Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Phải chăng Chủ nghĩa Mác Lê góp phần làm hủy hoại văn hóa dân tộc (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

5-10-2023

Tiếp theo phần 1

III. Vài câu hỏi và trả lời

Hỏi 1: Tại sao có thể phê phán CNML trong khi Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền chủ trương kiên trì nó, xem là kim chỉ nam của mọi hành động?

Phải chăng Chủ nghĩa Mác Lê góp phần làm hủy hoại văn hóa dân tộc (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

4-10-2023

I. Dự án 350 ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa

Gần đây dư luận quan tâm nhiều đến dự án chi 350 ngàn tỉ đồng do lãnh đạo Bộ Văn hóa đề xuất nhằm chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

Chiến tranh không phải đã được an bài 

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

2-10-2023

Nguồn ảnh: Leah Millis/POOL/AFP via Getty Images

“Người Cộng sản ngày xưa”

Mạc Văn Trang

3-10-2023

Sáng qua tôi đang ngồi gõ bài “Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay” thì con gái Mai Phương bảo, bố đang viết à? Mẹ gọi bố đi tập khí công.

Lê Văn Mạnh âm thầm nhận cái chết oan để quan toà ngạo nghễ thắng dân, thắng cả công lý

Phạm Đình Trọng

2-10-2023

Gia đình bên mộ tử tù Lê Văn Mạnh. Ảnh: FB Thái Hạo

Phải xác định ngay rằng bản án không có vật chứng, chỉ căn cứ vào lời cung đầy mâu thuẫn và bất nhất, là bản án mờ ám, oan sai, bất lương và thất đức. Cả xã hội cùng gia đình tử tù oan sai đang đồng lòng, bền bỉ và khẩn thiết kêu cứu về bản án tử hình oan với tử tù Lê Văn Mạnh, thì toà án bất ngờ thi hành bản án oan sai còn đang kêu oan. Bản án oan dẫn đến cái chết oan của Lê Văn Mạnh gây bàng hoàng, nhức nhối và bất an cho cả xã hội.

Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay

Mạc Văn Trang

1-10-2023

Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra (1). Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì?

1. Về học sinh

HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường…

– Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa.

Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều, làm nhiều bài tập theo bài mẫu.

Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch…

Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS.

Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục.

Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng… Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu?

Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/ công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội…

HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều.

2. Về Cha mẹ HS

Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già.

Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới…

Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác…

Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy.

Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành.

Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin…

Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công.

3. Về Giáo viên

Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi.

Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”!

“Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây.

Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội.

Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo.

Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa.

Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn…

Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo.

Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2).

Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS.

4. Về cán bộ quản lý giáo dục

Thời đại 4.0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống.

Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.

Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu …”

Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ..

Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 – 1980).

Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được.

Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú (3). Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối.

5. Về Đảng và Nhà nước

Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng.

Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến.

________

Truyền thông tiếng Việt hải ngoại, kẻ ăn không hết người lần không ra!

Yên Khê

1-10-2023

Đóng cửa vì hết tiền…

Hôm 27-9-2023, ông Nguyễn Hùng có bài viết đăng trên trang Thời Báo: “BBC Tiếng Việt sẽ về đâu sau khi rời London”. Bài viết bàn về việc văn phòng BBC Việt ngữ tại Luân Đôn sắp đóng cửa, toàn bộ hoạt động của Ban tiếng Việt sẽ dựa trên văn phòng ở Bangkok, Thái Lan.

Ngoại giao cây tre (Phần 3)

Nguyễn Thông

27-9-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Người cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là những năm xa khi chủ nghĩa cộng sản mới xâm nhập vào xứ này, thường ao ước, mong mỏi về một thế giới đại đồng không còn phe phái, tầng lớp tàn hại nhau, tất cả quốc gia trên địa cầu chỉ còn chính thể cộng sản, con người bình đẳng, mọi nước đều độc lập tự do.

Vai trò của Chánh Án Toà án Nhân dân Tối cao trong vụ tử hình Lê Văn Mạnh

RFA

Gió Bấc

28-9-2023

Ngày 22/9/2023, cái chết của tử tù oan Lê Văn Mạnh chấn động như vết dao đâm vào tim của mọi người. Đau đớn trước cuộc đời bất hạnh oan trái của Mạnh, thương xót cha mẹ em 18 năm kêu oan, hy vọng đợi chờ công lý sáng soi nhưng kết quả quá thảm khốc. Dư luận xã hội, giới luật gia trong nước, các tổ chức nhân đạo, cơ quan ngoại giao quốc tế đồng loạt lên tiếng kêu oan.

‘Cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc’?

Blog VOA

Trân Văn

28-9-2023

“…Quốc hội đã có nghị quyết cho phép được sai 1,5%, nghĩa là trong 600.000 vụ án thì có 9.000 vụ được phép sai do lỗi chủ quan (không phải do giả mạo hồ sơ, cố ý làm sai)…”

Học ở đâu để làm Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước?

Lê Văn Đoành

27-9-2023

Trong nhiều chương trình “Tư vấn mùa thi” cho các trường phổ thông trung học ở Việt Nam, ban tổ chức thường đối mặt với câu hỏi của các học sinh: “Học trường nào để làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước?” Các thành viên Ban tổ chức “bó tay”, không trả lời được, hoặc không dám trả lời.

“Bạn không thể đưa rừng ra khỏi con khỉ”

Lý Trần

26-9-2023

Phe Đảng Cộng sản đến nay vẫn còn âm ỉ sướng. Sướng không phải vì nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, mà vì phe Đảng đã vượt mặt toàn bộ phe chính quyền. Có người còn bảo, phe Đảng đã kê cái ghế lên đầu bọn Thưởng, Chính, Huệ và biến bọn họ thành những kẻ mang thân phận điếu đóm.

Hơn 48 năm sau…

Thục Quyên

23- 9- 2023

Sáng 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng cất cánh, đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam.

Giáo dục vỡ trận rồi chăng?

Mạc Văn Trang

22-9-2023

Giáo dục quá nhiều bê bối mà các cấp quản lý dường như bất lực. Tôi cảm thấy dường như các HIỆU TRƯỞNG muốn làm gì thì làm. Mấy ví dụ:

Không còn biện minh cho chính sách trung lập trong trật tự chính trị lưỡng cực mới

Đào Tăng Dực

21-9-2023

Từ giữa đến cuối thế Kỷ 20, sau Đệ Nhi Thế Chiến đến Thập Niên 1980, nhân loại sống trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh giữa Thế Giới Tự Do gồm các quốc gia dân chủ (liberal democracies) dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ bên này và Thế Giới Cộng Sản gồm các quốc gia cộng sản (communist countries) dưới sự lãnh đạo của Liên Bang Xô Viết, bên kia.

Chúng ta là ai?

Nguyễn Đình Cống

20-9-2023

Chúng ta và chúng tôi là đại danh từ ngôi thứ nhất, số nhiều, dùng để tự xưng hoặc để xưng với người khác. Nhưng ngoài yếu tố số nhiều, còn phải bao hàm ý là những người có cùng chung một thứ gì đó định đề cập tới (ý nghĩ, lời nói, hành động).

Lại xin bộc bạch đôi điều

Mạc Văn Trang

20-9-2023

Gần đây, thấy có đôi điều lướng vướng, xin được bộc bạch để cùng nhau cảm thông.

Thảm họa văn hóa

Phạm Đình Trọng

20-9-2023

Là bộ Văn Hóa của một quốc gia, là bộ Lễ của một nhà nước mà từ người đứng đầu đến cả bộ máy cơ quan Văn Hoá quốc gia, từ hành xử đến tư duy đều phản văn hoá, đều không có một một chút xíu lưng vốn văn hoá.

Bệnh sĩ diện hão!

Mạc Văn Trang

18-9-2023

Chiều nay đi trong thang máy, nghe hai thanh niên nói chuyện đấu giá biển số xe đẹp, có vẻ rất tự hào về thành phố HCM có đại gia trúng biển số xe đẹp với giá hơn 30 tỷ đồng. Tôi không tin, về nhà vào mạng xem thấy: “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ” đăng bài “Kết quả đấu giá trực tuyến 11 biển “số đẹp” ngày 15/9” thu về 82 tỷ 235 triệu đồng.

Kiến nghị “Nhất thể hoá”!

Mạc Văn Trang

16-9-2023

Từ lâu đã thấy bộ máy quản trị đất nước quá cồng kềnh, hệ thống Đảng bao trùm lên hệ thống Chính quyền, Đoàn thể, gây rối rắm, kém hiệu lực, tốn kém…

Về cái chết của Nguyễn Chí Vịnh 

Lê Văn Đoành

14-9-2023

Sau hơn mười ngày rơi vào hôn mê, ngày 14-9-2023, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uỷ viên Trung ương hai khoá 11-12, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trút hơi thở cuối cùng, vĩnh viễn khép lại số phận “lẫy lừng” của nhân vật được cho là chứng nhân số một trong hàng loạt bí mật kinh thiên động địa trong triều đình cộng sản gần ba mươi năm qua.

Mừng luật gia Nguyễn Bắc Truyển tới bến bờ tự do

Thục Quyên

13-9-2023

Vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển và bà Bùi Kim Phượng. Nguồn: FB nhân vật.

Tôi muốn tiết lộ “vài bí mật”

Nguyễn Đình Cống

13-9-2023

Gần đây, tác giả Từ Thức viết bài “Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc”, đăng trên Tiếng Dân và Boxit, giới thiệu hai cuốn truyện của Phan Thúy Hà kể về những thảm khốc xảy ra trong thời cải cách ruộng đất (CCRĐ): Cuốn Gia Đình và cuốn Đoạn đời niên thiếu. Truyện ghi lại những lời do nhân chứng còn sống kể theo trí nhớ, trong đó viết về những tàn ác, dã man đối với những nạn nhân của CCRĐ. 

Chuyện bên lề: “Chữ tình ngày lại thêm xuân”

Nhã Duy

13-9-2023

Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á.

Giáo dục đang bị biến thành chợ đen?

Thái Hạo

11-9-2023

Một phụ huynh ở TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ với tôi rằng, vài năm nay các con anh đang phải đóng mỗi tháng từ 500k đến 700k cho học “tiếng Anh tăng cường”, số lượng là 2 tiết/tuần. Chương trình “tiếng Anh tăng cường” do một trung tâm Anh ngữ hợp tác với nhà trường để triển khai.

Mỹ nó thế cụ ơi!

Mạc Văn Trang

11-9-2023

Sáng nay đi tập thể dục gặp cụ đảng viên lão thành. Cụ kém mình 4 tuổi nhưng rất thân thiện, cứ gặp là giơ tay chào, bắt tay… Cụ mất hai cái răng cửa mà lại hay cười. Mình bảo, cụ đi làm cái răng đi, cho nó dễ ăn mà đẹp lão. Cụ bảo, hỏng hai cái vào hiệu khéo thành ba, bốn cái, mất cả chục triệu thì bỏ mẹ. Chả chơi.

Trước cuộc hội đàm Mỹ – Việt

Nhã Duy

10-9-2023

Chuyến công du và hội đàm của Tổng Thống Joe Biden cùng giới lãnh đạo Việt Nam vào ngày mai sẽ đánh dấu năm đời tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp đến Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam quyết định chọn lựa thái độ của mình như thế nào về mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với Mỹ, và với Trung Quốc.

Mỹ – Việt xích lại gần nhau hơn

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

10-9-2023

Tóm tắt: Sự vụng về của Bắc Kinh mở ra cơ hội cho hai cựu thù kết hợp sức mạnh

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Tiếp theo phần 1

Thận trọng và áp lực

Một số nhà phân tích lập luận rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở các thị trường mới nổi. Họ chỉ ra rằng, các nước như Ai Cập và Ghana nợ của các trái chủ hoặc các nhà cho vay đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới còn nhiều hơn là của Trung Quốc và vẫn đang tranh đấu để quản lý gánh nặng nợ của họ. Nhưng những lập luận như vậy mô tả sai các đặc điểm của vấn đề, đó không chỉ đơn giản là nợ xấu thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường đang gộp lại, mà là nợ còn tìm ẩn trong chương này. Theo một nghiên cứu của Journal of International Economic trong năm 2021, khoảng một nửa số tiền vay của Trung Quốc từ các nước đang phát triển là “che đậy”, nghĩa là chúng không được đưa vào thống kê nợ chính thức. Một nghiên cứu khác được the American Economic Association công bố năm 2022 cho thấy, các khoản nợ như vậy dẫn đến hàng loạt “sự vỡ nợ tiềm ẩn”.