Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 24/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài của TS Trần Công Trục: Biển Đông sau Đại hội 19, những điều hy vọng. Tác giả viết: “Chúng tôi mong rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ nhanh chóng trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của Trung Quốc; Là lá cờ đầu trong phong trào Cộng sản quốc tế, hy vọng Trung Quốc sẽ hành động xứng tầm của một siêu cường quốc tế có trách nhiệm trước sự tồn vong và phát triển của nhân loại!

Facebooker Nguyễn Ngọc Chu cho biết, ông “sởn gai ốc” khi đọc bài của TS Trần Công Trục. Chẳng những TS Trục “còn mê muội chịu kiếp nô lệ” khi tâng bốc Trung Quốc “là lá cờ đầu trong phong trào Cộng sản quốc tế”, ông ta còn “hy vọng Trung Quốc sẽ hành động xứng tầm của một siêu cường quốc tế có trách nhiệm trước sự tồn vong và phát triển của nhân loại!”. Tác giả đặt câu hỏi: “Sao đất nước chúng ta còn lắm kẻ mê muội và cam chịu nô lệ, ngồi chờ lòng thương từ những con chó sói thế này“.

Bản tin ngày 1-5-2019

Tin Biển Đông

RFI có bài: Chồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesia. GS Hikmahanto Juwana, chuyên gia Luật quốc tế của Đại học Indonesia, cho rằng vụ va chạm ngày 27/4 là hậu quả của sự chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế ( EEZ) của Indonesia và Việt Nam. Lực lượng hải quân Indonesia nghĩ rằng, họ được phép bắt giữ các tàu cá của Việt Nam, nhưng lực lượng kiểm ngư Việt Nam cho rằng, Indonesia không được quyền bắt giữ như vậy.

Bản tin ngày 26-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: ASEAN luôn là ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại đa phương. Khi được hỏi, liệu VN có thể tận dụng vai trò Chủ tịch ASEAN để “thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc và đoàn kết được ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên biển”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký ủy ban, cho biết, cho “dù quốc gia nào là Chủ tịch ASEAN thì COC vẫn là một quá trình thương lượng và đàm phán riêng rẽ”.

Vụ công an thua bạc, bắn chết người tại sới bạc ở Củ Chi

BTV Tiếng Dân

31-1-2020

Vụ Lê Quốc Tuấn, thượng úy công an quận 11, dùng súng bắn chết 4 người trong sới bạc ở Củ Chi, rồi bắn chết một người khác trên đường chạy trốn, sau hơn 2 ngày xảy ra vụ việc, đến tối 31/1/2020, Công an TP HCM vẫn chưa bắt được Tuấn, dù đã huy động 500 người đi vây bắt và lùng sục “đồng chí” của họ. 

Bản tin ngày 21-10-2019

Đại án Mobifone mua AVG: Sẽ xử vào tháng 12/2019

Trong buổi làm việc giữa đoàn ĐBQH TP Hà Nội với UBND TP và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính thông báo, vụ án Mobifone mua AVG sẽ được xét xử vào tháng 12/2019, VOV đưa tin. 

Ông Chính cho biết: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi giải quyết một số vụ án lớn. Trong đó có 2 vụ án nổi bật là vụ án Phan Văn Anh Vũ và một số cán bộ của Đà Nẵng. Thứ 2 là vụ án AVG. Dự kiến cuối tháng 11 và cuối tháng 12 chúng tôi sẽ hoàn thành 2 vụ án này”

Thông Tấn Xã VN bàn về một yếu tố khá “nhạy cảm” trong vụ MobiFone mua AVG: ‘Chất xúc tác’ giúp bán AVG với giá cao. Trước đây, tác nhân nâng khống giá AVG đã được chính báo “lề đảng” chỉ ra là Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thẩm định giá AMAX, liên quan đến con gái của “đồng chí X”, nhưng nay báo “lề đảng” đổi mục tiêu sang Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AVG.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Vũ biết rõ năng lực tài chính của AVG rất khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ vay lớn, giá trị tài sản thấp, nhưng vì muốn bán được AVG cho MobiFone với giá khủng, nên “Phạm Nhật Vũ đã đưa ra các thông tin về việc AVG bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là Công ty 8206 Hồng Kông với giá 700 triệu USD và nhận đặt cọc 10 triệu USD”.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng chính sách khoan hồng? Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm: hơn 8.445 tỉ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và hơn 329 tỉ đồng là số tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án. Vũ cũng đã “tích cực phối hợp cung cấp tài liệu” để cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị can khác.

Thêm tình tiết đáng chú ý trong vụ MobiFone-AVG: Đặt bút ký vì được hứa sẽ cho làm bộ trưởng, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bị can Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng TT&TT khai nhận, sở dĩ ông ta ký quyết định để “thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT) là vì được ông Son hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để làm bộ trưởng Bộ TT&TT.

Mặc dù vụ sai phạm Mobifone mua AVG được phe “đốt lò” tận dụng triệt để nhằm loại bỏ tàn dư phe cánh “đồng chí X”, nhưng nếu cả chi tiết này cũng phanh phui, thì hóa ra lãnh đạo CSVN thừa nhận bộ máy nhà nước “vì dân” của họ thật ra giống như một băng đảng, có tiền là có quyền. 

Ông Nguyễn Bắc Son nhắn tin, gọi điện hàng trăm cuộc đẩy nhanh việc mua bán AVG, theo VTC. Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, cựu  Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ “tổng cộng 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Sau đó, Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện, nhắn tin thúc giục Trương Minh Tuấn tạo điều kiện thực hiện nhanh dự án”

Báo Một Thế Giới có bài: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cất 3 triệu USD ở ban công. Về 3 triệu Mỹ kim nhận được từ Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Bắc Son khai, đã mang 3 triệu Mỹ kim lên phòng làm việc tại tầng 2 và xếp đầy vào 1 vali du lịch, 1 ba lô du lịch, số còn lại cho vào 1 chiếc va li du lịch loại to, rồi cất ngoài ban công được quây kín bằng khung nhôm kính.

Son khai, sau đó đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD vào những dịp Huyền từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm gia đình. Thế nhưng con gái Son phủ nhận chuyện đã nhận tiền cha đưa.

Trong hai người, phải có một người nói dối. Nếu tin Son đưa tiền cho con gái là sự thật, thì đứa con này là con trời đánh, biết cha sắp nhận án tử do ăn cắp tiền cho nó, nhưng nó vẫn bỏ mặc cha. Bài học cay đắng nhất mà Son học được, chính là từ con gái ông ta. Nếu con gái Son nói thật, thì Son là thằng cha khốn nạn, ăn cắp tiền trả nợ, cho bồ, hoặc cho ai đó, lại đổ cho con.

Mời đọc thêm: Vì sao ông Nguyễn Bắc Son đưa thương vụ MobiFone mua AVG vào diện mật? (Zing). – AVG được thổi phồng giá trị lên hơn 16.000 tỷ đồng bằng cách nào? (VTC). – Vì sao ông Trương Minh Tuấn đặt bút ký vụ AVG? (TĐ). – Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son hứa tạo điều kiện giúp ông Trương Minh Tuấn làm Bộ trưởng Bộ TT-TT (NLĐ). – Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đối mặt mức án cao (TN).

Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng ‘đầy đủ, triệt để’ tình tiết giảm nhẹ (TP). – Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được đề nghị giảm nhẹ tội? (GT). – Vì sao cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ hưởng hơn 5.800 tỉ nhưng thoát tội? (TT). – Em trai Phạm Nhật Vượng nhẹ tội ‘nhờ làm công đức nhiều’ cho ‘Phật giáo quốc doanh’ (NV). – Vụ MobiFone mua AVG: Phân hóa để áp dụng chính sách hình sự (Tin Tức).

3 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ giờ ở đâu? (TT). – 3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông (TT). – Từ vali tiền Vinalines tới 2 vali, 1 balo AVG: Khủng khiếp! (ĐV). – Ông Nguyễn Bắc Son đưa 3 triệu USD cho con gái dặn không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu thì tùy (NLĐ). – Con gái ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận cầm 3 triệu USD, số tiền đang ở đâu? (DT). – Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nộp gần hết số tiền nhận hối lộ? (DT).

Sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu

Chủ mưu vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà ra đầu thú, VnExpress đưa tin. Lý Đình Vũ, nghi can thứ ba trong vụ xả thải gây ô nhiễm nguồn nước của nhà máy nước sông Đà đã ra đầu thú vào trưa 20/10/2019. Trước đó, hai đối tượng khác là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám, được cho là do Vũ thuê lái xe đổ dầu thải gây ô nhiễm nhà máy nước sạch sông Đà, đã bị Công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà sẽ bị xử lý thế nào? Theo LS Diệp Năng Bình, người phạm tội gây ô nhiễm môi trường, được quy định tại Điều 235 BLHS năm 2015, mức phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất từ 1 tỉ đến 3 tỉ đồng, hoặc phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Báo Người Lao Động cập nhật công bố mới nhất về nước sông Đà: Chất lượng đã đạt ngưỡng an toàn. Tối 19/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết kết quả kiểm tra chất lượng của nhà máy nước sông Đà. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thuộc Sở Y tế Hà Nội đã lấy 4 mẫu nước của công ty nước Sông Đà và 15 mẫu nước tại các hộ gia đình sử dụng nước sông Đà.

Kết quả: Tất cả các mẫu nước trên đều đạt quy chuẩn về Styren, nhưng là chuẩn của VN. Một số người nghi ngờ, vụ nước sông Đà bị trộn khoảng 10m3 dầu thải, vừa xảy ra chưa đầy 2 tuần mà có thể được giải quyết nhanh như vậy. Có độc giả bình luận: “Đề nghị công khai công nghệ, biện pháp làm sạch bể chứa”.

nước sông Đà đạt chuẩn, Hà Nội yêu cầu thau rửa toàn bộ bể ngầm, VietNamNet đưa tin. UBND TP Hà Nội yêu cầu toàn bộ Ban Quản trị tòa nhà chung cư có dân ở, tòa nhà văn phòng, nhà riêng thuộc khu vực cấp nước của nhà máy nước mặt sông Đà ở các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất “tập trung thau rửa toàn bộ bể nước ngầm, bể nước chứa trên nóc nhà tại các tòa nhà hộ gia đình”.

Zing có clip tổng hợp về diễn biến vụ đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà:

Zing có bài: Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, GĐ Trung tâm Công nghệ Môi trường, bình luận về rủi ro trong quản lý nguồn nước đô thị ở VN: “May cho chúng ta là dầu thải còn có màu, có mùi hắc. Giả sử có đối tượng xấu tấn công bằng chất độc không màu, không mùi, không vị, đổ thẳng vào đầu nguồn nước thì sẽ ra sao?”

Báo Giáo Dục VN dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Cần giám sát nước sinh hoạt vì sức khỏe học sinh. Nếu thật sự quan tâm đến sức khỏe học sinh nói riêng, trẻ em nói chung, thì chuyện giám sát phải được thực hiện từ ít nhất một tuần trước, cũng như xem lại tình hình tất cả các nguồn cung cấp nước cho thủ đô, vốn đang bị các thế lực “tư bản đỏ” thao túng, chứ không chỉ nguồn nước mặt sông Đà.

Mời đọc thêm: Người thứ ba nghi đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà ra đầu thú (TT). – Đối tượng “chủ mưu” đổ dầu thải gây “cuộc khủng hoảng” nước sạch sông Đà ra đầu thú (DT). – Đổ chất thải vào nguồn nước sông Đà: Lời khai sốc (ĐV). – Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để… bẫy chuột! (LĐ).

Nước sạch sông Đà, nước ăn hàng ngày – những “lỗ hổng chết người” (GT). Không để tái diễn “khủng hoảng” nước sạch (NLĐ). – Trại lợn khủng xả thải vào sông Đà: Kiểm tra toàn diện (ĐV). – Đừng để phải ăn bẩn, uống bẩn rồi… xét nghiệm miễn phí (HQ). – Starbucks tạm ngừng hoạt động một loạt cửa hàng tại Hà Nội do nguồn nước ô nhiễm (TQ). – Thêm 19 mẫu nước sạch Sông Đà có kết quả xét nghiệm đều đạt chuẩn về Styren (DS).

“Quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa

Ngày 19/10/2019, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ Quỹ đen ở Cục Đường thuỷ: Ba cựu lãnh đạo lĩnh 17 năm tù, báo Tiền Phong đưa tin. HĐXX đã tuyên án ông Trần Đức Hải, cựu Phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa 6 năm tù; ông Phạm Văn Thông, cựu GĐ Ban quản lý dự án Cục Đường thuỷ nội địa 6 năm tù và ông Vũ Mạnh Hùng, cựu Quyền Trưởng phòng kế hoạch đầu tư Cục Đường thuỷ nội địa 5 năm tù.

Ông Hải bị xác định đã chỉ đạo ông Thông nhận tiền từ 14 người đại diện cho 16 nhà thầu để lập quỹ đen ở Cục Đường thuỷ nội địa. “Cả ba người sau đó đã bàn bạc với nhau để tiêu tiền. Ông Hải và ông Thông được xác định giữ vai trò chủ yếu, ông Hùng đóng vai trò đồng phạm. Ngoài ba cựu lãnh đạo nói trên, ông Hoàng Hồng Giang, đương kim Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa cũng bị Bộ GTVT kỷ luật khiển trách”.

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam có bài viết chỉ ra chuyện cố tình bỏ lọt tội phạm, để kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này thoát tội ngoạn mục: Trung tướng Trần Văn Vệ – đích nhắm quá chuẩn của tôi! Ông Nam đưa ra năm chứng cứ buộc tội cục trưởng Hoàng Hồng Giang mà ông đã bàn giao cho cơ quan điều tra, nhưng đã bị loại bỏ, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Ông Nam viết: “Thưa trung tướng Trần Văn Vệ. Tôi viết những dòng tâm sự này gửi đến anh, không phải muốn xử lý bằng được kẻ chủ mưu, vì sứ mệnh của tôi đã hoàn thành, tôi ngăn chặn được tham nhũng ở cục Đường thủy. Thâm tâm tôi cũng không muốn bắt ai đi tù cả. Ai sai với pháp luật thì họ sẽ bị xử lý, ai bao che cũng bị xử lý. Tôi viết gửi anh, cũng như cho toàn dân biết được bản chất thật của anh và các thuộc cấp, các anh được nhà nước trao quyền nhưng lại bẻ cong luật pháp. Nếu không có vụ của tôi, thì dân nhân cứ tin rằng các anh rất vất và ngày đêm chống tội phạm“.

Mời đọc thêm: Cựu Phó cục trưởng lợi dụng chức quyền, thu tiền tỷ trái quy định (VNN). – Thu “phế” nhà thầu, lập “quỹ đen”, nhóm cựu lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa hầu tòa (BVPL). – Vụ “quỹ đen” tại Cục Đường thủy nội địa: Cựu Phó Cục trưởng lĩnh án (Đấu Thầu). – Phạt tù nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa thu tiền trái quy định (Tin Tức). 

Ngập lụt ở Vinh: Thiên tai hay “nhân tai”?

Vụ TP Vinh ngập lụt lịch sử sau cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 14 đến 16/10/2019, báo Nghệ An đặt câu hỏi: ‘Cá Trung Long to, hay tính mạng, tài sản của dân to…?’ Người dân ở đây rất bất bình vì vụ ngập này phần lớn do nguyên nhân chủ quan là sự tắc trách của chính quyền địa phương: “Điểm đấu nối mương số 2 vào hồ Công viên Trung tâm bị hệ thống kè, lưới sắt, cột… ngăn trở, ùn tắc rác từ các nơi tràn về theo lũ, dẫn đến tiêu thoát nước chậm”.

Điểm cầu Nại đấu nối với hồ Công viên Trung tâm, chằng chịt các cọc chống sắt dẫn đến ách tắc, ùn ứ rác. Ảnh: Nhật Lân/Báo Nghệ An

Một người dân phân tích: “Năm 2017, chúng tôi đã thấy rõ những bất cập dẫn đến tình trạng lụt cục bộ ở nơi này. Trong những bất cập, có tình trạng vướng kè, cột chống, lưới sắt tại điểm đấu nối cống mương số 2 (mương cấp 1 của TP. Vinh) với hồ Công viên Trung tâm. Việc cho người ta thuê hồ, dựng cọc, chặn lưới sắt để nuôi cá như vậy là hết sức bất hợp lý, vì vậy đã có đơn kiến nghị gửi lên phường, lên thành phố, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không hiểu cá Trung Long to hay tính mạng, tài sản của dân to…”.

Cho đến sáng 19/10, rác thải khắp nơi trôi về vẫn ngập trên tuyến kênh cầu Nại. Ảnh: CTV của Báo Nghệ An

Mời đọc thêm: Thành phố Vinh ngập nặng (VNE). – TP Vinh ngập cả mét nước trong đợt mưa như trút, giao thông tê liệt (Zing). – Lý giải nguyên nhân Thành phố Vinh ngập lụt chưa từng có (NA). – Sau ngập lụt, dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh ở Vinh (VN Biz).

Gian lận thi cử

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Tại sao chưa cán bộ nào có con được nâng điểm thi từ chức để nêu gương? Bởi vì VN sau năm 1975, dưới sự lãnh đạo “tài tình” của “đảng ta”, không còn cái gọi là “văn hóa từ chức”. Trong chế độ độc đảng, mọi quan chức, cán bộ đều dùng mọi thủ đoạn để giữ ghế của mình, nhân dân bị gạt ra rìa, lòng tự trọng và danh dự trở thành khái niệm xa xỉ đối với lãnh đạo đảng và nhà nước.

Hơn nữa, chắc chắn không phải chỉ đến năm 2018 gian lận thi cử mới diễn ra và chắc chắn cũng không chỉ diễn ra ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chuyện quan chức dùng thủ đoạn để đưa các “hạt giống đỏ” của họ vào bộ máy nhà nước thường được kể trong các gia đình đảng viên. Bây giờ các cán bộ nâng điểm ở các tỉnh miền Bắc có lý do khi nghĩ rằng, tại sao họ phải từ chức khi họ chỉ làm giống như các thế hệ cán bộ trước đó?

Mời đọc thêm: Xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La: Không có chuyện nhờ vả nâng điểm mà chỉ nhờ xem điểm? (VTV). – Ông Sử, ông Quý nói dối như cuội (GDVN). – Nguyễn Thanh Hoài nói lời ‘gan ruột’ vụ gian lận điểm thi Hà Giang (TTTT). –  Gian lận thi cử Hà Giang: Chờ đợi bản án nghiêm minh (VTC). – Những mâu thuẫn trong lời khai của bà Triệu Thị Chính trước Tòa (GDVN).

Tin giáo dục

Vụ  Hiệu Phó Trường Tiểu học Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nghiện ma túy và xin thôi chức để cai nghiện, báo Giáo Dục VN có bài: Chia sẻ nhói lòng và khát khao làm lại cuộc đời của Hiệu phó lỡ dính vào ma túy. Bài báo tìm cách nói đỡ cho Hiệu Phó L.K.V mà không nghĩ rằng: Nếu ông V thật sự còn lương tri nhà giáo, sao ông không từ chức ngay khi bị “lôi kéo” vào con đường nghiện ngập, mà đợi đến 2 năm sau?

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hiệu trưởng trường mầm non xài bằng tốt nghiệp THPT giả. Vụ việc xảy ra ở Trường mẫu giáo xã Lơ Ku, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Đến ngày 18/10, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai xác nhận, lãnh đạo trường này đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính của bà Hoàng Thị Huệ, Hiệu trưởng trường mẫu giáo nói trên. Bà Huệ đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để làm hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính vào ngày 17/4/2013, hệ tại chức.

Mời đọc thêm: Hiệu phó xin nghỉ đi cai nghiện: Tâm trạng rụt rè (ĐV).  – Xử lý nghiêm các sai phạm kéo dài tại Trường đại học Điện lực (ND). – Ngán ngẩm với bản tường trình của giáo viên ném vở học sinh  Hải Phòng lấy ý kiến người dân về miễn học phí cho học sinh các cấp học (DNVN). – Camera trong trường, lớp học: Quan trọng là tâm người thầyCamera trong trường, lớp học: Nhu cầu phụ huynh và tâm tư người thầy (GDTĐ).

Phụ huynh phải đóng tiền… hỗ trợ xăng xe cho giáo viên (VNN). – Phụ huynh: ‘Học tốt là đủ, dạy học sinh, sinh viên khởi nghiệp làm gì?’ (TT). – Thương học trò, anh công nhân mở lớp dạy miễn phí, quên cả hạnh phúc riêng tư (VNN). – Thiếu trung thực, cô hại trò hại cả mình (GDVN).

***

Tin Hồng Kông: Hồng Kông : Hơi cay và vòi rồng đối phó biển người biểu tình phẫn nộ (RFI). – Người biểu tình ở Hồng Kông tuyên bố không tuân thủ lệnh cấm (TN). – Bất chấp lệnh cấm, giới lãnh đạo đấu tranh Hồng Kông kêu gọi dân xuống đường (NV). – Lãnh đạo biểu tình Hong Kong kêu gọi tuần hành bất chấp nguy cơ bị bắt (VOA). – Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông (RFI). – Người Mỹ biểu tình chống Trung Quốc tại trận đấu bóng rổ NBA (BBC). – Ngành du lịch Hong Kong khốn đốn vì biểu tình (VOA).

***

Chính trường Mỹ: Chính trường Mỹ: Bị đàm tiếu, ông Trump hủy tổ chức G7 ở resort của mình (TT). – Trump: khu nghỉ dưỡng Doral sẽ không còn tổ chức G-7 (Cali Today). Trump vượt xa Obama về tốc độ ban hành sắc lệnh hành pháp (VOA). – Cuộc đối đầu giữa ông Trump và các cựu tướng lĩnh (TT). – Cuộc điều tra email bà Clinton không tìm thấy bằng chứng cố tình vi phạm (VOA). – Ông Trump thừa nhận có cảm tình với người Nga (VTC). – Đánh thuế người giàu Mỹ: Cử tri không có tác động nhiều (BBC).

***

Căng thẳng Trung Đông: Lãnh đạo Nga – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “định đoạt” số phận người Kurd, Syria (VOV). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ mục tiêu đàm phán với Nga về Syria (VTC). – Báo Nga: Ông Putin “trúng xổ số” khi Mỹ rút quân khỏi Syria (LĐ). – Tổng thống Nga điện đàm với Thủ Tướng Đức về tình hình Syria (VOV). Thổ Nhĩ Kỳ muốn quân chính phủ Syria rút khỏi biên giới (TN). – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa ‘nghiền đầu’ binh sĩ người Kurd ở Syria (Zing). – Chiến sự Syria: Lãnh đạo người Kurd muốn Mỹ cân bằng ảnh hưởng của Nga (VTC).

Nancy Pelosi bất ngờ tới Jordan bàn về vấn đề SyriaDân biểu Justin Amash phản đối Trump khi đưa quân từ Syria sang Iraq (Cali Today). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ tới Afghanistan (Tin Tức). – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Mỹ giữ lời hứa về Syria (VOV). – Người Kurd ở Syria nối lại chiến dịch quân sự chống IS (ND). – Ngừng bắn ở miền Bắc Syria: Mỹ đang ép đồng minh người Kurd đầu hàng? — Người Kurd rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Ras al-Ayn, Syria — NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria (VOV). – Pakistan-Ấn Độ nã súng nghiêm trọng tại biên giới Kashmir (PLTP).

***

Thêm một số tin:  ‘Ngắm’ những dự án sai phạm Thanh tra Chính phủ ‘điểm mặt’ tại Sơn Trà (TT). – Bí thư Thành Ủy mơ mộng biến Sài Gòn thành ‘trung tâm tài chính châu Á’ (NV). – Biển quảng cáo ngôn từ tục tĩu ở TP.HCM: Khi thông điệp gây sốc trở thành “gậy ông đập lưng ông” (ĐSPL). – Duyệt siết nội, lỏng ngoại: Ròm chưa cấp phép, Everest cài cắm ‘đường lưỡi bò’ (TT). – Đi tìm một chữ bị xóa trên tấm bia cổ (Đà Nẵng). – Cụ ông 84 tuổi bị thanh niên nghi ngáo đá sát hại, móc mắt (TT).

Bản tin ngày 12/9/2018

Kỳ họp Quốc hội thứ 6: Tiếp tục hoãn Luật Đặc khu

Lo sợ người dân nổi dậy, Quốc hội Việt Nam lại một lần nữa hoãn bàn Luật Đặc khu: Không bàn luật Đặc khu tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10, báo Thanh Niên đưa tin. Lý do dự luật này không được mang ra thảo luận tại kỳ họp thứ 6 trong tháng tới là “để cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện” dự luật này.

Bản tin ngày 1-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Philippines phát hiện cấu trúc phi pháp mới ở cụm Sinh Tồn. Theo tin từ Reuters, Trung tướng Cirilito Sobejana, người đứng đầu lực lượng vũ trang Philippines xác nhận, các cấu trúc này được phát hiện vào ngày 30/3, khi máy bay của quân đội nước này tuần tra Biển Đông. Đó là các cấu trúc nhân tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa, trên cụm Sinh Tồn do VN kiểm soát, gần khu vực hàng trăm tàu “dân quân biển” TQ neo đậu.

Covid-19 ở VN ngày 12-8-2020: Đã có 880 ca nhiễm, 17 ca tử vong

BTV Tiếng Dân

Sáng nay, Bộ Y tế thông báo, bệnh nhân COVID-19 thứ 17 tử vong, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Đó là nam bệnh nhân 431, 55 tuổi, ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Người này nhập viện, được điều trị và cách ly tại BV Đà Nẵng từ ngày 26 đến 30/7, được lấy mẫu xét nghiệm ngay ngày 26/7, hôm sau có kết quả dương tính.

Ngày 31/7, bệnh nhân 431 được chuyển đến BV Trung ương Huế cơ sở 2. Từ ngày 31/7 đến 4/8, bệnh nhân hôn mê, thở máy, được truyền máu và lọc máu liên tục, được điều trị hồi sức tích cực, thở máy. Đến ngày 10/8, bệnh nhân bắt đầu sốt cao liên tục. Đến 3h sáng 11/8, bệnh nhân ngưng tim nhưng được hồi sức tim phổi hiệu quả. Đến rạng sáng nay, bệnh nhân nguy kịch và qua đời lúc 0h30’.

VTC có clip: Bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tử vong.

Trường hợp tử vong này có 2 điểm đáng chú ý: Thứ nhất, bệnh nhân 55 tuổi, chưa tới tuổi về hưu, thứ hai, bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, trải qua hơn 2 tuần được điều trị tích cực với máy móc hiện đại nhưng vẫn không qua khỏi. Các điểm này cho thấy, nền y học VN thật ra không có gì nổi bật so với các nước Đông Nam Á, chưa nói đến thế giới, để có thể khoe khoang là “thắng dịch” cả.

Báo Tuổi Trẻ có đồ họa: 15 tỉnh, thành phố có ca nhiễm cộng đồng.

Thống kê 16 ca tử vong trước gồm: Ca thứ nhất là bệnh nhân 428, mất ngày 31/7; ca thứ 2 là bệnh nhân 437, mất cùng ngày; ca thứ 3 là bệnh nhân 499, mất ngày 1/8; ca thứ 4 là bệnh nhân 524, mất ngày 2/8; ca thứ 5 là bệnh nhân 475, mất cùng ngày; ca thứ 6 là bệnh nhân 429, mất cùng ngày; ca thứ 7 là bệnh nhân 426; ca thứ 8 là bệnh nhân 496; ca thứ 9 là bệnh nhân 651, mất ngày 6/8; ca thứ 10 là bệnh nhân 718, mất cùng ngày; ca thứ 11 là bệnh nhân 456, mất ngày 9/8; bốn ca mất cùng ngày 10/8: ca thứ 12 là bệnh nhân 430; ca thứ 13 là bệnh nhân 737; ca thứ 14 là bệnh nhân 436; ca thứ 15 là bệnh nhân 522; ca thứ 16 là bệnh nhân 832, mất ngày 12/8.

***

Về các ca nhiễm mới, sáng nay, Bộ Y tế thông báo, thêm 3 ca mắc mới COVID-19, biến động lớn trong số người cách ly. Các ca mới được đánh số từ 864 đến 866, đều là các ca dương tính được cách ly ngay khi nhập cảnh chứ không bị nhiễm từ cộng đồng, họ từ Nhật Bản về VN trên chuyến bay VN331 ngày 10/8.

Theo Bộ Y tế, so với ngày hôm trước, số người phải cách ly giảm mạnh, từ gần 166.000 xuống hơn 134.000, giảm mạnh nhất là số người cách ly tại nhà/nơi lưu trú, giảm từ hơn 132.800 xuống còn hơn 104.700.

Chiều nay, Bộ Y tế cập nhật, thêm 14 ca nhiễm nCoV, VnExpress đưa tin. Các ca mới được đánh số từ 867 đến 880, đều là trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Các ca 868 và 869, nhóm ca từ 871 đến 875, nhóm ca từ 877 đến 880 đều ở Đà Nẵng; các ca 870, 876 ở Quảng Nam.

Đáng lưu ý nhất là ca 867, bệnh nhân nam, 63 tuổi ở Hải Dương. Từ ngày 31/7, ông đã có triệu chứng ho, mệt mỏi, nhưng đến ngày 8/8 mới đi khám tại BV Trung ương Quân đội 108. Ngày 9/8, ông tiếp tục khám và nhập viện ở BV Thanh Nhàn nhưng chỉ được chẩn đoán viêm phổi nặng. Ngày 10/8, bệnh nhân xét nghiệm lần đầu, có kết quả âm tính. Ngày 11/8, bệnh nhân xét nghiệm lần 2, có kết quả dương tính.

Báo Thanh Niên có bài: Ca mắc Covid-19 thứ 8 tại Hà Nội, chưa rõ nguồn lây. Ca lây nhiễm cộng đồng thứ 8 ở thủ đô chính là ca bệnh 867. Ông này có khoảng 10 ngày di chuyển ở Hải Dương và Hà Nội khi không biết mình đã nhiễm bệnh. Theo các giới chức, hơn một tháng qua, người bệnh 867 cũng chỉ quanh quẩn ở Hải Dương, nghĩa là ca bệnh F0, tức nguồn lây trong trường hợp này đã hoàn toàn mất dấu. Hiện cơ quan chức năng chỉ biết tìm những người đã đến quán bia của con gái ông vào ngày 8/8.

Như vậy, hôm nay không xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới, nhưng lại có thông tin cho thấy khả năng không nhỏ về một ổ dịch ngay sát thủ đô. Hiện nay, VN có tổng cộng 880 ca dương tính và 17 ca tử vong do Covid-19.

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Việt Nam đã có 880 ca mắc COVID-19 (từ 23/1 đến 18h ngày 12/8/2020)

***

Về mức độ nguy hiểm của biến chủng Covid-19 tấn công VN lần này, quan chức Y tế thường lấy số ca tử vong chia thẳng cho tổng số ca nhiễm, với 17 ca tử vong và 880 ca nhiễm hiện nay, cách tính trên sẽ cho ra kết quả tỉ lệ tử vong ở VN khoảng 1,9% (như thể hiện trong đồ họa trên của Thông Tấn Xã VN), nằm dưới ngưỡng tỉ lệ tử vong chung của thế giới, hiện vào khoảng 5%.

Nhưng đó là cách làm rất không chính xác, vì 17 ca tử vong liên tiếp chưa đầy 2 tuần qua chứng minh rằng Covid-19 đã tạo nên vùng dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đã qua biến đổi, với khả năng lây lan nhanh hơn, độc lực mạnh hơn. Có lẽ do bệnh thành tích, nên VnExpress đã phải gỡ bài sáng nay: Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng cao gấp đôi thế giới. Theo đó, cứ mỗi người bị nhiễm ở vùng dịch Đà Nẵng có thể lây cho 5, 6 người khác.

Cách tính đúng có lẽ nên là: Tử số vẫn là 17 ca tử vong, nhưng mẫu số phải là tổng số ca nhiễm trong đợt lây nhiễm cộng đồng thứ 2, chứ không phải tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch đến giờ. Ca thứ 416 chính là ca đánh dấu đợt bùng phát dịch thứ 2, nên tổng số ca nhiễm trong đợt này, tính từ ca 416, là 464 ca. Nghĩa là tỉ lệ tử vong đợt này lên tới khoảng 3,7%.

***

TP Đà Nẵng quay lại thời bao cấp để chống dịch. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Đà Nẵng bắt đầu giải pháp ‘3 ngày đi chợ 1 lần’ từ hôm nay 12-8. Một người dân chia sẻ về sự bất tiện của luật hạn chế số lần đi chợ: “Phòng trọ của tôi không có tủ lạnh nên hầu như ngày nào cũng đi chợ. Bọn tôi chung nhau nấu ăn bữa tối và bữa sáng vì làm ca khá nặng, ăn đồ tươi sống để có sức làm việc nhưng nghe TP hạn chế đi chợ nên tôi mua cá về kho mặn để ăn được nhiều ngày”.

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Chính quyền Đà Nẵng mất dạy. Bài viết nhằm phê phán bài: Đừng đùa dai trên trang Truyền hình An ninh Đà Nẵng. Ông Vũ chỉ ra, Đà Nẵng đã xúc phạm người dân khi người dân phản đối “phát phiếu không phát tiền lấy gì đi chợ”. Trong khi “cái gọi là gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đều đa số người dân nhận qua Tivi, có người nhận thì chỉ nhận 1 phần. Kinh tế VN đang khó khăn, và Đà Nẵng hơn 2 tuần qua bị phong tỏa khó khăn chồng chất khó khăn. Không ai đi làm, thì lấy tiền đâu mà đi chợ?”

Về bài viết trên Truyền hình An ninh Đà Nẵng, có lẽ vì quá nhiều người dân vào phản đối thái độ của cán bộ, nên quản lý trang này phải đổi tựa từ “Đừng đùa dai” thành “Hãy hy sinh một tý vì mọi người”, nhưng cái tựa gốc đã được ông Phạm Minh Vũ chụp lại. Nhìn qua tâm sự của người dân trong mục bình luận, chính quyền Đà Nẵng không nên thử thách thêm lòng kiên nhẫn của những người dân sắp chết đói.

Ảnh chụp bài viết chửi dân trên FB Truyền hình An Ninh Đà Nẵng. Ảnh: FB Phạm Minh Vũ

Mời đọc thêm: Bộ Y tế công bố ca tử vong thứ 17 do Covid-19 tại Việt Nam (DT). – Ca mắc Covid-19 tử vong thứ 17 là BN 431, 55 tuổi tại Đà Nẵng (VOV). – Covid-19: Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 17, Đà Nẵng vẫn bị cô lập (RFI). – Thêm 3 ca COVID-19 nhập cảnh, cả nước có 866 ca (PLTP). – Thêm 3 ca mắc mới, đã cách ly ngay khi nhập cảnh (ANTV). – Thêm 14 ca mắc Covid-19 mới, 13 ca ở Đà Nẵng, 1 ca không rõ nguồn lây (NLĐ). – Thêm 14 ca mắc COVID-19 mới, nhiều ca ở Đà Nẵng, Quảng Nam (TT).

Gần chục ca Covid-19 sống cùng ‘phố chung cư’ ở Đà NẵngThêm một ca nghi nhiễm nCoV ở Hà Nội (VNE). – Ca dương tính Covid-19 mới ở Hà Nội không liên quan đến Đà Nẵng (VNN). – Ca dương tính mới ở Hà Nội không có mối liên hệ với vùng dịch Đà Nẵng, chưa rõ nguồn lây bệnh (Kênh 14). – Phong tỏa quán bia ở Hà Nội có người nghi mắc Covid-19 (Zing).

Đã tìm được đối tượng F1 Ngô Thái Nguyên (NLĐ). – Tìm thấy F1 Ngô Thái Nguyên trốn cách ly qua nhiều tỉnh thành (SGGP). – Bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Trị bỏ ăn, nằng nặc đòi về nhà (TT). – Nam thanh niên rơi lầu tử vong trong khu cách ly Covid-19 (PLVN). – Báo Nhật: Tại sao Việt Nam thay đổi cách tiếp cận với sự tái bùng phát Covid-19? (TG&VN).

Bản tin Biển Đông ngày 3-10-2018

BTV Tiếng Dân

Vụ tàu chiến TQ lao vào chặn ngay trước mũi, suýt va chạm với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven, hôm 1/10 vừa rồi, Nate Christensen, Phó Phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, lên tiếng tuyên bố, Trung Quốc đã hành xử không an toàn và không chuyên nghiệp khi tiếp cận với tàu DECATUR, đang thực hiện hoạt động tự do hải hành ở Biển Đông. 

Bản tin ngày 19-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Công ty Philippines và Trung Quốc đàm phán khai thác chung dầu khí ở Biển Đông. Hôm nay, Tập đoàn Năng lượng PXP của Philippines xác nhận đang đàm phán với Tổng công ty dầu khí ngoài khơi TQ (CNOOC) về vấn đề khai thác dầu khí chung ở Biển Đông. Các bên vẫn chưa đạt thỏa thuận, PXP tiết lộ Philippines đang thảo luận với TQ về một biên bản ghi nhớ đối với việc khai thác chung.

Bản tin ngày 20-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Kết thúc hội đàm Mỹ – Trung, báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời ông Triệu Lập Kiên: Hội đàm Mỹ-Trung nặc mùi thuốc súng. Phát biểu của Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị TQ, cho thấy, Bắc Kinh sẽ không dễ từ bỏ tham vọng: “Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích của chúng tôi để phát triển Trung Quốc. Đó là một xu hướng không thể đảo ngược. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của Trung Quốc”.

Bản tin ngày 2-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC dẫn lời ông Saburo Tanaka, chuyên gia Nhật: Trung Quốc dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông. Tin từ Kyodo News cho biết, ông Tanaka nói rằng, TQ đã “xây dựng căn cứ khinh khí cầu mới ở phía Đông Bắc thành phố cảng Đại Liên, được xem như một phần hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này”. Trước đó, “vào năm 2019, một khí cầu tương tự đã được ghi nhận, được đặt tại một trong những căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa, dùng để giám sát Biển Đông”.

Bản tin ngày 4-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC đưa tin: Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Đài CCTV của TQ tiết lộ, Quân đội TQ đã điều động lực lượng hỗn hợp gồm hải quân, lục quân và không quân tham gia diễn tập tác chiến xung quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Theo TQ: “Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng tác chiến, triển khai các chiến thuật trong tình huống có chiến tranh”.

Bản tin ngày 28-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng: Trung Quốc tổ chức hai cuộc diễn tập cùng lúc gần Hoàng Sa, VnExpress đưa tin. Theo đó, TQ tổ chức liên tục 5 đợt diễn tập tại các vùng biển quanh nước này, trong đó hai hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của VN. Hôm nay, Cơ quan An toàn Hàng hải TQ thông báo về 4 đợt diễn tập quân sự đang diễn ra, trong đó hai cuộc tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa, một ở biển Hoa Đông và một ở biển Bột Hải. Một đợt tập trận bắn đạn thật khác cũng sẽ diễn ra ở Hoàng Hải từ ngày 28 đến 30/9.

Phiên xử thứ 8 vụ sai phạm nhà, đất công sản ở Đà Nẵng

BTV Tiếng Dân

11-1-2020

Ngày 10/1/2020, phiên tòa về sai phạm của các lãnh đạo, quan chức Đà Nẵng bán rẻ đất công cho thượng tá dỏm Vũ “nhôm” đã bước sang phiên xử thứ 8. Một số tình tiết đáng lưu ý, như: VKS nói về các văn bản trái luật của Bộ Công an, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin.  

Bản tin ngày 6-11-2019

Lại là người Trung Quốc

UBND TP Lạng Sơn đang kiểm tra, rà soát quần thể công trình “bí mật” nghi của nhóm người Trung Quốc, báo Người Lao Động đưa tin. Quần thể công trình này được xây dựng trên một ngọn núi thuộc địa bàn thôn Rọ Phải, xã Mai Pha, là khu vực từng có nhóm người TQ thường xuyên tụ tập, qua lại từ cuối năm 2018. Nơi đây cũng đã được người Trung Quốc dựng lên một công trình, có tên là phim trường BBK.

Bản tin ngày 11-9-2019

Tin Biển Đông

Về tình hình ở Bãi Tư Chính, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bản tin thực địa 21h ngày 10/9/2019. Hai tàu hải cảnh của Trung Quốc, số hiệu 45111 và 46111 được trang bị pháo 76 mm, đã từng tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 trong các đợt “khảo sát” 1 và 2. Sau một thời gian rút về Trạm Giang và quần đảo Hoàng Sa, “giờ đang tiến nhanh về phía nam, dường như sẽ tham gia trở lại chiến dịch xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhiều khả năng hai tàu này sẽ tiếp tục trở lại nhóm hộ tống Hải Dương Địa Chất 8”.

Đại án Mobifone mua AVG: Cảm ơn nhân vật bí ẩn Nguyễn Văn Tung

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Vì sao Trương Minh Tuấn đưa thương vụ AVG vào danh mục ‘Mật’? Lúc còn là Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Tuấn đã tuân theo theo chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son, đồng ý đưa giao dịch MobiFone mua cổ phần của AVG vào danh mục “mật” của Nhà nước và ký văn bản gửi Bộ Công an để thống nhất, ông Tuấn còn tham gia chỉ đạo Tổ thẩm định, ký một số văn bản liên quan đến dự án.

Bản tin ngày 27-2-2019

Tin Biển Đông

Ngày 26/2/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao VN, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội, VnEconomy đưa tin. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định lập trường “ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Bản tin tối 23-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam nhận định: Nếu Mỹ không coi trọng Biển Đông, vị thế ở Thái Bình Dương sẽ vào tay Trung Quốc. Theo bài viết, chuyện Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, vũ trang khí tài trên hệ thống căn cứ tiền phương, triển khai máy bay, tàu chiến ở vùng tranh chấp lãnh hải, cho thấy mục đích “độc chiếm các tài nguyên khoáng sản, kiểm soát toàn bộ các tuyến đường hàng hải và tạo ra lợi thế địa chính trị để chi phối toàn bộ khu vực”.

Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: EPA/ GDVN

Chiến lược quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông: “Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông”. Trung Quốc liên tiếp triển khai các loại khí tài cho phép theo dõi và phản công trên diện rộng, như radar, tên lửa, các mạng lưới quan sát trên không và dưới nước, để ngăn “Hoa Kỳ và các nước trong khu vực vào những nơi mà Bắc Kinh rêu rao thuộc ‘chủ quyền’ của họ”.

Bản tin ngày 11-4-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài: ‘Cần bình tĩnh’ theo dõi giàn Đông Phương 13-2. Ông Trần Đức Anh Sơn, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, cho biết: “Tôi vẫn đang theo dõi đường đi của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB qua tin tức trên báo chí nước ngoài. Tuy nhiên khi nó đang di chuyển trên vùng biển quốc tế và trong trên vùng biển do Trung Quốc kiểm soát thì theo luật pháp quốc tế, chúng ta chưa thể phản đối hoạt động của giàn khoan này được”

Bản tin ngày 13-3-2019

Tin Biển Đông

Sáng 12/3/2019, ngư dân phát hiện tàu Trung Quốc bị hủy số hiệu trôi dạt trên biển Hà Tĩnh, theo Infonet. Chiếc tàu này bị tẩy xóa số hiệu, hệ thống điện tử, định vị bị phá hỏng, được người dân phát hiện “khi trôi dạt vào vùng biển giáp ranh giữa xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh)”. Cuối tháng 1/2019, một số ngư dân cũng phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh, “không có hàng hóa, toàn bộ hệ thống điện tử và định vị đều bị phá hỏng; số hiệu của tàu có dấu hiệu bị tẩy xóa”.

Bản tin ngày 20-4-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Mỹ và Nhật phản đối các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngày 19/4/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ – Nhật Bản, nội dung tập trung vào sự phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản để ứng phó với môi trường an ninh khu vực đang biến chuyển.

Bản tin ngày 11-10-2019

Tin nhân quyền

Vụ chính quyền cướp đất của người dân Thủ Thiêm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nhắc lại sự kiện, mười hai năm trước, ông Lê Thanh Hải đã từng phát biểu: “Quản lý đất ở quận 2 cần bàn tay sắt”, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Đây là hình ảnh nhà chức trách thành Hồ thực thi lời ông Hải, sử dụng bàn tay sắt đối với dân Thủ Thiêm:

Bản tin ngày 2-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Sáng hôm nay 2-9-2020, vào đúng ngày lễ độc lập thiêng liêng của đất nước, tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ lại ngang nhiên thâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN”. Lúc 6h45’ sáng nay, tàu Zhongguo Haijing 5204 rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, chạy thẳng đến lô khai thác dầu khí 06.01 của VN, ở vùng biển ngoài khơi TP Vũng Tàu. 

Bản tin ngày 8-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Dự án khí đốt lớn nhất Việt Nam ở biển Đông trên đà hoàn tất. Một quan chức hàng đầu của ExxonMobil cho biết, dự án mỏ khí đốt Cá Voi Xanh của VN hợp tác với tập đoàn ExxonMobil khai thác, sẽ hoàn tất vào năm 2019. Ông Liam Mallon, Chủ tịch Công ty Phát triển ExxonMobil, nói: “Chúng tôi đã đạt nhiều bước tiến và có những thương lượng cụ thể mà chúng tôi cần hoàn tất. Mục tiêu là phải hoàn tất những sự thương lượng đó trước cuối năm nay, hy vọng rằng điều đó sẽ cho phép chúng tôi bước vào ‘giai đoạn kỹ thuật đầu tiên’ của dự án”.

VOA có bài: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét khổng lồ. Theo nhận định của ông Alexander Huang, giáo sư môn nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Loan: “Nhìn từ góc độ ngoại giao, làm như vậy không đánh đi một thông điệp tích cực tại thời điểm này…. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc tự tin hơn nhiều về những gì họ có thể làm, và họ sẽ không màng tới quan điểm của các nước láng giềng, hay các bên quan tâm”.

Bản tin sáng 30-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

TQ xác nhận đang diễn tập ở Biển Đông, không bình luận về tàu sân bay, theo VOA. Những hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs cung cấp cho hãng Reuters thể hiện: “Hàng chục tàu hải quân Trung Quốc đang diễn tập trong tuần này với một hàng không mẫu hạm trong một sự biểu dương lực lượng lớn” ở Biển Đông.

Khi được hỏi về các hình ảnh cho thấy cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường, nói: “Về đường đi cụ thể của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, hải quân sẽ công bố thông tin vào lúc phù hợp”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đang “khảo sát” rất gần đảo Hòn Lớn của tỉnh Khánh Hòa

BTV Tiếng Dân

3-10-2019

Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở hai khu vực: Bãi Tư Chính và vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Về nhóm tàu Hải Dương 8 hiện đang “khảo sát” ngoài khơi các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, ông Phạm Thắng Nam cho biết:

Bản tin ngày 24-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VnExpress có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông. Nguồn tin từ lực lượng tuần tra thuộc nhóm chuyên trách Biển Đông của Philippines cho biết, tính đến ngày 9/5, đã có 287 tàu “dân quân biển” TQ phân tán tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa, các cụm tàu lớn xuất hiện tại các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp phi pháp ở khu vực này. Hai tháng trước, chỉ có khoảng 200 tàu.

Bản tin ngày 16-7-2019

Tin Biển Đông

RFA đặt câu hỏi: Tại sao Trung Quốc tiếp tục “dằn mặt” Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế? ThS Hoàng Việt cho rằng, mục đích của Trung Quốc khi điều tàu hải cảnh vào Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam là để “dằn mặt” lãnh đạo CSVN trước chuyến thăm Mỹ: “Việc bà Kim Ngân sang Trung Quốc có lẽ theo tôi cũng là những chuẩn bị giải thích cho Trung Quốc về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới. Cũng nhân dịp này Trung Quốc muốn cảnh cáo và nhắc nhở Việt Nam là Trung Quốc sẵn sàng có thể ra tay”.