Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Tối ngày 14/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 13 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14. Lúc 14h32’ giờ chiều 14/10, tàu Hải Dương 8 đã bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14, trong vùng khảo sát thứ 4 ở vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Khoảng cách giữa điểm cực Tây của đường khảo sát 14 này đến mũi Đại Lãnh là 60 hải lý, nghĩa là chỉ khoảng 110 km.

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã thực hiện xong 13 đường khảo sát trong vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông xác nhận thông tin và cập nhật lúc 15h chiều ngày 14/10/2019. Trang này thống kê, với đường khảo sát vừa hoàn tất trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, tàu Hải Dương 8 đã có 2 thời điểm tiến gần bờ biển Việt Nam nhất là lúc cách Bãi biển Rạng bên ngoài Vịnh Vân Phong, chỉ 67,3 hải lý (lúc 11h29′) và lúc cách Bãi Ngà chỉ 65,2 hải lý (lúc 14h32′).

“Hai vị trí này sát mép yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc và nằm ở rìa ngoài lô dầu mà phía Trung Quốc tự nhận và gọi thầu năm 2012. Trung Quốc đặt tên cho lô dầu này là Huayang 34”.

Hai vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 8 khi gần bờ biển Việt Nam nhất trong vòng khảo sát mới ngày 14/10/2019. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Vẫn không rõ ông Trọng và bộ sậu của ông sẽ “bảo vệ” chủ quyền lãnh hải Việt Nam bằng cách nào, chỉ biết khoảng cách giáp mặt đối phương dưới 70 hải lý thì còn có thể chấp nhận được thời Đệ Nhị Thế chiến, nhưng bây giờ nếu TQ có trang bị loại đạn phản lực LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), với tầm bắn trúng mục tiêu trong vòng 100 hải lý, thì tất cả các mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm phá hủy của Hải Dương 8.

Về nỗ lực truy cản của các tàu Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cung cấp video, kèm chú thích: “Tàu Việt Nam Khanh Hoa 01015 bám đuổi theo nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ở lớp phía ngoài mà không tiếp cận được chiếc tàu khảo sát ở trung tâm lớp trong cùng”.

Thực địa lúc 10h ngày 14/10/2019

Như thường lệ, hầu hết thời gian trong vòng 24h qua, tàu Việt Nam Khanh Hoa 01015 bám đuổi theo nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ở lớp phía ngoài mà không tiếp cận được chiếc tàu khảo sát ở trung tâm lớp trong cùng. Cho tới khoảng 10h sáng (tức 3h UTC), khi cả nhóm tàu đang tiến về gần bờ biển Việt Nam, tàu Khanh Hoa 01015 đã vượt lên phía trước và đợi ở toạ độ 12.71° / 110.4983°, ngay trên đường tiến của Hải Dương Địa Chất 8.Và chúng ta có thể thấy diễn biến tiếp theo, ngay cả khi tàu Khanh Hoa 01015 đã gần như dừng hẳn lại , hai tàu hải cảnh 46303 và 5304 vẫn tăng tốc, chủ động lao nhanh tới chỗ tàu Khanh Hoa 01015. Trên bản đồ AIS vệ tinh, đã có thời điểm vị trí toạ độ của tàu Khanh Hoa 01015 và tàu 46303 trùng khít với nhau, gợi ý rằng có lẽ tàu 46303 đã áp sát tàu Khanh Hoa 01015. Không rõ trên thực địa, mức độ va chạm thực sự giữa hai tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc nặng tới đâu, nhưng có thể thấy rõ ràng một điều tàu Trung Quốc đã chủ động lao tới gây hấn trước với tàu chấp pháp của Việt Nam, ngay trên vùng biển của Việt Nam. Diễn biến tiếp sau đó, tàu Khanh Hoa 01015 tiếp tục bám đuổi theo tàu hải cảnh Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa Chất 8 ở trung tâm được bao bọc bởi lớp tàu hải cảnh và có lẽ lớp tàu dân quân biển, tiếp tục thực hiện vòng khảo sát mới.Ngày hôm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào chỉ cách bờ Việt Nam tầm 65-66 hải lý, sát mép ngoài yêu sách đường lưỡi bò.

Posted by Dự án Đại Sự Ký Biển Đông on Monday, October 14, 2019

Theo clip này, khoảng 10h sáng ngày 14/10, khi cả nhóm tàu Trung Quốc đang tiến về gần bờ biển Việt Nam, tàu Khánh Hòa 01015 đã vượt lên phía trước và đợi ở toạ độ 12.71° / 110.4983°, ngay trên đường tiến của Hải Dương Địa Chất 8. Vào lúc tàu Khánh Hòa 01015 gần như dừng hẳn, hai tàu hải cảnh 46303 và 5304 của Trung Quốc đã tăng tốc, chủ động lao nhanh tới chỗ tàu 01015.

“Trên bản đồ AIS vệ tinh, đã có thời điểm vị trí toạ độ của tàu Khanh Hoa 01015 và tàu 46303 trùng khít với nhau, gợi ý rằng có lẽ tàu 46303 đã áp sát tàu Khanh Hoa 01015”. Điều đó có nghĩa là, tàu Trung Quốc giờ đây không ngại chủ động gây sự với tàu hải cảnh Việt Nam ngay trong vùng biển Việt Nam.

***

Về toạ đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông” do báo ĐCSVN tổ chức, báo Tuổi Trẻ có bài: ‘Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng’. TS Tạ Đình Thi thừa nhận: “Chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực”.

Vẫn không thấy ông TS Tạ Đình Thi và TS Trần Công Trục đề ra giải pháp nào, ngoài việc trông chờ vào Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng, một ông già 75 tuổi, đầy bệnh tật, gần đất xa trời.

_____

Mời đọc thêm: Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế” (ĐCSVN). – Tọa đàm ‘Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế’ (TG&VN). Khẳng định quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông (ĐCSVN). – Ảo vọng “bàn đạp quân sự” trên Biển Đông của Trung Quốc (ANTĐ).

Cử tri lo lắng những diễn biến phức tạp ở Biển Đông (TP). – Cử tri lo lắng về những diễn biến phức tạp ở biển Đông (PLTP). – Toan tính tàu hải cảnh Trung Quốc: Cố ý để bị nhận diện trên Biển Đông (VNN). – ‘Việt Nam sở hữu những bằng chứng xác thực về chủ quyền biển Đông’ (Đồng Nai). – Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HNM).

Biển Đông: ‘Việt Nam trước sau cũng sẽ kiện Trung Quốc’ (BBC). – Kiện vụ Tư Chính: Việt Nam phải tính toán thiệt hơn (RFI). Bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền (VNN). Ba căn cứ chứng minh bãi Tư Chính thuộc Việt Nam (VNE).Điểm yếu của căn cứ Trung Quốc ở Biển Đông (TN). – Báo Hàn Quốc: “Việt Nam bảo vệ hòa bình ở Biển Đông” (DT). – Lo Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ASEAN gấp rút “móc hầu bao” cho quân sự (Infonet). 

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây