Indonesia: “Chúng tôi đang cảnh giác cao độ” – Động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông

Dự án ĐSK Biển Đông

Nguồn: News.com.au

Biên dịch: Mai Hải Tiến

11-1-2020

Nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển Indonesia ngày 7/1/2020, trước khi ít nhất hai trong số đó tiến về phía thềm lục địa của Việt Nam. Nguồn: Ryan Martinson/Marine Traffic.

Tuy Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát Biển Đông trong nhiều năm qua nhưng động thái gây hấn mới nhất đã bị phản tác dụng khi vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Indonesia.

Báo News Corp của Australia hôm 9-1 cho hay, Indonesia đã phản ứng mạnh mẽ sau khi các tàu đánh cá Trung Quốc được hộ tống bởi các “tàu chiến bảo vệ bờ biển” (coast guard warships) xâm nhập vùng biển của họ.

Jakarta đã huy động quân đội và nâng cao tình trạng sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Natuna để đối phó với các cuộc xâm nhập bắt đầu vào cuối năm ngoái.

“Lực lượng hải quân và không quân của chúng tôi đã được trang bị vũ khí và triển khai đến Biển Bắc Natuna”, phát ngôn viên quân đội – Thiếu tướng Sisriadi nói vào cuối tuần. Lực lượng bao gồm sáu tàu chiến nhằm “xua đuổi các tàu nước ngoài”.

Sau Singapore, tàu chiến Đức sẽ cập cảng Sài Gòn

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

21-12-2021

Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.

Ai mất Biển Đông?

Project Syndicate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-6-2018

Ảnh: Feng Li/Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã lên tiếng chống lại chiến lược “đe doạ và ép buộc” của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm việc phối trí các hoả tiển chống chiến hạm, các hoả tiển phòng không, các thiết bị gây nhiễu loạn sóng bằng điện tử, và gần đây hơn, việc hạ cánh các máy bay ném bom có vũ khí nguyên tử tại đảo Woody. Mattis cảnh báo: “đó là hậu quả của việc Trung Quốc coi thường cộng đồng quốc tế“.

Tin Biển Đông ngày 1-5-2021

BTV Tiếng Dân

Bài thứ 4 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa, tháng 4.2021 – Kỳ 4: Tàu cá Trung Quốc xúm xít quanh bãi Ga Ven. Sau khi Philippines phát hiện sự hiện diện của hàng trăm tàu “dân quân biển” TQ ở khu vực Đá Ba Đầu, công luận quốc tế lên án, TQ làm dịu tình hình bằng cách để các tàu dân binh tản ra trong khu vực quần đảo Trường Sa, chỉ còn một ít tàu ở lại Đá Ba Đầu. Khu vực bãi Ga Ven là một trong các “điểm tập kết” của nhiều tàu dân binh TQ.

Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Rushford Report

Tác giả: Greg Rushford

Dịch giả: Song Phan

11-7-2017

Trần Trường Thủy, một quan chức của Học viện Ngoại giao, phát biểu tại một hội thảo CSIS trước đây. Ảnh: internet

Thứ 3 tuần tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông.

Bắc Kinh sẽ làm gì nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan?

Trương Nhân Tuấn

1-8-2022

Theo tôi, như ý kiến đã nói hôm qua, ông Tập Cận Bình đã khẳng định lại cái “nguyên trạng – statu quo” hai bờ eo biển Đài Loan, cũng là nguyên tắc nền tảng mà quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đặt lên từ nhiều năm nay: “Hai bờ eo biển Formosa thuộc về một nước TQ”.

Tin Biển Đông: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN bị “bịt miệng”

BTV Tiếng Dân

23-8-2019

Thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, là người đưa tin sớm nhất và cập nhật tin thường xuyên nhất về vụ căng thẳng ở Bãi Tư Chính, cho biết: Chiến hạm Quang Trung đã rời khu vực Bãi Tư Chính.

Bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc và lý do Tập phải xây nhanh

Trần Trung Đạo

28-10-2021

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.

Xác định lại về Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

23-1-2021

Có một thời kỳ mà Việt Nam gọi Trung Quốc là bạn vàng, 4 tốt về mặt ngoại giao. Nhưng cũng có thời kỳ Hiến Pháp Việt Nam có ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù. Nhìn suốt lịch sử, có giai đoạn hoà hiếu hai bên cũng có giai đoạn giương cung, bạt kiếm. Lại nhìn lại lịch sử, nếu hèn nhát trước Trung Quốc thì hoạ mất nước, hoạ bị đô hộ, bị làm nô lệ là không thể tránh khỏi.

Tường thuật nhanh trận giao hữu bán chuyên nghiệp ở Biển Đông

Đặng Duân

11-7-2019

Xin chào quý vị đến với trận đấu giao hữu bán chuyên nghiệp 5 năm một lần ở Biển Đông! Do quy định của ban tổ chức nên chúng tôi chỉ có thể tường thuật chay, xin quý vị thông cảm.

Như thường lệ, các cầu thủ Tung Của lần này lại hành quân xuống phía nam với chiến thuật quen thuộc biến “vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp”. Tuy đá ở sân khách rõ ràng nhưng các huấn luyện viên ở Trung Nam Hải vẫn to mồm đang đá ở sân sở hữu chung để đòi chia chác tiền bán sân.

Hoa Kỳ có thể đặt một chân ở cánh cửa của Việt Nam?

Sephard

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Song Phan

25-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Sephard/ internet

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể ít phức tạp hơn Washington mong muốn, bất chấp việc Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực buộc Hà Nội ngưng khoan trên biển Đông mới đây.

Điều thú vị là trong tuyên bố chung ngày 31 tháng 5 của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Hoa Kỳ sẽ không cam kết giúp đỡ Hà Nội trong việc đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.

Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

BBC

19-1-2020

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Có dầu khí hay không ở Trường Sa?

Nguyễn Quang Bô

4-8-2019

Quần đảo Trường Sa. Ảnh: internet

Quần đảo Trường Sa gồm hàng trăm đảo đá, rạn san hô lớn nhỏ nằm ở Đông Nam Biển Đông trong khoảng 6:30’-12:00’ độ Vĩ Bắc, 111:20’-117:20’ độ Kinh Đông, diện tích 190 ngàn km2, mực nước biển sâu 1000-2000m, nhiều nơi đến 3000-4000m (Ảnh1, 3, 5, 6a, 6b, 11).

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Qua tập sách Samuels có nhận xét rằng, yêu sách của TQ về chủ quyền HS và TS đặt nền tảng trên “di sản của Thế chiến thứ hai” và “sự trao quyền của đế quốc Nhật”.

Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng

Đào Tăng Dực

22-4-2020

Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Tin Biển Đông: Ai bắn ngư dân VN? Khi nào VN kiện TQ? Và Thành Long bị tẩy chay…

BTV Tiếng Dân

8-11-2019

Trong cuộc họp báo ngày 7/11/2019, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông báo, cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin ngư dân Kiên Giang bị bắn chết trên biển, theo VietNamNet. Vụ việc xảy ra từ ngày 30/10, đến nay đã hơn một tuần nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn không rõ thủ phạm, mà chỉ loay hoay “xác minh” thông tin, trong khi báo chí đăng ảnh chụp thi thể nạn nhân là ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi.

Bản tin Biển Đông ngày 16-10-2018

BTV Tiếng Dân

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis

Trong vòng 9 tháng qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chính thức đến thăm Việt Nam hai lần. Ông James Mattis cũng đã gặp người đồng nhiệm Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch bốn lần trong năm nay. Dưới đây là lược dịch một số bình luận của GS Carl Thayer.

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974

Một Thế Giới

Võ Hà

18-1-2018

Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn – Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH”.

Những kẻ bán nước

Phạm Đình Trọng

19-1-2018

Từ 44 năm nay, ngày 19 tháng một đã đi vào lịch sử, là ngày đau đớn của giống nòi Việt Nam, ngày đen tối của lịch sử Việt Nam. 19.1.1974 Tàu Cộng mang hạm đội lớn với số quân và hỏa lực áp đảo đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, giết chết 75 người lính Việt Nam Cộng hòa giữ đảo.

Chủ quyền Hoàng Sa và vấn đề “ratione temporis”

Trương Nhân Tuấn

20-1-2021

Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Nguồn: internet

Có câu hỏi trên RFA rằng “VN có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung quốc?“. Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Theo tôi, LS Nguyễn Hoàng Duyên trả lời chính xác, là không có văn bản nào thuộc công pháp quốc tế nói về điều này.

Tuy nhiên nếu ta qui chiếu theo phán quyết (préliminaire) của Tòa Công lý quốc tế (CIJ) về vụ Nauru c. Australie, ngày 26 tháng Sáu 1992. Tòa phán rằng:

“La Cour reconnaît que (…) le retard d’un Etat demandeur peut rendre une requête irrecevable. Elle note cependant que le droit international n’impose pas à cet égard une limite de temps déterminée”.

Tạm dịch: Tòa nhìn nhận rằng… sự trễ nải của một quốc gia bên nguyên đơn có thể làm cho đơn thỉnh cầu của quốc gia này bị bác bỏ. Tuy nhiên Tòa cũng ghi nhận rằng, luật quốc tế không áp đặt một thời hạn cụ thể trong vấn đề này.

Tức là, mặc dầu luật quốc tế không đề cập gì đến thời hạn bao lâu thì một vụ tranh chấp (giữa hai quốc gia) sẽ “tàn”. Nhưng nếu một bên “ngâm tôm” quá lâu thì đơn khiếu nại của bên này có thể sẽ bị Tòa bác.

Ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề “thời gian” sẽ không là một “trở ngại”, nếu VN liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ một hành vi nào của TQ thể hiện ở Hoàng Sa.

Cái khó của VN là việc “mất tố quyền – forclusion – estopped”, tức VN không còn “quyền” nào nữa để kiện tụng TQ trong bất cứ vấn đề nào ở Hoàng Sa (và có thể ở Trường Sa). Công hàm 1958 của PVĐ có hiệu lực “ngăn chặn” mọi vận động pháp lý của VN liên quan đến HS và TS.

TQ luôn nói rằng trong cuộc chiến HS họ “phản công tự vệ” vì VNCH khai hỏa trước. TQ cho rằng mục đích cuộc chiến HS 17-19 tháng Giêng 1974 là “giải phóng một vùng lãnh thổ bị ngoại xâm chiếm đóng”.

Vụ đụng độ Gạc ma 1988 lập luận của TQ vẫn không thay đổi.

VN dễ dàng đi kiện TQ vụ Gạc Ma nhưng họ đã không đi kiện. Nhà cầm quyền CSVN cũng không hề có những phản đối đúng mức với những hành vi “bồi đắp đảo” của TQ (từ năm 2013) ở 7 bãi đá chiếm của VN.

Chuyện “dễ” họ không làm. Vì họ không muốn làm hay họ muốn làm nhưng không thể làm được?

Theo tôi là họ không thể làm được. VN đến nay không trả lời, không phản biện được nội dung công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 của TQ gởi tổng thơ ký LHQ trong vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Công hàm này TQ cho rằng VN đã bị “mất tố quyền – estopped” vì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng (và những tài liệu như sách giáo khoa, báo chí, bản đồ… của VN nhìn nhận HS và TS thuộc TQ).

Tức là cản trở khiến VN hôm nay không thể kiện tụng gì với TQ là sự hiện hữu công hàm 1958.

Các tuyên bố của TQ như “phản công tự vệ” hay “giải phóng một lãnh thổ bị ngoại bang chiếm đóng” đều đặt căn bản trên công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Do đó bất cứ động thái nào của VN về pháp lý ở HS hay TS, nếu VN chưa làm một “thủ tục hóa giải” công hàm 1958 hợp lý và thuyết phục, thì VN “kiện là để thua”. Tòa sẽ bác đơn VN từ bãi “gởi xe” (nói kiểu Đỗ Dzũng trên YouTube…).

_____

RFA: Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Diễm Thi

19-1-2021

Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.

Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.

Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.

Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.

Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”

Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:

“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”

Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:

“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ở trong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.

Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉ quyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bị đô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?”

Nhờ đồng chí giữ hộ

Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:

“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ở miền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộ Hoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.

Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứ đâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu.”

Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:

“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽ tính sau.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này.”

Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.

Thư gửi nhân dân Trung Quốc lần thứ 2

FB Lương Ngọc Huỳnh

3-9-2017

Trung Quốc tập trận hồi tháng 8 tại Vịnh Bắc Bộ, sát bờ biển Móng Cái. Nguồn: Google Earth/ East Pendulum.

Kính gửi nhân dân yêu chuộng hoà bình Trung Quốc!

Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước, hai dân tộc, hai tiếng nói, hai nền văn hoá, hoàn toàn độc lập, tự chủ và tự do. Chúng ta cùng sống trên một dải đất chạy dài, cùng uống chung những giọt mưa đầu mùa, cùng tắm trên Biển Đông rộng lớn. Hai nước cũng có những điểm tương đồng về văn hoá và tôn giáo, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng biệt. Chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới lại có những thăng trầm trong quan hệ như Việt Nam và Trung Quốc!

Đi Dây Sắp Té

Lê Minh Nguyên

29-6-2020

Sáng thứ Sáu ngày 26/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 chính thức được khai mạc theo hình thức trực tuyến.

Bản tin ngày 16-5-2020

BTV Tiếng Dân

16-5-2020

Tình hình Biển Đông “không êm ả”

Căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục lên cao khi Trung Quốc điều hai máy bay quân sự đến khu vực Đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Hoàng Sa), sau khi giới chức Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là “vô giá trị” và “khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi”.

Đô Đốc Harry Harris: Đại Sứ Ấn Độ – Thái Bình Dương

LS Nguyễn Văn Thân

2-3-2018

Đô độc Harry Harris, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương . Ảnh: AP

Vào ngày 9/2, Tổng Thống Trump cho biết là ông sẽ bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ tại Úc. Harris là một vị tướng 4 sao mang hai dòng máu Mỹ – Nhật đầu tiên nhậm chức Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2015.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

Ông Trọng nói tới Biển Đông để làm gì?

Nguyễn Đình Cống

8-10-2019

TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: PNTP

Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 của đảng CSVN, ông TBT Nguyễn Phú Trọng có đề cập đến 2 từ Biển Đông trong mục 4. Về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020, nội dung như sau:

Tin Biển Đông: “Đường lưỡi bò” tấn công trên “thực địa”, Hải cảnh 35111 của TQ chuẩn bị quấy phá trên biển?

BTV Tiếng Dân

6-11-2019

Báo Thời Đại đưa tin: Nhiều ô tô Trung Quốc cài “đường lưỡi bò” nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện. Ngày 5/11/2019, ông Nguyễn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, xác nhận, đơn vị vừa kiểm tra và phát hiện lô hàng của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai, chứa 7 xe ô tô nghi vấn vi phạm chủ quyền quốc gia. Lô hàng gồm 12 ô tô, mở tờ khai ngày 29/10/2019, trong đó có 7 xe bị phát hiện ngày 31/10, hiển thị hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” trên màn hình ứng dụng định vị dẫn đường.

Chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc ở Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

18-7-2020

Ảnh: RFA

Hiện có nhiều thông tin, hình ảnh liên quan đến việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Trần Trung Đạo

9-2-2021

Giới thiệu: Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì?

Căng thẳng Trung – Đài, tàu sân bay Mỹ, luật hải cảnh

Đặng Sơn Duân

25-1-2021

I. Biển Đông, Đài Loan

1. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông