Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 4/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phân tích: Chuyên gia: Không lo Mỹ, Trung thỏa hiệp về Biển Đông vì hạt nhân. Theo các nhà phân tích “an ninh của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng khi các chương trình vũ khí, hạt nhân của Triều Tiên tạo cớ để Mỹ, Nhật, Hàn gia tăng các hoạt động quân sự áp sát Trung Quốc”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng thống Trump kêu gọi sớm cho ra Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thủ tướng Thái Lan, ông Prayut Chan-ocha, đến thăm Nhà Trắng. Hôm qua, trong một tuyên bố chung, lãnh đạo hai nước “nhấn mạnh tầm quan trọng của một Biển Đông hòa bình và ổn định… Hai bên tái khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS)“.

Bản tin ngày 7-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA có bài: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét hiện đại gây lo ngại về căng thẳng ở biển Đông. Về con tàu nạo vét Thiên Côn Hiệu mà TQ cho hạ thủy ngày 3/11, ông Collin Koh, một chuyên gia về an ninh hàng hải, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore được báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng trích lời, nhận định rằng, “trừ khi Trung Quốc làm rõ ý định của mình, chiếc tàu nạo vét mới vẫn sẽ gây những lo lắng về việc xây dựng thêm những đảo nhân tạo mới ở biển Đông và có thể dẫn tới các biện pháp phản ứng từ các nước“.

Mời đọc thêm: TQ ra mắt tàu mới, chuyên nạo vét bồi đắp đảo nhân tạo (BBC). – Tin Biển Đông: Hạ thủy tàu “khủng” xây đảo, Trung Quốc “trêu ngươi” ông Trump (Infonet). Sao lại là ông Trump? Biển Đông không phải của ông Trump! – Quan hệ Việt Trung: Sau căng thẳng đến hòa dịu (RFI).

Bản tin ngày 30-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Sau quá trình quân sự hóa Biển Đông diễn ra khá thuận lợi trong năm 2017, Trung Quốc mưu đồ đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra Hoàng Sa. Nhân Dân Nhật báo của ĐCS Trung Quốc đã công bố kế hoạch sử dụng nhà máy điện hạt nhân nổi để cung cấp năng lượng cho “cái mà Bắc Kinh gọi thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính phi pháp được đặt trụ sở ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” và khẳng định, nhà máy này sẽ tăng cường năng lực phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Lò phản ứng hạt nhân có thể hỗ trợ chiến thuật “sử dụng công trình lưỡng dụng”, kết hợp yếu tố quân sự, dân sự, mà Trung Quốc quen áp dụng để tạo “tình thế đã rồi” trên Biển Đông, “có thể di chuyển và cung cấp năng lượng cho những giàn khoan… Công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Trung Quốc hồi tháng 8 công bố kế hoạch sản xuất 20 nhà máy điện hạt nhân nổi phục vụ mưu đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông”.

Bản tin sáng 1-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFA có bài: Philippines đưa máy bay ra bãi cạn Scaborough. Bài báo cho biết: Hôm qua, quân đội Philippines đã triển khai “một máy bay do Nhật Bản tặng bay qua khu vực bãi Scarborough thuộc nước này nhưng hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ”.

Theo Tư lệnh khu vực Bắc Luzon của quân đội Philippines, “chiếc máy bay Beechcraft King Air C90 đã bay ở độ cao chỉ khoảng 240 mét xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough… Philippines đã phát hiện 9 tàu Trung Quốc trong khu vực, bao gồm 4 tàu tuần duyên của Trung Quốc và 4 tàu cá của Philippines”.

Bản tin tối 2-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc sẽ phóng hỏa tiễn ngoài khơi, có thể ở Biển Đông. Công ty phát triển hỏa tiễn – Tập đoàn Khoa học Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc xác nhận, các hỏa tiễn chở hàng Trường Chinh 11, “được thiết kế để chở hàng có tải trọng 700 kilogram vào quỹ đạo trái đất tầm thấp, có thể sẽ được điều động cho vụ phóng hỏa tiễn ngoài khơi đầu tiên trong năm nay ở Biển Đông”.

Báo Zing đặt câu hỏi: Vì sao Đà Nẵng được chọn là điểm ghé thăm của siêu tàu sân bay Mỹ? Bài báo chỉ nêu lý do địa lý: “Đà Nẵng là một trong số ít thành phố có cảng quy mô tiếp đón tàu sân bay khổng lồ USS Carl Vinson”, mà phớt lờ lý do lịch sử: Sự kiện Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng năm 1965 đã khởi đầu quá trình nước Mỹ hỗ trợ miền Nam Việt Nam về mặt quân sự.

Bản tin tối 21-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí đưa tin: Philippines “tố” Trung Quốc thách thức máy bay ở biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định, nước này vẫn thường bị Trung Quốc cảnh báo “mỗi khi máy bay Philippines bay qua khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép trên Biển Đông”.

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Việt Nam không phải “thành viên bóng tối” của bộ tứ, Trung Quốc nên lo việc khác. Bài viết cho rằng: Thay vì lo lắng về khả năng Việt Nam ngầm tham gia “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc – liên minh các nước muốn bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ, Thái Bình Dương – “Trung Quốc nên tìm cách hóa giải các ngón đòn chiến lược Tổng thống Donald Trump chuẩn bị giáng xuống”.

Bản tin sáng 10-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

ExxonMobil lên tiếng về hợp tác thăm dò dầu khí với VN, theo VOA. GS Carl Thayer phân tích, ExxonMobil là công ty Mỹ, nơi cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson từng là CEO, nên Trung Quốc khó có thể gây áp lực như trường hợp công ty Repsol của Tây Ban Nha, phải ngưng hợp tác với Việt Nam ở mỏ “Cá Rồng Đỏ” ở Trường Sa.

Bản tin sáng 28-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Nghị sĩ Canada hy vọng kiến nghị Biển Đông sẽ khiến Việt Nam hành động. Vụ Thượng viện Canada thông qua kiến nghị chỉ trích “ứng xử leo thang thù nghịch” của Trung Quốc trên biển Đông, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói với VOA rằng, “ông hy vọng bản kiến nghị sẽ khiến Việt Nam thức tỉnh và hành động”.

Bản tin Biển Đông ngày 6/9/2018

BTV Tiếng Dân

Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phòng vệ của Đại học Quốc gia Úc vừa ấn hành một báo cáo của Christopher B. Roberts, phân tích chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc, trong đó cho rằng sự ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang bị thách thức bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc và cách tiếp cận tư bản độc tài trong phát triển kinh tế và gây ảnh hưởng quốc tế. Tác giả nhấn mạnh một loạt các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là tiền lệ cho cách thức mà Trung Quốc tiến hành đối với các khu vực khác thuộc lợi ích của Trung Quốc.

Bản tin Biển Đông ngày 26-9-2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Trang Oxii dẫn tin từ tài khoản Twitter Aircraft Spots, chuyên theo dõi các chuyến bay của không quân Mỹ, cho biết, ngày 24/9, hai oanh tạc cơ B-52 của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Đây là lần thứ 8 trong năm nay không quân Mỹ điều máy bay ném bom hạng nặng bay vào khu vực, theo Oxii. 

Bản tin ngày 24-10-2018

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Trung Quốc cứ ép ASEAN kiểu này, sẽ khó có COC. Về các yêu sách Trung Quốc dự định đưa vào COC, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định: “Nếu các đề xuất này của Trung Quốc được chấp thuận, nó sẽ hạn chế chính việc thực thi chủ quyền, tính độc lập trong ngoại giao và năng lực hoạch định chính sách kinh tế của các nước (ASEAN)”.

Bản tin ngày 30-11-2018

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Trung Quốc mưu tính gì khi xây dựng ở bãi Bông Bay? Bài viết tổng hợp bình luận của nhiều chuyên gia về Biển Đông xung quanh công trình Trung Quốc mới xây dựng trên đá Bông Bay ở quần đảo Hoàng Sa. Ông Gregory Poling, giám đốc AMTI, lưu ý: “Điều đặc biệt ở đây là chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy Trung Quốc có kiểu xây dựng nhanh chóng và ít tác động như vậy”

Bản tin ngày 7-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về ba vấn đề của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thứ nhất là sự đoàn kết của ASEAN, chỉ khi ASEAN đạt được sự thống nhất cao thì TQ khó có thể áp làm mưa làm gió ở đây. Thứ hai là việc cam kết và thực thi cam kết của Washington đối với khu vực và cuối cùng là, những vấn đề trong nước có thể khiến Bắc Kinh chuyển hướng chú ý nhiều hơn ra quốc tế, ảnh hưởng tới khu vực này.

Bản tin ngày 27-2-2019

Tin Biển Đông

Ngày 26/2/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao VN, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội, VnEconomy đưa tin. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định lập trường “ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Bản tin ngày 5-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt bàn về mục đích Mỹ đưa số F-35B kỷ lục đến Biển Đông. Theo đó, dù quan hệ Mỹ – Philippines thời Tổng thống Duterte có phát sinh một số mâu thuẫn, quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn bền vững, hai bên đồng thuận về chuyện Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự ở Philippines.

Bản tin ngày 14-5-2019

Tin Biển Đông

Mỹ tập hợp đồng minh đẩy lùi thế lực ‘bắt nạt’ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, báo Thanh Niên đưa tin. Phát biểu tại buổi tiệc nhân dịp 40 năm thành lập Viện Claremont ở Beverly Hills, bang California, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố:

Bản tin ngày 20-6-2019

Tin Biển Đông

RFA có bài: Đâm, cướp tàu cá – Chiến lược của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông. Bài viết lưu ý, trước vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines, vào ngày 2/6/2019, “một tàu Trung Quốc khác đã cướp một tàu cá Việt Nam ở vùng ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Vào tháng 3/2019, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị một tàu của Trung Quốc đâm chìm trong khu vực Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Bản tin ngày 27-7-2019

Tin Biển Đông

Một số nhà nghiên cứu lo lắng, những gì đang diễn ra ở Bãi Tư Chính, nếu Việt Nam không quyết đoán, có thể sẽ bị mất Bãi Tư Chính giống như Philippines đã mất bãi cạn Scarborough hồi năm 2012. VnExpress có bài nhắc lại sự kiện này: Cách Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Tin Biển Đông ngày 22-8-2019

BTV Tiếng Dân

Facebooker Đặng Sơn Duân cho biết: “Trang Wionnews ở Ấn Độ đưa tin trong lần xâm nhập EZZ của Việt Nam lần thứ hai từ ngày 13.8 có 6 tàu hải cảnh, 10 tàu cá và 2 tàu dịch vụ. Oanh tạc cơ H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu cũng được nhìn thấy. Trang này không dẫn nguồn cho thông tin oanh tạc cơ, nhưng trong bài họ dẫn nguồn tin ngoại giao Việt Nam”. Ông Duân nói rằng, theo nguồn tin này, lãnh đạo VN cũng đang cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. 

Bản tin ngày 17-9-2019

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin lúc 22h30′ qua bản đồ AIS vệ tinh. Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có dấu hiệu rời đi, có ít nhất 6 tàu hải cảnh đang hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu 31302 mới quay trở lại từ đá Subi, hải trình của Hải Dương 8 có một đoạn lệch hướng so với hải trình “khảo sát” thông thường, rồi lại trở về như cũ.

Sau khi tấn công AirVisual, thầy Vũ Khắc Ngọc nói lời xin lỗi

BTV Tiếng Dân

9-10-2019

Trên Facebook của mình, thầy Vũ Khắc Ngọc đã có lời xin lỗi. Ông Ngọc viết: “Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh giá tiêu cực về AirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới hoạt động của ứng dụng này ở Việt Nam. Tôi hy vọng khi những hiểu lầm về cách xếp hạng của AirVisual đã được làm rõ, các bạn sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, xác thực và có những đóng góp tích cực trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố lớn của chúng tôi”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Hai cựu Bộ trưởng Son, Tuấn ra tòa trong phiên xử ngày đầu tiên

BTV Tiếng Dân

16-12-2019

Sáng nay, TAND TP Hà Nội mở phiên đầu tiên, xét xử các bị cáo mua gian bán lận trong thương vụ Mobifone mua AVG. Từ 7h sáng, lực lượng an ninh TP Hà Nội đã dẫn giải các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn đến tòa để bắt đầu phiên xử đại án kinh tế – chính trị này. Phiên xử bắt đầu từ hôm nay 16/12, kéo dài cho đến cuối năm 2019.

Tin chính trường: Hoàng Trung Hải mất ghế, Vương Đình Huệ thay thế

BTV Tiếng Dân

8-2-2020

Chiều 7/2/2020, Bộ Chính trị chính thức điều động Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, báo Thanh Niên đưa tin. Còn ông Hoàng Trung Hải không giữ được ghế bí thư thủ đô nữa, mà được phân công làm Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, là tiểu ban do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Tiểu ban.

Bản tin ngày 23-5-2020

BTV Tiếng Dân

23-5-2020

Trung Quốc phá vỡ cam kết quân sự hóa quần đảo Trường Sa, Mỹ phẫn nộ

Hôm 22/5, báo Express của Anh đưa tin, căng thẳng Mỹ — Trung tiếp tục sôi sục khi một tài liệu vừa được tiết lộ cho thấy, Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết về kế hoạch quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Bản tin ngày 1-7-2020

BTV Tiếng Dân

1-7-2020

Tin Biển Đông

Hôm nay là ngày đầu tiên Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, kéo dài đến hết ngày 5/7. Báo Tiền Phong có bài: Trung Quốc tập trận trái phép ở Hoàng Sa. Đây là đợt tập trận có quy mô lớn của Trung Quốc, với sự tham gia của các máy bay tiêm kích J-10, J-11, Su-30 và máy bay do thám Y-8. Tất cả các tàu bè nước ngoài bị cấm đi vào khu vực tập trận.

Bản tin ngày 19-8-2020

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ hiện đang ‘nằm phục kích’ tại vùng biển Nam Bãi Tư Chính. Trước đó, ‘Zhongguo Haijing 5204’ đã thâm nhập trái phép vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Đây là lần thâm nhập thứ nhất”.

Bản tin ngày 3-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trong báo cáo vừa công bố, Lầu Năm Góc nói Trung Quốc có thể tăng hiện diện ở Biển Đông với tàu sân bay, tên lửa diệt hạm, báo Thanh Niên đưa tin. Báo cáo của Lầu Năm Góc đánh giá, Bắc Kinh đã hiện đại hóa quân sự đến mức quân đội TQ “vượt mặt Mỹ” trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng tham chiến có tổng cộng khoảng 350 chiến hạm và tàu ngầm, còn Mỹ hiện chỉ có 293 tàu.