Một sự câm lặng đáng sợ

FB Anh Tuấn

14-12-2018

Rời Phú Thọ, tôi ám ảnh bởi những ánh mắt lúc nào cũng buồn rười rượi, những khuôn mặt chỉ trực lảng tránh ánh mắt của người lạ khi nhắc đến chuyện về ông My của những đứa trẻ. Ghê tởm là những từ mà bọn trẻ nhắc đến nhiều nhất trong những lần nói chuyện với chúng tôi.

Chính trị và vấn đề tệ nạn trong giáo dục

Dương Quốc Chính

3-4-2019

Mọi người để ý là những vấn đề bạo lực học đường, cô đánh trò, trò đánh nhau, bữa ăn mất vệ sinh… toàn thấy ở trường công. Hồi mới có trường tư và ở 1 số tỉnh lẻ bây giờ, người ta vẫn có quan niệm là HS hư, dốt, mới phải học trường tư. Trường của ông Văn Như Cương ngày xưa vẫn bị mang tiếng như vậy. Nhưng tại sao hiện nay các vấn đề gây xôn xao dư luận vẫn chỉ ở các trường công?

Bàn về dạy, học và làm theo

Nguyễn Đình Cống

19-5-2019

Gọi Thầy là người dạy bảo, bao gồm cả cha mẹ, ông bà, anh chị, cấp trên, Trò là người học, được dạy bảo, bao gồm cả con cháu, em út, cấp dưới.

Nhớ Phạm Toàn

Vũ Thư Hiên

29-6-2019

Thế là Phạm Toàn đi rồi, đi trước rồi.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, thấy mấy thằng đàn đúm với nhau ngày nào chỉ còn Dương Tường, Xuân Khánh và mình. Cái nhóm bất trị, không chịu chui vào bất cứ cái lồng nào, dù sang trọng đến mấy, không ít lần làm phiền lòng các vị chăn dắt thần dân, đã lần lượt ra đi.

Một lớp mới, đông đảo hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn, dũng cảm hơn, luôn bù vào chỗ trống.

Nên vui. Không nên buồn.

Tôi quen “thằng Trâu Điên” lâu lắm rồi, đã quá nửa thế kỷ. Gọi nó là Trâu Điên là nhại cái tên Châu Diên nó tự khoác vào mình để tự giễu cái tật mê thuốc lá thơm dạng điếu của Trung Quốc, dường như từ âm Xiào yãn thì phải. Mà nó điên thật trong cái mộng mơ không dứt. Bắt đầu bằng mê văn chương để được ngay một giải thưởng cho tập truyện ngắn “Con nhện vàng” (nhà xuất bản Thanh niên, 1962), ra sau “Mái nhà ấm” (nhà xuất bản Văn học, 1959) không ăn cái giải nào. Mãi bốn chục năm sau mới quay về văn chương, với tiểu thuyết Người Sông Mê (nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2003).

Thế rồi bất thình lình, vào giữa thập niên 60 thế kỷ trước, Trâu Điên đùng đùng nhảy vào lĩnh vực giáo dục là thứ chẳng bao giờ nó nói tới, chẳng bao giờ say mê. Bạn bè cười rũ:

– Mày điên thật rồi. Có thể nào đi theo một thằng cha chủ trương “Giáo dục là công nghiệp, học sinh là sản phẩm của công nghiệp ấy”. Sản phẩm là thứ để dùng, không phải là cái biết sáng tạo. Marx có một giấc mơ tuyệt vời, tuy nhiều không tưởng: “Đưa con người từ vương quốc tất yếu qua vương quốc tự do”.

Nhưng Trâu Điên không nghe. Không là không.

Sau này, nhiều năm qua, hình như ngẫm nghĩ thấy điều bạn bè nói là đúng, mới tự mình kéo anh em đồng thanh tương khí lập ra nhóm Cánh Buồm, lo việc viết sách giáo khoa cho một nền giáo dục ngọng ngoẹo không bao giờ thừa nhận sách giáo khoa không phải do nền giáo dục ấy miệt mài lập ra. Người ở cái nền giáo dục triều đình hí hoáy viết hết dự án này đến dự án khác, lấy tiền đút túi cái đã, rồi mới soạn cho những giáo khoa thay đổi xoành xoạch.

Tôi không khóc Phạm Toàn. Thằng này chúa kỵ nước mắt.

Đừng điên thêm nhé, ở thế giới mới!

Nguyên nhân nào dẫn tới một nền giáo dục thất bại toàn diện?

Đỗ Ngà

1-9-2019

Có thể nói trong cuộc đời con người phải tốn rất nhiều thời gian để đi học. Trong 60 năm cuộc đời (năm mà người lao động về hưu) thì hết 2% thời gian trong đó là người ta dùng để học mẫu giáo, 20% trong đó là dùng cho việc học phổ thông, 4% trong đó học nghề, 8% trong đó dùng để học đại học (xem như đã học đại học thì không học nghề), 4% thời gian cuộc đời là dùng để học cao học, và 10% cuộc đời để làm nghiên cứu sinh.

Mừng ngày nhà giáo 20/11

Chu Mộng Long

15-11-2019

Chưa đến ngày 20.11. Nhưng do không khí đã rậm rật trong lòng mỗi nhà giáo, cho nên tôi đành viết trước. Chủ yếu là viết cho chính tôi và học trò của tôi.

Giáo dục Việt Nam: Chưa nhìn thấy hy vọng sau Đại hội 13

Nguyễn Ngọc Chu

14-2-2020

Ông Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Báo GD

Thất bại của Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là không bàn cãi.

Hy vọng dồn vào Tân Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD – ĐT sau Đại hội 13. Mà các thứ trưởng của Bộ GD-ĐT hiện nay có thể sẽ là một trong các ứng viên cho chức Bộ trưởng Bộ GD – ĐT.

Suy nghĩ từ một cảnh bạo lực học đường

Đỗ Duy Ngọc

21-5-2020

Những đứa trẻ này lớn lên sẽ thành người như thế nào? Đứa đánh bạn sẽ là quỷ dữ, suốt cuộc đời chỉ là kẻ tàn nhẫn, có thể thành chị Đại giang hồ, hay người vợ hung hăng, người hàng xóm hung dữ, luôn là kẻ gây hấn và giải quyết mọi việc bằng nắm đấm hay là người mẹ dạy con bằng những đòn thù?

Tựu trường mùa Covid

Kim Anh

5-9-2020

Đại dịch Corona làm đảo lộn cuộc sống của hầu hết loài người. Những điều xưa nay chúng ta vẫn máy móc làm như thông lệ hàng năm, nay bỗng chững lại tất cả và đòi chúng ta phải suy nghĩ, cân nhắc.

Phải hiểu trẻ mới dạy được trẻ

Đoàn Bảo Châu

12-10-2020

Đã có rất nhiều bài phản biện về bộ sách Tiếng Việt của các nhà giáo dục này. Trong một đất nước, những người gọi là những “nhà giáo dục” thường được đặt vào một vị trí cao nhất trong bậc thang về trí tuệ, uy tín, kiến thức, bởi họ là những người sẽ giúp những đứa trẻ có được những kiến thức sơ khởi, những nền tảng về nhân cách.

Lương tâm và liêm sỉ của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chết

Phạm Đình Trọng

9-12-2020

Nữ sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Xương, An Giang bị nhà trường xúc phạm nhân phẩm, phải tìm đến cái chết, may mắn chưa chết. Nhưng lương tâm của Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chết.

Hành hạ là… ‘chuẩn’ của hệ thống?

Blog VOA

Trân Văn

24-3-2021

Cuối cùng, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam cũng đã lên tiếng về Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên (CC CDNN giáo viên). Theo đó, đến cuối tháng này, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) phải có báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ mà ngành GDĐT xem như yêu cầu mà giáo viên các cơ sở giáo dục công lập phải đạt (1).

***

Câu chuyện về CC CDNN giáo viên trở thành lùm xùm sau khi Bộ GDĐT ban hành bốn Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức danh đối với giáo viên tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo đó, muốn được công nhận là giáo viên, giáo viên phải có… CC CDNN giáo viên.

Tuy học phí đóng cho các lớp CC CDNN giáo viên không rẻ (tối thiểu là 2,5 triệu đồng), nội dung lại không hữu dụng nhưng giáo viên các cấp, bất kể đã đứng trên bục giảng bao nhiêu năm vẫn lũ lượt ghi danh để lấy CC CDNN giáo viên. Họ không có lựa chọn nào khác nếu muốn được hệ thống công quyền công nhận họ là… giáo viên!

Đã có rất nhiều nơi, nhiều người, kể cả đại biểu quốc hội lên tiếng cả về sự phi lý của CC CDNN giáo viên lẫn các qui định liên quan tới thăng hạng giáo viên (chẳng hạn muốn được công nhận là “Giáo viên trung học cơ sở hạng nhất”, giáo viên phải có học vị thạc sĩ) cho dù đã từng vượt qua kỳ thi thăng hạng trước đó…

Trước phản ứng của công chúng, đại diện Bộ GDĐT – nơi ban hành bốn Thông tư là nguyên nhân khuấy động dư luận về CC CDNN giáo viên – giải thích: Bốn Thông tư ấy nhằm hướng dẫn thi hành Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT nhưng giáo viên nên chờ… cụ thể của Bộ GDĐT, các Sở GDĐT và Phòng GDĐT.

Nói cách khác, bốn Thông tư… hướng dẫn thi hành… Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT, do chính Bộ GDĐT ban hành vẫn cần được… nghiên cứu để đưa ra các… hướng dẫn khác nữa. Hàng triệu giáo viên đã, đang và sẽ tiếp tục dắt díu nhau đi theo những hướng dẫn mà nơi có quyền hướng dẫn thú nhận là… chưa biết cụ thể thế nào (2)!

Trên thực tế, CC CDNN giáo viên chỉ là một trong hàng loạt yêu cầu về… “chuẩn” đặt ra đối với giáo viên. Trong ba năm vừa qua, để được công nhận là… viên chức trong lĩnh vực GDĐT, mỗi giáo viên đã phải chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Theo một… Thông tư có hiệu lực từ 2018, đến giờ, năm nào giáo viên cũng phải nộp ảnh, bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ, kế hoạch, giáo án, phiếu dự giờ,… để chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí!

Sắp tới, bởi hệ thống công quyền hướng tới… hiện đại hóa, thay vì nộp các bản sao, giáo viên sẽ phải tập hợp bằng chứng và đưa chúng lên một trang web của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, do Bộ GDĐT chưa… hướng dẫn, giáo viên chưa biết phải làm thế nào để tạo ra bằng chứng, chứng minh, họ đạt những tiêu chí kiểu như: Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (3)

***

Giáo viên không phải là đối tượng duy nhất “lên bờ, xuống ruộng” vì các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan tới… chức danh nghề nghiệp. Trong hàng chục năm qua, viên chức tất cả các cấp muốn trụ hạng, thăng hạng, nâng ngạch phải có đủ thứ chứng chỉ từ ngoại ngữ, tin học đến chức danh nghề nghiệp… Mãi tới tuần trước, Thủ tướng Việt Nam mới yêu cầu các bộ, ngành xem xét sửa đổi những quy định vốn bất cập về các loại chứng chỉ liên quan tới tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,…

Dẫu báo chí Việt Nam ca ngợi chỉ đạo vừa kể nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước vì có rất nhiều chứng chỉ không thực chất, lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức (4) nhưng những ai, hệ thống nào tạo ra Luật Viên chức và hàng loạt Nghị định, Thông tư liên quan tới quản lý, đánh giá công chức, viên chức?

Trước, nhìn vào thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam có thể thấy Luật Viên chức và các Nghị định, Thông tư liên quan tới tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức hiệu quả tới đâu. Giờ, ngắm các thứ “chuẩn” và nghe tâm sự của các viên chức, có thể biết thêm, viên chức cũng “lên bờ, xuống ruộng”!

Lấy gì bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền với tâm và tầm như thế có thể tự điều chỉnh?

Chú thích:

(1) Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viên (Web CP)

(2) Đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Sẽ kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại (TT)

(3) Giáo viên đau đầu tìm minh chứng không vi phạm đạo đức theo yêu cầu của Bộ (GD)

(4) Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất (LĐ)

Clip thầy giáo đánh học sinh mà “bọn xấu đang lợi dụng phát tán”

Tuấn Khanh

2-5-2021

Video bạo lực học đường dưới đây, ghi lại cảnh Khúc Xuân Hòa (1997) chủ nhiệm lớp 10A3, Trung tâm GDTX huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đánh đập, chửi rủa học sinh vì tội không mặc đồng phục đúng quy định nhà trường đang gây sốt trên mạng xã hội, sốt các nhà giáo dục, sốt cả phụ huynh.

Quốc gia không đọc sách (Phần 3)

Thái Hạo

17-6-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Tiếp nối chủ đề đọc sách, ở bài này tôi muốn chia sẻ một quan niệm hơi khác thường một chút. Khi nói tới “đọc sách”, nhiều người sẽ nghĩa ngay đến những tập giấy in được đóng bìa đẹp đẽ thơm tho hay những bản ebook, những cuốn sách cũ được scan, sách nói v.v.. được tồn trữ trong môi trường internet. Tất cả, theo tôi vẫn chưa phải đã đầy đủ cho khái niệm “sách”.

Quyền con người và tương lai của giáo dục

Thái Hạo

8-8-2021

Theo VietNamnet, đoạn hội thoại trong hình là lời của nữ giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân (Đà Nẵng). Tờ báo cho biết đây là những “phát ngôn sai lệch, gây bức xúc” và công an Đà Nẵng đang điều tra.

Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp?

Mai Bá Kiếm

23-10-2021

Trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ”, các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?”. Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc “Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp“.

Hỏng từ gốc

Chu Mộng Long

7-12-2021

Thấy báo đăng và mạng xã hội xôn xao về việc một số Sở Giáo dục và Đào tạo “khuyến khích” phụ huynh mua sách Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh dày đến gần 300 trang cho các bé lớp Hai đọc, tôi khóc.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

Thái Hạo

9-3-2022

Câu này trích trong “Văn bia tiến sĩ: Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký, Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký” của tiến sĩ Thân Nhân Trung, thế kỷ 15. Và được giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Đầy đủ là: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”.

Không thể tin vào tai và mắt mình

Thái Hạo

20-5-2022

Lướt Facebook, thất kinh vì tình cờ thấy video quay cảnh một ông phụ huynh mặt đỏ gay, đang xông vào chỉ trỏ và mắng xơi xơi một giáo viên nữ ngay trong văn phòng của nhà trường. Đó là câu chuyện xảy ra ở trường THCS Hiến Nam (Hưng Yên).

Quy chế, quy trình và con người

Blog VOA

Trân Văn

5-8-2022

Một lớp học tại Bình Dương. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Giáo dục và chưa biết khi nào trời mới sáng!

Blog VOA

Trân Văn

15-10-2022

Giáo dục vẫn là một trong những lĩnh vực gây bất bình và lo ngại cho nhiều giới trong xã hội Việt Nam. Ngoài những bất cập liên quan đến quản trị – điều hành, trao truyền kiến thức, kỹ năng, bất chấp các tuyên bố, cam kết của những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, bất bình đẳng trong cơ hội thụ hưởng giáo dục như một loại phúc lợi công cộng càng ngày càng trầm trọng.