Cúng dường và thói đạo đức giả

Thái Hạo

28-8-2023

Phật giáo hiện nay ở VN đa số là theo Tịnh Độ, mà Tịnh độ thì có lẽ ít ai không lấy Hòa thượng Tịnh Không làm thầy, coi như một bậc cao tăng thạc đức. Vậy hãy xem ông dạy thế nào về cúng dường.

Trong bài giảng về phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, hòa thượng Tịnh Không nói: “Chiếu theo lời Phật, Bồ Tát giáo huấn, sửa đổi cho đúng cách nghĩ, cách nhìn, cách nói, cách làm lầm lạc của chúng ta, đó gọi là “cúng dường bằng cách tu hành đúng theo lời dạy”. Cúng dường bằng hương, hoa, nước, trái cây chỉ nhằm biểu hiện lòng cung kính của chúng ta mà thôi, Phật, Bồ Tát chẳng cần đến những thứ ấy đâu!”.

Ông cũng nhiều lần nhắc nhở rằng, không nên cung phụng tu sĩ vì sẽ khiến họ sa đọa trong sự hưởng thụ. Cùng lắm là giúp họ miếng ăn chỗ ở, miễn làm sao đủ để họ sống mà tu hành. Mang tiền của đến cúng cho sư mua ô tô, xây nhà đẹp, sắm vertu là đang tạo nghiệp chứ không ích lợi gì cả. Phật cũng dạy, người tu phải “lấy khổ làm thầy”, sướng đến mặt mũi phì nộn bóng nhẫy lên như bây giờ thì tu cái gì!

Kinh Phật dạy, Phước báo do đâu có? “Phước báo là do tu bố thí, cúng dường mà được”. Nhưng thế nào là bố thí, cúng dường? Hòa thượng Tịnh Không giảng: “Tâm bố thí của Phổ Hiền Bồ Tát là chân thành, thanh tịnh, rộng lớn, bình đẳng, dùng tâm như thế để bố thí thì gọi là Cúng Dường”.

Bố thí có nhiều loại, “tài thí” (san sẻ của cải để giúp đỡ người nghèo khó…), “pháp thí” (chia sẻ sự hiểu biết chân chính để giúp người bớt ngu dốt), “vô úy thí” (mang đến sự an vui cho chúng sinh). Bố thí sẽ được gọi là cúng dường khi cho đi với cái tâm “chân thành, thanh tịnh, rộng lớn, bình đẳng”, vô dục, vô cầu; nếu có sự đổi chác, cầu mong được “phước báu” mỗi khi làm việc tốt thì là tâm ô nhiễm, không ích lợi gì.

Cúng dường cũng có nhiều loại, mà quan trọng nhất là (1) lo tu hành đúng cách, thứ nữa là (2) làm lợi ích cho chúng sanh, (3) chỉ đạo, dẫn dắt (gọi là “nhiếp thọ” chúng sanh), (4) chịu khổ thay cho chúng sanh, (5) siêng tu thiện căn, (6) giáo hóa chúng sanh, (7) chẳng bỏ bồ đề tâm (kiên trì tu giác ngộ).

Nhìn vào đây thì thấy, cúng dường không phải là mang tiền của lên chùa để cúng, mà chính là trạng thái “tâm” mỗi khi cho đi. Nếu cho đi bằng tâm thanh tịnh, vô nhiễm, không mong cầu, nay ta gọi là “vô tư”, thì đó là cúng dường, dù là cho bất cứ ai hay loài vật nào.

Và ta cũng thấy, cúng dường quan trọng nhất là lo tu tập để hoàn thiện con người mình, đồng thời giúp đỡ chúng sanh, chứ không phải đi cúng cho chùa cho sư!

Học Phật phải hiểu Phật, nếu không sẽ sa vào đường mê hoặc bị bọn tà sư thao túng và lợi dụng, tiền mất tật mang. Vậy nếu bạn muốn cúng dường, thì thử nhìn sang hàng xóm coi có ai đói khổ không, cho họ bát cơm, chứ không cần rồng rắn đến chùa để cung phụng kẻ khoác áo tu hành giả danh.

Lại nói về phóng sanh. Trong ba thứ bố thí có vô úy thí, chính là liên quan tới phóng sanh. Làm sao để đồng loại và muôn loài được an ủi, được cứu mạng, được sống trong sự thanh bình không não hại. Người ta đang tự do, đi bắt nhốt lại, đốt hương khói nghi ngút, khiến cho thân tàn ma dại, rồi mang thả ra, đó là làm cho khốc hại, là hiện thân của cái ác, chứ không có chút từ bi nào cả.

Phóng sinh tôm cua cá ốc chim cò làm gì khi thấy đồng loại bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù oan hàng chục năm trời mà không hé răng nói lấy một lời? Phóng sanh cái gì khi thấy cái ác và sự bất công tràn ngập mà không hó hé nửa câu? Đó là sự vô cảm độc ác và là hiện thân của thói đạo đức giả mà thôi.

Hình chim con sau những ngày mẹ đã bị “phóng sanh”
Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phản biện bài này

    – Theo Laplace, đạo đức giả vái đạo đức thật 1 vái, có nghĩa họ ý thức được “đạo đức thật” là gì . Thế là hơn Thái Hạo rùi

    – Nếu phải nói điều gì, thì tất cả mọi bạc ti trong chiện này, sư, dân mua chim, dân bẫy chim, động cơ chính của họ là tham lam, và theo Thái Hạo, là điều tốt, vì là động lực của phát triển . Họ lợi dụng Phật & thần thánh, ừ thì đã sao ? Nếu Phật & thần thánh có lợi cho những mục đích tham lam dẫn đến phát triển, của họ, by all means. Trí thức nhà mềnh, Thái Hạo included, vẫn lợi dụng & nhân danh đủ thứ trời ơi đất hỡi để che giấu những chiện khó có thể nói là trong sáng, 1 số, có thể nói như vậy, người vưỡn chích đùi rùi vinh danh họ, có sao đâu

    – Cũng có nghĩa cái thứ hổng-biết-phải-gọi-là-gì mà các bác “đấu tranh”, chỉ các bác biết với nhau . Đại đa số thầm lặng chọn ngoảnh mặt đi, cũng có nghĩa bình diện dân trí is not bad, not bad at all. Cũng có nghĩa trí thức nhà mềnh đang khai (mùi) dân trí . Đamn, its gettin better by the minute. Tớ hoàn toàn đứng về phía đại đa số thầm lặng này . Cái thứ mà các bác “đấu zanh”, xít man, i want no part of that PoS, và đa số cũng đã chọn thái độ của tớ, i feel vindicated, ritely & proudly so.

    – Có nên đòi hỏi các “trí thức” nhà mềnh xét lại những gì mình tin không ? Nah. its more fun this way. Nói chung, các bác nên tin những gì mình tin . Chỉ xin các bác khiêm tốn hơn . Ít ra đạo đức giả ý thức được đạo đức thật là gì, vẫn hơn những kẻ tin mình là đạo cao đức trọng nên ngoạc mồm ra lên án đủ thứ, ngoại trừ chính mình . Tới giờ thì rõ ràng các bác chỉ khai (mùi) dân trí thui

    – Tham lam dẫn đến phát triển, đúng, sẽ gây ra những mất mát, và 1 trong số các bác đã có ngay biện hộ . Chỉ là những mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được . Hoặc nếu có (bao giờ) đọc sách cùng Đoan Trang, cũng bít cái tư di nếu hổng tính tới đạo đức, mọi chiện rất ư là OK.

  2. Muốn giảm bớt cách “phóng sinh” …vô minh này thì đề nghị in thật nhiều tấm hình
    mấy con chim non đang há miệng chờ thức ăn mẹ chúng mang về rồi đem dán ngay
    trước cổng các chùa thì hy vọng Phật tử sẽ tỉnh ngộ mà bớt phóng sinh ?

  3. Sư tăng bây giờ chỉ mong đợi bá tánh thập phương cúng dường thôi . Không có tiền của “cúng dường” của lũ người u mê thì họ có mà chết đói nhăn răng, nói gì đến có chùa chiềng to đẹp để ở, có xe sang để đi, có tín nữ hầu quạt mỗi khi trái gió trở trời . Bởi họ có làm gì động đến mống tay đâu thì lấy gì để sống ? Muốn tu hành cho trọn đạo , hãy vào nơi thâm sơn cùng cốc mà ẩn lánh chứ sao cứ chọn nơi đông dân cư mà mọc lên chùa ?!
    Có phải đến thời điểm bây giờ mới có những gã sư sống sa đọa ? Từ thế kỉ XVIII, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã cảm thán :”Khéo ngẩn ngơ thay, lũ trọc đầu” !

  4. Phật Giáo có phải là một tôn giáo hay chỉ là một giáo phái tự phát và rất nặng về mê tín dị đoan ?
    Câu hỏi này hết sức nhạy cảm nhưng nếu nhìn về Việt Nam của ngày hôm nay thì sao thấy đắng nghét ở cổ họng. Cuồng tín muốn biến Phật Giáo thành quốc giáo nên bị việt cộng lợi dụng và sau 1975 cho đến bây giờ nói chung là câm như hến. Khốn nạn

  5. Riêng Phật giáo ở xứ này đang gặp kiếp nạn! Bao nhiêu chúng sinh đang chìm trong bể u mê là do đâu? Không phải chỉ đơn giản nhìn vào những tên sư sãi âm binh ở các chùa mà phải nhìn sâu vào âm mưu của cs. Chính chúng nó tạo nên và hỗ trợ những tên sư, những chùa chiền và độc ác nhất là sự tuyên truyền kiểu mê tín, giáo lý tà đạo làm người dân trong cuộc sống thiếu tự do lại thêm lầm lạc về tư tưởng tôn giáo. Thật là kiếp nạn cho dân Việt Nam!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây