Bản tin ngày 17-9-2019

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin lúc 22h30′ qua bản đồ AIS vệ tinh. Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có dấu hiệu rời đi, có ít nhất 6 tàu hải cảnh đang hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu 31302 mới quay trở lại từ đá Subi, hải trình của Hải Dương 8 có một đoạn lệch hướng so với hải trình “khảo sát” thông thường, rồi lại trở về như cũ.

Có ít nhất 6 tàu hải cảnh đang hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu 31302 mới quay trở lại từ đá Subi. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Toàn cảnh khu vực xung quanh nhóm tàu HD-8 lúc 22h25′ ngày 16/9. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Sơ đồ đan áo của Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày đầu tiên trong đợt 3 cho tới nay. Từ 20h26′ ngày 14/9 cho tới 22h14′ ngày 15/9, đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 bị chệch đi so với mô hình chung, không còn là đường thẳng tắp như vẫn thường thấy. Nhưng sau đó thì đường đi của tàu đã trở lại bình thường. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông chia sẻ một clip của ngư dân Việt Nam, kèm chú thích: “Một thước phim được cho là ghi vào hồi tháng 5/2019 bởi ngư dân Quảng Ngãi, cho thấy tàu dân quân biển Trung Quốc với số hiệu Quế Bắc Ngư 18068 đã vào rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 38 hải lý và đảo Lý Sơn 30 hải lý, và xua đuổi tàu cá Việt Nam”:

Tàu dân quân biển Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam trong biển Việt Nam

Một thước phim được cho là ghi vào hồi tháng 5/2019 bởi ngư dân Quảng Ngãi cho thấy tàu dân quân biển Trung Quốc với số hiệu Quế Bắc Ngư 18068 đã vào rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 38 hải lý và đảo Lý Sơn 30 hải lý, và xua đuổi tàu cá Việt Nam. Clip được quay tại tọa độ 15'10 vĩ độ bắc,109 '57 đô kinh tuyến đông.Nguồn: Ngư dân Quãng Ngãi.

Posted by Dự án Đại Sự Ký Biển Đông on Monday, September 16, 2019

VOA đặt câu hỏi về tàu vận tải Sansha 2: Trung Quốc sẽ dùng tàu vận tải mới cực lớn để tiếp tế cho Hoàng Sa? Theo Tân Hoa Xã, tàu vận tải Sansha 2 của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm vào tháng 8. Tàu này được quảng cáo là “có thể hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông”, trọng lượng rẽ nước hơn 8.000 tấn, sẽ phục vụ cho cả dân sự lẫn quân sự. Một số ý kiến cho rằng, tàu này sẽ được dùng để đưa thiết bị ra quần đảo Hoàng Sa và thậm chí có thể ra xa hơn tới quần đảo Trường Sa.

Tàu Sansha 2 cập cảng ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vào ngày 20/8/2019. Ảnh: Chinanews.com/VOA

Ông Andrew Yang, Tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách cao cấp ở Đài Loan bình luận: “Tàu vận tải thứ hai của Trung Quốc có trọng lượng rẽ nước đặc biệt lớn, có thể sẽ được dùng để vận chuyển đạn dược, thực phẩm, nước và máy phát điện cho các đảo nhỏ mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát”. Chuyến vận hành thử nghiệm tàu Sansha 2 vào cuối tháng 8/2019 đã đưa con tàu đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài phỏng vấn TS Nguyễn Việt Phương, từng là nghiên cứu viên trường ĐH Havard: Đối phó các đội tàu hạt nhân Trung Quốc ở biển Đông. Bài báo bàn về một loạt khí tài mà Trung Quốc có thể sử dụng để biến Biển Đông thành “ao nhà”: Tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân và có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân, một nguy cơ đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo từ năm 2012.

TS Phương cho biết: “Ngoài các tàu ngầm đạn đạo hạt nhân – vốn chủ yếu phục vụ mục đích phòng thủ, răn đe hạt nhân, TQ còn sở hữu các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Hán (Type 091) và Thương (Type 093)… chín tàu ngầm lớp Hán và Thương này vẫn là công cụ áp chế hữu hiệu của TQ trong các xung đột trên biển”

Mời đọc thêm: Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn kình nhau trên Biển Đông (NV). – Biển Đông : Trung Quốc tức giận vì chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa (RFI). – Biển Đông: Mỹ tăng cường nỗ lực kiềm chế Trung Quốc (PLTP). – Chuỗi hành động chứng minh Mỹ đang mạnh tay ngăn chặn quân đội Trung Quốc trỗi dậy (Infonet).

EU muốn gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông, đối trọng lại TQ (Zing). – Nội các Philippines bất đồng chuyện bắt tay TQ ở biển Đông (PLTP). – Thái Lan mua tàu Trung Quốc; tàu đổ bộ Trung Quốc bị phát hiện gần vùng biển Ấn Độ (NLĐ). – Tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản (NHK). Tìm thấy thi thể nạn nhân mắc kẹt trong tàu cá bị chìm (Tin Tức). – Người thân khóc ngất đón thi thể thuyền viên gặp nạn ở biển Quảng Bình về quê nhà (NA).

Vụ VN Pharma: Chuyển hồ sơ sai phạm lên UBKTTƯ

Chiều 16/9/2019, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra vụ VN Pharma sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Vụ VN Pharma nhập thuốc chữa ung thư giả được chuyển sang UBKTTƯ để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm; đồng thời gửi đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để phục vụ việc điều tra.

TTCP đã chỉ đích danh Bộ Y Tế: Phải “kiểm điểm và có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita Caplet 500 mg của Công ty Austin Hồng Kông vào Việt Nam ngày 11/4/2014 trong khi giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc của Công ty này đã hết hạn từ ngày 6/10/2013”.

VTC đặt câu hỏi: Vì sao kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma? Bài báo lưu ý, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Y tế chịu trách nhiệm quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký. Khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT, nội dung quy định còn bất cập: “Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, cũng không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam”, trong đó có thuốc giả của VN Pharma.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong các Bộ trưởng đầy tai tiếng còn sót lại từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù đã bị phê phán nhiều lần về những sai phạm mà bà mắc phải, nhưng cái ghế Bộ trưởng của bà Tiến vẫn vững cho tới nay. Bây giờ thêm sai phạm vụ VN Pharma, có liên quan đến em rể bà Tiến, được gửi lên UBKTTƯ, liệu bà Tiến có thoát khỏi cảnh làm củi trước cái lò của Tổng – Chủ Trọng?

Mời đọc thêm: Kết luận vụ VN Pharma: H-Capital có nguồn gốc ở Ấn Độ, chưa đưa vào lưu hành ở Việt Nam (DT). – Kết luận thanh tra vụ VN Pharma: Hệ luỵ từ lỗi ban hành văn bản (GDVN). – Vụ VN Pharma: Chuyển kết luận thanh tra tới UB Kiểm tra Trung ương xử lý cán bộ (DT). – Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma, vì sao? (TT). – Vụ VN Pharma: Kiến nghị xem xét, xử lý lãnh đạo Bộ Y tế (TP). – Vụ VN Pharma: Xem xét xử lý cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (VNN).

Lãnh đạo Việt Nam: Mở miệng là nói bậy

Hết bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi dân, đã “làm gì cho đất nước”, tới ông Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân lo: Nếu người phụ nữ không sinh được 2 con thì đất nước chao đảo. Rồi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề xuất nâng độ tuổi thanh niên lên 35 hay 40 tuổi, thay vì 30 tuổi. Chưa hết, quyết không thua chị, kém anh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến muốn đổi tên trường ĐH Y dược thành ĐH Sức khỏe để… không tụt hậu!

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trong lễ khai giảng ở trường ĐH Y dược. Nguồn: TN

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đùa: “Ở miền Tây, hễ cụng ly người ta lại nói ‘chúc sức mạnh’. Năm ngoái, có đứa cầm ly hô to ‘Chúc sức khỏe’, giữa một rừng thanh niên say xỉn. Kết quả: Năm nay giỗ đầu. Lý do: Chúc sức khỏe là ‘sẽ khuất’! Ok cũng hay. Ngành y mà không có sức khỏe thì… sẽ khuất!

TS Chu Mộng Long bình luận: “Tưởng chị đề xuất đổi mới gì để tiến bộ cho ngang hàng hoặc cao hơn Âu – Mỹ. Nào ngờ chị đề xuất đổi mới ngành dược sao cho không … tụt hậu so với Lào và Campuchia. Chắc là chị vừa đi tham quan học tập bên hai nước láng giềng. Không chừng Lào, Campuchia đổi ngành Dược thành ngành chuyên làm hoặc bán thuốc giả, chị cũng đổi theo?

Mời đọc thêm: Bộ trưởng Y tế đề nghị sớm đổi tên ĐH Y dược thành ĐH Sức khỏe (VNN). – Bộ trưởng Y tế: ‘Sớm đổi tên ĐH Y Dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe’ (Zing).  Bộ trưởng Kim Tiến: ‘Trường đại học gần 100 tuổi mà bé thế này là không được’ (TT). – Bộ trưởng Bộ Y tế: “Sớm đổi tên trường ĐH Y dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe” (DT).

Tưởng nhớ muộn cụ Bùi Bằng Đoàn, vì cụ có con “phản động”?

VOV đưa tin: Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn. Lễ kỷ niệm diễn ra vào sáng 16/9/2019 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô do lãnh đạo đảng và nhà nước ở cấp cao nhất tổ chức. Trước đó, còn có lễ dâng hương kỷ niệm 130 năm Ngày sinh ông Bùi Bằng Đoàn được tổ chức vào lúc 7h sáng ngày 15/9 tại Khu lưu niệm Nhà thờ Thiệu Đức Đường

Ông Bùi Bằng Đoàn là một trong những Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là cha đẻ của của cựu nhà báo, đại tá quân đội Bùi Tín. Là một trong những “khai quốc công thần” nhưng ông Đoàn gần như bị lãng quên bởi ông có người con là một trí thức phản tỉnh. Ông Đoàn mất đã 64 năm, đến nay các “đồng chí” kế nhiệm ông mới nhớ tới chuyện “ghi công” ông. 

Nhà báo Huy Đức bình luận: “Hiểu nhưng vẫn tiếc là tại sao hồi kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ không làm hoành tráng thế này, rồi để con trai cụ là bác Bùi Tín trở về cùng tham dự. Hôm trước, khi bác Bùi Tín mất, trong một stt phê phán nhà báo Bùi Tín của một cựu phóng viên TTX, tôi rất tâm đắc với một cmt: ‘Dẫu khen hay chê, lịch sử rồi vẫn phải nhắc tới Bùi Tín trong khi lịch sử chắc chắn không biết những người đang phê phán Bùi Tín ở đây là ai’.”

Mời đọc thêm: Hồ Chủ tịch mời cụ Bùi Bằng Đoàn ‘giúp hưng lợi, trừ hại cho nước nhà’ (TT). – Cụ Bùi Bằng Đoàn – vị quan thanh liêm treo biển ‘không nhận quà biếu’ (TP). – Cụ Bùi Bằng Đoàn đã nêu cao tinh thần vì nước vì dân, xả thân vì nghĩa lớn (LĐ). – Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Bùi Bằng Đoàn đảm nhiệm chức vụ quan trọng (DT).

Xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La

VietNamNet đưa tin: Vắng mặt 76 người, phiên tòa xử vụ tiêu cực điểm thi Sơn La hoãn đến 15/10. Sáng 16/9/2019, TAND tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa sơ thẩm xử vụ sai phạm sửa điểm thi THPT Quốc Gia năm 2018 ở tỉnh này. Nhưng 44 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 32 nhân chứng được triệu tập đã vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Quản Hữu Chiến đã đọc quyết định hoãn phiên tòa vào lúc 9h50 sáng, sau khi HĐXX hội ý, phiên tòa bị dời đến ngày 15/10/2019. 

Tòa xử dân thường thì lực lượng chức năng không ngại dùng vũ lực tới nhà lôi cổ dân đến phiên tòa cho bằng được. Tòa xử quan chức và cán bộ thì hoãn lại cả tháng, chỉ vì các nhân chứng và những người có liên quan cũng là quan lớn nên chẳng thèm tới. Họ vắng mặt không thèm báo trước, coi công lý ở xứ ta như một tên hề!

VOV đặt câu hỏi về vụ xử gian lận thi cử ở Sơn La: Triệu tập không đến có thể áp giải tới Tòa? Bài báo cho biết, “hàng loạt cán bộ, người có chức vụ là người làm chứng đã không đến dự, có người thậm chí không có phản hồi thông tin đến Tòa lý do vắng mặt. Dư luận một lần nữa thêm bức xúc, bởi dù với lý do nào đi nữa, sự vắng mặt của những cán bộ, lãnh đạo này là sự coi thường sự tôn nghiêm của pháp luật”.

Ông Lê Anh Cương, Thư ký phiên tòa cho biết, do giấy mời triệu tập gửi đến địa chỉ nhà riêng, trong lần xét xử tới Tòa sẽ gửi giấy mời song song đến đơn vị công tác. Trường hợp người được triệu tập tiếp tục không đến sẽ thực hiện lệnh áp giải.

Mời đọc thêm: Sơn La: Hoãn xét xử vụ án gian lận điểm thi vì vắng mặt nhiều người được triệu tập (GDTĐ). – Hoãn phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La do nhân chứng là lãnh đạo vắng mặt (TĐ). – Nhiều nhân chứng không đến phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi THPT ở Sơn La (PLVN). – Cần buộc nguyên GĐ Sở GD&ĐT Sơn La đến tòa, nếu… (ĐV).

Tin giáo dục

Báo Thanh Niên đưa tin: Bộ Quốc phòng rà soát học viên dùng văn bằng 2 Trường đại học Đông Đô. Trung tướng Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường, thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng, vừa ký công văn gửi các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, yêu cầu rà soát học viên đào tạo trình độ thạc sĩ và nghiên cứu sinh sử dụng bằng cử nhân đại học Ngôn ngữ Anh (VB2) do Trường ĐH Đông Đô và Trường ĐH Thành Đô cấp.

Cũng theo Trung tướng Phúc, hiện Bộ GD&ĐT đang thanh tra công tác đào tạo và cấp bằng cử nhân đại học Ngôn ngữ Anh (VB2) của ĐH Đông Đô và ĐH Thành Đô. Vì vậy, những nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, cấp học viện, viện có sử dụng bằng của 2 trường này tạm thời dừng lại chờ kết luận của thanh tra. 

Mời đọc thêm: Cục Nhà trường yêu cầu rà soát văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô, Thành Đô (DT). – Bộ Quốc phòng rà soát bằng ngôn ngữ Anh của ĐH Đông Đô, ĐH Thành Đô (TP). – Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chấn chỉnh đào tạo ĐH văn bằng hai, ngăn chặn lạm thu đầu năm học (TĐ). – Nếu thực hiện đúng Thông tư 17 nhiều trung tâm dạy thêm phải đóng cửa (GDVN). – GS Trần Ngọc Thêm: ‘Sách của GS Đại nên được thẩm định theo cách khác’ (Zing). – Sách giáo khoa mới được thẩm định thế nào? (TN).

Tin môi trường

Zing đặt câu hỏi: Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội liên tục ở mức báo động? Sáng 16/9, thống kê từ 11 trạm quan trắc đặt quanh Hà Nội do Sở TN&MT TP tổng hợp, cho thấy chỉ số chất lượng không khí (AQI) tiếp tục ở mức kém. Hiện tượng này xuất hiện cả vào buổi tối và rạng sáng, “đây được cho là điều không bình thường bởi không khí khu vực Hà Nội thường kém khi lượng phương tiện hoạt động đông đúc giờ cao điểm”.

Tổng Cục Môi trường lý giải, “lượng bụi mịn PM 2.5 tăng đột biến trong vài ngày qua là do các hiện tượng khí tượng bất thường. Thời điểm nồng độ bụi PM 2.5 lên cao có thể do thời gian này tương đối lặng gió, làm hạn chế việc luân chuyển chất ô nhiễm lên tầng cao”. Nghĩa là lỗi vẫn tại … ông trời!

Báo Thanh Niên đưa tin: Người dân Hà Tĩnh điêu đứng vì 80 ha ngao nuôi chết trắng vùng cửa biển. Trong các ngày vừa qua, khoảng 80 ha ngao nuôi ở vùng cửa biển thuộc huyện Lộc Hà chết trắng bãi, khiến người dân nơi đây lâm vào cảnh trắng tay. Nhiều người thiệt hại hàng trăm triệu đồng. 

Một người nuôi ngao cho biết, sau đợt mưa lũ đầu tháng 9, nước từ thượng nguồn đổ về, cộng với cống sông Đò Điệm xả lũ “khiến khu vực nuôi ngao bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ ít ngày sau, hàng chục tấn ngao giống và ngao thương phẩm bắt đầu chết rải rác và sau đó chết hàng loạt”.

Người dân ở xã Mai Phụ thu gom xác ngao chết và thu hoạch số ngao còn lại để vớt vát lại vốn liếng. Ảnh Phạm Đức/TN

Mời đọc thêm: Người dân lao đao vì 80 héc ta ngao chết trắng bãi (TP). – Nghêu nuôi chết sau mưa lũ, người dân Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng (SGGP). – Hà Nội đang trong những ngày báo động đỏ về ô nhiễm không khí (Tin Tức). – Hà Nội trong báo động đỏ về ô nhiễm không khí (Zing). – Không khí ở Hà Nội đang bị nhiễm nghiêm trọng ở hầu hết các quận (PNVN). 

Khả năng ô nhiễm thủy ngân từ vụ cháy công ty Rạng Đông (TS). – Cơ sở giết mổ tại Bình Dương gây ô nhiễm môi trường (MTĐT). – Lá vàng, cỏ khô, vỏ chuối… cũng gây ô nhiễm (TT). – Ô nhiễm nghiêm trọng sông Đào, sông Vinh (TP).

***

Thêm một số tin: Bộ Quốc phòng sẽ thành lập thêm các tập đoàn kinh tế (DT). – ‘Lình xình’ cổ phần hóa ở IPC, thanh tra lại ‘nhắc’ Tề Trí Dũng (TN). – Quanh vụ kỷ luật cán bộ ở Đồng Nai: Sai phạm nghiêm trọng, thăng chức cao hơn (TP). – Chính phủ thừa nhận có bức xúc xã hội đối với dự án BOT, BT (TT). – Phát hiện nhiều sai phạm tại bệnh viện Đa khoa Gia Lai (TP). – Bất ngờ bỏ đề xuất ‘giảm giờ làm việc’ (TN). – Bí thư xã ‘kiểm tra dịch tả lợn ở… Côn Đảo’ về Hội Chữ thập đỏ (TP). – Có phải Việt Nam đang tìm cách lấy lòng Hoa Kỳ? (RFA).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây