Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Cộng hòa Cyprus cài cắm người vào Quốc hội VN?

BTV Tiếng Dân

Vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc mới bị phát hiện là… người của Cộng hòa Cyprus trong Quốc hội Việt Nam, mà ông Quốc đã khai với báo Tuổi Trẻ tối 25/8, đã làm cho cư dân mạng dậy sóng. Dù ông Quốc đã khai đêm qua, nhưng sáng nay, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu, thuộc Ủy ban Thường vụ QH, khẳng định, Quốc hội chưa nhận được báo cáo nào nói ĐBQH Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, VietNamNet đưa tin.

Bản tin ngày 14-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập trái phép lần thứ 10 vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Khoảng 6h sáng nay, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, tiến vào quấy phá hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.01, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đã 10 lần tàu này tiến vào quấy phá ở khu vực gần đường bờ biển VN, cho thấy sự bất lực của Hải quân VN bảo vệ lãnh hải đất nước ra sao.

Bản tin ngày 3-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Thẩm phán tòa quốc tế đánh giá tình hình Biển Đông. Báo Thanh Niên phỏng vấn một trong 21 thẩm phán của Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS), là người không muốn công khai danh tính. Sự kiện nhiều nước đệ trình văn bản lên LHQ để phản đối Trung Quốc về Biển Đông, thẩm phán này cho rằng, “diễn biến này không tạo ra bước ngoặt mới về pháp lý đối với Biển Đông. Vì vấn đề pháp lý đã được thể hiện qua phán quyết của Tòa trọng tại vào tháng 7.2016“.

Bản tin ngày 27-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: 46.000 binh sĩ Mỹ – Nhật khởi động cuộc tập trận ‘Kiếm sắc’. Đó là cuộc tập trận mang tên Keen Sword 21, có sự tham gia của hơn 9.000 binh sĩ, 100 máy bay và nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ, cùng với tàu chiến Nhật Bản ở ngoài khơi quần đảo Okinawa, bắt đầu từ ngày 26/10 và dự kiến kết thúc ngày 5/11, theo thông tin từ Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ.

Bản tin ngày 21-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC đưa tin: Anh điều tàu sân bay tới châu Á, gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Thủ tướng Anh, Boris Johnson thông báo: “Năm tới, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ dẫn đầu một nhóm tàu của Anh và đồng minh trong việc thực hiện tham vọng lớn nhất của chúng tôi trong hai thập kỷ. Tàu sẽ được điều đến biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Đông Á”. Theo hãng tin Nikkei, diễn biến này nhằm gửi “thông điệp mạnh mẽ” đến TQ, sau các vụ gia tăng đàn áp chính trị đối với Hong Kong.

Ông Robert O’Brien, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, đã tới Hà Nội đêm qua. Hôm nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với ông trong chuyến thăm VN của ông trong hai ngày, nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Báo Người Lao Động dẫn lời Cố vấn An ninh Mỹ: Ủng hộ Việt Nam vững mạnh, đóng vai trò quan trọng tại khu vực.

Về vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, ông Minh đánh giá cao “hợp tác tích cực” giữa cơ quan chức năng của hai bên. Ông Minh khẳng định, VN và các nước ASEAN “sẽ tiếp tục ủng hộ và phối hợp với Mỹ và các nước đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực và trên thế giới”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien. Ảnh: Bộ Ngoại giao/NLĐ

Sau ông Phạm Bình Minh, đến lượt Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, theo Zing. Tướng Lịch nhắc đến “hỗ trợ của phía Mỹ trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam”. Ông  O’Brien khẳng định, Mỹ coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với VN và mong muốn VN đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực.

VOA đặt câu hỏi: Mỹ quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn vào cuối nhiệm kỳ Trump? Theo GS Carl Thayer, Tổng thống Trump đang cố chứng tỏ “một số sáng kiến về ngoại giao để đánh bóng di sản của mình khi nhiệm kỳ của ông ấy sẽ kết thúc sau hai tháng nữa”, bao gồm lời hô hào chống TQ ở Biển Đông được khá nhiều fan VN ủng hộ.

GS Ngô Vĩnh Long từ ĐH Maine, Hoa Kỳ, cho rằng chuyến thăm của ông O’Brien “không có gì quan trọng” vì nó diễn ra vào cuối nhiệm kỳ của ông Trump. Theo GS Long, chính quyền mới của ông Biden sẽ không bỏ rơi Hà Nội, trong tình hình Bắc Kinh tiếp tục gia tăng áp lực ở Biển Đông.

Mời đọc thêm: Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Anh sẽ điều tàu sân bay đến châu Á (Zing). – Nhóm “Sư tử” trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn đang mạnh (Sputnik). – Phải chăng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh? (RFA). – Thông điệp Mỹ gửi Trung Quốc khi thử tên lửa diệt ICBM (VNE). –  ‘Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ như hiện nay’ (TTXVN). – Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien (NLĐ).

Thông tin về Nguyễn Đức Chung và các vụ bê bối ở Hà Nội

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an thông báo, họ đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” xảy ra ở TP Hà Nội và đề nghị truy tố cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Ông Chung bị truy tố tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” có liên quan đến vụ án Nhật Cường.

Ông Nguyễn Đức Chung lúc chưa “vào lò”. Ảnh: Xuân Long/TT

Lưu ý, ngày 11/8, “Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ phó bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung để xác minh, làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật”. Cũng trong hôm đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chung.

VTC có clip: Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Báo Giao Thông có bài: Ba đồng phạm bị truy tố cùng nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ba đồng phạm này là 3 thuộc cấp của ông Chung, đã bị khởi tố, tạm giam từ ngày 22/7, gồm: Nguyễn Anh Ngọc, cán bộ UBND TP Hà Nội, Nguyễn Hoàng Trung, lái xe của ông Chung, đồng thời là chuyên viên thư ký – biên tập, văn phòng UBND TP Hà Nội và Phạm Quang Dũng, cán bộ công an của C03, Bộ Công an.

Từ trái qua: Các bị can Nguyễn Hoàng Trung, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Anh Ngọc tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an/VNE

Tin cho biết, kết luận điều tra vụ án đã được Cơ quan ANĐT Bộ Công an tống đạt đến các bị can và chuyển đến VKSND Tối cao để truy tố, nghĩa là ông Chung và 3 thuộc cấp nói trên sẽ sớm ra trước vành móng ngựa, chấm dứt chuỗi ngày đồn đoán về hồi kết sự nghiệp chính trị của một trong các quan chức từng có quyền lực nhất thủ đô.

Ba thuộc cấp nói trên của ông Chung đã bị khám nhà từ ngày 13/7, đến ngày 22/7 thì cả 3 “nhập kho”. Giới thạo tin cho rằng, sự nghiệp của Chung ‘con’ chấm dứt kể từ lúc đó. Hà Nội bắt đầu quá trình thay đổi lãnh đạo, để ông Chu Ngọc Anh chính thức ngồi vào ghế Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 29/9. Lưu ý, người ký quyết định tạm đình chỉ công tác Chung ‘con’ cũng chính là người ký quyết định phê chuẩn chức Chủ tịch Hà Nội với ông Anh – chính là Thủ tướng.

VietNamNet có bài: Chiếc chìa khóa bí mật trong vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung. Đó chính là “chiếc chìa khóa” mà ông Phạm Quang Dũng, cựu cán bộ C03, đã dùng để đột nhập vào phòng làm việc riêng của ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng 14, Cục Cảnh sát kinh tế, vào khuya 4/6/2020, ông Dũng đã “dùng điện thoại chụp trộm 3 tài liệu tại bàn làm việc của ông Thành”.

Tin cho biết, các tài liệu bị chụp trộm đó chính là “các tài liệu bí mật nhà nước” liên quan đến vụ Nhật Cường, gồm: “Báo cáo kết quả trích xuất dữ liệu và thanh toán tiền hàng buôn lậu cho 16 nhà cung cấp của Công ty Nhật Cường; Tài liệu báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc về tiến độ, kết quả, kế hoạch kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và Báo cáo kết quả xác minh việc Công ty Nhật Cường cung cấp dịch vụ công cho TP Hà Nội từ năm 2017- 2019”.

Theo kết quả điều tra, ông Dũng còn chuyển nhiều tài liệu nữa cho ông Chung, tổng cộng 12 tài liệu, trong đó có 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước, mức độ “Mật”.

Liên quan đến diễn biến chính trường thủ đô, Zing dẫn lời Bí thư Hà Nội: ‘Các đồng chí làm gì, đừng nghĩ trên không biết’. Làm việc với quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ bày tỏ: “Luật quy định là tháo dỡ và phá dỡ, đây lại đi san phẳng hết. Như công trình 8B Lê Trực, khi tháo dỡ nội thất, lực lượng chức năng phải có quay phim, chụp ảnh, niêm phong nguyên trạng rồi đem vào kho cất”.

Không rõ ông Huệ có ý nhắc nhở ai, phe cánh nào, khi yêu cầu đẩy mạnh các vụ giám sát, phát hiện, kiểm tra: “Đồng chí nào biết sai phạm mà sửa chữa thì có ai thích kỷ luật đâu. Nhưng để các đồng chí biết rằng đừng nghĩ các đồng chí làm mà dưới không biết gì, trên không biết gì”.

Về tuyến đường sắt nội đô làm 10 năm chưa xong: Lãnh đạo Công ty Trung Quốc đến Việt Nam chỉ đạo chạy thử hệ thống Cát Linh-Hà Đông, RFA đưa tin. Đại diện của Ban Quản lý dự án Đường sắt VN xác nhận, các nhân sự và chuyên gia quan trọng của Cục Đường sắt TQ hầu như đã có mặt đầy đủ ở VN. Chuyên gia tư vấn của phía Pháp cũng đã đến Hà Nội vào ngày 18/11 và đang ở trong khu cách ly, dự kiến sẽ trực tiếp tham gia khâu kiểm định an toàn để vận hành dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Mời đọc thêm: Kết thúc điều tra vụ án liên quan cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung (VNE). – Hoàn tất kết luận điều tra vụ án ‘Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’ (TTXVN). – Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (VOV). – Đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung cùng 3 đồng phạm (GDTĐ). – Công an đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội ‘chiếm đoạt tài liệu mật’ (BBC). – Bí thư Hà Nội: Cán bộ đừng nghĩ mình làm sai trên không biết gì (TP).

Sai phạm “đất vàng” ở thành Hồ

Liên quan đến vụ án của ông Tề Trí Dũng, cựu Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), sáng nay, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố nguyên Phó Chánh văn phòng Thành ủy TPHCM cùng 12 bị can, VOV đưa tin.

Ông Phạm Văn Thông, cựu Phó Chánh văn phòng Thành ủy thành Hồ và ông Lê Hoàng Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty IPC bị khởi tố trong vụ án sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại công ty IPC và SADECO.

Liên quan đến sự kiện trên, báo Pháp Luật VN có bài: Khởi tố nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM vì sai phạm tại Tân Thuận – IPC. Ngoài hai quan chức kể trên, còn có thêm 12 người khác trong danh sách những người bị khởi tố.

VTC có clip: Khởi tố cựu Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM Phạm Văn Thông.

Trang Doanh Nhân VN đặt câu hỏi: Nguyên phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM Phạm Văn Thông bị khởi tố vì tội gì? Tin cho biết, ông Thông đã vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ thành phố và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý đất đai, kinh doanh bất động sản, quản lý doanh nghiệp trong vụ tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương Tân Thuận IPC hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển.

Ông Thông còn vi phạm khi ký chấp thuận chủ trương cho Tân Thuận IPC hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng 45% vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất tại dự án Khu dân cư ven sông, phường Tân Phong, quận 7 và đề xuất chấp thuận chủ trương cho Công ty Phú Nhuận hợp tác đầu tư, chuyển nhượng dự án Khu nhà ở phường An Phú, quận 2. Sai phạm của ông này chủ yếu về “đất vàng”.

Liên quan đến sai phạm của Tân Thuận IPC, có một quan chức hay bị báo chí “lề đảng” nêu tên từ cuối tháng 8 đến nay nhưng không có trong danh sách các bị can vừa khởi tố, đó là cựu ĐBQH Phạm Phú Quốc, là người bị phát hiện có 2 quốc tịch.

Bên cạnh vai trò “nghị gật”, ông Quốc từng làm Tổng GĐ Tân Thuận IPC nhưng đã xin rút khỏi hai vị trí này ngay khi bị báo chí “lề đảng” phanh phui vụ ông có quốc tịch Cyprus. Ông Quốc đã chính thức bị bãi nhiệm ĐBQH ngày 3/11, hơn 2 tháng sau khi ông chủ động xin thôi làm “nghị gật”.

Mời đọc thêm: Khởi tố thêm 13 bị can liên quan đến IPC và SADECO (ĐV). – Sai phạm khiến nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM bị khởi tố (Zing). – Giải quyết cơ bản vấn đề Thủ Thiêm trước tháng 6.2021 (TN). – Ông Nguyễn Thiện Nhân: ‘Thi tuyển quốc tế về quy hoạch thành phố Thủ Đức’ (TP). – TP.HCM: điều chuyển cán bộ khi không được dân tín nhiệm (TT). – “Tắc” sổ hồng: Lối đi nào cho người dân và doanh nghiệp? (DV).

Tin nước Mỹ

BBC đưa tin: Cơ hội lật ngược tình thế của Trump thu hẹp khi Michigan ủng hộ chiến thắng của Biden. Chiến thắng của ông Biden tại bang Michigan đã kết thúc mọi khả năng “lật ngược” của phe Trump, nhưng “đội của ông Trump hy vọng sẽ thuyết phục các cơ quan lập pháp do thành viên đảng Cộng hòa kiểm soát ở các bang quan trọng sẽ bãi bỏ kết quả và tuyên bố ông Trump là người chiến thắng”.

Báo Lao Động có bài: Cuộc gặp kịch tính của ông Trump trong nỗ lực đảo chiều kết quả bầu cử Mỹ. Đó là vụ ông Trump gặp các lãnh đạo cơ quan lập pháp của đảng Cộng hòa, bang Michigan tại Tòa Bạch Ốc. Những người này nói rằng, họ “vẫn chưa được biết về bất kỳ thông tin nào sẽ thay đổi kết quả cuộc bầu cử ở Michigan”.

Các nhà lập pháp Cộng hòa của bang Michigan nói thêm: “Các cáo buộc về hành vi gian lận cần được xem xét một cách nghiêm túc, điều tra kỹ lưỡng và nếu được chứng minh, sẽ bị truy tố theo pháp luật. Và những ứng viên được nhiều phiếu nhất sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và phiếu đại cử tri của Michigan. Đây là những sự thật đơn giản đã mang tới sự tự tin cho cuộc bầu cử của chúng tôi”.

CBS có clip: Trump tiếp tục phủ nhận thất bại bầu cử.

Hậu quả của thái độ coi thường đại dịch: Con trai cả ông Trump mắc COVID-19, theo báo Tuổi Trẻ. Don Jr, con trai cả của Trump “đã có kết quả xét nghiệm dương tính từ đầu tuần và được cách ly tại nhà kể từ sau khi nhận kết quả… Cho tới lúc này ông ấy vẫn hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng bệnh và đang tuân thủ mọi chỉ dẫn y tế được khuyến nghị về COVID-19”.

Andrew Giuliani, con trai của Rudy Giuliani, LS của Trump, cũng dính bệnh: “Cùng ngày ông Don Jr. được thông báo mắc COVID-19, con trai luật sư Rudy Giuliani – luật sư riêng của ông Trump và cũng là người đang phụ trách các vụ kiện về kết quả bầu cử – cũng được công bố đã dương tính với virus corona”.

Ngoài hai người này ra, còn có ba quan chức khác của chính quyền Trump cũng đã dính Covid-19, nâng tổng số người bị nhiễm ở tòa Bạch Ốc là 45 người. Mỹ hiện có gần 12,3 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 260.000 người chết, theo Worldometers. Hôm qua, Mỹ có số ca nhiễm kỷ lục với hơn 204.000 ca.

Mời đọc thêm: Trump triệu tập quan chức Michigan họp bất thường, quyết đảo ngược kết quả bầu cử (DV). – Bầu cử Mỹ: Ông Trump yêu cầu bang Georgia kiểm phiếu lần 3 vì thua sít sao? (NLĐ). – Trước tòa, Giuliani xác nhận bầu cử ‘không gian lận,’ nhưng họp báo lại nói khác (NV). – Twitter lên tiếng về thời điểm ông Trump mất đặc quyền tài khoản tổng thống (LĐ). – Ông Trump bất ngờ phát biểu tại diễn đàn APEC trực tuyến (TT). – Đại dịch khiến Mỹ nặng thêm gánh nợ công (ĐV). – Bất chấp đại dịch, sinh viên Việt Nam đến Mỹ học vẫn đứng hàng thứ 6 thế giới (VOA).

***

Thêm một số tin: LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam, sách nhiễu 6 cá nhân (VOA). – Vì sao không thể xóa việc chạy chức, chạy phiếu vào nhân sự Đại hội 13? (RFA). – Thanh tra kiến nghị khởi tố Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình (TTXVN). – Hà Tĩnh: Bờ biển Kỳ Lợi sạt lở rất nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người dân (DV).

Bản tin ngày 17-12-2020

BTV TIếng Dân

Tin Biển Đông

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nói về thông tin bất thường nồng độ phóng xạ ở Biển Đông, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Khi được hỏi về vụ phía Philippines phát hiện có sự gia tăng bất thường nồng độ phóng xạ ở Biển Đông, gần các thực thể mà TQ kiểm soát, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng VN quan tâm và đang xác minh thông tin nêu trên.

47 năm hải chiến Hoàng Sa

BTV Tiếng Dân

Đúng 47 năm trước, vào ngày 19/1/1974, là ngày mà 75 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã gửi xác ở Biển Đông trong trận hải chiến Hoàng Sa, trong khi bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước. Dịp kỷ niệm năm nay, báo chí “lề đảng” đưa tin khá cởi mở về những tử sĩ và cựu binh thuộc về lực lượng bị bộ máy tuyên truyền của chế độ xem là “ngụy quân, ngụy quyền”.

Bản tin ngày 4-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC đưa tin: Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Đài CCTV của TQ tiết lộ, Quân đội TQ đã điều động lực lượng hỗn hợp gồm hải quân, lục quân và không quân tham gia diễn tập tác chiến xung quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Theo TQ: “Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng tác chiến, triển khai các chiến thuật trong tình huống có chiến tranh”.

Bản tin ngày 8-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin chính trường

Hôm qua, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính trình QH phê chuẩn danh sách bổ nhiệm 12 ứng cử viên Bộ trưởng, trưởng ngành, thì hôm nay, đã có kết quả phê chuẩn 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới của Chính phủ, báo Thanh Niên đưa tin.

Bản tin ngày 30-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc lại thông báo tập trận thêm cả tháng ở vịnh Bắc bộ. Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông ra thông báo, TQ sẽ tổ chức tập trận ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu của TQ, tức khu vực phía Đông vịnh Bắc Bộ của VN, từ ngày 1 đến hết ngày 31/5. Cuộc tập trận sẽ diễn ra trong khu vực có phạm vi bán kính 7km từ tọa độ 21 độ 14,23 vĩ bắc/109 độ 32,80 kinh đông, TQ cấm các tàu thuyền nước ngoài vào khu vực này.

Bản tin ngày 29-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật 4 ngày ở vịnh Bắc bộ. Theo thông báo trên website của Cục Hải sự TQ (MSA), quân đội nước này (PLA) đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 4 ngày ở vịnh Bắc bộ, từ 8h ngày 27/5 đến 18h ngày 30/5.

Bản tin ngày 19-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc tập trận cả tuần ở vịnh Bắc bộ.  Theo thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự TQ (MSA) hôm qua, Quân đội TQ sẽ tiến hành cuộc tập trận ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu, tức phía đông vịnh Bắc bộ của VN, từ ngày 19 đến ngày 25/6, tàu thuyền không phận sự bị cấm vào khu vực tập trận.

Bản tin ngày 27/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về thông tin Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu VN không rút khỏi bãi Tư Chính, báo Sputnik tiếng Anh đưa tin, Bắc Kinh xác nhận đã gây áp lực lên Hà Nội để dừng khoan dầu ở Biển Đông.

Bài viết không nói phía Trung Quốc đã xác nhận như thế nào, chỉ đưa tin ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, đã không trả lời trực tiếp câu hỏi, có đe dọa VN hay không, của các phóng viên nước ngoài, mà trả lời rằng: “Trung Quốc thúc giục bên liên quan dừng các hoạt động vi phạm đơn phương và có hành động thiết thực bảo vệ cho tình hình tích cực phải khó khăn mới có được ở Biển Đông”. Né tránh trả lời trực tiếp câu hỏi đó, Sputnik cho rằng Bắc Kinh đã xác nhận chuyện đe dọa.

Bản tin ngày 28/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Washington Post có bài, được dịch giả Trúc Lam dịch riêng cho Tiếng Dân: Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát. Bài viết nói về chuyện Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến tình hình Biển Đông và khu vực kể từ khi ông Trump nhậm chức, đã làm cho Việt Nam ở vào thế không còn nhiều lựa chọn, mà phải “bí mật đầu hàng một nước Trung Quốc hung hãn“, qua sự kiện công ty Repsol rút lui khỏi dự án khoan dầu ngoài khơi VN.

Một nhân vật nổi tiếng, có quan hệ với các quan chức đại diện của ba nước Mỹ – Việt – Trung, nói: “Có rất nhiều tin đồn xung quanh vụ Repsol, như những tin đồn luôn có khi nói đến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng chẳng có lý do nào khác ngoài sức ép từ Bắc Kinh“. Người này cũng nói rằng VN đầu hàng là vì họ không còn nhiều sự lựa chọn, sau khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ.

Bản tin ngày 29/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo chí trong nước đưa tin: Việt – Trung đàm phán vòng 8 về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Vòng đàm phán lần thứ 8 về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 25 đến 27/9/2017, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phía VN có ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn đàm phán. Kết quả đàm phán ra sao, VN mất thêm bao nhiêu diện tích trên biển, không ai biết được!

À, thì ra là vụ đàm phán phân chia ở Vịnh Bắc Bộ này mà tay Lưu Vân Sơn vác mặt qua VN, cho các lãnh đạo đảng CSVN uống nước đường, rồi sau đó tướng TQ Phạm Trường Long đồng ý tham gia sự kiện “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt – Trung” mà trước đó ông ta hủy bỏ, để rồi báo SCMP của Hồng Kông lầm tưởng, cho rằng đó là “một cử chỉ thiện chí”, nhằm xoa dịu Hà Nội?

Bản tin ngày 2-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: ASEAN và Trung Quốc diễn tập trên biển, Việt Nam vắng mặt. Ngày 31/10/2017, “lực lượng trên biển của Trung Quốc cùng với 6 nước ASEAN đã tham gia một cuộc diễn tập chung về cấp cứu trên biển ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông”. Một số nước không tham gia gồm có: Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.

RFI có bài trường trình về chuyến hải hành của chiến hạm Auvergne, Pháp ở Biển Đông: Trung Quốc bám sát chiến hạm Pháp ở Hoàng Sa. Theo báo Le Monde, Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định: ‘Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi’.”

Bản tin ngày 25-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Trung Quốc khai trương thủy phi cơ lớn nhất thế giới. Bài viết cho biết, thủy phi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc AG600, với sải cánh dài 38 mét, vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 24/12/2017, từ sân bay Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho hay, chiếc máy bay AG600 này đã được đặt tên là “Côn Long” (Kunlong), “trang bị bốn động cơ phản lực được cho là có thể bay được 12 tiếng đồng hồ”, với phi hành đoàn 50 người, “chuyến bay khai trương thành công đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những nước hiếm hoi trên thế giới có thể sản xuất được thủy phi cơ cỡ lớn”.

Bản tin tối 13-1-2018

Tin trong nước

Chuyện chính trị ở Việt Nam

BBC có bài: Người Việt hài lòng về tin tức chính trị? Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Hoa Kỳ đã thực hiện khảo sát tại 38 nước, cho biết: “78% người Việt Nam tin rằng truyền thông đưa tin chính trị công bằng”, tuy nhiên, “57% không muốn đưa tin thiên vị một đảng”.

Khảo sát của PEW yêu cầu người được hỏi đánh giá truyền thông nước họ theo 4 khía cạnh: 1 – “đưa tin các vấn đề quan trọng”, 2 – “cung cấp tin tức chính xác”, 3 – “tin tức về chính phủ”, 4 – “đăng các vấn đề chính trị một cách công bằng”.

Bản tin tối 29-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo viết: Xét về Chủ Quyền Quần Đảo Tây Sa do Chính Phủ Trung Hoa Dân Quốc Nêu trong Sách Nam Hải Chư Đảo Địa Lý Chí Lược, để phản biện sách “Nam Hải chư đảo địa lý chí lược” của Trịnh Tư Ước, được bộ nội chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản vào tháng 11 năm 1947, là “sách đầu tiên nhắm dành chủ quyền trên Biển Đông và Hoa đông”.

Bản tin tối 14-2-2018

Thông báo: Đây là bản tin cuối cùng trong năm Đinh Dậu của trang Tiếng Dân. Chúng tôi sẽ ngưng điểm tin cho đến đầu tháng tới. Chỉ riêng mục Điểm Tin tạm ngưng, tất cả các mục khác của Tiếng Dân vẫn mở và bài vở vẫn được đăng đều đặn mỗi ngày trong dịp Tết.

BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả, ủng hộ viên, cộng tác viên, biên tập viên, cùng tất cả quý thân hữu, đón xuân Mậu Tuất bình an, hạnh phúc, mọi sự như ý.

Bản tin sáng 19-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Úc và ASEAN kêu gọi ‘kiềm chế’ ở Biển Đông, theo VOA. Hãng tin Reuters trích dẫn tuyên bố chung ASEAN – Úc sau hội nghị thượng đỉnh: “Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và sự cần thiết phải tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, tự kiềm chế cũng như tránh các hành động có thể làm phức tạp tình hình”.

Trang Viet Times có bài: Mỹ thừa sức “điều trị” Trung Quốc ở Đông Á. Theo phân tích của tác giả Michael Beckley trên National Interest, “Mỹ dĩ nhiên có đủ khả năng để tiêu diệt lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc ở gần Philippines trong trường hợp nổ ra chiến tranh mà không ảnh hưởng nhiều đến quân đội Mỹ”.

Bản tin tối 6-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông đúng lúc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật. Đúng thời điểm Trung Quốc triển khai hàng không mẫu hạm Liêu Ninh để tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, “một hải đội tác chiến tàu sân bay Mỹ đã tiến vào bên trong đường lưỡi bò ngày 05/04/2018. Cùng lúc, hai hải đội tàu sân bay khác của Mỹ cũng đang hoạt động trong các vùng biển gần Biển Đông”.

Bản tin tối 25-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Tướng hải quân hồi tưởng trận chiến oanh liệt giải phóng Trường Sa. Thiếu tướng Mai Năng, là người chỉ huy cái gọi là “lực lượng giải phóng Trường Sa” tháng 4/1975, nói rằng: “Chuyện giải phóng Trường Sa thì tôi quên sao được. Đó là những ngày tháng đẹp đẽ nhất trong đời lính biển của tôi… Cuộc chiến đấu diễn ra rất oanh liệt. Các chiến sĩ trẻ rất dũng cảm, thương vong không đáng kể. Nhưng đây là chiến công đầu tiên, khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu làm chủ vùng biển của Hải quân Việt Nam” .

Bản tin ngày 22-9-2018

Chủ tịch đang sống bỗng dưng từ trần!

Cư dân mạng bàn tán về cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua đời lúc 10h05′ sáng ngày 21/9/2018, bởi chẳng ai biết ông Quang bị bệnh gì, bệnh từ khi nào, tự nhiên ông lăn đùng ra chết. Không những thế, ông Quang qua đời chưa đầy 2 tiếng sau thì các báo đồng loạt đưa tin, là điều không đúng với “quy trình” đưa tin về cái chết của nguyên thủ quốc gia ở xứ này.

Bản tin ngày 18-10-2018

Blogger Mẹ Nấm rời khỏi nhà tù, đi Mỹ tị nạn

Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã được trả tự do sáng hôm qua, nhưng bị trục xuất đi Mỹ. Mạng lưới Blogger Việt Nam cho biết: “6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5′. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội“.

Bản tin ngày 24-11-2018

Tin Biển Đông

Nga tập trận chung với Brunei ở Biển Đông, theo RFA. Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Nikolai Voskresensky xác nhận tin này ngày 23/11. Ông Voskresensky cho biết lực lượng tham gia diễn tập gồm, “tàu tuần dương có tên lửa Varyag, khu trục hạm Đô Đốc Panteleyev và tàu chở dầu Boris Butoma vừa hoàn tất chuyến thăm cảng Muara của Brunei”.

Bản tin ngày 1-1-2019

LTS: Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng Tiếng Dân trong suốt một năm qua. Ngày đầu năm 2019, BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả một năm mới bình an, hạnh phúc, thịnh vượng… Chúc cho người dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách độc tài đảng trị, trở lại làm người theo đúng nghĩa con người.

Ảnh trên mạng

Bản tin ngày 21-2-2019

Tin Biển Đông

Báo Giao Thông đưa tin: Singapore đánh giá tích cực đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố, “Singapore đánh giá tích cực đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”. Ông Ng Eng Hen cho biết thêm, các nước ASEAN và Trung Quốc dự kiến “sẽ có cuộc đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc COC để tránh các sự cố quân sự nguy hiểm trên biển” vào cuối tháng 2/2019.

Bản tin ngày 30-3-2019

Tin Biển Đông

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ vừa tố TQ thường xuyên dọa dẫm tàu cá các nước trên Biển Đông, Zing đưa tin. Đô đốc Davidson nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 27/3, rằng các tàu Trung Quốc “thường xuyên sách nhiễu và dọa dẫm tàu đánh cá của Philippines, đồng minh của chúng ta, hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough, cũng như đội tàu cá của các nước khác trong khu vực”.

Bản tin ngày 7-5-2019

Tin Biển Đông

Tiếp tục thách thức Trung Quốc, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ tới Biển Đông, Infonet đưa tin. Trung tá Clay Doss, người phát ngôn Hạm đội 7 cho biết, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường là USS Preble và USS Chung Hoon đã xuất hiện gần khu vực Đá Gaven và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.