Đợi trẻ tử vong, Bệnh viện báo Công an mới biết bị bạo hành thì trẻ còn chết hoài

Mai Bá Kiếm

28-12-2021

Tối 22/12/2021, Công an phường 22 (Bình Thạnh) được bệnh viện báo tin bé gái 8 tuổi N.T.V.A. đã chết trước khi đến BV, thì mới lòi ra vụ Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi) là “mẹ kế” (chưa kết hôn) đã đánh đập cháu N.T.V.A – là con riêng của “chồng”, suốt gần 2 năm nay!

Bằng chứng của tội ác?

Thái Hạo

7-4-2022

Tôi biết Dạ Thảo Phương tình cờ qua Facebook, nhờ mấy bài thơ gõ vội và ném lên màn hình. Một hôm Phương bỗng vào Inbox, chị nói thích chúng. Tôi search google thì thấy… à ra là một nhà thơ từng nổi tiếng. Chúng tôi nói chuyện về thơ, mỗi lúc một nhiều. Bỗng một ngày Phương bảo với tôi rằng chị sắp công bố một sự thật chấn động mà bản thân đã giấu kín suốt 23 năm qua. Tôi nghe. Ừ, một nạn nhân của cưỡng hiếp. Nhưng đã 23 năm rồi…

Thôi Trữ giết vua và chuyện lựa chọn hay bắt buộc học môn sử

Đông Sa

1-6-2022

Bài “Lịch Sử Truyền Đời” của TS Nguyễn Ngọc Chu kể cũng đã… chu lắm rồi. Chủ đề chính trong bài có lẽ nhân chuyện có dư luận phản biện về việc “Môn sử là lựa chọn hay bắt buộc” ở ba năm cuối trung học, mà bàn rộng ra về chương trình giáo khoa, nội dung môn học, và cách thức dạy học môn sử ở 3 bậc học 12 năm, nhiều hơn, chính hơn là nêu chủ kiến về Lựa Chọn hay Bắt Buộc.

Biếm: Ô, con nhớ bác ấy rồi!

Chu Mộng Long

5-9-2022

Thằng bé xem TV thấy hình ảnh một phạm nhân đứng trước tòa, nó thốt lên:

Nộp tiền học, biết phải nghe ai?

Thái Hạo

30-10-2022

Sáng đi họp phụ huynh cho con về mà lòng ngổn ngang vì tình trạng triển khai chương trình giáo dục trong nhà trường hiện nay. Nhưng tạm gác lại việc lớn ấy, chỉ nói một chuyện bé, đóng tiền. Trong một mớ những chuyện đóng tiền ấy lại cũng chỉ nói về một khoản nhỏ nhặt nhất: tiền trông coi phương tiện giao thông của học sinh và tiền vệ sinh (tổng 252.000đ/hs/năm).

Làm bạn với con, giải pháp tốt nhất!

Đoàn Bảo Châu

27-12-2022

Mấy tuần trước, có một vụ học sinh nhảy lầu nhưng truyền thông không dám động tới. Nguyên nhân là bởi gia đình rầy ra khi nhà trường cho điểm Văn Minh thấp.

Bà Lê Thị Dung phạm tội gì?

Thái Hạo

2-5-2023

Như chúng ta đã biết, bà Lê Thị Dung bị tòa án huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” vì “nhiều lần thanh toán trái quy định, chiếm đoạt gần 45 triệu đồng”.

Đóng tiền cho trường: Năm cũ chưa qua, năm mới đã đến

Thái Hạo

17-6-2023

Trong buổi họp phụ huynh cuối năm nay, giữa ngổn ngang những ồn ào xung quanh “câu chuyện giáo dục” và cả những cãi cọ liên quan đến đóng góp lem nhem vẫn chưa yên, thì một thầy giáo cấp 2 (THCS) tự xưng “thầy Hảo” bước vào, “xin phép thông báo”: thời gian nộp hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 và các khoản tiền cần mang theo khi đến nộp hồ sơ.

Vấn nạn giáo dục và câu hỏi: Có dám thay đổi thật không?

Blog VOA

Trân Văn

24-7-2023

Nếu đem số tiền mỗi sinh viên phải trả cho những môn rõ ràng là vô bổ như Lịch sử đảng, Triết học Marx – Lenin, Kinh tế chính trị XHCN, Tư tưởng Hồ Chí Minh,… nhân với tổng số sinh viên tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, con số ắt sẽ là ngàn tỉ.

Việt Nam phải khẩn thiết “xóa bài làm lại”

Trương Nhân Tuấn

31-7-2023

Nhiều người cứ lo ngại, giáo dục của Việt Nam thế nọ thế kia. Giáo viên bỏ dạy đăng ký đi lao động bên Hàn quốc. Nghe nói họ làm một năm bên Hàn quốc, bằng 10 năm đi dạy ở Việt Nam.

Vẫn chỉ là tăng, nâng, thúc

Ngô Huy Cương

15-9-2023

Tăng, nâng, thúc (tăng cường, nâng cao, thúc đẩy) là những từ ngữ được sử dụng dày đặc trong các nghị quyết, nay được tìm thấy không ít lần sử dụng trong các công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, đề tài khoa học), nhất là ở phần kiến nghị hay nhiệm vụ và giải pháp.

Chùm ‘chuyện nhỏ’ trong chuyện lớn, cách nào để cải?

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2023

Không chỉ có lĩnh vực giáo dục mới lắm chuyện. Lĩnh vực tư pháp cũng thế. Cho dù dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam vẫn còn rúng động khi hệ thống tư pháp thản nhiên thi hành bản án tử hình ông Lê Văn Mạnh, bất kể…

Cảm xúc Đất rừng phương Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

19-10-2023

Hồi nhỏ, tôi say sưa đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Tho, của miền đất Nam Bộ bình dị và ngạt ngào thương yêu.

Diện mạo của một kiểu ‘do dân, vì dân’

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2023

Trong khi những báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội càng ngày càng… lung linh thì tất cả các giới càng ngày càng chật vật.

Nộp tiền chống trượt: Thực chứ nghi ngờ “thực hư” gì nữa?

Chu Mộng Long

26-12-2023

Báo chí đăng: “Thực hư thông tin thi giảng viên chính nộp 10 triệu đồng chống trượt“. Tôi, một giảng viên, từng đi thi giảng viên chính cách đây hơn mười mấy năm, khẳng định như đinh đóng cột, rằng thực chứ chẳng hư gì cả. Bài báo chỉ đăng lộ thông tin ở Đại học Huế, còn tôi khẳng định, đại học nào ở Việt Nam cũng vậy!

Bình luận thêm về đề thi học sinh giỏi Văn của Quảng Nam

Thái Hạo

24-3-2024

Liên quan đến đề thi học sinh giỏi THPT lần 2 của tỉnh Quảng Nam, tôi mới nhận được thông tin đối với đề này. Xin bổ sung và nói thêm như sau.

Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam

Hương Nguyễn

13-9-2017

Thưa Thủ tướng,

Tôi vừa đọc được tin về việc Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

RFA đưa tin: “Chủ trương hình thành những đại học có tầm cỡ quốc tế chính là mong muốn của các thế hệ lãnh đạo Chính phủ trước đây. Do đó, ông nhấn mạnh đây là lúc quyết định bắt tay vào thực hiện và không thảo luận thêm nữa”.

Lại chữ viết Bùi Hiền: Dốt và phá hoại có hệ thống

FB Chu Mộng Long

16-1-2018

Ảnh: internet

Một Phó giáo sư, tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát một cách có hệ thống!

Nghe nói công trình do ông ấp ủ đã hơn 30 năm thì không thể biện minh do tuổi già lú lẫn mà do sự hàm hồ.

Có không ít kẻ biện minh cho ông rằng, sáng tạo có thể được cộng đồng chấp nhận hay không là chuyện thường tình. Vậy thì phải nói thêm, một sáng tạo không được chấp nhận là sáng tạo bị vứt vào sọt rác, trừ phi đó là sáng tạo đi trước thời đại. Mà sáng tạo đi trước thời đại cũng không hẳn không được cộng đồng chấp nhận nếu nó không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Thường sáng tạo đi trước thời đại phải là sáng tạo có ý nghĩa thức tỉnh hay thay đổi nhận thức cộng đồng như sáng tạo của Copernic, Galileo. Dù tòa dị giáo trung cổ (lực lượng thống trị rất thiểu số nhé) không chấp nhận nhưng giới khoa học và cộng đồng thừa nhận, cho nên phát hiện của Copernic, Galileo mới có nghĩa cách mạng to lớn cho cả thời đại Phục Hưng.

Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây?

FB Mạnh Kim

8-3-2018

Ảnh: internet

Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Bộ trưởng Nhạ, người đừng lặng im đến thế (*)…

MC Phan Anh

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thạch

18-4-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ trong một buổi tọa đàm cùng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNN

Sáng nay, tôi đọc được bài báo về một thầy giáo tuổi ngoài 40 bị tạm giam tại công an để điều tra hành vi dâm ô với nhiều học sinh tiểu học. Qua lời kể của các nạn nhân trẻ thơ, thật sự tôi không thể không trào nước mắt vì tức giận.

Với tôi, tôi tin rằng sự hưng thịnh của một quốc gia phải bắt nguồn từ giáo dục. Giáo dục hỏng, quốc gia suy vong. Vì vậy, người đứng đầu bộ giáo dục là người có trọng trách vô cùng quan trọng lẫn vĩ đại.

Đánh thức tiềm lực và nền giáo dục thần dân

FB Tâm Chánh

28-6-2018

Chúng ta thấy mừng vì gần đây đề thi tú tài hướng các em quan tâm đến những vấn đề thực tế của xã hội, của đất nước.

Như đề thi văn năm nay, có thể sẽ nhìn thấy lớp trẻ chuẩn bị làm công dân suy tư về nguồn lực phát triển đất nước. Nhưng tôi không tin các em có thể có tiếng nói của chính mình. Không phải vì thế hệ hôm nay kém cỏi. Mà chính yếu là vì xã hội của chúng ta luôn muốn nhìn thấy các em là những đứa trẻ.

Dối trá tràn lan, giáo dục tan hoang

FB Ngô Văn Giá

20-7-2018

Vừa rồi VTC kéo tôi vào chương trình talk show để thảo luận về câu hỏi: Tại sao càng lớn lên, người ta càng hay nói dối?

Đặt vấn đề như vậy là thú vị. Khởi đầu câu chuyện này là từ một kết quả nghiên cứu của ông Trần Ngọc Thêm. Bằng phương pháp test, thống kê, phân tích, kết quả đưa ra là vậy.

Căn bệnh nói dối thì thời nào cũng có. Nhưng mỗi thời, mức độ có khác nhau. Có thời, trong bối cảnh chiến tranh, toàn dân bị hút vào cái sống cái chết, căn bệnh này có phần suy giảm. Trong thời bình, khi con người ta phải đối diện với miếng cơm manh áo, với gánh nặng mưu sinh… căn bệnh nói dối lại có cơ bùng phát. Cho đến ngày hôm nay, bệnh nói dối đã trở nên kịch phát, trở thành một đại dịch, không kiểm soát được.

Sách giáo khoa

FB Đỗ Duy Ngọc

28-8-2018

Trước năm 1975, trong trường học ở miền Nam không có bán sách giáo khoa. Ở cấp Tiểu học thì phát không và sách thì học cả mấy đời từ đời anh chị đến đời em, năm nào dùng cũng được. Hồi nhỏ, tui mê nhất là sách Lịch sử, vẽ minh hoạ rất đẹp dù hồi đó sách in chữ chì và hình thì làm cliché. Chỉ hai màu đen trắng nhưng rất có hồn, nhân vật thần thái, cá tính đều được bộc lộ rõ nét.

Vì sao luôn luôn có những làn sóng chửi rủa ngành giáo dục?

Đào Tiến Thi

16-9-2018

Học sinh một trường tiểu học trong một lễ khai giảng. Ảnh minh hoạ lấy trên mạng

Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại.

Tội ác không có điểm dừng

FB Vũ Kim Hạnh

3-12-2018

Tối nay, Việt Nam thắng Philipines, tôi thật vui và “hả hê” vì trước khi trái bóng lăn, đã dám nói đại tỉ số mình thắng 2-1. Ông bạn cùng nhà cười ha hả vì “chiên gia” bóng đá đoán mò mà gặp hên quá.Xong trận, tôi an tâm bật máy lên, bỗng như bị đứng hình, hết cười nổi, thiệt sự là “người đang bay bổng chuyển qua bàng hoàng”. Ngoài đường thiên hạ đi bão hò reo (lại như thắng World Cup nữa) mà tôi cứ tê buốt cả đầu vì cái câu chuyện điên khùng, kinh khủng vừa xảy ra hôm nay. Chừng như tội ác không có điểm dừng, nó cứ sẵn trớn mà lao tới, không biết sẽ còn đi tới đâu nữa. Chuyện cô chủ nhiệm buộc học trò tát bạn đã gây phẩn nộ, cả xã hội đòi xử lý để ngăn lây lan. Nay vừa thấy tin mới, ngày 2/12 này…

23 đứa nhỏ lớp 6 (11 tuổi) học trò của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), sau khi bị “tự nguyện cưỡng bức” tát bạn 10 cái theo lịnh cô chủ nhiệm đến nạn nhân phải nhập viện, lại vừa phải trả lời một “phiếu điều tra” mất dạy nhất trên đời, do ban giám hiệu (đành phải nói là mất dạy, nếu không thì dùng từ gì, bỉ ổi? đê tiện?) yêu cầu, để họ báo cáo lên cấp trên. Phiếu gồm 19 câu hỏi “thiên tài” sau:

1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N có nói tục không?
7. Khi tát bạn N có khóc không?
8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô T tát bạn N mấy cái?
13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?

Sau đó, trường nộp báo cáo lãnh đạo. Có thể tóm lược như sau: Với điều tra 3 mức (nghe rất quen?): tát nhẹ, tát vừa, tát mạnh thì tổng hợp 23 câu trả lời là: 13 em tát nhẹ, 8 em tất vừa, 2 em tát mạnh (chưa tới 10% mà?); cô không ra lệnh ai tát nhẹ thì bị tát; Bạn N không bị chảy máu; Cô có tát bạn N 1 cái và không phải người tát cuối cùng; không có bạn nào sợ hãi và khóc; bạn N vẫn ở lại học đến cuối buổi học; bạn N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu.

Thế đấy, cả xã hội hãy đứng dây, khoanh tay xin lỗi lãnh đạo nhà trường đi! Giấy trắng mực đen, tất cả người trong cuộc nói đấy chứ có phải chúng tôi tự bảo vệ và bao biện cho nhau đâu?

Thật người viết tiểu thuyết có đại tài hư cấu cũng không nghĩ ra được cái trò bao biện rất hiện đại (khảo sát khách quan bằng phiếu do “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” tự trả lời).

Tội “khủng bố” 23 đứa nhỏ, buộc chúng phải tát bạn mình để tự bảo vệ mình, thật quá là mọi rợ và đã sĩ nhục điều cao đẹp, lý tưởng đạo đức mà nhà trường phải dạy (và khắc sâu trong tâm trì để hình thành nhân cách) cho trẻ. Làm cha mẹ cho con đến trường để chúng trơ mắt nhìn cô giáo chỉ đạo cả lớp đánh bạn, rồi mỗi đứa phải tự bảo vệ mình bằng cách nhục hình bạn, giờ tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách dối trá? Tôi tin tội ác đó sẽ hằn sâu trong tâm trí những đứa nhỏ học trò vô tội và ai biết nó sẽ đau đớn, khinh bỉ thầy cô giáo cỡ nào về cách ép nó nói dối để người lớn bảo vệ nhau? Đừng hi vọng bọn nhỏ còn nhỏ lắm, ngu khờ lắm, chưa hiểu biết gì về tôi lỗi khủng khiếp, và đông cơ đê tiện của người lớn. Trong xã hội thông tin ngày nay, chúng biết hết và chúng đang tìm cách “đối phó” để đừng bị tát, bị đuổi học thôi, tôi tin như vậy. Rất nhiều cháu nhỏ trong xóm nhà tôi, khi nhìn bố mẹ cải vả, dằn hắt nhau đã bật ra hàng loạt câu hỏi đáng kinh ngạc về những thói tật “bất ổn” của người lớn.

Tại sao ra nông nỗi này? Cha mẹ cho con đến trường, có yên tâm để con mình bị “khủng bố” như vậy? Để học tát bạn và nói dối theo dạy dỗ của cô thầy? Phải chăng khi mà thói đạo văn lấy bằng cấp giả, tự phong chức cho mình vẫn cứ đức cao vọng trọng, thăng tiến bình thường thì với những người quản lý và giáo chức ở những ngôi trường nhỏ các huyện hẻo lánh xa xôi, việc thi hành biện pháp vô luận vô pháp với bọn học trò nhỏ (yếu thế, cô thế, không có gì để tự bảo vệ) đâu dễ có điểm dừng?

Một phiếu trả lời. Ảnh: Báo SGGP

Thành tích và tội phạm

FB Bạch Hoàn

30-3-2019

Lại thêm một nạn nhân nữa của nền giáo dục mục ruỗng và thối nát này. Tôi thực sự không biết cần thêm bao nhiêu tấn bi kịch nữa thì ngành giáo dục mới chịu làm giáo dục.

H.Y là nữ sinh lớp 9A Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ngày 22-3, em bị 5 nữ sinh cùng lớp đánh hội đồng một cách dã man ngay tại lớp học.

Cứ tóm giám đốc sở là ra chuyện

Chu Mộng Long

25-4-2019

Nhì nhoằng mãi trong vụ sửa điểm thi tốt nghiệp và tuyển sinh cho đến khi đang chuẩn bị cho kì thi mới. Mấy ông to bà nhớn chối đây đẩy trách nhiệm, rằng không có chỉ đạo nào hết, nào là không hay biết, nào là có kẻ chơi xỏ mình, kể cả tự tin khoe con mình học giỏi, xứng đáng với điểm… ảo. Càng nói càng dối trá. Có lẽ họ tin rằng Bộ Công an khó mà truy tìm chứng cứ những kẻ đứng đằng sau?

Quảng Ngãi lại gian lận điểm thi bằng cách làm “lộ đề thi”

Tam Ân

7-6-2019

Vụ việc gian lận trong thi cử, chạy điểm đầu vào đại học xảy ra ở tỉnh Sơn La và Hà Giang đã hơn một năm, nhưng tính thời sự của câu chuyện vẫn còn nguyên vẹn. Căn bệnh dối trá dưới nhiều hình thức trong giáo dục, giờ đây đã di căn thành bệnh nan y.

“Đất nước này cần sự thật, không cần sự dối trá”

Hoàng Tuấn Công

8-8-2019

“Giáo sư” đạo văn Nguyễn Đức Tồn. Ảnh: Báo LĐ

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hơn 1 năm qua, Thanh tra Bộ GD và ĐT tiến hành xác minh, gặp gỡ các chứng, dịch luận án của ông Nguyễn Đức Tồn từ tiếng Nga sang tiếng Việt để đối chiếu, rồi nhờ chuyên gia thẩm định v.v… rất công phu và nghiêm túc. Kết quả cho thấy GS Đạo văn Nguyễn Đức Tồn đã ăn cắp (thực ra là cướp bóc, cưỡng đoạt) luận án và kết quả nghiên cứu của rất nhiều người.

Tôi đau xót cho sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta

Phùng Hồ Hải

4-11-2019

Nhân có ĐBQH Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề “Thi trắc nghiệm” trên Quốc hội, tôi xin chia sẻ một lá thư gửi PTT Vũ Đức Đam năm ngoái. Sau khi gửi tôi nhận được hồi âm rằng thư của tôi đã được chuyển sang Bộ GD-ĐT để xem xét.