Báo công an nói ngược: Oắt con Phan Quốc Việt mua được các ông trùm?

Chu Mộng Long

18-8-2023

Báo Công an tường thuật “Phan Quốc Việt “mua” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và các bị can trong đại án Việt Á như thế nào?”. Đọc hết bài báo, kết hợp những thông tin về Việt Á, tôi khẳng định đó là cách nói ngược. Phải nói chính các “ông trùm” lãnh đạo ngành y và các bộ ngành liên quan đã bán cho Việt Á xương máu của nhân dân suốt hơn 10 năm để ăn chia hàng ngàn tỉ đồng!

Chuyện Covid: Sợ phạt hơn sợ dịch

Lê Bá Vận

14-8-2021

Đại dịch Covid-19, Đảng và dân – “Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai!”

Cách chức Giám đốc HCDC Nguyễn Trí Dũng vì đòi “Sống chung với lũ”

Mai Bá Kiếm

7-10-2021

Bộ Chính trị đã ban hành kết luận “Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung”, có lẽ BCT đã biết cán bộ dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung thường bị “lãnh đạo chỉ nghĩ, chỉ làm vì lợi ích nhóm” trù dập lên bờ xuống ruộng.

Vì đâu nên nỗi?

Trần Thanh Cảnh

9-10-2021

Kể từ khi dịch covid bùng phát ở TP.HCM và các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương, Long An đến nay, đã có hàng triệu người lao động ngụ cư tháo chạy khỏi vùng dịch. Thôi thì bằng đủ phương tiện có thể: xe máy, xe đạp, thậm chí là đi bộ… miễn sao ra khỏi vùng dịch là được!

Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí

Trần Vũ Hải

10-8-2021

Ông Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội hiện nay, trước đó là Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ. Nhưng khi lãnh đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid tại Hà Nội, có vẻ ông không dựa vào khoa học và công nghệ. Tôi xin dẫn chứng:

Vị thế người làm chủ đang bị lung lay

Ngô Anh Tuấn

30-9-2021

TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN ĐƯỢC VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC?

Pháp luật không có quy định liệt kê chi tiết, bao trùm nhưng tôi có thể liệt kê sơ bộ một số trường hợp mà chúng ta có thể được vào nhà người khác, cụ thể như sau:

Thảm họa COVID 19 và tương lai nào cho Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

10-10-2021

Cảnh quan chính trị Việt Nam không còn toả sáng như giới lãnh đạo của đảng CSVN hằng tự hào tuyên bố. Lý do cho tình trạng u tối này thật là hiển nhiên. Từ đợt bùng phát dịch thứ tư bắt đầu ngày 27/4/2021 cho đến nay, cả nước đã có hơn 800.000 ca nhiễm và hơn 20.000 người tử vong.

Thấy gì qua vụ Việt Á?

Dương Quốc Chính

19-12-2021

Việc Công an bắt, hay Tòa xử một vụ nào đó, vào thời điểm nào thường không phải ngẫu nhiên, mà đều phải chọn thời điểm.

Đừng để quá trễ!

Nguyễn Thùy Dương

9-8-2021

Tôi vừa xem một clip đăng tải nội dung cuộc gọi điện của một người đàn ông được cho là cán bộ địa phương gọi cho dân, hỏi rằng: Có đói không mà đăng clip nói bị đói?

Dự đoán phương án “Đổi mới” của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại Covid-19 (Phần 1)

Nguyễn Anh Tuấn

5-9-2021

Ai cũng đã thấy Đảng và Nhà nước ta từ đầu 2020 tới nay, đã kiên tâm chống dịch bằng công an, bằng nghị quyết.

Thích chọc ngoáy… Dân

Lưu Trọng Văn

29-9-2021

Dân đang bao lo toan bực bội, thế mà thỉnh thoảng báo chí chính thống lại đưa tin chọc ngoáy Dân để Dân bực bội thêm.

Ai ly nông, ai ngược dòng?

Đặng Đình Mạnh

16-8-2021

Miền Nam, thế kỷ trước, hai thập kỷ chiến tranh, loạn lạc và nhu cầu cải thiện kinh tế đã gây nên làn sóng ly nông, ly hương từ các vùng nông thôn về các đô thị miền Nam. Chúng làm tăng nhanh dân số cơ học đô thị và gây phát sinh nhiều vấn đề mà đô thị phải đối mặt. Tình trạng này kéo dài cho đến tận trước cơn đại dịch cúm Tàu bùng phát lần thứ tư vào rước mùa hè năm 2021.

Ba khâu chống dịch

Nguyễn Đắc Kiên

8-8-2021

Hết ngày hôm nay là tròn một tháng TP.HCM giãn cách chống dịch với Chỉ thị 16 (và 16+), giờ thử nhìn lại việc chống dịch của thành phố qua khâu: tổ chức thực hiện, tham mưu – giúp việc và ra quyết định xem có rút ra được bài học gì không?

Ông Trương Gia Bình vẫn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định

Huy Đức

21-9-2021

Vào thời điểm này, những nghĩa cử như của ông Trương Gia Bình là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên – càng ngày chúng ta càng thấy – muốn làm từ thiện thành công, rất cần, không chỉ tấm lòng mà còn phải rất chuyên nghiệp.

Hà Thành, 15h ngày 28-7-2021

Liên Huỳnh

28-7-2021

Ảnh: FB tác giả

Đang ngồi trong cửa hàng thì thấy một cậu trai tầm 17, 18 tuổi thập thò ngó vào.

Các vấn đề không thể che giấu xung quanh vụ Việt Á

RFA

Tô Hiệu

7-1-2022

Đáng ra Quốc hội họp phiên bất thường hiện nay phải được nghe các Cơ quan chức năng tường trình về các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến scandal mang tên “Công ty Việt Á”. Đằng này, các ông/bà Nghị và cử tri cả nước chỉ được nghe tường trình của ngài Bộ trưởng Y tế, tựa như một bản “thanh minh thanh nga” có pha chút báo cáo thành tích…

Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch”

Đặng Đình Mạnh

25-7-2021

Cơn đại dịch cúm Tàu đã hoành hành thế giới suốt hơn một năm rưỡi qua. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hầu như Việt Nam không có cơ may nào để tránh thoát khỏi cơn dịch cả. Nhất là về địa lý, Việt Nam có lãnh thổ tọa lạc giáp ranh ngay bên cạnh ông bạn hàng xóm Trung Cộng, nơi khởi nguồn cơn đại dịch.

Tâm thư 8 điều gửi đến Chính phủ: Làm đàng hoàng những chuyện này để người dân yên tâm chống dịch

Luật Khoa

Yên Khắc Chính

21-7-2021

Ảnh: Vietnamnet, Thanh Niên. Thiết kế: Luật Khoa

Chính quyền cần thể hiện trách nhiệm của mình trước khi yêu cầu người dân tin tưởng và ủng hộ.

Ai cho quan làm người lương thiện?

Dương Quốc Chính

21-10-2021

Trường hợp anh Nguyễn Quang Tuấn giám đốc BV Bạch Mai bị bắt khá giống trường hợp anh Đinh La Thăng. Tức là có sai phạm nhưng vẫn được lên chức to hơn rồi bị bắt ở vị trí to hơn đó. Ở vị trí đương nhiệm thậm chí các anh còn muốn lập công chuộc tội.

Không thể tiếp tục đối xử với họ như thế nữa

VOA

Trân Văn

11-9-2021

Một hình ảnh trích xuất trong phóng sự mang tên “Ranh Giới” của VTV1, ghi lại một phần hoạt động của Khu K1 thuộc Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM. (Hình: Trích xuất từ trang YouTube của VTVCab Tin Tức)

“Nhớ hồi đổi tiền không?”

Nguyễn Thị Bích Ngà

21-8-2021

Hôm qua đi cửa hàng mua rau nhưng tới lượt thì hết hàng. Nay mình lại lội ra mua rau, tiện thể coi còn chút thịt cá thì mua cho con mèo. Nó đã hết thức ăn từ cuối tháng trước. Đặt mua đến nay đã tròn tháng rồi không ai giao vì thức ăn mèo không phải mặt hàng thiết yếu.

Thư ngỏ gởi ông Vũ Thành Tự Anh: Cơ hội lập chí, xin đừng lập thân

RFA

Gió Bấc

1-8-2021

Hình minh hoạ: một người đàn ông tập thể dục tại một nơi công cộng ở Hà Nội vào giữa đợt dịch COVID-19 hôm 19/7/2021. Nguồn: AFP

Tin UBND TP.HCM thành lập một Tổ Tư vấn để chống dịch và giúp hồi phục kinh tế – xã hội với tám chuyên gia, đứng đầu là Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, cùng với thực trạng dịch bệnh hiện nay là lý do tôi viết thư ngỏ này như tâm tình của một đồng bào với ông Vũ Thành Tự Anh nói riêng và các chuyên gia khác nói chung…

Ghi chép thời sự dịch 2021: Những ngày đen tối (Phần 19)

Nguyễn Thông

13-2-2022

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7 − Phần 8 − Phần 9 − Phần 10 − Phần 11 − Phần 12 − Phần 13 − Phần 14 − Phần 15 − Phần 16Phần 17Phần 18

Ngày 1.10

Sống chung với chủng virus Delta là điều chắc chắn

Saigon Times

Nguyễn Đăng Anh Thi

2-10-2021

(KTSG) – Sống và làm việc tại tỉnh/bang British Columbia (BC), Canada, chuyên gia năng lượng và môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi chia sẻ, ngay bản thân ông cho đến tháng 5 vừa rồi mới tiêm mũi vaccine đầu tiên và đến tháng 7 là tiêm mũi thứ 2. Tuy vậy, việc sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 đã được áp dụng từ tháng 5 năm ngoái tại BC.

Phải sống chung với chủng virus Delta vì sẽ không có miễn dịch cộng đồng

Với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, mọi tính toán trước đây về “miễn dịch cộng đồng” dựa trên tỷ lệ phủ vaccine của dân số nay đã trở nên lạc hậu. Miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào ba yếu tố: chủng virus (thể hiện qua hệ số lây lan gốc, Ro), tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine (T) và hiệu quả vaccine (Ve).

Giáo sư, bác sỹ Ellie Murray của Đại học Boston (Mỹ) đưa ra công thức tính hệ số lây nhiễm thực (Rt) trong cộng đồng như sau: Rt = Ro x (1 – T x Ve).

Miễn dịch cộng đồng đạt được khi hệ số lây nhiễm thực nhỏ hơn hoặc bằng 1, nghĩa là một người bị nhiễm virus sẽ lây cho tối đa một người khác. Lúc đó, tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine kỳ vọng để đạt miễn dịch cộng đồng là T = (1 – 1/Ro)/Ve (quy ra từ công thức trên với Rt = 1).

Theo số liệu của CDC Mỹ, với chủng virus corona gốc (SARS-CoV-2), hệ số lây lan gốc “chỉ” trong khoảng từ 2-3, tức một người nhiễm virus có khả năng lây cho 2-3 người, lấy trung bình Ro = 2,5. Hiệu quả vaccine lấy trung bình Ve = 85%. Từ công thức T = (1 – 1/Ro)/Ve ta có T = 71%. Nghĩa là, với chủng virus corona gốc, ước tính khoảng 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine là đạt miễn dịch cộng đồng. Mục tiêu tiêm 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng mà Bộ Y tế Việt Nam đưa ra theo cách tính này.

Nhưng cách ước tính trên không còn giá trị với biến thể Delta. Cũng số liệu của CDC Mỹ cho thấy hệ số lây lan gốc của chủng Delta hiện nay trong khoảng 6-9, lấy trung bình Ro = 7,5. Giả sử 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine (T = 70%) và cho rằng hiệu quả vaccine lên đến 95%, lúc đó hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = Ro x (1 – T x Ve) = 7,5 x (1 – 70% x 95%) = 2,5!

Kết quả cho thấy rằng với chủng virus Delta, hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = 2,5 ngay cả khi 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine và hiệu quả vaccine lên đến 95%. Nghĩa là một người bị nhiễm vẫn sẽ lây cho 2,5 người khác dù cộng đồng đã được phủ vaccine và hiệu quả vaccine đạt mức tối đa.

Trong thực tế, vì Việt Nam sử dụng nhiều loại vaccine khác nhau và chỉ có Moderna hay Pfizer đạt hiệu quả tối đa 95%, trong khi hiệu quả của AstraZeneca chỉ khoảng 70% và của Sinopharm (Vero Cell) thậm chí còn thấp hơn nên hiệu quả bảo vệ của vaccine trung bình trên toàn dân số được tiêm không thể nào đạt mức 90%, thậm chí thấp hơn 85%.

Mà ngay cả khi tiêm 100% dân số (điều không thể đạt được trong thực tế) và hiệu quả bảo vệ của vaccine trung bình trên toàn dân là 85% (mức cực kỳ lạc quan) thì hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = Ro x (1 – T x Ve) = 7,5 x (1 – 100% x 85%) = 1,125!

Vì hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng vẫn lớn hơn 1, nên miễn dịch cộng đồng không thể đạt được chỉ nhờ phủ vaccine. Để đưa giá trị hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng càng thấp càng tốt và tối ưu nhất là thấp hơn 1, ngoài vaccine phải áp dụng thêm các giải pháp thuộc nhóm can thiệp không dùng thuốc (NPI) để ngăn ngừa sự lây lan của virus, ví dụ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Nói cách khác, đó là cách mà loài người sống chung với virus ngay cả khi được tiêm đủ vaccine.

Sự khác biệt của hệ số lây lan gốc giữa hai chủng virus corona gốc và Delta là vô cùng lớn. Ví dụ, với chủng virus corona gốc, một người bị nhiễm sẽ lây cho tối thiểu hai người. Đến chu kỳ lây thứ hai, số ca nhiễm tăng lên 4 (bằng 2 x 2). Đến chu kỳ lây thứ ba, số ca nhiễm tăng lên 8 (bằng 2 x 2 x 2). Với chủng Delta, một người bị nhiễm sẽ lây cho tối thiểu 6 người. Đến chu kỳ lây thứ hai, số ca nhiễm tăng lên 36 (bằng 6 x 6). Đến chu kỳ lây thứ ba, số ca nhiễm tăng lên 216 (bằng 6 x 6 x 6). Nghĩa là chỉ qua ba chu kỳ, số ca nhiễm do biến thể Delta đã cao gấp 27 lần chủng corona gốc! Điều đó giải thích cho những trận “cuồng phong” lây nhiễm do biến thể Delta tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Canada vẫn phải sống chung với virus dù đã tiêm đủ 70% dân số

Phép tính hệ số lây nhiễm thực thể hiện khá rõ tại Canada, khi 69,9% dân số nước này đã tiêm đủ vaccine tính đến ngày 24-9-2021, nhưng miễn dịch cộng đồng vẫn chưa từng đạt được. Cần biết, Canada đang sử dụng những loại vaccine có hiệu quả nhất, với Pfizer chiếm đến 67%, Moderna 28% và AstraZeneca chỉ 5%.

Bảng dưới là thông tin tỷ lệ ca nhiễm mới trung bình hai tuần trên 100.000 dân tại Canada và tại ba tỉnh/bang có dân số đông nhất là Ontario, Quebec và British Columbia.

Để so sánh, tỷ lệ ca nhiễm mới trung bình hai tuần trên 100.000 dân tại Việt Nam tính đến ngày 23-9-2021 là 155 ca. Con số này thấp hơn tại Canada một phần vì vaccine, nhưng chủ yếu vì những chính sách phong tỏa nghiêm ngặt tại Việt Nam suốt nhiều tháng qua.

Trường hợp nhiều quốc gia khác đã phủ vaccine với tỷ lệ rất cao như Israel, Anh, Mỹ… nhưng cũng vẫn tiếp tục chứng kiến các làn sóng lây nhiễm mới củng cố nhận định rằng miễn dịch cộng đồng là một mục tiêu khá xa vời, dù vaccine đã được chứng minh là giải pháp tối quan trọng để giảm số ca nhiễm, nhập viện và tử vong.

Trong tình hình như vậy, phong tỏa lâu dài đã không còn được xem là giải pháp tại các nước phương Tây vì thiệt hại xã hội quá lớn. Các nước phương Tây đã xác định sống chung với virus bằng các biện pháp y tế công cộng như giữ khoảng cách vật lý, đeo khẩu trang trong không gian kín, khử khuẩn các bề mặt và rửa tay thường xuyên… ngay cả khi đã tiêm vaccine. Thậm chí trước khi được tiêm vaccine, xã hội Canada vẫn phải vận hành theo cách “bình thường mới” chứ không “đông cứng” hoàn toàn như tại TPHCM, Bình Dương và nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam.

Từ đầu năm ngoái, cơ quan y tế tỉnh/bang British Columbia đã phối hợp với cơ quan an toàn lao động biên soạn các hướng dẫn về an toàn Covid-19 cho khối bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, cơ sở lưu trú… để đảm bảo xã hội vẫn vận hành theo cách bình thường mới.

Hiểu rõ ba cơ chế lây nhiễm của virus là qua tiếp xúc gần, gián tiếp qua bề mặt và trong không gian kín với điều kiện thông gió kém, các hướng dẫn này dựa trên nguyên tắc 3C cần tránh để được an toàn: Close contact – tiếp xúc gần, Crowded – nơi đông đúc và Closed spaces – không gian kín. Kèm theo đó là khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và khử khuẩn các bề mặt. Đó là các giải pháp mà Canada đã chung sống với virus ngay cả khi chưa có vaccine.

Đầu năm học mới, tuyệt đại đa số sinh viên, học sinh tại Canada đã trở lại học toàn thời gian trên lớp, nhưng vẫn phải bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và được khuyến cáo giữ khoảng cách vật lý an toàn. Dù đã tiêm vaccine đến 70%, Canada tuy mở cửa nhưng không hề thả cửa vì mối nguy của chủng virus Delta vẫn còn hiện hữu.

Hỗ trợ an sinh bằng ngân hàng thực phẩm

Để giải bài toán an sinh, mô hình Food Bank (ngân hàng thực phẩm) có thể là một giải pháp cho Việt Nam. Trong bất cứ xã hội nào, luôn có những người ăn không hết và những người thiếu đói. Ngân hàng thực phẩm là tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò trung gian, nhận thực phẩm từ các nhà hảo tâm để phân phối lại cho những người đang cần.

Quản lý các ngân hàng thực phẩm là những người tình nguyện, và hoạt động của chúng dựa trên sự minh bạch. Đóng góp cho ngân hàng thực phẩm có thể được thực hiện trực tiếp qua các thùng gom thực phẩm tại các siêu thị, khu mua sắm hoặc đem đến tận nơi tiếp nhận. Bất kỳ ai có nhu cầu được hỗ trợ thực phẩm đều có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng thực phẩm để đến lấy mang về sử dụng.

Khi nguồn thực phẩm của ngân hàng giảm xuống thấp vì nhu cầu cứu trợ tăng lên, ngân hàng thực phẩm sẽ tăng cường kêu gọi đóng góp của xã hội. Tại Canada, ngay cả chính quyền liên bang và tỉnh/bang cũng thường xuyên đóng góp ngân sách cho các ngân hàng thực phẩm.

Việt Nam có thể áp dụng mô hình ngân hàng thực phẩm ở quy mô phường, quận dựa trên sự tổ chức, điều phối của các tổ chức thiện nguyện đang có. Bằng cách được tiếp cận thực phẩm thường xuyên từ ngân hàng thực phẩm, những người nghèo, những người thất nghiệp giảm thiểu nỗi lo cơm gạo, từ đó giúp họ bớt “đánh liều” ra đường trong mùa dịch khi chưa được tiêm vaccine.

Sự thông thái là có thật

Chu Mộng Long

23-8-2021

Nhìn thấy trên mạng 3 bài báo (hình dưới), tôi không có điều kiện xem hết, và nghĩ có xem hết cũng chưa chắc đã hiểu những gì cao siêu trong đó, bèn hỏi một cán bộ tuyên giáo để học nhanh, học liền.

Bộ Chính trị và Gia Cát Lượng

Nguyễn Thông

1-9-2021

Phàm ở trên đời, khen ai chê ai là quyền của mỗi cá nhân. Cái quyền tối thiểu ấy mà không có thì con người ta chẳng có gì sất. Trong lịch sử thể chế này, đã có thời nhà cai trị bắt đám đông phải ngắm trăng tập thể, khi cán bộ bảo trăng đẹp thì mọi người phải khen đẹp, chê trăng mờ thì cũng ngậm ngùi rằng trăng mờ.

Tổ dân phố qua vài con số

Nguyễn Đắc Kiên

28-8-2021

Toàn TP.HCM có 25.418 tổ dân phố/tổ nhân dân và 2.008 khu phố/ấp*.

Chống dịch Covid-19: Hai kinh nghiệm mới nhất của Nhật

Trần Văn Thọ

30-7-2021

Mấy hôm nay tại Nhật, nhất là tại Tokyo, dịch Covid 19 lại bùng phát trở lại. Trong 3 ngày nay (từ 28 đến 30/7), số người bị nhiễm ở Tokyo liên tiếp vượt quá 3.000 người mỗi ngày. Riêng hôm qua (29/7) con số lên đến 3.865 người, hôm nay ít hơn nhưng cũng lên tới 3.300. Những tỉnh lân cận ở Tokyo hôm nay cũng đạt số cao nhất. Cả nước Nhật hôm qua và hôm nay có tổng số người bị nhiễm vượt quá 1 vạn người/ngày.

Nói chung số ca nhiễm trong tuần vừa qua đã tăng lên hơn 60% so với tuần lễ trước đó. Hôm nay Thủ tướng Suga Yoshihide đã công bố Tình trạng khẩn cấp để đối phó với dịch Covid-19 áp dụng cho Osaka và ba tỉnh lân cận Tokyo (từ 2/8 đến 31/8) và gia hạn thời gian đến 31/8 cho Tình trạng khẩn cấp đang áp dụng tại Tokyo và Okinawa (từ 12/7 và dự định đến 22/8).

Khảo sát kỹ khuynh hướng lây lan ở Tokyo mấy ngày nay thì thấy có ba đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, so với kỳ bùng phát lây lan lần trước (đầu năm nay), tỉ lệ người cao tuổi giảm mạnh. Trong tổng số người bị nhiễm, tỉ lệ người trên 60 tuổi giảm từ 20% còn 5%. Thứ hai, trong tổng số người bị nhiễm, số người bị nhiễm nặng giảm hẵn và hơn phân nửa số đó là thành phần trung niên (từ 40 đến 59 tuổi). Trong kỳ bùng phát lần trước, người nhiễm nặng chủ yếu là người cao tuổi. Thứ ba, trong tổng số người bị nhiễm lần này, tỉ lệ của giới thanh niên (20-39 tuổi) tăng nhanh và chiếm hơn 50%, đặc biệt tỉ lệ người nhiễm trong độ tuổi từ 20 đến 29 là cao nhất so với các độ tuổi khác.

Hai đặc điểm đầu tiên là hiệu quả của việc tiêm vac-xin. Trong tổng số người cao tuổi (trên 65), số người đã tiêm 2 mũi vac-xin đã đạt trên 70%. Nhờ vậy, dù dịch bệnh đang bùng phát trở lại, số người cao tuổi bị nhiễm cũng như người cao tuổi bị nhiễm nặng đã giảm đáng kể.

Đặc điểm thứ ba cho thấy giới trẻ vẫn có khuỵnh hướng thích tụ tập, thích gặp nhau, lơ là trong giãn cách và đeo khẩu trang. Tokyo đã tuyên bố Tình trạng khẩn cấp bắt đầu từ ngày 12/7 với các biện pháp như:

a/ yêu cầu nhà hàng rút ngắn thời gian mở cửa và không được bán rượu bia, siêu thị cũng rút ngắn thời gian mở cửa và chỉ đươc bán sản phẩm thiết yếu,

b/ các hoạt động như thể thao, văn hóa,… chỉ được tổ chức với điều kiện không có người xem ở hội trường, và

c/ kêu gọi người dân hạn chế đi lại nếu không có việc gấp và cần thiết.

Tuy nhiên các yêu cầu này không có tính cách cưỡng bức nên gần đây nhiều trường hợp không được triệt để tuân thủ. Đặc biệt ở mục c/ tính tự giác của giới trẻ không cao, lại thêm tâm lý bị tù túng kéo dài quá lâu làm cho nhiều người trong giới này muốn được giải phóng.

Dồn hết nỗ lực để tăng nguồn cung cấp vac-xin, gấp rút tăng tỉ lệ người được tiêm, và có biện pháp tuyên truyền, thuyết phục mọi người triệt để tránh gặp nhau khi không cần thiết là hai kinh nghiệm được khẳng định lại của Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Chống dịch cực đoan và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

12-7-2023

Ở status trước mình viết là chuyện anh hùng đồng thời là tội phạm nó là vấn đề của thể chế. Xong có bạn vào comment là mình định hướng! Nên tút này mình viết cụ thể cho rõ tại sao đây lại là vấn đề của thể chế.

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ bốn mươi bảy

Đỗ Duy Ngọc

24-8-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44  — phần 45 phần 46