“Ma Đạo” thủ thỉ với Hòa thượng Thích Nhật Từ

Phạm Lê Vương Các

24-9-2021

Trước sự phản ứng của dư luận về việc “khoa học đi cầu xin thánh linh”, nhiều ngày qua Thượng tọa Thích Nhật Từ thường xuyên đăng đàn đáp lại các chỉ trích đang nhắm vào ông. Ông gọi các chỉ trích đó là “sự xuyên tạc của kẻ xấu” và giáo huấn các đệ tử mình cần nhận thức đúng về Phật pháp để không đi vào đường “ma đạo”. Giải thích về “lễ cầu nguyện cho vaccine Nanocovax được lưu hành”, ông cho biết đó là điều rất đỗi bình thường, như là “lời chúc lành cho gia chủ” và đó là “quyền tự do tôn giáo”.

Tủi nhục tràn đầy

Ngọc Vinh

24-9-2021

Đất nước tôi có bao giờ như thế này chăng
Mua hàng hóa không được quyền khiếu nại?

Tâm thư 8 điều gửi đến Chính phủ: Làm đàng hoàng những chuyện này để người dân yên tâm chống dịch

Luật Khoa

Yên Khắc Chính

21-7-2021

Ảnh: Vietnamnet, Thanh Niên. Thiết kế: Luật Khoa

Chính quyền cần thể hiện trách nhiệm của mình trước khi yêu cầu người dân tin tưởng và ủng hộ.

Những chuyện đau lòng thời đại dịch

Lê Nguyễn

28-7-2021

Ảnh: Báo Thanh Niên

Mình bất đắc dĩ phải sống xa đất nước nên vẫn thường xuyên theo dõi những tin tức từ quê nhà, khi hàng triệu đồng bào của mình đang oằn mình dưới sức tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh Covid. Cơn đại dịch đã làm tê liệt mọi hoạt động, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng con người, về kinh tế và xã hội.

Cuộc chạy dịch và thước đo chính quyền nhân dân

Tâm Chánh

1-8-2021

Dịch họa đang bộc lộ rõ ràng lớp nghèo mới ở Việt Nam. Một phần trong đó chính là những người lăn lóc chạy dịch trên các nẻo quốc lộ hổm rày.

Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao?

Mạc Văn Trang

22-8-2021

Tìm hiểu về câu lạc bộ “TÂM VUI”, do cô Đặng Thị Thu Huyền làm chủ nhiệm mới càng thấy người dân thương nhau, giúp nhau trong đại dịch quan trọng biết chừng nào.

Đừng làm việc thay thị trường

Phạm Xuân Cần

29-8-2021

Việt Nam dùng quân đội thay lực lượng shipper đi mua hàng giúp dân. Ảnh: Zing

Dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp, bất thường, đã làm phát sinh vô số vấn đề chưa có tiền lệ. Do đó việc đối phó gặp lúng túng, phải thay đổi nhiều cũng là điều cần phải chấp nhận, thông cảm và chia sẻ với chính quyền, từ trung ương đến cơ sở.

Năm kiến nghị khẩn cấp với lãnh đạo TP Hà Nội

Nguyễn Xuân Diện

7-9-2021

Qua theo dõi công tác phòng chống dịch COVID-19 ở Hà Nội thời gian qua, mặc dù chính quyền và nhân dân thành phố đã có rất nhiều cố gắng, song trong công tác chỉ đạo và thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, cực đoan, chưa lường hết được các nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định của chính quyền. Tôi xin góp ý KHẤN CẤP mấy điểm sau:

Thẻ xanh chứ đừng là thẻ đỏ

Lê Nguyễn Duy Hậu

11-9-2021

Hiện nay, phương án “thẻ xanh, thẻ vàng” của Sài Gòn đang được tiếp nhận khá tích cực. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự tích cực này chủ yếu đến từ việc người dân và doanh nghiệp thấy được lối thoát sau chuỗi ngày dài giãn cách, đóng cửa nền kinh tế. Về lâu về dài, người ta sẽ không bàn về việc “thẻ xanh được làm gì” như hiện nay, mà sẽ bắt đầu thảo luận về việc “người không có thẻ xanh bị cấm làm gì” và nó có thoả đáng không.

Phong Tỏa phú

Cao Bồi Già

19-9-2021

Thời dịch giã hoành hành;

Thuở bệnh lây bùng phát.

Lan man lắm chuyện (Phần 8)

Đỗ Duy Ngọc

24-9-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7

Mấy hôm nay trên mạng râm ran chuyện Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc. Việt Nam đang thiếu vaccine trầm trọng. Muốn mở cửa, điều kiện quan trọng là phải có tỷ lệ chích vaccine cao trong cộng đồng. Lãnh đạo Việt Nam gần đây đã đi khắp nơi để xin, để mua vaccine. Từ ông Vương Đình Huệ đến ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước. Nhưng hình như chẳng xin được bao nhiêu. Ừ thì xin không được thì mua, nhưng mà mua vaccine Tàu thì dân không khoái lắm.

Vị thế người làm chủ đang bị lung lay

Ngô Anh Tuấn

30-9-2021

TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN ĐƯỢC VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC?

Pháp luật không có quy định liệt kê chi tiết, bao trùm nhưng tôi có thể liệt kê sơ bộ một số trường hợp mà chúng ta có thể được vào nhà người khác, cụ thể như sau:

Không bỏ lại ai phía sau?

Đoàn Bảo Châu

4-10-2021

Thật ư, vậy tại sao người lao động lại khổ đến mức này? Đánh giá một đất nước phát triển thế nào, hãy nhìn một cách toàn diện: Về kinh tế hãy nhìn vào mức sống của những người lao động, về môi trường hãy đo không khí, nguồn nước, thực phẩm có sạch không, về bộ máy cầm quyền thì nhìn vào mức độ tham nhũng, sự minh bạch về tài chính đến đâu, quan chức có lý tưởng phục vụ đất nước thực sự hay không, hay chỉ làm quan để kiếm lợi? Về tư tưởng hãy nhìn vào chỉ số quyền con người, nền giáo dục có khai phóng con người không, có cho học sinh một khát vọng tự do, thực sự là người chủ tương lai của đất nước trong tương lai hay không.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 8)

Nguyễn Thông

10-10-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5Phần 6Phần 7

Ngày 21.7.2021

Thanh bảo thời này giả dối, đạo đức giả lên ngôi. Ngày xưa đứa đạo đức giả còn ý tứ giấu diếm, che đậy sự giả dối của mình bằng thứ này thứ nọ, nhưng bây giờ chúng nó cứ sổ toẹt. Nó không còn ngại ai, nó không thèm sợ bởi tự cho thời bây giờ là của chúng nó. Tất cả đều cởi truồng thì đứa mặc quần áo lại thành trò cười.

Giải độc thông tin – về nhận xét của BS Lương Trường Sơn (Phần 2)

Nguyễn Hồng Vũ

23-10-2021

Tiếp theo Phần 1

Ảnh tác giả tổng hợp trên mạng

Các vụ án hậu-Đồng Tâm báo hiệu ngày tàn của chế độ?

VOA

Hoàng Thành

17-12-2021

Trang bìa Báo cáo Đồng Tâm, phiên bản thứ ba, công bố ngày 25-9-2020. Ảnh chụp màn hình

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Người phụ nữ ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Ảnh trên mạng

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Chúc những sinh viên Trung Quốc chân cứng đá mềm và mong các bạn sống được cuộc đời tự do

Lê Nguyễn Duy Hậu

28-11-2022

Ảnh trên mạng

Trong ảnh là những tờ giấy trắng chép lại phương trình Friedmann. Đây không phải là một cuộc thi toán học, và bạn cũng không cần phải biết về toán học để hiểu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Những tờ giấy này do các sinh viên Đại học Thanh Hoa – một trong hai viện đại học hàng đầu của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Đại – viết trong cuộc tuần hành, biểu tình đang diễn ra. Có người cho rằng Friedmann đọc trại thành Free Man – Con người Tự Do. Và đó có thể là ý nghĩa của thông điệp do các sinh viên đưa ra.

Cười ra nước mắt!

Đoàn Bảo Châu

13-7-2023

Nhìn lũ hút máu lúc dân đang cạn kiệt sức sống, đúng lúc cần sự giúp đỡ đùm bọc nhất trong vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải Cứu, các bạn nghĩ gì, cảm thấy gì?

“Trót đà gây việc chông gai”

Trần Trung Đạo

26-7-2023

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước, đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

Thứ trưởng Hải, người từ trung ương về ngang bách hoá

Nguyễn Tiến Tường

23-7-2021

Ông Đỗ Thắng Hải. Ảnh trên mạng

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trứ danh với câu nói: “Tăng giá điện, người dân được hưởng lợi”. Trong đại dịch, thứ trưởng Hải vắt cạn tâm can phát kiến đưa máy bay chở rau củ vào Sài Gòn.

Chống dịch Covid-19: Hai kinh nghiệm mới nhất của Nhật

Trần Văn Thọ

30-7-2021

Mấy hôm nay tại Nhật, nhất là tại Tokyo, dịch Covid 19 lại bùng phát trở lại. Trong 3 ngày nay (từ 28 đến 30/7), số người bị nhiễm ở Tokyo liên tiếp vượt quá 3.000 người mỗi ngày. Riêng hôm qua (29/7) con số lên đến 3.865 người, hôm nay ít hơn nhưng cũng lên tới 3.300. Những tỉnh lân cận ở Tokyo hôm nay cũng đạt số cao nhất. Cả nước Nhật hôm qua và hôm nay có tổng số người bị nhiễm vượt quá 1 vạn người/ngày.

Nói chung số ca nhiễm trong tuần vừa qua đã tăng lên hơn 60% so với tuần lễ trước đó. Hôm nay Thủ tướng Suga Yoshihide đã công bố Tình trạng khẩn cấp để đối phó với dịch Covid-19 áp dụng cho Osaka và ba tỉnh lân cận Tokyo (từ 2/8 đến 31/8) và gia hạn thời gian đến 31/8 cho Tình trạng khẩn cấp đang áp dụng tại Tokyo và Okinawa (từ 12/7 và dự định đến 22/8).

Khảo sát kỹ khuynh hướng lây lan ở Tokyo mấy ngày nay thì thấy có ba đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, so với kỳ bùng phát lây lan lần trước (đầu năm nay), tỉ lệ người cao tuổi giảm mạnh. Trong tổng số người bị nhiễm, tỉ lệ người trên 60 tuổi giảm từ 20% còn 5%. Thứ hai, trong tổng số người bị nhiễm, số người bị nhiễm nặng giảm hẵn và hơn phân nửa số đó là thành phần trung niên (từ 40 đến 59 tuổi). Trong kỳ bùng phát lần trước, người nhiễm nặng chủ yếu là người cao tuổi. Thứ ba, trong tổng số người bị nhiễm lần này, tỉ lệ của giới thanh niên (20-39 tuổi) tăng nhanh và chiếm hơn 50%, đặc biệt tỉ lệ người nhiễm trong độ tuổi từ 20 đến 29 là cao nhất so với các độ tuổi khác.

Hai đặc điểm đầu tiên là hiệu quả của việc tiêm vac-xin. Trong tổng số người cao tuổi (trên 65), số người đã tiêm 2 mũi vac-xin đã đạt trên 70%. Nhờ vậy, dù dịch bệnh đang bùng phát trở lại, số người cao tuổi bị nhiễm cũng như người cao tuổi bị nhiễm nặng đã giảm đáng kể.

Đặc điểm thứ ba cho thấy giới trẻ vẫn có khuỵnh hướng thích tụ tập, thích gặp nhau, lơ là trong giãn cách và đeo khẩu trang. Tokyo đã tuyên bố Tình trạng khẩn cấp bắt đầu từ ngày 12/7 với các biện pháp như:

a/ yêu cầu nhà hàng rút ngắn thời gian mở cửa và không được bán rượu bia, siêu thị cũng rút ngắn thời gian mở cửa và chỉ đươc bán sản phẩm thiết yếu,

b/ các hoạt động như thể thao, văn hóa,… chỉ được tổ chức với điều kiện không có người xem ở hội trường, và

c/ kêu gọi người dân hạn chế đi lại nếu không có việc gấp và cần thiết.

Tuy nhiên các yêu cầu này không có tính cách cưỡng bức nên gần đây nhiều trường hợp không được triệt để tuân thủ. Đặc biệt ở mục c/ tính tự giác của giới trẻ không cao, lại thêm tâm lý bị tù túng kéo dài quá lâu làm cho nhiều người trong giới này muốn được giải phóng.

Dồn hết nỗ lực để tăng nguồn cung cấp vac-xin, gấp rút tăng tỉ lệ người được tiêm, và có biện pháp tuyên truyền, thuyết phục mọi người triệt để tránh gặp nhau khi không cần thiết là hai kinh nghiệm được khẳng định lại của Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Thư ngỏ gởi ông Vũ Thành Tự Anh: Cơ hội lập chí, xin đừng lập thân

RFA

Gió Bấc

1-8-2021

Hình minh hoạ: một người đàn ông tập thể dục tại một nơi công cộng ở Hà Nội vào giữa đợt dịch COVID-19 hôm 19/7/2021. Nguồn: AFP

Tin UBND TP.HCM thành lập một Tổ Tư vấn để chống dịch và giúp hồi phục kinh tế – xã hội với tám chuyên gia, đứng đầu là Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, cùng với thực trạng dịch bệnh hiện nay là lý do tôi viết thư ngỏ này như tâm tình của một đồng bào với ông Vũ Thành Tự Anh nói riêng và các chuyên gia khác nói chung…

Bài học cho cộng đồng mạng

Dương Quốc Chính

8-8-2021

Vụ “BS Khoa” là một tình huống truyền thông mạng xã hội rất hay. Anh này troll cực sâu, nó “chém” tin nhắn với một bạn quản lý quỹ từ thiện y như thật. Rồi cả tin nhắn được cho là của đồng nghiệp với nó cũng rất đời, rất thật, chỉ bị lộ nhờ bức ảnh, lẽ ra không cần có 2 bức ảnh thì bố ai biết được là fake.

Bluezone: Lợi bất cập hại

Dương Ngọc Thái

14-8-2021

BKAV lại bị hack và trong một bài phỏng vấn hacker cho biết đã xâm nhập vào mạng nội bộ của BKAV và lấy được dữ liệu Bluezone:

Kiêu ngạo, ngu dốt, dẫn tới hàng loạt sai lầm

Đỗ Ngà

19-8-2021

Không cần làm gì nhiều, chỉ cần nhìn sang các nước đi trước làm gì thì cứ thế làm theo thì chính quyền CS đã tránh được nhiều thiệt hại cho dân và cho nước. Năng lực thì giới hạn mà tính kiêu ngạo thì vô biên nên mọi cái hay của các nước đi trước đều bị phớt lờ và thay vào đó là những chính sách sai lầm. Sai lầm nối tiếp sai lầm là nguyên nhân chính gây ra thảm cảnh cho dân như ngày hôm nay. Các sai lầm có thể kể ra như sau: