“Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”

Nguyễn Quang Bô

28-10-2019

Mấy hôm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thông báo tàu “Địa chất Hải Dương-8”(Hb) và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã rút về nước sau gần 3 tháng hoạt động trái phép tại Tư Chính(Hc) và biển Phú Khánh(Hd) trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam(Ha). Cuộc phỏng vấn giữa nữ biên tập viên gạo cội và ông tư lệnh hải quân trên vô tuyến truyền hình bữa rồi cũng nói sau khi ta đấu tranh mạnh mẽ thì “Tàu Địa Chất Hải Dương-8 của… nước ngoài đã rút về nước!”.

Trước sự kiện trên có rất nhiều luồng dư luận. Người thì bảo dưới sức ép quan ngại, rất quan ngại mạnh mẽ của nước chủ nhà nên tàu nước lạ phải rút. Người thì bảo do cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam buộc họ phải rút. Kẻ thì bảo họ rút vì giàn khoan của Nhật Bản khoan cho Rosnhef ở lô 06-1 bể Nam Côn Sơn đã kết thúc và rời khỏi Việt Nam. Kẻ khác lại nói họ đã đạt được mục đích khảo sát địa chấn và đe dọa hoạt động dầu khí của Việt Nam nên rút về nước để chuẩn bị cho các bước tiếp theo..v.v…

Là người am tường về công tác dầu khí, bạn tôi, nhà địa chất dầu khí, nhà thơ Nguyễn Quyết Thắng hôm 25/10/2019 đã viết trên trang facebook của mình nói toạc ra rằng nó khảo sát địa chấn xong nó về vì đã vào mùa biển động. Sang năm đến mùa biển lặng, nó sẽ trở lại khảo sát tiếp nếu chương trình còn dở hoặc sẽ vác giàn khoan sang khoan thăm dò rất “đúng quy trình”, đồng thời kêu gọi cộng đồng phải hết sức cảnh giác, mong mỏi nhà nước có các biện pháp đề phòng, đấu tranh thích hợp để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

Để làm rõ thêm ý “đúng quy trình” mà bạn tôi đã nói, sau đây xin có đôi lời về trình tự tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí để mọi người hiểu thêm chứ không phải dễ dàng “ra biển múc dầu lên đem bán” như một số vị thối mồm đã chửi ngành dầu khí.

Dầu khí là các hợp chất Hydrocarbon có công thức hóa học là CnHn+2. Ở dạng lỏng thì gọi là Dầu Thô(Crude Oil) ở dạng khí thì gọi là Gas (H1,H2). Dầu khí hình thành từ các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định trong trong vỏ trái đất rồi tích tụ vào các cấu trúc địa chất thuận lợi tạo mỏ(H3,H4). Cấu trúc này gồm Tầng Chứa(Reservoir) là cát kết, đá vôi, san hô ám tiêu hay đá granites dập vỡ nứt nẻ có Độ Rỗng(Porosity) và Độ Thấm(Permability) tốt trong một Bẫy(Trap)/Cấu Tạo(Structure) dạng vòm, uốn nếp bị đứt gẫy, vát nhọn địa tầng, các thấu kính hay địa hình móng bị chôn vùi có tầng Đá Chắn(Seal Rock) phủ lên trên.

Để đi tìm dầu khí trong lòng đất sâu từ vài cây số đến 4-5 cây số ngoài biển khơi mênh mông, bước đầu tiên là phải tiến hành khảo sát Địa Chấn 2D hoặc 3D (Seismic Aquisition)nhằm tìm ra các cấu tạo có khả năng chứa dầu(H5,H6). Tài liệu địa chấn thu được sau khảo sát sẽ đem đi Xử Lý (Processing) rồi Minh Giải(Interpretation) vẽ bản đồ nhằm tìm ra các cấu trúc tiềm năng(H7,H8). Như vậy, địa chấn giống như bác sỹ chụp X-Quang lòng đất đáy biển. Chi phí cho một chương trình khảo sát địa chấn biển tùy theo diện tích rộng hẹp cũng phải từ 4-5 triệu đến hàng chục triệu Dollar.

Sau khi phát hiện ra cấu tạo triển vọng thì phải Khoan Thăm Dò (Exploration Drilling) bằng Giàn Tự Nâng(Jack-up) ở vùng nước dưới 100m, Nửa Nổi Nửa Chìm (Semisubmersible) ở vùng nước sâu tới ngàn mét hoặc Tàu Khoan (Drillship). Nếu phát hiện dầu khí thì phải tiến hành Khoan Thẩm Lượng(Appraisal) để xem trữ lượng bao nhiều nhằm phát triển đưa mỏ vào khai thác (H9,H10). Chi phí cho một giếng khoan thăm dò sâu 3.500m ngoài khơi nước ta hồi những năm 1990 cỡ 10 triệu Dollar, hiện giờ khoảng 20 triệu Dollar.

Nếu khoan ở vùng biển sâu ngàn mét nước thì chi phí này khoảng 100 triệu Dollar/giếng. Xác suất thành công khoảng 15-20% tức là khoan 10 giếng thì có 1-2 giếng gặp dầu, chi phí tối thiểu 200 triệu Dollar. Phát triển đưa mỏ vào khai thác là chế tạo và lắp đặt Giàn Đầu Giếng (WHP), Giàn Khai Thác/Nhà ở (CPP/LQ ) hoặc Tàu Xử Lý Nổi (FPSO), Tàu Chứa Nổi (FSO), Phao Xuất Dầu (SBM), khoan và lắp đặt các Giếng Khai Thác( Producers)(H11).

Ở vùng biển sâu, các giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển đưa dầu lên xử lý trên FPSO rồi chứa vào FSO(H12)… Chi phí cho phát triển đưa một mỏ vào khai thác cũng từ 400-500 triệu Dollar đến hàng tỷ Dollar tùy theo quy mô của mỏ cũng như chiều sâu nước biển. Sau khi khai thác hết dầu, phải làm công tác Dọn Mỏ(Decommission &Abandonment) trả lại hiện trạng ban đầu cho môi trường biển. Vậy đấy, tìm và khai thác dầu khí ngoài biển là một quy trình chặt chẽ, chi phí tốn kém, rủi ro cao nhưng sinh lời cũng lắm. Chả thế mà thập niên 90- 2010, Dầu Khí đóng góp đến 25% GDP cho cả nước.

Trở lại việc tàu “Địa Chất Hải Dương-8” sau 3 tháng khảo sát địa chấn khu vực Tư Chính và Phú Khánh thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế EEZ của ta ngày 24/10/2019 đã về nước, tôi thiên về hướng chúng đã làm xong việc. Tài liệu thu được chúng sẽ xử lý, minh giải, vẽ bản đồ, tìm ra cấu tạo triển vọng để thời gian tới đem giàn khoan vào khoan.

Ngày 21/10/2019 tại “Diễn Đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ IX”, bộ trường quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa vẫn cao giọng: ”Các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” ngay trước mặt bộ trưởng quốc phòng Việt Nam! Tham vọng bành trướng chiếm hữu biển đảo Việt Nam của họ là không đổi mà Tư Chính là mũi đột phá. Tư Chính là điểm xa nhất của đường lưỡi bò phi lý khốn nạn mà họ vẽ nên; Tư Chính có tiềm năng dầu khí và băng cháy Gas Hydrate rất lớn; Tư Chính cận kề ngay các khu vực khai thác dầu của Việt Nam…

Trung Quốc đã ép được Repsol không tiếp tục thăm dò ở Tư Chính, không phát triển mỏ Cá Rồng Đỏ ở Nam Côn Sơn và họ lại vừa khảo sát xong địa chấn nên việc họ đem giàn khoan tới chỉ là vấn đề thời gian. Hoạt động của họ không đơn thuần là một phép thử thái độ của Việt Nam, dọa dẫm Rosnhef và Idemitsu mà là họ làm thật, làm “đúng quy trình”. Nếu để mất Tư Chính, liệu chúng ta còn giữ được Trường Sa, giữ được các mỏ dầu ở Nam Côn Sơn, Phú Khánh, Sông Hồng, giữ được phần lãnh thổ thiêng liêng của mình ở Biển Đông?

Tình hình cực kỳ nghiêm trọng chứ không phải “Địa Chất Hải Dương-8” rút đi là êm chuyện. Có người phỏng đoán là trước Đại Hội XIII, Trung Quốc sẽ đem giàn vào khoan tại Tư Chính. Tôi không dám nghĩ đến tình huống đó và lạy trời đừng bao giờ để nó xẩy ra! Vậy nên phải hết sức cảnh giác. Tác giả “Viết dưới giá treo cổ” Julius Fucik đã cảnh báo loài người về họa Phát Xít bằng câu nói nổi tiếng: ”L’humanité, Soyez Alerte!”

Trước tình hình căng thẳng rất nguy hiểm do Trung Quốc gây ra tại Tư Chính và Biển Đông của Việt Nam hiện nay, tôi xin mượn lời của Julius Fucik: ’’Hỡi Nhân Loại, Hãy Cảnh Giác!”

Ha: Các bể trầm tích Đệ Tam đã phát hiện thấy dầu khí ở TLĐ Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa cũng tồn tại các bể chứa dầu khí.
Hb: Mạng lưới tuyến khảo sát địa chấn của tàu “Địa Chất Hải Dương-8” Trung Quốc tại Tư Chính của Việt Nam.
Hc: Tàu “Địa Chất Hải Dương-8” của Trung Quốc hoạt động phi pháp tại Tư Chính và Phú Khánh từ tháng 7 đến 24/10/2019
Hd: Các tuyến khảo sát địa chấn của Trung Quốc tại vùng biển Phú Khánh của Việt Nam
H1: Định nghĩa về dầu thô. Dựa vào tỷ trọng có dầu nhẹ, dầu nặng và dầu siêu nặng. Dựa vào hàm lương lưu huỳnh có dầu chua, dầu ngọt. Dựa vào công nghệ thăm dò khai thác có dầu truyền thống và phi truyền thống.
H2: Định nghĩa về khí: khí tự do, khí đồng hành. Khí thiên nhiên, khí thiên nhiên lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu hóa lỏng. Khí khô, khí ướt.
H3: Khái niệm về đá mẹ sinh dầu, đá hứa, đá chắn. Dầu sinh ra từ tầng đá mẹ sẽ dịch chuyển tích tụ vào tầng đá chứa trong các bấy hay cấu tạo thuận lợi để thành mỏ…
H4: Cấu tạo dạng vòm chứa dầu khí
H5: Khảo sát địa chấn 2D
H6: Địa chấn 2D, 3D. Địa chấn 2D thường tiến hành để tìm cấu tạo cho khoan thăm dò. Địa chấn 3D thường tiến hành sau khi đã tìm thấy dầu nhằm chính xác hóa cấu trúc phục vụ khoan thẩm lượng hoặc lập sơ đồ phát triền khai thác mỏ
H7: Xử lý tài liệu địa chấn tại các trung tâm xử lý chuyên dụng nhầm chuyển hóa các tín hiệu thu được ngoài thực địa thành các mặt cắt địa chấn phục vụ cho minh giải vẽ bản đồ cấu tạo
H8: Bản đồ cấu tạo, kết quả của minh giải vẽ bản đồ duuaj trên tài liệu địa chấn
H9: Khoan dầu khí cần phải có giàn khoan, các hệ thống dung dịch, lấy mẫu vụn, mấu xườn, mẫu lõi,đo logging, chống ống, trám ximang, thử vỉa…
H10: Các loại giàn khoan trên đất liền, xà lan khoan, giàn tự nâng Jack-up, giàn nửa nổi nửa chìm, tầu khoan
H11: Phát triển đưa mỏ vào khai thác: giàn đầu giếng, tàu khai thác xử lý nổi hoặc giàn khai thác trung tâm/giàn nhà ở, tàu chứa nổi,hệ thống đường ống thu gom nội mỏ, các hiếng khai thác, bơm ép nước, đường ống dẫn khí…
H12: Ở vùng nước sâu phải dùng tới các loại giàn chuyên dụng, giàn bê tông hoặc tàu khai thác xử lý nổi, tàu chứa nổi, đầu giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển… (Nguồn ảnh: internet)

TQ “rút dù” vì bị Mỹ đe dọa?

Trương Nhân Tuấn

25-10-2019

Sau ba tháng “quần” trên vùng biển Kinh tế độc quyền của VN để “nghiên cứu cái gì không biết dưới thềm lục địa”, tàu Hải dương địa chất 8 cùng các tàu hộ vệ đã “hoàn tất công tác” rút về nước. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân bộ ngoại giao TQ nhân họp báo hôm kia có nói (đại khái) HD8 và tùy tùng đã rút về vì đã “hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học trên vùng biển do TQ kiểm soát”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Lùi về đâu?

Lê Học Lãnh Vân

24-10-2019

Họp, Họp nữa, Họp mãi
Quốc Hội ơi, có Lùi, Lùi nữa, Lùi mãi không?
Ai có nghe chăng bộ trưởng Quốc Phòng Tàu hất mặt
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông?
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam ngồi đó, ngẩng đầu hay cúi mặt?
Nở nụ cầu tài hay bừng bừng phẫn uất?

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quay về đảo Hải Nam?

BTV Tiếng Dân

24-10-2019

Sáng nay, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 21 và đang chạy nhanh lên phía Bắc. Ông Nam cho biết, lúc 21h08’ đêm qua, Hải Dương 8 đã hoàn thành đường khảo sát thứ 21 và “chạy ngược lên phía Bắc với tốc độ rất nhanh, khoảng 13-15 knots (tốc độ di chuyển khi khảo sát chỉ là 5 knots). Hiện nay HD8 vẫn duy trì tốc độ di chuyển này”.

Ông Trọng bị áp lực rất lớn nên đấu tố ông Chu Hảo và ông Lê Mã Lương

Jackhammer Nguyễn

23-10-2019

Tối 22/10/2019, trên VTV1, kênh truyền hình chính thống “nhất” của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho phát một chương trình dài gần 10 phút, tấn công ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, và ông Lê Mã Lương, cựu thiếu tướng quân đội Việt Nam.

Tin Biển Đông: Ngụy Phương Hòa nhận vơ biển đảo

BTV Tiếng Dân

23-10-2019

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh ngày 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trắng trợn tuyên bố “chủ quyền” ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Ngô Xuân Lịch cũng có mặt ở đó nhưng không đối đáp được gì. BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ: Các đảo Biển Đông là ‘một phần lãnh thổ’.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Nguyễn Ngọc Chu

22-10-2019

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, hôm 21/10/2019. Ảnh: VOV

Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng.

Biển Đông, nghị trường và ngư dân

Trần Tuấn

22-10-2019

Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?

Nhân Quốc hội bàn về Biển Đông: Hoàn cảnh – Tâm thế – Tầm nhìn – Di sản

“Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, lãnh đạo Trung Quốc bao đời vẫn xem thiên hạ là chư hầu của họ, tất cả các học thuyết phát triển của họ dù vay mượn từ bên ngoài cũng đều phục vụ cho việc làm bá chủ thiên hạ mà trước hết là thôn tính các nước lân bang hèn kém. Nếu các nước nhỏ lệ thuộc vào ý thức hệ của họ, xem đây là tầm nhìn chung, sẽ dẫn đến lệ thuộc, mất tính độc lập trong tư duy. Do không có một tầm nhìn độc lập và chủ động thì cuối cùng sẽ bị rơi vào bẫy, phục tùng thiên hạ quan của họ”.

_______

Một Thế Giới

Lê Vĩnh Triển

22-10-2019

Tác giả cho rằng các bước đi hiện tại của lãnh đạo quốc gia nên được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, chủ động hướng đến một di sản gồm một ý thức dân tộc độc lập, một non sông phát triển vững bền, một Việt Nam cường thịnh đủ sức răn đe đối với bất cứ thế lực bành trướng nào, đặc biệt từ Trung Quốc.

Đánh giá các tranh luận, trao đổi thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông, qua mạng xã hội và một phần qua báo chí chính thống về sự ngang ngược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực – đặc biệt với Việt Nam, Trung Quốc đã tỏ ra không chút kiêng dè, ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – người viết cảm nhận mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước, và nhận thấy có ảnh hưởng nhân quả của hoàn cảnh đất nước đến tâm thế, đến tầm nhìn của trí thức, doanh giới và chính quyền, từ đó hình thành nên di sản của họ cho tương lai đất nước (tác giả nhấn mạnh hai thành phần trí thức và chính quyền như đại diện cho dân một nước).

Tác giả cho rằng các bước đi hiện tại của lãnh đạo quốc gia nên được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, chủ động hướng đến một di sản gồm một ý thức dân tộc độc lập, một non sông phát triển vững bền, một Việt Nam cường thịnh đủ sức răn đe đối với bất cứ thế lực bành trướng nào, đặc biệt từ Trung Quốc.

Hoàn cảnh, tâm thế và tầm nhìn

Cha ông ta hay nói cái khó bó cái khôn; nghèo sinh hèn. Đây là đúc kết phổ biến ở góc độ cá nhân, gia đình. Nói “phổ biến” vì một mặt không hẳn sẽ đúng với mọi cá nhân, gia đình gặp khó, và mặt khác có người không gặp khó vẫn không khôn hay giàu nhưng vẫn hèn.

Có những cá nhân, gia đình tuy nghèo nhưng tâm thế không hèn, quyết chí vươn lên, vượt qua số phận vì bản thân (nếu là cá nhân) và bố mẹ (nếu là gia đình) có được tầm nhìn – nhận thấy được cơ hội và kỳ vọng vào thay đổi trong tương lai, giữ vững cơ nghiệp, bí quyết gia truyền… hay đơn giản là tập trung vào sự học, tránh những cám dỗ tiền bạc nhất thời chẳng hạn, thì cá nhân, gia đình đó sẽ tuy nghèo mà không hèn, thoát khỏi cảnh nghèo, có được sự kính trọng từ bên ngoài, nhờ vào quyết tâm và tầm nhìn của mình. Có tầm nhìn sẽ giúp họ có quyết tâm vì đã rõ con đường.

Đó là góc nhìn cá nhân, gia đình. Ở phương diện quốc gia, một quốc gia là tổng thể các gia đình, lãnh đạo quốc gia không được cho phép mình hèn kém vì nếu thế sẽ làm quốc gia hèn kém. Lãnh đạo quốc gia không được thiếu tầm nhìn, vì nếu thế sẽ làm bại hoại cả một dân tộc. Không thể như cá nhân hay gia đình bị cái khó bó cái khôn, nghèo hèn, quốc gia có thể có những lúc nghèo nhưng không thể hèn, trí thức (nghĩa rộng – dân) và chính quyền của quốc gia đó không được hèn kém (tâm thế kém cỏi) mới mong có một tầm nhìn dài hạn, đi trước và chủ động trước các thay đổi của thế giới và khu vực, không đợi đến khi thay đổi diễn ra rồi thụ động đối phó và lệ thuộc.

Trí thức và lãnh đạo quốc gia phải cảnh giác với tâm thế nhu nhược do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khó khăn của đất nước – không để tâm lý cái khó bó cái khôn, nghèo nên hèn giống như những cá nhân, gia đình thiếu trí tuệ và viễn kiến trong nuôi dạy con cái mình. Quốc gia có thể nghèo (GDP thấp chẳng hạn) nhưng trí thức và lãnh đạo quốc gia không được hèn thì mới có thể có một tầm nhìn xa rộng đưa đất nước thoát nghèo mà vươn lên.

Gần đây, có một số trí thức cho rằng nước ta nghèo nên phải nhịn nhục, đồng thời diễn dịch lịch sử Việt Nam theo hướng này. Rằng Việt Nam nên học theo cha ông ta đã nhịn Trung Quốc như từ bao đời phong kiến. Họ dẫn chứng về việc xin phong vương của các vua Việt Nam và việc triều cống của các triều đình Việt Nam với các triều đình Trung Quốc.

Họ còn cho rằng Việt Nam là nước nhỏ và yếu hơn Trung Quốc nên phải nhịn nhục, chấp nhận thân phận nhược tiểu. Với những lý lẽ này, họ biện minh cho mọi cách thức nhường nhịn và bằng mọi giá tránh gây phiền phức cho Trung Quốc vì Trung Quốc giờ là một đại cường còn Việt Nam là nước nhỏ đang lệ thuộc Trung Quốc mọi mặt.

Thật đáng buồn cho tâm thế hèn kém xuất phát từ sự đánh giá tình trạng đất nước như thế này. Có thể thấy những trí thức với tâm thế như vậy sẽ không trình bày được một tầm nhìn nào cho tương lai và triển vọng của đất nước, có thể nói họ lo sợ sự trả đũa của Trung Quốc đến tê liệt và không đưa ra được một giải pháp nào để đối phó. Có thể cho rằng nếu đất nước có giàu hơn sẽ vẫn tồn tại những thành phần với tâm thế này. Vì họ, dù có nghèo hay giàu, vẫn hèn như phân tích ở trên về góc độ cá nhân, gia đình.

Thế tại sao có thể nói sự diễn dịch lịch sử của họ là ngụy biện. Thứ nhất, ông cha ta có thể đã chấp nhận là nước nhỏ, cần giữ hòa khí (cấp thuyền, ngựa cho tàn quân của giặc ra về sau các cuộc chiến; xin sắc phong vương rất hình thức) chứ ông cha ta không hèn.

Mong muốn hòa bình nhưng không bao giờ nhân nhượng khi một tấc đất cương thổ bị xâm hại. Ông cha ta chấp nhận là nước nhỏ (tiểu), cần giữ hòa khí để phát triển chứ không hề yếu (nhược). Nguyễn Trãi đã rất dõng dạc “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau/Song hào kiệt đời nào cũng có”. Rất rõ ràng, ông cha ta còn xác định cường – nhược hai bên có lúc này lúc khác chứ không phải lúc nào ta cũng yếu kém và phương Bắc lúc nào cũng hùng mạnh. Ngay trong hoàn cảnh các triều đại Trung Hoa hùng mạnh, thậm chí hung tợn, hừng hực khí thế, tràn sang xâm chiếm nước ta thì cũng thường bị đánh tơi bời…

Một vài ví dụ:

– Lê Đại Hành/Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, đặc biệt thời Lý Thường Kiệt nhà Tống của Vương An Thạch là cực kỳ hưng thịnh.

– Trần Hưng Đạo ba lần đại phá Nguyên Mông khi đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất lịch sử (Việc Mông Cổ và Mãn Thanh cai trị Trung Quốc sau này cũng là cái tát nặng nề vào cái thiên hạ quan tự huyễn hoặc của chính Trung Quốc).

– Lê Lợi/Nguyễn Trãi chống nhà Minh hùng mạnh, xây dựng nhà Lê có những giai đoạn trong lịch sử phát triển rực rỡ không thua kém gì các lân bang.

– Tây Sơn đánh tan tác quân nhà Thanh thời Càn Long cực thịnh…

– Thời Gia Long, Minh Mạng, bờ cõi Việt Nam mở rộng chưa từng có. Nhà Thanh giai đoạn đó không chắc hùng mạnh hơn Việt Nam…

Đó là chưa bàn đến khía cạnh ngụy biện về bối cảnh. Thế giới ngày nay là toàn cầu hóa chứ không phải thời quan hệ “cá lớn nuốt cá bé” giữa các nước như thời trung cổ. Các quốc gia ngày nay hành xử với nhau còn phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, các quốc gia lớn ngày nay không thể hành xử bạo ngược như thời phong kiến.

Nếu nước lớn có tâm thế bạo ngược, bất tuân luật pháp quốc tế và các nước nhỏ nếu cứ duy trì tâm thế hèn kém và không tin vào luật pháp quốc tế thì chính bản thân các nước nhỏ đã tự đặt mình vào thế áp đặt của chính các nước lớn, và tự đánh mất sức mạnh của thời đại mà mình đang dự phần. Hay có thể nói, các nước nhỏ nếu có tâm thế như thế đã chấp nhận sự bất tuân luật pháp quốc tế của các nước lớn.

Tâm thế, tầm nhìn và di sản

Có thể nói rằng, khả năng lãnh đạo các nước nhỏ rơi vào tâm thế nhu nhược là lớn hơn lãnh đạo ở các nước lớn, từ đó tầm nhìn hạn hẹp, mơ hồ thiếu tự chủ, tự biến mình thành con cờ của các nước lớn bạo ngược. Muốn không để tình trạng này xảy ra, lãnh đạo các nước nhỏ phải luôn xây dựng cho mình tâm thế mạnh mẽ, trí tuệ và viễn kiến xa rộng, chủ động tham gia vào điều chỉnh các quan hệ quốc tế, từ đó đưa đất nước tiến lên và mục tiêu sau cùng là một quốc gia vững mạnh cản trở các đe dọa từ các nước lớn bạo ngược.

Nếu không có tâm thế và tầm nhìn như vậy, Lý Quang Diệu đã không thể để lại một di sản là một Singapore nhỏ bé mà vững vàng và được tôn trọng. Nếu không có tâm thế và tầm nhìn như vậy, lãnh đạo các quốc gia như Nhật Bản khi canh tân đất nước thế kỷ 19 và sau thế chiến II đã không thể biến nước Nhật thành siêu cường khiến Trung Quốc không thể đe dọa (nếu không nói là ngược lại).

Tương tự như vậy, nếu các lãnh đạo không có tầm nhìn để thấy được yêu cầu dân chủ hóa đất nước trong thập niên 1970, 1980 thì các nước như Đài Loan và Hàn Quốc đã không có được sự tin tưởng ủng hộ từ các nền dân chủ phương Tây, không có được sự bứt phá về kinh tế và ý thức hệ so với Trung Quốc, để đưa đất nước thoát bẫy thu nhập trung bình, tiến lên mạnh mẽ và hạn chế những đe dọa thôn tính từ Trung Quốc.

Cũng như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và xa Trung Quốc hơn một chút về mặt địa lý là Singapore, Việt Nam là một nước tương đối nhỏ so với Trung Quốc. Định mệnh đã đặt Việt Nam bên cạnh một quốc gia khổng lồ về mọi phương diện. Đối với một quốc gia như Trung Quốc, dễ nhận thấy rằng lãnh đạo của họ một cách tự nhiên thủ đắc một tâm thế bạo ngược và tầm nhìn xa rộng.

Với dân số gần một phần năm dân số thế giới, lãnh đạo của họ không có tầm nhìn, tham vọng chiếm đoạt thiên hạ mới là điều khó hiểu hơn. Nói nôm na, trong cuộc chơi 5 người dễ nhận ra rằng một cá nhân sẽ dễ nảy sinh tham vọng và dễ có cơ hội tranh đoạt làm bá chủ hơn. Nếu so với Việt Nam, dân số một phần bảy mươi của thế giới, một mình Việt Nam sẽ gần như không có tâm thế đoạt thiên hạ, bắt 69 người kia làm chư hầu cho mình.

Như vậy, Việt Nam đã luôn thường trực đối mặt với sự bạo ngược của Trung Quốc, luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp bởi tầm nhìn của lãnh đạo Trung Quốc. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu trí thức và lãnh đạo Việt Nam không cảnh giác với tâm thế nhu nhược vốn dĩ là rào cản cho một tầm nhìn xa rộng; không sở hữu một tầm nhìn xa rộng, đoán định được những thay đổi và cơ hội của thời cuộc mà cứ lay hoay hỏi, bàn và giải quyết hậu quả của các vấn đề trong nước và các biến động địa chính trị một cách bị động, họ sẽ để lại một di sản nhãn tiền là một đất nước “không muốn phát triển”, doanh giới thiếu động cơ vươn lên, một giới trí thức lười suy nghĩ, một chính quyền ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc vốn là nước luôn xuất hiện những lãnh đạo với tâm thế bạo ngược và tầm nhìn thôn tính thiên hạ, thiên hạ là thần dân của Trung Hoa (thiên hạ quan).

Dù biết rằng trong lịch sử, thiên hạ quan của lãnh đạo Trung Hoa có lúc đã bi đánh cho vỡ mặt (Mông Cổ, Mãn Thanh từng cai trị Trung Hoa, cũng như nhà Thanh với tâm thế hèn kém vẫn tự coi mình là trung tâm vũ trụ, đã bị tám nước liên quân đánh cho tơi tả).

Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, lãnh đạo Trung Quốc bao đời vẫn xem thiên hạ là chư hầu của họ, tất cả các học thuyết phát triển của họ dù vay mượn từ bên ngoài cũng đều phục vụ cho việc làm bá chủ thiên hạ mà trước hết là thôn tính các nước lân bang hèn kém. Nếu các nước nhỏ lệ thuộc vào ý thức hệ của họ, xem đây là tầm nhìn chung, sẽ dẫn đến lệ thuộc, mất tính độc lập trong tư duy. Do không có một tầm nhìn độc lập và chủ động thì cuối cùng sẽ bị rơi vào bẫy, phục tùng thiên hạ quan của họ.

Việc Trung Quốc leo thang các hoạt động quấy phá ở Biển Đông, đặc biệt sự kiện bãi Tư Chính, đã bộc lộ rõ tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Việt Nam cần thể hiện rằng các vấn đề về biên giới lãnh thổ là không thể bị ràng buộc bởi bất cứ rào cản ý thức hệ nào, dù có ngụy trang bằng “tầm nhìn chung”, nhằm trói tay Việt Nam trong việc lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của mình. Việt Nam cần cẩn trọng đối với cái gọi là “tầm nhìn chung” mang màu sắc ý thức hệ này, nó có thể khiến chúng ta mất đi sự ủng hộ mạnh mẽ của các quốc gia khác.

Cuối cùng, việc học hỏi trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nếu quá rập khuôn sẽ dễ dẫn đến sự lệ thuộc và tâm lý ngày càng ỷ lại vào mô hình Trung Quốc. Từ đó dễ dẫn đến sự triệt tiêu sức sáng tạo và tầm nhìn độc lập. Nếu lãnh đạo và giới trí thức trong nước không còn tham vọng tìm ra hướng đi riêng, trang bị một tầm nhìn xa rộng, chủ động cho mình thì sẽ không thể dẫn dắt đất nước đến phồn vinh, mạnh mẽ – là di sản cho con cháu đời sau gìn giữ và phát triển.

Bài học các nước Đông Á nêu ở trên trải qua hai thế kỷ đã chỉ rõ: độc lập tư duy, độc lập về tầm nhìn riêng của dân tộc là khởi đầu của tự cường và thịnh vượng!

“Dẫu cường nhược có lúc khác nhau/Song hào kiệt đời nào cũng có”… Nguyễn Trãi từng nói.

Tin Biển Đông: Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Ông Phạm Thắng Nam đưa tin, Hải Dương 8 bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 21. Vào lúc 3h20′ sáng 22-10-2019, Hải Dương 8 bắt đầu di chuyển lên phía Bắc, song chạy dọc vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Ông Nam nhận định, nhiều khả năng HẢI DƯƠNG 8 sẽ thực hiện đường khảo sát thứ 21, của vùng khảo sát mới, được gọi là phân vùng C, thuộc vùng Khảo sát IV.

Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông

Viet-studies

Vũ Ngọc Hoàng

21-10-2019

Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

Xin hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam

Nguyễn Đình Ấm

21-10-2019

Lâu nay nhất là hôm nay (21/10) khai mạc quốc hội, các ông bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều tuyên bố (đại ý): “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (ông Nguyễn Phú Trọng)… Không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền (ông Nguyễn Xuân Phúc)…Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (Bà Nguyễn Thị Kim Ngân)… nhưng “giữ môi trường hòa bình để phát triển kinh tế”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

Tin Biển Đông: Bản đồ lưỡi bò liên tục xuất hiện trong các ấn phẩm của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Lúc 6h29′, ông Phạm Thắng Nam cho biết, lúc 18h44′ tối 18/10/2019, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 18 và bắt đầu đường khảo sát thứ 19. Lúc 6h07′ sáng 19/10/2019, Hải Dương 8 đã hoàn thành 2/3 đường khảo sát thứ 19. Đường khảo sát này nằm sát vĩ tuyến N 14° 18′ và ở vị trí ngang với vịnh Vũng Mới, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Nếu chính phủ chống tham nhũng thật sự, thì họ truy được hết

Vũ Kim Hạnh

18-10-2019

KHÁM PHÁ 1- CẮT LƯỠI BÒ Ở MALAYSIA (VÀ CẢ Ở PHILIPPINES?)

Cơ quan kiểm duyệt phim của Malaysia đã yêu cầu cắt cảnh có hình bản đồ “đường lưỡi bò” khỏi phim hoạt hình “Abominable” mà tựa dịch ra tiếng Việt là “Everest- người tuyết bé nhỏ” dù bộ phim này, theo dự kiến, tới 7/11 mới ra rạp (theo tin Reuters). Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng kêu gọi cắt cảnh có “đường lưỡi bò” và tẩy chay bộ phim, cũng theo Reuters.

Tin Biển Đông: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam

BTV Tiếng Dân

18-10-2019

Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sắp tới thăm Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận tin này tại buổi họp báo chiều hôm qua. Báo Pháp Luật TPHCM có bài: Ông chủ Lầu Năm Góc đến Việt Nam với thông điệp biển Đông? Vẫn không rõ ông Esper sẽ tới thăm Việt Nam ngày nào, cũng như mục đích của chuyến đi, nhưng trong bối cảnh này, quả là nhiều người đang chào đón sự hiện diện của ông ở Việt Nam.

Từ bài học Đồng Tâm, nghĩ về chiến lược giữ Tư Chính

Nguyễn Tiến Dân

17-10-2019

1- Người xưa nói: “Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Ngụ ý, nhà cửa và đất đai, nó gắn bó máu thịt với đời người. Bước chân ra khỏi cửa, từ cái ăn đến chỗ ở, chúng đặt ta vào thế bị động. Bị động, sẽ khiến ta phải đối diện với những hiểm nguy và những bất trắc khôn lường. Có an cư, mới mong lạc nghiệp. Cho nên, người Việt xem trọng đất đai và coi nó như bản mệnh của chính mình.

Tin Biển Đông: Việt Nam sẽ đối thoại với Trung Quốc, rồi hợp tác, khai thác trên Biển Đông?

BTV Tiếng Dân

17-10-2019

VOA có bài: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam đối thoại về Biển Đông. Báo South China Morning Post trích lời Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ, nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”.

Đừng đùa!

Lưu Trọng Văn

16-10-2019

Có tin, cứ sau mỗi lần tướng Lương cả gan dứt khoát quan điểm của mình với giặc Tàu xâm phạm Biển Đông thì ông lại bị thế lực nào đó… tấn công.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Tin Biển Đông

Trưa ngày 15/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ 14 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 15 thuộc khu vực khảo sát IV vào lúc 9h41’ sáng 15/10/2019. Đường khảo sát thứ 15 này nằm giữa 2 vĩ tuyến N 13° và N 14° và nằm ở vị trí ngang với TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia: Cần tư duy “thật” của nhà cầm quyền

Viet-Studies

Nguyễn Hữu Đổng

15-10-2019

Bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam phụ thuộc trước hết vào các nhà cầm quyền phải có tư duy “thật” (tư duy khoa học, tư tưởng tiến bộ). Cũng như muốn đánh thắng kẻ thù xâm hại chủ quyền quốc gia thì cần phải hiểu biết thực chất thật của kẻ thù đó. Tức hiểu biết rõ và phòng chống kẻ thù “nội xâm” (bên trong: bản chất sự thật), kẻ thù “ngoại xâm” (bên ngoài: tính chất thật sự), kẻ thù “trong lòng” (toàn diện: thực chất thật) thì các nhà cầm quyền mới có thể quy tụ được sức mạnh đoàn kết của nhân dân để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Hồng Ngát chỉ là con dê tế thần…

Thạch Đạt Lang

15-10-2019

Phim hoạt hình “Everest, Người Tuyết Bé Nhỏ” đã được công chiếu suốt 10 ngày ở Việt Nam, kể từ ngày 04.10.2019, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, chẳng những ở trong nước mà còn cả ở hải ngoại.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Tối ngày 14/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 13 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14. Lúc 14h32’ giờ chiều 14/10, tàu Hải Dương 8 đã bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14, trong vùng khảo sát thứ 4 ở vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Khoảng cách giữa điểm cực Tây của đường khảo sát 14 này đến mũi Đại Lãnh là 60 hải lý, nghĩa là chỉ khoảng 110 km.

Vụ bản đồ lưỡi bò lồng trong phim: Chỉ vài giây thôi…

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Sau 10 ngày công chiếu ở Việt Nam, bộ phim hoạt hình “Everest – Người tuyết bé nhỏ”, nội dung bảo vệ môi trường nhưng lồng bản đồ hình lưỡi bò vào, đã gây sốc cho dư luận. Một trong hai nhà đồng sản xuất là Công ty Pearl Studio của Trung Quốc, rõ ràng hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò được lồng trong phim là sự cài cắm có chủ đích của TQ.

Phải chống ngay giặc bò đỏ

Đào Tiến Thi

14-10-2019

Mấy hôm nay đang bùng phát những lời thóa mạ Tướng Lê Mã Lương, một người “lề phải” nhưng đã anh dũng chống Tàu Cộng trong nhiều năm qua, một người chủ biên đã kiên trì và dũng cảm để sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” được ra đời (và ngay sau đó bị cấm).

Bọn Yes-U và phim “Người tuyết bé nhỏ”

Hoàng Dũng

14-10-2019

No-U là phong trào đấu tranh chống hiện thực hoá đường lưỡi bò mà Trung Cộng vẽ ra trên Biển Đông. Đường lưỡi bò (U-line, Nine-dash line, đường chín khúc…) là tên gọi của một ranh giới tự vẽ ra mà Trung Cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền, chiếm đến 80% diện tích mặt nước Biển Đông và gần như chặn hoàn toàn lối ra biển của người Việt.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quấy phá, ông Trọng bảo vệ chủ quyền bằng… cái miệng!

BTV Tiếng Dân

14-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu? Ông Phạm Thắng Nam cho biết: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 12 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát 13. Lúc 16h10’ chiều hôm qua, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 12 và bắt đầu quay đầu để thực hiện đường khảo sát thứ 13, thuộc vùng khảo sát 4.

Phân tích, dự báo tình hình Biển Đông

Quang Minh

12-10-2019

Hội nghị Trung ương 11 của ĐCS đang diễn ra ở Hà Nội, chương trình nghị sự được ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hôm khai mạc, bao gồm cả tình hình Biển Đông, để các ủy viên trung ương thảo luận, sau hơn ba tháng xảy ra biến căng!