Chuyện bên lề: “Chữ tình ngày lại thêm xuân”

Nhã Duy

13-9-2023

Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á.

Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.

Những người am hiểu hay nghiên cứu về truyện Kiều có thể bình giải chính xác ngữ nghĩa các câu Kiều này về mặt thi ca, dựa theo nhân vật cùng bối cảnh trong truyện. Còn ở đây, đọc những câu thơ này trong ý nghĩa tương ứng với sự phát triển về mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia để thấy rằng, phía Mỹ đã có một sự chuẩn bị cẩn thận và tinh tế về mặt văn hóa và ý nghĩa khi chọn lọc trong hơn ba ngàn câu thơ của truyện Kiều.

Năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên ghé thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh, những nhân viên cố vấn của ông đã chọn câu Kiều đánh dấu một giai đoạn mới giữa hai quốc gia, ví như một quy luật tuần hoàn của tự nhiên:

“Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân”

Đến năm 2016, Tổng Thống Obama cũng lại lẩy Kiều bên cạnh những câu thơ khác của Lý Thường Kiệt, Văn Cao…, mang ý nghĩa của một sự cam kết, hứa hẹn:

“Rằng trăm năm cũng từ đây

Của tin gọi một chút này làm ghi”

Và rồi đến cuối tuần qua, năm 2023, Tổng Thống Joe Biden lại lẩy Kiều bằng câu thơ diễn đạt mối quan hệ hai quốc gia đã tiến thêm một bước tin tưởng, gắn bó hơn, theo như thoả thuận hợp tác chiến lựợc toàn diện vừa tuyên bố:

“Vinh hoa bõ lúc phong trần

Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”

Câu Kiều này cũng là sự tiếp nối về tương lai, triển vọng cho Việt Nam khi khép lại màn sương quá khứ cùng cơ hội phía Mỹ đã mở ra cho Việt Nam mà Tổng Thống Joe Biden đã sử dụng, lúc ông còn là phó Tổng Thống tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào năm 2015:

“Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”

Không riêng việc lẩy Kiều tại Việt Nam mà việc trích dẫn thi ca, điển tích lịch sử trên chính trường ngoại giao, trong các diễn từ quốc dân hay các dịp lễ quan trọng cũng chẳng là điều xa lạ với các tổng thống Mỹ nói trên. Cùng với Tổng Thống Kennedy, các lễ nhậm chức của các tổng thống Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều có chương trình đọc thơ. Họ là những tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ và duy nhất đã thực hiện nghi thức này.

Bên cạnh khả năng lãnh đạo và điều hành quốc gia, điều này còn thể hiện một phong cách trí thức, tinh tế và nghệ sĩ tính của những tổng thống được xem là tài ba của nước Mỹ.

Còn với người dân trong nước, “trời còn để có hôm nay”, nhìn ở quan điểm chính trị nào thì cũng khó phủ nhận là chính sách ngoại giao của những tổng thống Mỹ kể trên đã giúp cho người dân Việt Nam có được những sự phát triển hiện nay kể từ sau chiến tranh.

Và hơn hết là cho các thế hệ tương lai từ những quyết định hôm nay.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Joe Biden bắt tay tổng bí Lú vì lợi ích của nước Mỹ.
    Tổng bí Lú bắt tay Tổng thống Mỹ vì sự tồn vong của đảng cộng sản mà y là chóp bu .

  2. Có vẻ trí thức nhà mềnh thích lão Đần lảy Kiều, và đồng thời cũng trích Kiều lia chia .

    Đoạn trích là khi Kiều gặp Từ Hải . Hy vọng lão Đần biết đến số phận của Từ Hải sau khi nghe lời Kiều

    Oh, và … uh … Thế này nhá, Thanh Tâm Tài Nhân hổng phải là 1 trong bách gia văn chương cổ điển, heck, vạn gia cũng chưa chắc . Triệu gia thì may ra, tỷ lương dân mới chắc chắn . Dân mềnh đã sẵn mến mộ Truyện Kiều, may i suggest Đỗ Phủ & Lý Bạch. Só zi, nhờ cuốn sách khách quan & khoa học của Lữ Phương, tớ đọc Đỗ Phủ qua bản dịch tiếng u, có dịp qua Trung Quốc mới tiếp cận văn bản nguyên tác .

    Một trong những cái hay của chuyến viếng thăm này là dân Việt lại để ý tới Truyện Kiều, ừ thì của ai cũng được, cũng là nhà hoặc quê hương cả . Dương Tường cũng thuổng trò này của Nguyễn Du, được xem là dịch giả thuộc loại cà nông đại pháo nhà các bác .

    Bụt chùa nhà hổng thiêng, tới khi Tổng thống Mỹ nhắc lại thì tự hào rối rít

  3. Một cảnh tượng có một không hai mà thế giới nhìn thấy lần đầu tiên khi 2 ông già đều
    chậm chạp bước đến gặp nhau và thay vì duyệt qua đoàn lính đứng chào như thông lệ
    xưa nay thì cả 2 phải đứng yên cho đội lính đi qua để 2 ông duyệt cho… khỏi té !

  4. Rất hoan nghênh bài này

    “cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du”

    Có thể nói truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành 1 tài sản văn hóa của dân tộc . Nhà văn hóa Phạm Quỳnh cũng tuyên cáo “Truyền Kiều còn, tiếng ta còn . Tiếng ta còn, nước ta còn”, trước những ý kiến cho rằng … ừ thì cứ cho là như thế . Hoặc Mỹ nó (cũng) thâm ra phết, cũng nhắc nhở a = b, b =c => a = c. Tội nghiệp Tạ Duy Anh, cứ nghĩ mình cũng làm như Cụ Tiên Điền mà phê ke búc nó kèn cựa goài à .

    “Bên cạnh khả năng lãnh đạo và điều hành quốc gia, điều này còn thể hiện một phong cách trí thức, tinh tế và nghệ sĩ tính của những tổng thống được xem là tài ba của nước Mỹ”

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hy vọng sẽ được tín nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ nữa, cũng sẽ đọc thơ Trần Đăng Khoa mà nhà giáo mẫu mực Mạc Văn Trang vừa nhắc lại “Ngu xuẩn nhất nhì/ là Tổng thống Mỹ” để thể hiện 1 phong cách trí thức, tinh tế & nghệ sĩ tính của 1 người có thể đá văng Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu khỏi ghế quốc sư

  5. Chừng nào CSVN mới thật lòng với chú Sam?:
    [i]“Bao giờ mười vạn tinh binh
    Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
    Làm cho rõ mặt phi thường
    Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
    Bằng nay bốn bể không nhà
    Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
    Đành lòng chờ đó ít lâu
    Chầy chăng là một năm sau vội gì!”[/i]

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây