh. Tham gia kịch bản có thể có cơ quan tuyên giáo, nhưng chắc chắn việc giải quyết hậu quả nghiêm trọng là các cơ quan báo chí của Đảng.

Chúa hãy phù hộ cho cả Mỹ lẫn Việt Nam!

Blog VOA

Hoàng Trường

6-9-2023

Ông Biden và ông Nguyễn Phú Trọng trong lần gặp gỡ năm 2015 tại Washington. Nguồn: AP

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 07g)

Chương 7g:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

QUẢNG CHÂU – THÂM QUYẾN – HỒNG KÔNG – MA CAO… VÀ CUỘC THỬ NGHIỆM VỀ TIỀN NHUẬN BÚT CHO MỘT CHUYẾN ĐI

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4, Ch.5, Ch.6, Ch.7a, Ch.7b, Ch.7c, Ch.7d, Ch.7đ, Ch.7e)

Ngày 1-7-1997, Hồng Kông sẽ được trao trả về cho Trung Quốc. Đây là một đề tài hấp dẫn mà báo chí ở TP.HCM rất đói tin tức, bài vở, hình ảnh… thời sự về Hồng Kông (nơi được coi là nhiều đầu mối tin tức nhất thế giới).

Đã hơn 10 năm từ ngày “đổi mới” (1986), trên thực tế Việt Nam chỉ đổi mới một phần về kinh tế như cho các thành phần kinh tế tư nhân được họat động, kinh tế quốc doanh vẫn nắm cái chủ chốt… còn các mặt khác của đời sống xã hội vẫn như cũ. Với báo chí thì là số không. Không hề có báo tư nhân. Báo quốc doanh thì các nhà báo chỉ là một anh viên chức ăn lương tháng để viết tin, bài. Một sự kiện như Hồng Kông được giao về cho Trung Quốc thì các báo chỉ chờ dịch tin, bài của báo chí nước ngoài (biên tập lại). Hầu như không có báo, đài nào cử phóng viên tận nơi quan sát để viết tin bài. Chế độ trả nhuận bút của các báo, đài chỉ có tính chất tượng trưng, và trả theo… số lượng chữ của bài báo, không trả theo chất lượng tin, bài. Nếu có ông to, bà lớn nào viết bài cho đài báo thì các Tổng Biên tập nịnh khéo quan trên, sẽ trả một số tiền lớn hơn nhiều so với các bài khác. Vì thế, có ông cứ tưởng nhuận bút như thế thì các nhà báo sống khỏe (!). Có lần Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Nguyễn Giới viết một bài cho một tờ tạp chí trong ngành của ông, lúc lãnh nhuận bút ông thấy những một triệu đồng (vào đầu những năm 90), lớn quá, ông không nhận. Sau này ông tâm sự với tôi: – Mình nghĩ là họ hối lộ một cách tế nhị nên từ chối ! Những ông thứ trưởng như Nguyễn Giới tôi biết là có thật và chỉ có vào thời điểm ấy. Bây giờ, chạy một chân Thứ trưởng phải cả chục tỷ đồng thì có trả nhuận bút bằng một cái xe Toyota đời mới họ vẫn chê ít (!).

Xét một cách toàn diện, kể cả chế độ trả nhuận bút, Việt Nam vẫn chưa có báo chí đúng nghĩa của nó. Năm 1994, tôi bỏ tiền túi ra đi Điện Biên Phủ, lúc về viết hàng chục cái tin, bài, phóng sự ảnh… cho nhiều số báo của báo SGGP ra hàng ngày và Tuần san SGGP Thứ 7 cùng nhiều báo khác nữa ở ĐBSCL… nhưng nhuận bút lãnh về cũng chưa đủ chi phí cho chuyến đi ĐBP. Tiền vé máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi từ Hà Nội lên Điện Biên, tiền ăn ở khách sạn, mua phim ảnh, rồi quay về lại Sài Gòn.

Vậy mà đầu năm 1997, tôi lại quyết định bỏ tiền túi để đi Hồng Kông với tham vọng viết được những tin, bài, ảnh nóng hổi cho báo chí thành phố sôi động này nhưng lại đói tin tức dịp Hồng Kông được trả về Trung Quốc.

Tôi đi theo tour của Công ty Du lịch V.Y.C (Travel Company TPHCM). Lịch trình của tour này là từ Sài Gòn đi Quảng Châu, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ma Cao rồi lại trở về Quảng Châu, Sài Gòn. Tất cả là 8 ngày. Những ngày ở Trung Quốc tôi dưỡng sức, nằm nhà nghỉ, dành tòan bộ sức lực để làm việc trong 2 ngày ở Hồng Kông. Tôi tách đoàn, đi chụp hình ở các chợ, đường phố, tìm gặp Việt Kiều để hỏi chuyện, phỏng vấn các nhân viên ở khách sạn qua phiên dịch là anh hướng dẫn viên của VYC. Chuyến đi này thấy tôi là nhà báo nên đoàn bầu làm trưởng đoàn, được ngủ cùng phòng với hướng dẫn viên nên cũng thuận tiện khai thác tư liệu. Tôi gom tất cả các báo hàng ngày bằng Tiếng Hoa và Tiếng Anh ở khách sạn được phát không… để về nhà nhờ bạn bè dịch, khai thác tư liệu…

Kể từ đầu năm 1997, nhất là gần đến ngày 1.7 năm đó, tin bài, phóng sự, phóng sự ảnh của tôi về Trung Quốc và Hồng Kông liên tục xuất hiện trên các báo… vậy mà, tiền nhuận bút thu về cũng không đủ chi phí cho chuyến đi hơn một ngàn đôla Mỹ. Có thể nói tôi là nhà báo đầu tiên ở Việt Nam đã làm một cuộc thử nghiệm điều tra về chế độ nhuận bút hiện hành ở Việt Nam lúc đó với bài toán “tự đầu tư – tự trang trải”. Và, tôi đi đến kết luận: Nhà báo VN không thể sống bằng nhuận bút như nhà báo ở các nước tự do khác. Nhà báo ở VN vẫn là các công chức ăn lương tháng, đi đâu thì ăn nhờ ở đậu nhà khách các địa phương, viết theo lời cán bộ địa phương nói. Rời cái bầu vú bao cấp ấy ra là chết liền. Sau này, kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển mạnh thì cái quái thai này sinh ra các tờ báo sống chủ yếu bằng quảng cáo, đi chạy quảng cáo để ăn phần trăm. Một số nhà báo giầu tấng lên, tậu được xe hơi, nhà lầu thì chủ yếu là đi dọa dẫm các doanh nghiệp, tống tiền các đại gia vì họ sợ bị vu khống, bị bới móc các bí mật trốn thuế của họ. Nếu họ bị vu oan thì không được đính chính. Nếu buộc phải đính chính thì chỉ được vài dòng lí nhí ở trang tư, còn khi vu cáo họ thì đem lên trang nhất. Tôi sẽ còn nói nhiều về thực trạng này ở phần sau.

Hiện tôi còn giữ đến 3kg biên lai nhuận bút (dù chỉ là một phần nhỏ lưu giữ được) của gần 30 năm làm báo “lề phải”. Ví dụ: Phiếu trả nhuận bút của Báo Lao Động, bài và ảnh 15.000 đồng, đề ngày 15/5/1990. Báo Tuổi Trẻ: 20.000 đồng, đề ngày 4/8/1990; Báo Nhân Dân đăng bài và ảnh về huyện Cao Lãnh: 150.000 đồng, đề ngày 5/1/1999; Báo SGGP: 700.000 đồng, ngày 28/11/2004 nhưng phải trừ thuến thu nhập cá nhân 10%, còn 630.000 đồng. Nếu bạn sinh viên khoa báo chí nào cần viết luận văn về đề tài nhuận bút báo chí ở Việt Nam qua các thời kỳ, tôi xin tặng 3kg  hóa đơn chi trả nhuận bút này làm tài liệu nghiên cứu.

Nhưng tất cả các nhuận bút đó cũng không “cứu” được tôi nếu không được lãnh lương tháng ở Cơ quan Đài TNVN. Đó mới là thực chất bi hài của cái gọi là nhà báo ở Việt Nam: Nhà báo ăn lương của Đảng.

Của đáng tội, bù lại chuyến đi viêt về một sự kiện mà nhuận bút không bù được chi phí cho chuyến đi đó, tôi được “lời” là được “cưỡi ngựa xem hoa”, được tận mắt xem hai bông hoa của tư bản “giãy chết” là Hồng Kông thuộc Anh và Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha.

Từ lục địa Trung Hoa, qua Hồng Kông và từ Ma Cao về lại Quảng Đông (Trung Quôc) đều phải làm thủ tục xuất nhập cảnh vì Hồng Kông là của Anh, Ma Cao là của Bồ Đào Nha như đã nói ở trên. Chỉ riêng làm thủ tục xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu thôi cũng thấy được sự thối nát, trì trệ của bộ máy nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó không khác gì ở Việt Nam. Các nhân viên an ninh và hải quan của Trung Quốc như những con quái vật. Họ vừa làm việc vừa nói chuyện bả lả với nhau, nhìn khách du lịch như muốn ăn thịt người ta. Khi từ sân bay Bạch Vân xuống, đóng dấu vào hộ chiếu của tôi thì vì vừa nói chuyện riêng vừa làm việc nên họ đóng nhầm dấu… Qua trạm thứ hai thì cậu hướng dẫn viên của VYC phải đưa tôi quay lại để đóng dấu lại và họ phải đóng dấu áp lai vào giữa hai dấu đã đóng đó. Nhưng đã có dấu áp lai rồi tôi vẫn luôn bị họanh họe khi qua các cửa khẩu. Chưa hết, khi từ Ma Cao về lại Quảng Đông, qua cửa khẩu của thành phố Chu Hải, hướng dẫn viên VYC cầm một xấp 12 cái hộ chiếu để đóng dấu nhập cảnh, nhưng vừa làm việc vừa nói chuyện riêng với người ngồi bên cạnh, cô nhân viên an ninh bỏ sót hộ chiếu của tôi không đóng dấu. Thế là đến ngày về tôi bị gạt lại không cho ra sân bay vì thiếu một cái dấu nhập cảnh từ Ma Cao vào lại Quảng Đông. Cô nhân viên du lịch TP Quảng Châu, công ty liên kết với du lịch VYC trình bày đến rã bọt mép với công an cửa khẩu là chúng tôi đi một đoàn du lịch, có danh sách đoàn đi do tôi là trưởng đoàn, yêu cầu họ chỉ gọi một cú điện thoại về cửa khẩu Chu Hải để xác minh là đoàn đã vào lại lục địa ngày giờ ấy… nhưng bọn công an cửa khẩu chỉ đứng cười… Cuối cùng là tôi và cả anh nhân viên của VYC và cô nhân viên du lịch của Quảng Châu phải thuê xe đi hàng trăm cây số về lại Chu Hải để xin một cái dấu. Đến nơi, bật vi tính lên, họ thấy tôi có tên trong danh sách nhập lại Chu Hải nhưng… quên chưa đóng dấu vào hộ chiếu. Họ đóng dấu lại và thản nhiên không một lời xin lỗi. Chúng tôi phải tá túc lại Quảng Châu ba ngày nữa để chờ máy bay về. Khi về, qua cửa khẩu, lại bị họ hoạnh họe vì sao hộ chiếu nhiều dấu đóng thế? Ngày về sao lại không đúng với giấy phép của chuyến đi du lịch? V.v. và v.v.

Nhìn những gương mặt của công an cửa khẩu, nhân viên hải quan Trung Quốc, tôi thấm thía đến từng lỗ chân lông sự “ưu việt” của chính quyền công-nông, của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trái lại, từ lúc đặt chân lên Hồng Kông thì mọi sự khác hẳn, các nhân viên khách sạn nơi chúng tôi ở đưa hành lý cho khách đến từng phòng, lễ độ và vui vẻ hết sức. Phỏng vấn ai họ cũng vui vẻ trả lời. Cuốn sổ tay của tôi ghi kín hai ngày ở Hồng Kông.

Hồng Kông là trung tâm giao dịch tài chính lớn của thế giới thì ai cũng biết, nhưng đây còn là một thị trường thông tin, tin tức lớn nhất thế giới. Ở đây, mỗi buổi sáng ngủ dậy anh có thể biết ngay những gì mới xảy ra trong đêm hôm qua cho đến lúc anh tỉnh dậy. Những cuốn sách lớn mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để chào bán cho anh. Nếu có tiền ở Hồng Kông người ta có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới. Có cả những “hãng” sản xuất ra thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng hay hàng ngày. Vì thế các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo thế giới ở đây thuộc vào loại cao nhất. Chính người chú ruột của tôi là nhà báo Lê Phú Hào đã chờ đợi nhiều thời gian để Thông tấn xã Việt Nam xin đặt ông thường trú tại đây nhưng không được. Cuối cùng, vào những năm 60, ông phải từ Bắc Kinh qua Anger (Angiêri) để thường trú và sau đó qua Paris làm phiên dịch Tiếng Anh cho Lê Đức Thọ tại hòa đàm Paris.

Nếu ai hỏi tôi ấn tượng nào mạnh nhất khi ở Hồng Kông thì tôi nói ngay là dịch vụ ăn uống. Buổi sáng, cả Hồng Kông ăn sáng rào rào. Có nhà hàng nổi ở Hồng Kông có thể tiếp 3.000 thực khách một lúc. Vào một cửa hàng ăn sáng ở Hồng Kông thấy nó rộng như một sân vận động và được chăng đèn, kết hoa đỏ đến nhức mắt. Các nhân viên chạy bàn 100% là thanh niên. Phụ nữ không đủ sức làm công việc nặng nhọc này. Tôi vừa thấy một tốp khách chừng hơn 10 người ăn sáng xong đứng dậy thì lập tức 4 nhân viên chạy bàn lao tới cầm 4 góc khăn trải bàn nhấc bổng lên rồi túm 4 đầu khăn lại, bát đĩa kêu loảng xoảng bên trong… Họ vứt cái đống bát đũa ấy lên một cái xe đẩy và lập tức trải ngay khăn trải bàn mới, bát đũa mới được bầy ra, xe đẩy thức ăn lăn tới… Thế là bắt đầu cho một tốp ăn khác… Nhanh như điện. Tính chuyên nghiệp của các dịch vụ ở Hồng Kông thật cao.

Ở Ma Cao thì mỗi khách sạn đều để lầu 1 làm sòng bạc (casino). Chiều Thứ 7, dân Hồng Kông lũ lượt đi phà qua một eo biển rộng 70km để sang Ma Cao đánh bạc. Tiếng là đi phà nhưng cái phà này còn sang hơn cả máy bay. Nhưng vì nó chạy tốc độ quá nhanh và biển lại sóng lớn nên nhiều hành khách nôn mửa vì say song. Có điều lạ, các sòng bạc ở Ma Cao đa số là phụ nữ chơi bạc. Các bà, các cô sát phạt nhau trong những căn phòng rất rộng và im lặng trật tự. Tôi đã đổi 100 đôla Mỹ để thử vận hội nhưng chỉ biết quay lô-tô, và… thua sạch. Các hình thức chơi bạc rất đa dạng. Tôi đã ghi chép đủ các loại hình này để viết được một phóng sự “đánh bạc ở Ma Cao” sau này. Có điều là, tuyệt đối người ta không cho chụp hình trong các sòng bạc. Các cô gái Đông Âu, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri dạt sang Ma Cao làm nghề mại dâm và múa xếch-xi thời điểm đó rất nhộn nhịp…

Trò đời, cái rủi bao giờ cũng đi liền với cái may. Nhờ phải ở lại Lãnh sự quán ta tại Quảng Châu, tôi lại làm quen được với ông Tổng Lãnh sự. Ông là người Thái Bình, từng học ở Trung Quốc, có máu mê văn nghệ. Trên bàn của ông có hàng xấp báo Văn nghệ của Hội Nhà văn. Khi biết tôi là nhà báo, lại biết được tên… ông vui vẻ bắt tay tác giả của nhiều bài bút ký về ĐBSCL ký tên tôi. Ba ngày ở lại Quảng Châu thật không uổng. Tôi thu thập được nhiều thông tin về thành phố này và Hồng Kông qua ông Tổng Lãnh sự. Tôi còn lê la gặp được nhiều Việt Kiều đến xin giấy tờ tại Lãnh sự quán ta. Có môt “cặp” nam nữ Việt Kiều trên 50 tuổi. Ngày nào tôi cũng thấy họ đến rửa tách chén, lau nhà cho tòa Lãnh sự. Hỏi ra mới biết đó là hai anh em ruột lưu lạc sang Quảng Châu đã mấy chục năm. Cả anh và em đều lấy chồng lấy vợ người bản xứ, nhưng vì nhớ quê hương nên ngày nào cũng đến Lãnh sự quán VN lau sàn, dọn dẹp… như làm việc nhà. Tôi lân la hỏi, được biết con cái họ đã lớn, không nói sõi Tiếng Việt, nhưng chúng đã từng về Quảng Ninh tìm họ hàng, dẫu chưa gặp. Có đứa còn vào tận Sài Gon để tìm. Thế mới biết, cái tình quê hương xứ sở của người Việt ta thật sâu nặng.

– – – – –

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Ch 1.  Hà nội, nơi tôi sinh ra

Ch 2.  Đi tản cư lên Chí Chủ, Phú Thọ

Ch 3.  Hai lần “thi trượt” nhưng số phận vẫn mỉm cười với tôi

Ch 4.  Đời sinh viên

Ch 5.  Những chuyện kể của tướng Qua

Ch 6.  Chín năm dạy học ở thôn quê

Ch 7.  Ba mươi tám năm làm báo “lề phải” và “lề trái”

Ch 8.  Người cùng thời:

Ch 9.  “Chấm phá” chân dung những nhà dân chủ:

Ch 10.  Cuộc biểu tình ngày 9/12/2012

Thay lời kết

 

Doanh nghiệp cá mập và chế độ độc tài

Dương Quốc Chính

10-7-2019

Đế chế VIN y hệt chế độ độc tài. Anh Vượng có thể lẳng lặng sửa sai chứ tuyệt đối không bao giờ nhận sai, ít ra là trên truyền thông. Ví dụ như việc thiết kế căn hộ bị lỗi, phòng ngủ tịt… Họ lẳng lặng sửa ở các dự án tiếp theo nhưng vẫn cố gắng bịt hết các thông tin chỉ ra những sai lầm trong thiết kế cũ, kể cả xóa đi nhưng bài viết đã rất cũ, của những tạp chí chuyên ngành có uy tín.

Bản chất của nhà nước Việt Nam đối với ngành Giáo Dục

Hoàng Ngọc Diệp

26-9-2021

“Khai dân trí” là bước đầu của ba giai đoạn/mục tiêu để đất nước cường thịnh theo tầm nhìn của cụ Phan Chu Trinh. Và tất nhiên, hầu hết mọi con người chỉ cần có kiến thức bình thường trên thế giới này đều biết rằng giáo dục cho các thế hệ trẻ chính là một phương pháp đầu tư thiết yếu, một kế hoạch xây dựng cần phải có cho một tương lai tốt đẹp hơn của cả một đất nước.

Tại sao Chu Hảo?

Lê Phú Khải

11-11-2018

Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội, đạo diễn nghệ sỹ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn:

Chủ nghĩa Phát Xít sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ?

Project Syndicate

Tác giả: Jason Stanley, Federico Finchelstein, Pablo Piccato

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Lời giới thiệu: Bài viết này đã được đăng trên trang Project Syndicate ngày 30/10/2020, trong bối cảnh bầu cử Mỹ sắp diễn ra. Project Syndicate là một tổ chức phi lợi nhuận, có trụ sở tại Praha, Cộng hòa Séc, chuyên về truyền thông quốc tế, cung cấp các bài bình luận và phân tích nhiều chủ đề trên toàn cầu. Project Syndicate hiện có 506 tờ báo tại 156 nước. Mặc dù bài viết này đã được đăng 4 ngày trước ngày bầu cử Mỹ, nhưng nội dung vẫn còn mang tính thời sự, xin được giới thiệu với quý độc giả.

Vặt lông vịt

FB Từ Thức

21-4-2018

Ảnh: internet

Dân Việt đang và sẽ khổ thêm về thuế. Những thợ vặt lông vịt đang nặn óc để càng ngày càng hữu hiệu hơn.

Sự thực, xứ nào cũng có thuế. Vấn đề là đóng thuế để làm gì. Để làm việc công ích, xây nhà thương, trường học, sửa sang đường xá, trợ cấp người nghèo, hay giúp quan lớn mua nhà ở nước ngoài, xây dinh thự cho bồ nhí. Đóng thuế để xây dựng đất nưóc, hay để vỗ béo những người bắt ta đóng thuế. Những người chỉ có một nhiệm vụ, và thú vui, là hành hạ, kiểm soát, làm tiền và bỏ tù dân.

Hàn Quốc chống dịch thế nào?

Mai Ngọc

23-2-2020

Ở Hàn gần 4 năm nay, đây cũng là lần đầu tiên mình thấy bức xúc vì y tế Hàn Quốc như thế.

Toàn văn phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tại họp báo

TTXVN

11-9-2023

LGT: Sau đây là bài phát biểu của lãnh đạo hai nước Việt – Mỹ, do Thông Tấn xã Việt Nam dịch và đăng tải. Mời quý bạn đọc so sánh với bản gốc (cuối bài), đã được tòa Bạch Ốc đăng tải hôm nay.

Thử tìm hướng đi mới cho vụ “đánh” GS Ngô Bảo Châu

Nguyễn Hoa Lư

29-7-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?