Không có “thế lực thù địch” nào “đánh” Đảng Cộng sản hiệu quả cho bằng chính Đảng Cộng sản

Song Chi

17-7-2023

Bao nhiêu “công phu” tuyên truyền, “đánh bóng” cho chế độ, tự “tụng ca” nào “ngạo nghễ quá, tự hào quá Việt Nam ơi” cho tới “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”… đã hoàn toàn trôi sạch qua hai vụ đại án “Test-kit Việt Á” và vụ chuyến bay gọi là “giải cứu” này.

Vài việc cần ưu tiên để Sài Gòn triển khai Sinopharm

Lê Nguyễn Duy Hậu

1-8-2021

Về chuyện sắp tới Sài Gòn triển khai Sinopharm, mình nghĩ để chính sách này làm được thì có vài việc cần ưu tiên:

Đảng Cộng sản với sự vô minh, đất nước này sẽ đi về đâu?

Đỗ Ngà

20-9-2021

Xét nghiệm đại trà làm tiêu hao hàng núi tiền ngân sách và gây lãng phí nhân lực ngành y một cách ghê gớm, nhốt dân trong nhà để loại bỏ sức tiêu thụ người dân làm cho nền kinh tế đìu hiu như buổi chợ chiều, chặn lưu thông hàng hóa làm đứt gãy chuỗi cung ứng làm mạch máu nền kinh tế bị tắt nghẽn, áp dụng mô hình “3 tại chỗ” đè thêm gánh nặng cho doanh nghiệp làm nội lực nền kinh tế đất nước yếu đi nhanh chóng.

Xét nghiệm diện rộng tại TP.HCM: “Lợi bất cập hại”, nên cân nhắc lại!

Nguyễn Hồng Vũ

20-8-2021

Giữa tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp ở TP.HCM và chưa có dấu hiệu giảm thì tôi nghe được tin là lãnh đạo TP.HCM đưa ra quyết định triển khai xét nghiệm trên địa bàn thành phố dựa trên hai loại xét nghiệm, đó là: Xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR.

Nắm dao đằng cán

Tuấn Khanh

18-7-2023

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola – Vũ Ngọc Minh. Ảnh: Petro times

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

“Chuyến bay giải cứu” thực ra đã bị sai ngay từ gốc

Nguyên Tống

16-7-2023

Cái gọi là “chuyến bay giải cứu” thực ra đã bị sai ngay từ gốc, như bao việc theo kiểu nửa dơi nửa chuột, nhập nhèm, mập mờ khái niệm, đầu Ngô mình Sở đã xảy ra trên đất nước này, ở cơ chế này. Nên nó mới ra cơ sự ngày hôm nay.

Nghi vấn bốn công nhân tử vong tại Thanh Hóa là do tiêm trộn Abdala và Vero Cell

Lê Minh

2-12-2021

Nhận được một số thông tin phản ánh là các công nhân ở Kim Việt đã tiêm vaccine Abdala mũi 1 trước khi tiêm mũi 2 Vero cell, mình cũng kiểm tra lại thông tin thì đúng là báo chí cũng nhắc tới huyện Nông Cống được nhận Moderna và Abdala “cùng đợt”, nhưng không biết ngày chính xác. Abdala chỉ có khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 là 14 ngày nên nếu vaccine này về Nông Cống trước ngày 8/11 là thời điểm trùng hợp với thời điểm mũi 2 tiêm Vero cell.

Khi quân đội vào Sài Gòn

Tâm Chánh

21-8-2021

Mệnh lệnh “Ai ở đâu ở yên đó!” có lẽ đã bị lầm tưởng như một mục tiêu chống dịch. Đó chỉ mới là điều kiện để các giải pháp phòng chống dịch có thể triển khai hoặc phát huy hiệu quả. Ngay cả khi thủ tướng huy động quân đội vào Sài Gòn.

“Công bằng trong tiếp cận vắc-xin”

Lê Quang

1-8-2021

Ở Việt Nam bây giờ muốn cho người dân sử dụng sản phẩm gì đó nhiệt tình thì đó phải là một sản phẩm nhuốm màu “yêu nước” (xin tạm để trong ngoặc kép để đưa nó về miền ý nghĩa đặc thù). Đùa tý cho vui nhưng đó là một hiện thực.

Lenin và giấc mơ thần đồng của người Việt

Jackhammer Nguyễn

27-9-2021

Lâu lắm rồi, có thể hơn 25 năm trước, tôi có đọc một bài trên báo An ninh Thế giới của nhà nước Cộng sản Việt Nam, nói về ông tổ cộng sản Nga là Lenin. Bài này nói về việc ướp xác ông ta, cũng như mổ sọ để tách bộ não ra mà nghiên cứu. Có một câu trong bài báo mà tôi nhớ như in “Về nguyên tắc thì bộ não của Lenin là bộ não thông minh nhất” (sic).

Quan với dân, nếu khó thở cứ… nghỉ thở

Blog VOA

Trân Văn

6-8-2021

Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: TT

Tuần này, mạng xã hội có rất nhiều chuyện không đáng buồn thì đáng giận. Nếu sử dụng mạng xã hội ắt sẽ thấy, cáo phó càng ngày càng nhiều, người quá cố không thân, quen thì cũng có liên hệ với người thân, quen.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Người phụ nữ ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Ảnh trên mạng

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Ai đang chỉ đạo chống dịch?

Lê Nguyễn Duy Hậu

19-12-2021

Hôm nay thì một phường trung tâm của Sài Gòn và năm phường của quận trung tâm của Hà Nội quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế hoạt động nhằm đối phó với số ca tăng cao. Trong khi phường Tân Định, Sài Gòn thì yêu cầu hạn chế số người ăn uống trong một quán ăn xuống 50%, thì năm phường của Hoàn Kiếm quyết định dừng mọi hoạt động ăn uống tại chỗ. Trước đó thì quận Đống Đa, Hà Nội cũng quyết định dựng lại các lô cốt cứng trên địa bàn quận, dừng bán ăn tại chỗ, và hạn chế các hoạt động tụ tập nhiều người. Điều đáng nói là các địa phương cấp phường này vẫn được đánh giá là quận cam, cấp 3, tức là “nguy cơ cao” theo nghị quyết 128 của chính phủ, và các quyết định hạn chế cho đến nay đều do uỷ ban nhân dân cấp quận quyết định.

Ghi chép thời sự dịch 2021: Những ngày đen tối (Phần 20)

Nguyễn Thông

14-2-2022

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7 − Phần 8 − Phần 9 − Phần 10 − Phần 11 − Phần 12 − Phần 13 − Phần 14 − Phần 15 − Phần 16 − Phần 17Phần 18Phần 19

Ngày 12.10

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong vì dịch bệnh

Đỗ Duy Ngọc

20-11-2021

Đêm hôm qua 19-11, thành phố đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã tử vong vì dịch. Đó là việc cần làm nên làm và phải làm. Hàng chục ngàn người đã chết, biết bao gia đình đã tan nát, tổ ấm không còn, biết bao đứa trẻ đã trở thành kẻ mồ côi, những hũ cốt xếp hàng lặng lẽ. Cơn đại dịch đã khiến cho người dân trải qua một thời gian dài sống trong lo âu, sợ hãi và sang chấn tâm lý. Cơn đại dịch cũng đã biến Sài Gòn xơ xác, bi thương suốt cả mấy tháng trường.

Sài gòn và miền Nam, nền kinh tế ở đây rất cần “gói cứu trợ”

Trương Nhân Tuấn

4-12-2022

Đọc báo trong nước, thấy nhiều xí nghiệp đóng cửa, khiến hàng loạt công nhân thất nghiệp. Tiến thoái lưỡng nan. Về quê không tiện vì con cái phải học hành. Mà ở lại thành phố cũng không xong. Tiền đâu trang trải? Báo chí trong nước đổ thừa cho Covid-19.

Ngày này năm trước 30-5-2021

Đỗ Duy Ngọc

30-5-2022

Vào ngày 30.5.2021, tình hình dịch Covid ở thành phố đã có những dấu hiệu bất ổn sau khi xả láng ăn chơi cuối tháng tư và khắp nơi tổ chức tập trung bầu cử. Trong ngày hôm đó, đã có một cuộc họp khẩn với sự có mặt của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND lúc đấy là Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, quận huyện tham dự.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 3)

Nguyễn Thông

26-9-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Ngày 3.9.2021

Ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu quốc hội, nhân vụ cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn nhà chức việc vẽ ra đủ thứ giấy tờ, quy định, app này app nọ hành dân, ông lên tivi nói chỉ có mỗi cái giấy đi đường mà cứ lúng ta lúng túng, hết công an hành tới chính quyền hành, nay đòi thế này, mai đòi thế khác, chỉ khổ dân.

Đáng tiếc và cách dùng người

Mạc Văn Trang

24-10-2021

1. ĐÁNG TIẾC

Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối …

“Chiều 21-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”.

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam.

Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.

Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt.

Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).

Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”… (Wikipedia).

Riêng cái việc “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)” đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.

2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI

Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì…

Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo… thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu!

Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học!

Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng.

Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ.

Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm” kiếm chác…

Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ…
Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có…

Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới” tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu”… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào…

Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo… còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.

TÓM LẠI:

Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý – xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi.

Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá.

“Quan chức hoá” đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.

“Chú Phỉnh” hãy sao kê!

Dương Quốc Chính

29-9-2021

Việc giá kit test nhanh ở Tây bán rẻ thối mà về Việt Nam lên giá gấp 10, việc Anh em quản lý trục lợi thiết bị y tế, việc chống dịch hung hãn cốt sao đốt được nhiều ngân sách nhất có thể nhưng núp dưới cái vỏ chống dịch như chống giặc, thì mình đã dự báo từ lúc mới có dịch.

PAXLOVID™: Thuốc chữa Covid hiệu quả cao

Trần Gia Huấn

7-11-2021

Thứ Sáu ngày 5/11/2021, Albert Bourla, Tổng Giám đốc Pfizer, thông báo: Cuộc chơi đã đổi chiều. Sự cố gắng của nhân loại để chống đỡ sức tàn phá của đại dịch đã thành tựu. Pfizer cho ra mắt loại thuốc ở dạng viên, uống, tiện lợi, giá vừa phải, tên là PAXLOVID™ có khả năng giảm thiểu số bệnh nhân nhiễm Sars-CoV-2 phải nằm viện hoặc tử vong tới 89%, sẽ đến tay bệnh nhân rất sớm.

Tệ hơn tham nhũng

Huy Đức

21-8-2023

“Lương y phải như từ mẫu”, ngày 27-2-2021, Nguyễn Thanh Long dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư Bộ trưởng “gửi cán bộ viên chức của ngành”. 19 ngày trước đó, ông ta nhận 1 triệu USD từ Việt Á. Tôi nghĩ là ở thời điểm ấy, hàng vạn y, bác sĩ và nhân viên y tế không ai có thời gian đọc những “lời dạy” này, họ đang lăn xả vào tâm dịch, giành giật cho dân từng mạng sống.

Thời sự dịch 2021 (Phần 1)

Nguyễn Thông

23-9-2021

Dịch Vũ Hán (mà người ta quen gọi thành COVID-19) hai năm qua đã tàn phá cả địa cầu, nhân loại chứ không riêng gì xứ ta. Đúng là “bức tranh vân cẩu, con người tang thương”.

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

6-12-2022

Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế  lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn.

Hà Nội biến thành nhà tù lộ thiên để chiến đấu chống lại vi rút corona

Viet-Studies

Nguyễn Chí Thành, dịch từ Monde

4-9-2021

Những hàng rào sắt, tre, kẽm gai, và vỏ thùng bia được vội vã dựng lên trên đường phố Hà Nội để ngăn người dân đi lại và ngăn vi rút corona lây lan khiến thủ đô Việt Nam giống như một nhà tù lộ thiên.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 4)

Nguyễn Thông

28-9-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3

Ngày 6.6.2021

Đừng “ru ngủ” người dân khi “lửa đang cháy dưới đống củi”

Huy Đức

10-8-2021

Tối qua, trong khi cô phát thanh viên xinh đẹp vừa mỉm cười vừa đọc bản tin đầy lạc quan này, cổng thông tin của Bộ Y Tế ghi nhận 360 ca TỬ VONG TRONG MỘT NGÀY, trong đó, Sài Gòn chiếm 269 ca.

Vấn đề lớn từ chuyện tưởng… nhỏ

Blog VOA

Trân Văn

24-2-2022

Việc khóa cổng nhốt một gia đình hay nhốt cả xóm để… phòng chống dịch đã trở thành chuyện bình thường, xảy ra trên khắp Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế và cựu Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh phải chịu trách nhiệm…

Trần Thanh Cảnh

20-12-2021

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến thị sát, kiểm tra, công tác tiêm chủng tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Gia Huy

Việt Á sản xuất kit test từ một cơ sở không bằng cái quán phở mà tại sao được duyệt cấp số đăng ký? Với tư cách một dược sĩ, đã từng đi sản xuất thuốc, tôi suy nghĩ suốt mấy ngày nay mà không thể nào hiểu nổi, tại sao họ cấp số đăng ký cho sản phẩm này lưu hành, cho phép tham gia vào việc xét nghiệm chống dịch?

Nghĩ về sự “ngạo nghễ”

Lê Nguyễn

23-7-2023

Nói đến sự ngạo nghễ trong lịch sử văn học cận đại, khó có ai qua nổi lão AQ của văn hào Lỗ Tấn. Bị chúng nắm tóc, đập đầu vào tường côm cốp, đau thấy ông bà tiên tổ, vậy mà sau 10 giây lấy lại bình tĩnh, lão vẫn vừa đi, vừa “ngạo nghễ” thốt lên rằng: Cuối cùng, ta vẫn thắng lợi, chúng đập đầu ta cũng như đập đầu ông cha chúng thôi!