Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay

Mạc Văn Trang

1-10-2023

Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra (1). Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì?

1. Về học sinh

HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường…

– Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa.

Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều, làm nhiều bài tập theo bài mẫu.

Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch…

Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS.

Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục.

Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng… Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu?

Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/ công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội…

HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều.

2. Về Cha mẹ HS

Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già.

Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới…

Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác…

Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy.

Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành.

Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin…

Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công.

3. Về Giáo viên

Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi.

Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”!

“Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây.

Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội.

Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo.

Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa.

Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn…

Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo.

Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2).

Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS.

4. Về cán bộ quản lý giáo dục

Thời đại 4.0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống.

Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.

Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu …”

Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ..

Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 – 1980).

Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được.

Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú (3). Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối.

5. Về Đảng và Nhà nước

Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng.

Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến.

________

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Bác Trang nói rằng ông Quang Ông Huệ Ông Trọng không học thêm và học đèn đom đóm mà giữ chức vụ cao như vua chúa
    Toàn bộ bài viết của Bác rất mong muốn một nền giáo dục tốt đẹp cho nước nhà nhưng những so sánh của Bác với các ông kia không học thêm đã làm cho người đọc cảm nhận Bác như Tôn Ngộ Không có cái vòng kim cô trên đầu bị mất rồi mà không biết vẩn xin Bồ Tát gỡ cho

  2. Học giả Mạc Văn Trang hết lo nhất thể hóa lại trăn trở vói giáo dục, thật là một tấm lòng vì nước.
    Ông lại mong Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính lắng nghe tiếng kêu ai oán của dân về nền giáo dục mục ruỗng hàng chục năm nay, không biết hai vị này điếc hay sao mà không hay biết ?

  3. Một bài viết tốt cho thấy tác giả có tư duy sâu sắc. Tiếc thay mong chờ tbt hay thủ tướng thì quả thật ngây ngô.

  4. Theo tôi, Ts. Trang viết bài này khá hay vì có nhiều ý kiến xác đáng, không xa rời
    thực tế bao nhiêu nhưng tiếc là câu cuối tác giả tỏ ra chưa thoát khỏi cái chuồng
    XHCN. nên vẫn trông mong vào “minh quân” CS. giữa thế kỷ 21 ?

    • Đồng ý với bác, bài này của nhà giáo mẫu mực Mạc Văn Trang khá hay, hay đúng hơn, khó có thể nói là ẹ . Chỉ muốn đóng góp thêm vài điều .

      – Áp dụng khoán 10 của bí thư Kim Ngọc vào giáo dục bi giờ là hơi trễ, nhưng trễ còn hơn không . Có trí thức nói lịch sử VN như 1 cuốn phin quay (thật) chậm . Từ từ rùi khoai cũng nhừ . Những người mong muốn những thứ hổng có thích hợp cho VN mắc phải những tư di khá cực đoan, thật sự hổng nên có . Như Thái Hạo & những người tương tự .

      – Đồng chí Trương Nhân Tuấn nói đúng, có làm gì đi nữa thì cũng vậy . Đảng đã nghe lời Giáo Sư Nguyễn Đình Cống, biến giáo dục thành 1 đặc ân, trí thức nhà mềnh, Thái Hạo ie, cũng hổng mún chiện cào bằng trong giáo dục . Nên chăng Đảng nên nghe lời Giáo Sư Mạc Văn Trang chiện “nhất thể hóa” để 2 đảng theo chủ nghĩa Mác-Lê có thể tiến cử người giỏi làm lãnh đạo ? Hoặc trong thời kỳ quá độ, níu tớ hổng lầm, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đã đề nghị nên cho người hổng phải quốc tịch Việt Nam ứng cử vô các chức vụ lãnh đạo . Nếu sợ mất định hướng thì cho người ở các nước XHCN tranh cử trước . Nhà báo Nguyễn Tiến Tường thì trách chuyện đặc khu “trống đánh bỏ dùi”, Giáo Sư Nguyễn Khắc Mai cũng chê trách Đảng “đánh trống bỏ dùi” trong nhiều chuyện . Why not pick up chương trình đặc khu, và kỳ này làm cho đến đầu đến đũa cho thiên hạ lác mắt ?

      – Nên có những chương trình đào tạo dài hạn cho cán bộ nguồn ở các nước XHCN. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp trên RFA cũng đã xem là điều bình thường . Then, why not take advantage of những điều bình thường như Huy Đức vẫn mong muốn ? i mean hễ có sự giúp đỡ vô tư của các nước XHCN, răng như ì, Việt Nam đạt được những “chiến thắng huy hoàng”. Lịch sử sẽ lập lại . Holy Guacamolee, lịch sử VN các bác vừa đi chậm lại vừa lập lại! Should be fun to watch.

      – Và nên đem lại bộ sách của Nhà Giáo Nhân Dân Phạm Toàn . Ông là người được mọi người kính trọng, kể cả Giáo Sư nhà giáo mẫu mực Mạc Văn Trang . Nên nhớ, Nguyễn Đức Tùng chỉ (so far) ca tụng 3 người, đại diện cho văn hóa cách mạng; Nhà Văn Hóa Nguyên Ngọc, Nhà Thơ-Giáo Sư Hoàng Phủ Ngọc Tường & Nhà Giáo Nhân Dân Phạm Toàn . Có thể do những đóng góp tuy ở trong những lãnh vực khác nhau, nhưng khá comparable về định lượng .

      “Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy”

      Rất chính xác . Nên bơn bớt lại tiếng Anh, và chú trọng tiếng Hán hơn nữa . Khóc bằng tiếng Hán nhìn trí thức hơn hẳn tiếng Mán . i guess cười bằng tiếng Hán cũng có hệ quả tương tự . Chỉ muốn đóng góp thêm, người Việt qua tới Mỹ cũng bù trất . Trần Trung Đạo sống hẳn bên này cũng mờ với OCD, nói chi tới Phạm Đoan Trang chỉ cỡi ngựa xem hoa, dịch mà hổng hiểu chữ nghĩa . May là chưa dịch BJ thành nghề thổi bong bóng . Cha ông ta cũng học tiếng Hán để chế ra ngôn ngữ cho riêng mình . Tiếng Việt hiện nay là ngôn ngữ dùng cho mục đích thực dân hóa, để dân quên đi nguồn gốc của mình . Nên thay thế .

      “Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành”

      Rất đúng . Chính Giáo Sư Mạc Văn Trang cũng chỉ rõ quy luật khách quan chi phối toàn vũ trụ chính là luật nhân quả . Học tài thi phận, trí tuệ của dân gian đó . Nếu muốn khá lên thì nên tu thân tích đức hơn là đầu cơ tích trữ hoặc trở thành 1 thứ tài phiệt tri thức . Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai 1 vần . Thấy trí thức nhà mềnh hông, toàn người đạo cao đức trọng cả . Ngoài ra, họ chả còn gì .

      “Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo …”

      Ôi, bao giờ mới tới ngày xưa

      “không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này”

      Rất đúng . Nhưng Thái Hạo cũng mong muốn có được những người hoàn toàn vô dụng, sản phẩm họ làm ra chả là con cá sặc gì hết, nhưng vẫn được nhà nước cung cập . Và họ lại chính là chỉ dấu của 1 xã hội bình thường, của 1 chính phủ vì dân . Nhưng nếu Đảng muốn dẹp quốc hội, im ok w it 2. No matter which way the wind blows.

      Em xin hết ạ

      PS: Nên phiên phiến tiếng Anh . Unless Đảng muốn sản sinh ra 1 thế hệ toàn những mini-me’s. Its a freakin nitemare come true của hổng ít người trên này .

      Lạ, nhà văn VN, chưa ai có được 1 “kỹ nghệ có bạn trai nước ngoài”, như Vũ Trọng Phụng ngày xưa

  5. In the mean time

    The Chang’e 4 was not China’s first successful lunar mission; in fact, the Chang’e 3 also landed on the moon a few years earlier.

    But while the Chang’e 4 spacecraft was originally built as a backup for the Chang’e 3, its advanced technology and performance possibilities have made the Chang’e 4 the most impressive mission to date.

    The Jade Rabbit-2, or the Yutu-2 as it’s formally named, is an incredibly impressive lunar module … the most valuable aspect of the Yutu-2 is its advanced technology … arguably, the most important is the Lunar Penetrating Radar (LPR).

    LPR essentially allows for the mapping of lunar structures far beneath the moon’s surface through radio signals similar to echolocation used by bats … Before the Yutu-2, no lunar rover had been able to penetrate more than 40 feet within the moon itself

  6. Cái đảng và chính phủ này từ nhiều năm nay đã hô hào giáo dục là quốc sách hàng đầu đó sao! Không phải là 5 vấn đề như tác giả trình bày đâu mà là do chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xhcn! Muốn tốt thì phải đạp đỗ nó đi thui!

  7. Bài viết chả ích sự gì, toàn viết như nằm mơ, đấy chính là cách nghĩ của phần nhiều những người theo môn học xã hội, văn thơ mơ mộng, lại khoái áp đặt kiểu cộng sản.
    “Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều…”
    Học toán, lý, hóa … không thuộc bảng cửu chương, định lý, công thức …. thì biết gì, làm bài vào … mắt à. Không giỏi toán, lý, hóa, sinh … thì phát triển khoa học bằng cách nào, hay đành chấp nhận kiếp cày thuê cuốc mướn. Hay chỉ cần, cứ nằm hút thuốc phiện, rồi tưởng, như Nguyễn Tuân viết văn, là rất có thể đoạt Nobel, thành văn hào. Đã thế lại còn ưa nói kiểu thời thượng 4.0 với chả 0.4.
    “Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái “quát” hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình….”
    Tác giả có hiểu thế nào là “học” và thế nào là “nghiên cứu” không. Có biết bọn Anh Cát Lợi nó gọi bọn bé là “learn”, còn bọn to là “study”, nên mới phân biệt “pupil” với “student”, là thế nào không.
    Kêu gọi giáo viên sống đạo đức, thiện lành và “Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến.”. Thể hiện sự bất lực, y sì Tập Cận Bình kêu gọi “đảng viên không làm bậy”, Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đảng viên “tự giác”. Vả lại tổng bí cũng đang vô kế khả thi, có nghe thì cũng ích sự gì.
    “… cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già …”
    Khẳng định cái này nằm ngoài sự hiểu biết của tác giả, và tác giả chưa đủ tầm để lý về nó, để lên mặt dạy đời.
    “Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa.”
    Vâng, việc dạy học thì là “đỉnh của chóp” rồi, bọn làm việc khác chỉ là đám “bỉ phu” mà thôi.

  8. Còn một vấn đề hệ trọng mà tác giả chưa nêu ra: tất cả dân chúng muốn có một xã hội giáo dục tốt phải đoàn kết lại để dẹp bỏ cái chính thể hủ bại hiện hành thì mọi sự sẽ tốt đẹp trong một nền dân chủ mới!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây