Tệ hơn tham nhũng

Huy Đức

21-8-2023

“Lương y phải như từ mẫu”, ngày 27-2-2021, Nguyễn Thanh Long dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư Bộ trưởng “gửi cán bộ viên chức của ngành”. 19 ngày trước đó, ông ta nhận 1 triệu USD từ Việt Á. Tôi nghĩ là ở thời điểm ấy, hàng vạn y, bác sĩ và nhân viên y tế không ai có thời gian đọc những “lời dạy” này, họ đang lăn xả vào tâm dịch, giành giật cho dân từng mạng sống.

Đại án Việt Á: Nhân dân trông đợi gì?

Trần Thanh Cảnh

20-8-2023

Thế là vụ đại án vô tiền khoáng hậu có tên VIỆT Á sẽ bị đưa ra xét xử trong thời gian tới đây. Kết luận điều tra đã công bố. Các nghi phạm đã trong nhà giam. Chỉ còn đợi “thăng đường”!

Báo công an nói ngược: Oắt con Phan Quốc Việt mua được các ông trùm?

Chu Mộng Long

18-8-2023

Báo Công an tường thuật “Phan Quốc Việt “mua” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và các bị can trong đại án Việt Á như thế nào?”. Đọc hết bài báo, kết hợp những thông tin về Việt Á, tôi khẳng định đó là cách nói ngược. Phải nói chính các “ông trùm” lãnh đạo ngành y và các bộ ngành liên quan đã bán cho Việt Á xương máu của nhân dân suốt hơn 10 năm để ăn chia hàng ngàn tỉ đồng!

Vô nghĩa

Lê Huyền Ái Mỹ

18-8-2023

Thật sự, sau những gì nghe và thấy từ phiên tòa Chuyến bay giải cứu; giờ thì đọc kết luận điều tra vụ Việt Á, gần như nó cô đặc đến ngu muội mọi ý nghĩ khi sự táng tận đã ở mức tận cùng.

Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tim mạch vẫn khiến các bác sĩ bối rối

Time

Cù Tuấn, biên dịch

11-8-2023

(ST. LOUIS) — Lính cứu hỏa kiêm nhân viên y tế Mike Camilleri đã từng không gặp khó khăn gì khi vận chuyển thiết bị nặng lên thang cứu hỏa. Hiện đang chiến đấu với chứng COVID kéo dài, anh ấy rón rén bước lên máy chạy bộ để tìm hiểu cách trái tim anh xử lý việc đi bộ đơn giản ra sao.

Để bớt “bay giải cứu”

Nguyễn Đức Minh

1-8-2023

Vụ án chuyến bay giải cứu phơi bày thủ đoạn khá điển hình trong tham nhũng từ thủ tục hành chính. Các quan chức gây khó khăn khi cấp phép cho doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp như ngâm hồ sơ, không trả lời, không nêu rõ lý do, trả lời sát giờ khiến doanh nghiệp chịu thiệt hại mà buộc phải đưa hối lộ.

Bố nào cũng nói “phạm tội lần đầu”, chỉ có chó mới tin

Chu Mộng Long

1-8-2023

Dân gian hát: “Cái cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, ắt có hàm ý, cái cò ấy phải “ăn đêm” nhiều lần mới rơi vào cạm bẫy. “Cành mềm” là một thứ bẫy dân quê thường dùng để bắt cò. “Ông” bắt cò đồng thời là tòa xử cò, còn “cái cò” là bị cáo. Như tôi đã có bài phân tích, không ngẫu nhiên mà cái cò kêu than: “Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Cái “lòng nào” ấy là thứ tôi vừa đớp và táp vào bụng, ông tòa muốn tôi “khắc phục hậu quả” thì tôi hiến cả bộ lòng. Còn những thứ tôi từng đớp và táp trước đó, đã ỉa ra cứt, còn cất giấu trong nhà hay đã biến thành nhà đất, ông hãy bỏ qua, đừng truy cứu. Cái nghĩa “xáo nước trong” là hãy xử cho tôi mắc tội lần đầu, còn trước đó coi như tôi lương thiện, trong veo. Nếu truy cứu, tịch biên hết gia sản thì coi như “xáo nước đục” vào cả đời tôi và nhục lây đến con cháu tôi. Cái nghĩa “hy sinh đời bố, củng cố đời con” là vậy!

Có hay không hiệu trưởng Lê Xuân Trung mạo danh 71 giáo viên ký tâm thư xin giảm án cho Chử Xuân Dũng?

Chu Mộng Long

27-7-2023

Hiện đang có thông tin trái chiều về Tâm thư xin giảm án cho bị cáo Chử Xuân Dũng.

Một nhà sáu miệng ăn

Chu Mộng Long

26-7-2023

Ảnh chụp màn hình

“Chính sách một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và công dân trong quan hệ hành chính của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tự nó biến hóa thành 6 cửa trong vụ Chuyến bay giải cứu. Cụ thể, số cửa và đối tượng tham nhũng bị đưa ra tòa: 1) Văn phòng chính phủ (4 người), 2) Bộ Y tế (2 người), 3) Bộ Ngoại giao (5 người), 4) Bộ GTVT (2 người), 5) Bộ Công an (4 người). Riêng Bộ Quốc phòng được tách hồ sơ để xử lý riêng.

Lẽ công bằng dành cho ai?

Ngô Anh Tuấn

26-7-2023

(Liên quan tới một phần vụ án “chuyến bay giải cứu”)

Những con số biết nói

“Trót đà gây việc chông gai”

Trần Trung Đạo

26-7-2023

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước, đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

Ca ngợi chuyến bay giải cứu: Cảnh báo chuyến đi bộ, xe máy về quê tự giải cứu

Mai Bá Kiếm

25-7-2023

Theo trung tướng Tô Ân Xô, trong gần 2.000 chuyến bay giải cứu người Việt Nam ở nước ngoài về, sau khi trừ chi phí, có những chuyến có thể thu lợi 2 tỷ đồng…

Từ một lời bào chữa

Tạ Duy Anh

23-7-2023

Đây là lời bào chữa của một luật sư, tôi lấy lại từ trang của nhà văn Lưu Vũ Phạm:

Nghĩ về sự “ngạo nghễ”

Lê Nguyễn

23-7-2023

Nói đến sự ngạo nghễ trong lịch sử văn học cận đại, khó có ai qua nổi lão AQ của văn hào Lỗ Tấn. Bị chúng nắm tóc, đập đầu vào tường côm cốp, đau thấy ông bà tiên tổ, vậy mà sau 10 giây lấy lại bình tĩnh, lão vẫn vừa đi, vừa “ngạo nghễ” thốt lên rằng: Cuối cùng, ta vẫn thắng lợi, chúng đập đầu ta cũng như đập đầu ông cha chúng thôi!

Ba quái kiệt hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu

Lương Vĩnh Kim

22-7-2023

Vụ án “Chuyến bay giải cứu” xuất hiện ba quái kiệt đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ, gồm Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng với những tình tiết, sự kiện rất đáng để bình chọn vào hàng cao thủ – quái kiệt:

“Quan chức tống tiền doanh nghiệp”

Trương Nhân Tuấn

21-7-2023

Hôm trước, trên RFA, ông Phạm Quý Thọ có trình bày ý kiến cá nhân trong bài viết có tựa đề: “Đại án ‘chuyến bay giải cứu’ phơi bày điển hình tham nhũng: Quan chức tống tiền doanh nghiệp“.

Đưa hối lộ và nhận hối lộ

Tạ Duy Anh

21-7-2023

Phiên tòa bi hài nhất lịch sử tư pháp Việt Nam cho đến thời điểm này, vẫn đang diễn ra. Loại bỏ các âm thanh chối tai, gây nên bởi những kẻ vừa thất đức vừa thất học mà thực tế là những kẻ đầu đường xó chợ khoác áo quan chức, tôi thấy nhiều tiếng nói bi thương, ai oán vọng ra từ đó mang âm điệu kêu cứu, cần được cả xã hội lắng nghe.

Tai nạn của tiếng Việt

Thái Hạo

21-7-2023

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng như sau: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật”. Vậy các bị cáo nhận hội lộ thì nhà nước phải có trách nhiệm thu hồi/ tịch thu số tiền ấy, sao nay nó lại thành “nộp tiền khắc phục hậu quả” vậy?

Cơ chế “xin – cho”

Dương Quốc Chính

21-7-2023

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho”. Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.

Nộp tiền khắc phục hậu quả là gì?

Dương Quốc Chính

19-7-2023

Vụ chuyến bay giải cứu nhiều báo nêu khái niệm các bị cáo NỘP TIỀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, có báo gọi là nộp tiền. Nhưng nộp tiền này để làm gì? Khắc phục hậu quả cho ai? Ai sẽ được hưởng số tiền này?

Có quyền lực là có tất cả

Trần Trung Đạo

18-7-2023

Mới đây, ngày 19/6/2023, tại “Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, TBT Nguyễn Phú Trọng biện hộ rằng, tham nhũng phát xuất từ các hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị, do đó cần phải “làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, lợi ích nhóm”. (Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công An, 19/06/2023).

Toàn bộ cơ cấu nhà nước đã hủ bại, thối tha

Trương Nhân Tuấn

18-7-2023

Xử vụ “các chuyến bay giải cứu”, hay vụ Việt Á, trên các tội danh “đưa và nhận hối lộ” hay “chạy án” sẽ không “đúng người đúng tội”, nếu sau đó mọi vấn đề sẽ chấm dứt. Vụ này tôi có nói sơ lược hôm kia (về chuyện lũng đoạn nhà nước).

Họ là ai, họ có đại diện cho đạo đức cán bộ của bộ máy không?

Đoàn Bảo Châu

18-7-2023

Theo các bạn, các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” có đại diện cho đạo đức cán bộ của bộ máy không?

Nắm dao đằng cán

Tuấn Khanh

18-7-2023

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola – Vũ Ngọc Minh. Ảnh: Petro times

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

Từ vụ chuyến bay giải cứu, giải pháp nào cho vấn nạn tham nhũng tràn lan ở Việt Nam?

Nguyễn Anh Tuấn

18-7-2023

Xin chào các bạn, hôm nay nhân chuyện “chuyến bay giải cứu” mình muốn bàn tới một vấn đề rộng lớn hơn, đó là giải pháp nào dành cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam. Đã có nhiều người nêu ra những giải pháp theo hướng kiểm soát quyền lực như là cần phải có Tam quyền phân lập, phải có báo chí tự do, phải có hội đoàn nhân sự độc lập, để kiềm chế, đối trọng kiểm soát quyền lực nhà nước.

Mình cho rằng tất cả những giải pháp đó đều không sai, tuy nhiên nó chưa chạm được vấn đề cốt lõi của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.

Và ban đầu thì họ làm như vậy, nhưng mà chỉ là để tìm kiếm sự công bằng về đồng lương của họ trả, nó không đủ nhưng mà cứ lâu dần thì họ coi đấy là một việc bình thường, một cái điều bất thường nhưng mà bây giờ nó trở thành bình thường, bởi vì nó được biện minh bằng đạo đức và do đó cái tình trạng tham nhũng nó trở nên tràn lan, nó có tính hệ thống không ai có thể giải quyết được nó. Họ chỉ giải quyết được phần ngọn mà thôi, còn cuối cùng thì mỗi người ở trong hệ thống chính trị vẫn phải tìm cách để đòi lại công bằng cho mình, khi mà đồng lương ban đầu họ nhận từ chính quyền quá thấp.

Thế thì chỉ có một cách đó là cải tổ chính trị toàn diện để lực lượng cầm quyền trong tương lai không còn phải xây dựng cái tính chính danh bằng cách như vậy nữa, mà họ có một sự tự tin, họ có một sự chính danh, dân chủ, và từ đó họ có thể xây dựng một cái bộ máy tinh gọn nhất, hoạt động cách hiệu quả và chỉ khi đó thì họ mới có thể tiết kiệm được ngân sách, tiết kiệm được quỹ lương trong chi thường xuyên để trả một cái mức lương tương xứng cho cán bộ công chức, cho ngay cả những người nguyên thủ quốc gia. Những người nguyên thủ quốc gia Việt Nam không thể nào sống được với 20 triệu đồng một tháng, điều đó là điều đương nhiên, những người cán bộ cấp dưới người ta nhìn lên người ta thấy rằng là từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội ở Việt Nam nhận rất là nhiều bổng lộc và không ai tin một điều rằng là tất cả những người đó sống được bằng lương của mình hết cả.

Thế thì làm sao mà để củng cố được tính chính đáng về mặt đạo đức cho cho công cuộc đốt lò không thể nào giải quyết được chuyện này. Thế thì chỉ còn một giải pháp như vậy là phải cải tổ chính trị một cách toàn diện, đến cuối cùng giải pháp này nó không có gây hại cho ai hết cả, mà nó được một điều rất lớn, đó là mỗi người cán bộ công chức người ta giữ được phẩm giá của người ta mình. Tin tưởng rằng nếu như mà đa số họ hưởng được một cái mức lương tương xứng với công sức họ bỏ ra, có nhiều người cán bộ công chức, nhất là ở cấp địa phương họ phải làm việc rất là vất vả. Nếu mà các bạn đến những Ủy ban nhân dân xã, Phường các bạn sẽ thấy cái số lượng hồ sơ, số lượng công việc của họ phải giải quyết nó cũng rất là lớn chứ cũng không phải đơn giản. Nhưng mà họ chỉ nhận được một đồng lương cực kỳ thấp.

Cái điều đó đó lâu dần nó sẽ bào mòn phẩm giá của họ, cái điều đó là một điều hoàn toàn là tệ hại và cần phải được cải thiện. Mỗi người cán bộ công chức, mỗi y bác sĩ, mỗi người giáo viên… với những sự đóng góp của họ cho xã hội, xứng đáng được hưởng những tiền lương tương xứng hơn, hợp lý hơn và để họ có thể sống một cách sung túc, lo cho bản thân, lo cho gia đình của họ, mà vẫn giữ nguyên vẹn được phẩm giá của mình, đó là cái điều mà mình nghĩ là hết sức cần thiết. Không phải chỉ là để chống lại vấn nạn tham nhũng đang hoành hành, mà còn để giữ cho xã hội theo những cái hướng tốt đẹp.

Bởi vì chỉ khi mà phẩm giá của con người được những gì, xã hội mới có thể hướng tới được những cái điều tốt đẹp.

Tự sám

Chu Mộng Long

18-7-2023

Đã gần 30 ngày tôi bế môn để tự sám. Không chỉ tự sám chuyện vô tình gây tổn thương cho em bé có bài văn đạt kỉ lục 21 trang mà tự sám nhiều chuyện trong đời.

Học để làm gì?

Hiệu Minh

17-7-2023

Đây là câu hỏi có giá billion (ngàn tỷ) đô la vì sinh viên Mỹ đang nợ ngần ấy. Nếu học xong không biết làm gì, một ngàn tỷ kia thật pha phí.

Vụ bay giải cứu là kết quả tất yếu của lỗi hệ thống

Thức Phạm

17-7-2023

Vụ bay giải cứu là kết quả tất yếu của lỗi hệ thống: Độc quyền quyền lực sinh ra cấm hoặc cho phép một cách tùy tiện, điều đó sinh ra xin-cho, xin-cho sinh ra sách nhiễu, gây khó dễ, cái đó dẫn đến đút lót-nhận hối lộ, cái kim trong bọc lòi ra dẫn đến bắt bớ, chạy án, chạy án lại bị bắt tiếp, các tiếng nói cảnh báo, chỉ trích, phản biện còn bị bắt sớm hơn, nên độc quyền quyền lực vẫn cứ tồn tại, thậm chí còn hung hăng, trắng trợn hơn… vòng luẩn quẩn cứ thế lặp đi lặp lại.

Không có “thế lực thù địch” nào “đánh” Đảng Cộng sản hiệu quả cho bằng chính Đảng Cộng sản

Song Chi

17-7-2023

Bao nhiêu “công phu” tuyên truyền, “đánh bóng” cho chế độ, tự “tụng ca” nào “ngạo nghễ quá, tự hào quá Việt Nam ơi” cho tới “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”… đã hoàn toàn trôi sạch qua hai vụ đại án “Test-kit Việt Á” và vụ chuyến bay gọi là “giải cứu” này.