Cảm xúc Đất rừng phương Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

19-10-2023

Hồi nhỏ, tôi say sưa đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Tho, của miền đất Nam Bộ bình dị và ngạt ngào thương yêu.

Thuở ấy, tôi bị chinh phục bởi lối hành văn giản dị, rất đặc trưng của vùng đất này. Tôi ít bị lôi cuốn bởi những thông điệp chính trị của tiểu thuyết. Ngược lại, những cuộc lưu lạc của An qua nhiều miền đất phương Nam đã cuốn hút trí tưởng tượng và óc phiêu lưu về những miền đất xa lạ của một thằng nhóc như tôi. Hình dung phong cảnh đất rừng phương Nam qua từng trang sách, dưới ánh đèn dầu heo hắt, chính là những khoảnh khắc lãng mạn của một thời tuổi thơ nghèo đói. Những dòng sông mênh mông chảy qua những mảnh đất trù phú với rừng tràm bạt ngàn đem lại sự thích thú và tò mò nơi một đứa nhỏ.

Ngôn ngữ bình dân, rất đặc trưng của con người miền Tây Nam bộ được miêu tả một cách tài tình và chân thật bởi nhà văn. Chắc chắn, chính nỗi nhớ quê hương và những kỷ niệm của một thời thơ ấu mới khiến ông thành công trong việc miêu tả con người và mảnh đất Nam bộ trong Đất rừng phương Nam.

Cái tài của một nhà văn là mang lại những cảm xúc cho người đọc, khiến họ thổn thức, suy nghĩ và vui buồn. Có những cảm xúc bình dị ngay từ những trang đầu tiên. Đất rừng phương Nam mang lại một bầu trời bao la với mùi hương thoang thoảng của đất rừng, sông núi và con người Nam bộ. Những cảm xúc ấy, tôi tin rằng không gì thay thế được. Chỉ có ngòi bút của nhà văn và trí tưởng tượng của người đọc mới tạo nên thứ cảm xúc bình dị nhưng nên thơ như thế.

Đó cũng là trường hợp của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới. Điện ảnh, với nhiều tiến bộ, vẫn khó có thể mang lại những cảm xúc, cái hồn hay những bức thông điệp vô hình nhưng mãnh liệt của ngòi bút, của văn chương.

Đôi khi nó chỉ mang lại những cảm xúc nhất thời, trần trụi nhằm vào thị hiếu hay cảm tính của người xem. Nhưng tất cả chỉ trong chốc lát, như cơn gió thoáng qua và sẽ rơi vào quên lãng.

Ngược lại, có những đoạn văn theo đuổi, ám ảnh và làm rung động người đọc mãi về sau. Bất cứ trong một thời khắc nào đó của cuộc sống, những trang sách, những thông điệp của một tác phẩm bất chợt lại lùa về với bao cảm xúc và ký ức…

Đọc những tranh luận về bộ phim Đất rừng phương Nam mới thấy cái khó của nghệ thuật điện ảnh khi muốn chuyển tải những cảm xúc của một tác phẩm văn học. Những chỉ trích về bộ phim, vể nội dung, về các nhân vật, về bối cảnh lịch sử, về cách ăn mặc, về phong tục,… đều có thể hiểu được và thông cảm. Nếu bỏ qua khía cạnh chính trị, định hướng, dụng ý của nhà làm phim, của đạo diễn, như nhiều nhận định thì chính cái sự trần trụi của bộ phim đã làm giới hạn sự tưởng tượng hay tò mò của người xem, từ đó khiến khán giả không hài lòng với những gì họ đã hình dung qua từng trang sách của nhà văn Đoàn Giỏi.

Huống chi trong bối cảnh văn hoá và nghệ thuật vốn luôn bị kiểm duyệt hay định hướng chính trị thì khó mang lại cảm xúc thật cho người xem.

Tôi vẫn thích gìn giữ những cảm xúc tinh nguyên của tuổi thơ khi nhớ về Đất rừng phương Nam qua ngòi bút của Đoàn Giỏi. Rất ít tác phẩm văn học được chuyển thể qua điện ảnh khiến tôi rung động hay mang lại nhiều cảm xúc.

Đơn giản, tôi thích sự tự do và tưởng tượng khi đọc thay vì bị giới hạn hay tù túng bởi những gì tôi thấy!

Mấy chục năm rồi tưởng bẵng quên, nay bất chợt bồi hồi lại nhớ về Đất rừng phương Nam với muôn vàn cảm xúc. Cứ ngỡ như mới hôm qua, mới tối hôm nào còn ngấu nghiến đọc cuốn sách trong căn nhà nhỏ.

Có lẽ, giờ đây cuốn sách ấy vẫn còn nằm đâu đó trên các kệ sách của ngôi nhà năm xưa.

Cảm xúc, đơn giản chỉ thế thôi!

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tác giả của bình luận này !!!

    Đa tạ những ý kiến phê bình mà tôi, chúng ta MỞ MẮT RA THẬT NHIỀU !!

    TUYỆT VỜI trên cả tuyệt cú mèo

    Đúng là BAN MAI mở cửa cho RẠNG ĐÔNG & BÌNH MINH
    Tôi mà như thằng hùng ba THÌ TỐNG CỔ đuổi việc montaukmosquito

    CON SIÊU VI TRUN..G C..UỐC ra khỏi DÊ LỢN VIÊN trong cái hang ổ sào huyệt KHỔNG CHẾT tại Việt Nam

    Ban Mai 18/10/2023 at 6:15 pm

    Nếu chỉ đơn giản như tác giả nhận xét thì đã chẳng có vấn đề gì cả! Vấn đề ở đây thì ĐRPN không những thiếu, mà còn sai, về bản tánh người và vật của phương Nam. Đồng ý phim ảnh thì phải sáng tạo. Hư cấu để câu chuyện trở nên hay, đẹp và hấp dẫn. Nhưng sự thật nói đến tinh thần của người phương Nam mà không dám nhắc đến Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên lại dùng tên bang hội của người Hoa thì đã hẳn là vấn đề! Vấn đề là CĐ, HH, BX, cốt lõi tính chất phương Nam, đều chống cộng. Chống tới bến luôn! Còn nêu tên các bang hội người Hoa thì liên quan đến hiện tình 4 tốt, 16 chữ “vàng”!

    XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tác giả của bình luận này !!!

    Đa tạ những ý kiến phê bình mà tôi, chúng ta MỞ MẮT RA THẬT NHIỀU !!

    TUYỆT VỜI trên cả tuyệt cú mèo

    Đúng là BAN MAI mở cửa cho RẠNG ĐÔNG & BÌNH MINH
    Tôi mà như thằng hùng ba THÌ TỐNG CỔ đuổi việc montaukmosquito

    CON SIÊU VI TRUN..G C..UỐC ra khỏi DÊ LỢN VIÊN trong cái hang ổ sào huyệt KHỔNG CHẾT tại Việt Nam

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Nhà nước đặt hàng cho công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê sản xuất bộ phim Đất Rừng Phương Nam (Chính xác là: Quyết định số 1867/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện do Nhà nước đặt hàng năm 2022) do thứ trưởng Tạ Quang Đông ký ngày 14 tháng 6 năm 2021.

    Thế là đã rõ, trách nào ông cục trưởng Vi Kiến Thành cố sức bảo vệ cho bộ phim này. Xem ra, cách hành xử này khá giống với việc chỉ định công ty Việt Á sản xuất kít xét nghiệm Covid thì phải. Liệu quả bom Đất Rừng Phương Nam có cuốn phăng nhiều quan chức cấp cục, cấp vụ cấp bộ của ngành văn hoá giống như quả bom Việt Á từng cuốn phăng hai ông bộ trưởng, dăm ông thứ trưởng và hàng chục quan chức cấp cục vụ của hai ngành y tế và khoa học công nghệ?

    Nhà nước đặt hàng cho các công ty tư nhân sản xuất hàng hoá cũng là điều bình thường trong thời buổi kinh tế thị trường. Thế nhưng, các hãng phim nhà nước cùng nhiều diễn viên ăn lương nhà nước đang khát việc mà bộ văn hoá lại đặt hàng để công ty Hoan Khuê sản xuất phim là điều bất thường.
    Phàm thì những sản phẩm nhất là sản phẩm văn hoá do nhà nước đặt hàng, việc xét duyệt chắc chắn phải cẩn trọng cả về kịch bản, về trang phục, về tính giáo dục của phim. Vậy mà, có quá nhiều sạn về lịch sử, về trang phục đã xuất hiện trong phim gây bức xúc không nhỏ với nhiều người. Nếu chỉ là loại phim giải trí tầm phào, không cần tính giáo dục thì ngành văn hoá có cần đặt hàng hay không?

    Ngày nay, phim giải trí tầm phào được nhiều công ty tư nhân sản suất, đâu cần ngành văn hoá phải đặt hàng, liệu có gì đó khuất tất trong công văn của thứ trưởng Đông?
    Khi mới đưa ra chiếu, nhà sản xuất nói dựa theo tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng thời điểm xảy ra trong tiểu thuyết là năm 1945, còn thời điểm của phim là những năm 1920 đến 1930. Vậy là nhà sản xuất phim đã lợi dụng danh tiếng của Đoàn Giỏi để trục lợi, ngành văn hoá là nơi quản lý và xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền lẽ nào lại không biết điều này.

    Phim ảnh có quyền hư cấu, nhưng hư cấu đến mức nào nhất là những phim phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc lẽ nào quan chức ngành văn hoá lại không biết. Hư cấu tới mức bóp méo lịch sử, làm cho người xem u mê không biết đâu là sự thật, đâu là hư cấu là điều không được phép. Một bộ phim có nhiều sạn lẽ nào cứ sửa sạn thành kẹo là sẽ hay. Đâu phải cứ bỏ chữ Rừng trong tên phim là đủ tính pháp lý, thay Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn bằng hai tổ chức vu vơ nào đó là không có lỗi với lịch sử, là được duyệt lưu hành.
    Nghe lời giải thích bảo vệ phim Đất Rừng Phương Nam của một số quan chức văn hoá liệu chúng ta thấy họ có xứng đáng là những người quản lý ngành văn hóa nước nhà? Qua ông Nguyễn Văn Hùng bộ trưởng, người hùng dũng choán thảm đỏ của khách, ông thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói rằng ngành văn hóa cần 350.000 tỷ chấn hưng văn hóa nước nhà trong đó giúp các nhà văn, các nhạc sĩ, các họa sĩ tạo ra những tác phẩm tầm cỡ thế giới tôi đã thấy buồn. Càng buồn hơn khi đọc quyết định phê duyệt kịch bản phim Đất Rừng Phương Nam của thứ trưởng Tạ Duy Đông cho phép công ty Hoan Khuê sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam.
    Lẽ nào đất nước ta thiếu người có tầm hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại nên phải để những vị ít văn hóa như vậy điều hành và quản lý nền văn hóa nước nhà. “Văn hóa còn, dân tộc còn”, liệu với những người đứng đầu ngành như trên văn hoá Việt có còn hay không?

    Nguồn Mạng

  3. Mấy ngày gần đây thấy thiên hạ xôn xao bàn luận về bộ phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng xin góp mấy lời bàn cho vui.

    Đối với đoàn làm phim.

    Nếu những người sản xuất bộ phim này nói rằng họ dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi thì họ mắc tội đem hàng nhái gắn mác hàng thật. Theo điều 192 khoản 2 của bộ luật hình sự, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
    – Có tổ chức;
    – Có tính chất chuyên nghiệp.

    Nếu chưa được sự đồng ý của người thừa kế của cố nhà Văn Đoàn Giỏi mà lại sử dụng tên Đất Rừng Phương Nam để đặt tên cho bộ phim của mình sẽ bị xử theo điều 225 của bộ luật hình sự vì vi phạm bản quyền.

    Đối với cục diện ảnh và cá nhân ông cục trưởng Vi Kiến Thành
    Theo khoản 2 điều 192 của luật hình sự, người lạm dụng chức quyền cho phép lưu hành hàng giả bị phạt tù từ 05 tới 10 năm.

    Nhân đây cũng có mấy lời bàn khi đọc lời phát biểu của ông Vi Kiến Thành ngụy biện cho việc phát hành phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Đành rằng thơ, văn, phim chuyện hay phim truyền hình được quyền hư cấu, nhưng hư cấu tới mức nào lại là điều cần bàn. Hôm nay cục diện ảnh cấp phép cho phim Đất Rừng Phương Nam mới vì ông Thành cho rằng phim ảnh được phép hư cấu không đúng sự thật. Xin hỏi ông cục trưởng, ngày mai đoàn làm phim A dựng về cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do các thành viên quốc dân đảng lãnh đạo, ngày kia đoàn làm phim B làm phim về cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái do hậu duệ của Lưu Vĩnh Phúc thủ lĩnh của quân cờ đen lãnh đạo liệu ông Vi Kiến Thành và cả ông bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có đủ gan cấp phép hay không?

    Phim ảnh là hình thức dạy Lịch Sử hữu hiệu nhất đối với lớp trẻ, những phim về thời cận đại dù có hư cấu cũng không thể xuyên tạc và bóp méo Lịch Sử. Phim ảnh đề cập tới Lịch Sử chống ngoại xâm của dân tộc cần phải trung thực, nếu sai nếu không thật hậu quả sẽ khôn lường. Tiếp tay cho những người làm phim vì lợi nhuận bóp méo lịch sử, phản ảnh sai về tập quán sinh hoạt, về văn hoá dù chỉ về một vùng miền nào đó là không được phép.

    Nguồn mạng.

  4. Bọn tuyên giáo vịt cộng như con rối nước bị GIẬT DÂY điều khiển từ xa như những người máy rẻ tiền nhất từ Tử Cấm Thành, từ bọn tình báo Hoa Nam nằm trong đÁi sứ quán trun..g c..uốc tại Hà L..ội để đẻ ra cái sản phẩm điện ảnh QUÁI THAI QUÁI VẬT “sáng tạo những CÁI BANG hồng thất công cửu chỉ thần cái bang hội THỔ PHỈ người Tàu chệt iêu nước Việt như thằng DÊ LỢN VIÊN
    montaukmosquito 19/10/2023 at 11:06 am

    NGÀY ĐÊM tập sai bảo trả bằng mùi lò tôn chành bành lệ viện nhu HẮN không yêu mà còn rút ruột TẨY NÃO những bạn đọc non trẻ ngây thơ ngu muội của TIẾNG DÂN + tên Ô SÌN báo NÔ “hăng rô” mồm vẩu VÉO VON tiếng sáo TRƯƠNG Lương cha ông HẮN !!!

    NHƯNG NGAY CẢ CÁI bọn gốc người Minh Hương TỰ NGUYỆN làm tay chân gtay sai cho bọn tình báo Hoa Nam… được xôi rồi việc, SIÊU ĐẠI CÔNG THẦN như HỒ CẨM ĐÀO còn bị xách như CÓC VƯƠNG núm áo xách tay ra khỏi HỘI TRƯỜNG dưới hàng ngàn ống kính nhà báo quốc tế THÌ NGAY lú vương XỨ VỆ hay Ô SÌN trương huy san cũng chẳng là CÁI CHI MÔ !!!

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  5. Vấn đề của ĐRPN. không phải là cảm xúc mà là hãy tỉnh táo khi đất nước VN. đang
    bị cột chặt trong vòng kim cô “4 tốt và 16 chữ vàng” với TC. hay 2 nước cùng chung
    ý thức hệ và vận mệnh mà TC. luôn miệng nhắc nhớ giới chóp bu CsVN. !
    Nếu thấu hiểu tình hình thực tế như vậy thì mới không cãi cọ hay giả vờ vỗ ngực ta
    đây là “chiến sĩ” hàng đầu trong việc bảo vệ tự do và chống kiểm duyệt ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây