Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Để trả lời một câu hỏi liên quan đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2017

Thạch Đạt Lang

9-11-2017

Bãi biển Nha Trang tan hoang sau bão lũ. Ảnh: báo Thanh Niên

Ở các nước tự do, dân chủ Âu-Mỹ, khi có biến động như bị khủng bố hoặc thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng, thành phố, thị xã, tiểu bang… đều treo cờ rũ từ 1-3 ngày tùy theo mức độ. Nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát với gia đình nạn nhân, những cuộc vui chơi như hòa nhạc, khiêu vũ, trình diễn thời trang… đều bị hủy bỏ, do ban tổ chức tự ý hoặc do lệnh của chính quyền.

Tôi tự ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam

Mạc Văn Trang

26-10-2018

Thực tình tôi không muốn ồn ào chuyện này. Nhưng thấy UBKTTW Đảng kỷ luật PGS TSKH Chu Hảo, một trí thức có Tâm, có Tài, nhiệt huyết đóng góp cho sự phát triển xã hội, người trí thức mà tôi mến mộ, nên tôi thấy cần tỏ rõ thái độ của mình.

Nhìn lại 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc – những khoảnh khắc tự do

The Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, dịch

18-6-2021

Giới thiệu 

Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.

Trung ương 9 vỡ trận: Bộ Chính trị sứt mẻ, Chính phủ xộc xệch, Quốc hội chông chênh

Blog RFA

Gió Bấc

20-5-2024

Rất hiếm hoi bản tin bế mạc kỳ họp của Trung ương Đảng lại thiếu cụm “từ thành công tốt đẹp”. Hôm qua hầu hết báo chí lề đảng đều đăng tin bế mạc hội nghị Trung ương 9 với câu mở đầu thiếu phấn khởi là “Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5” (1).

Nội dung quan trọng nhất của hội nghị này là nhân sự, các nhân vật chủ chốt ai lên, ai xuống, ai bị kỷ luật như thế nào và mức độ nào? Hóa ra kết quả đúng như tin đồn và thông tin mờ mịt càng làm người ta thất vọng.

Khai trừ khỏi Đảng Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Mai Tiến Dũng, nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là chuyện đương nhiên vì tất cả đã vô lò. Lần thứ hai cách chức (tất cả các chức vụ) trong Đảng với Lê Thanh Hải làm người ta phải nén cười đến sặc, còn người dân Thủ Thiêm phải nén lời nguyền rủa. Trên trái đất này không quốc gia nào sáng tạo hình thức kỷ luật cách chức người đã về vườn mười năm trước mà lại làm đến hai lần. Chỉ riêng tội ác Lê Thanh Hải đã gây ra với Thủ Thiêm trời không dung, đất không tha, thêm chuyện đỡ đầu cho Trương Mỹ Lan cướp tiền dân, chiếm đất vàng lại được tha bổng nhẹ nhàng như vậy thì đốt lò, chống tham nhũng chỉ là trò đùa.

Bà Trương Thị Mai được hay bị cho thôi giữ các chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để nghỉ công tác vì đã có vi phạm về các điều đảng viên không được làm? Sau lưng bà Mai không thấy có doanh nghiệp sân sau nào bị truy tố. Thư ký của bà chừng như cũng yên lành?

Chuyện kỷ luật, đưa ra đã bất ổn, chuyện đưa vô, đưa lên cũng lấp vấp, lửng lơ, tạo ra hệ quả bất cân xứng của hệ thống lãnh đạo từ đảng đến chính phủ, quốc hội.

Hội nghị bầu bổ sung vào Bộ Chính trị bốn người: Lê Minh Hưng, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Trọng Nghĩa, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, bí thư Trung ương Đảng, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cả bốn đều chuyên về công tác đảng, trừ Lê Minh Hưng làm Trưởng ban Tổ Chức là có vai trò thực chất, Ban Dân vận, MTTQ chỉ là chức vụ danh dự không mấy thực quyền. Ban Tuyên Giáo thì trong quá khứ ông Trần Độ, Trần Trọng Tân không cần vai vế Bộ Chính Trị vẫn tạo dấu ấn mới mẻ trong Đảng lẫn đời sống xã hội.

Điều quan trọng nhất mà chủ lò, Tổng Trọng đã nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc là: “Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai Hội nghị mạc vào ngày 20-5” (2).

Kết quả gượng gạo của việc “dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội” là đưa Tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước, Trần Thanh Mẫn làm Chủ Tịch Quốc hội. Điều đáng sợ là kết quả này dẫn đến hình ảnh Tứ Trụ có đến 2 trụ là tướng Công An. Trong Bộ Chính Trị 16 người hiện nay, có đến 5 gốc Công An, 3 tướng Quân Đội. Hình ảnh đậm đặc của bộ máy Đảng trị lại thêm Công An, Quân Đội trị không mấy thiện cảm đến e dè của thế giới hiện đại.

Nếu xem việc bầu chọn những nhân sự mới là cái được, là kết quả, thì cái được ấy chỉ phục vụ ý chí cá biệt của một ai đó, còn nhìn trên góc độ lợi ích bộ máy nhà nước thì đó là sự bổ sung lệch lạc làm biến dạng, mất cân đối nguồn lực lãnh đạo cao nhất đất nước. Điều này càng thấy rõ hơn với khiếm khuyết hai chiếc ghế đã gãy chưa được bổ sung.

Theo cơ cấu truyền thống xưa nay và ngay trong khóa 13 này, Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng thường trực phải là Ủy Viên Bộ Chính Trị. Đây không phải chuyện hình thức mà là cơ chế quyền lực cần thiết để điều hành chính phủ. Các lãnh đạo bộ ngành đều là Ủy viên Trung ương, nếu Phó Thủ tướng thường trực không là Ủy viên BCT thì cá mè một lứa khó có thể điều hành. Từ sau khi ông Phạm Bình Minh bị cưa ghế, các Phó Thủ tướng còn lại đều mới chỉ là Ủy viên Trung ương. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” ngày càng rõ. Tốc độ giải ngân vốn ngân sách chậm, bất động sản ùn ứ, chứng khoán đỏ sàn, giá vàng tăng phi mã.

Nguy hiểm hơn nữa, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 7, Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước đối với ông Tô Lâm, song sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm (3).

Việc đưa Tướng Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước khi chưa có người thay thế làm Bộ trưởng Công An tạo ra hình ảnh dị dạng về bộ máy nhà nước. Nguyên thủ quốc gia lại là thành viên chính phủ kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an.

BBC News Tiếng Việt ngày 19/5 dẫn lời Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời và phân tích gia chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nói rằng theo quy định hiện hành của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, chủ tịch nước không thể kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an.

Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, giữ vai trò là Người đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân và Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Hiến pháp cũng quy định, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Trong khi đó, bộ trưởng Công an là thành viên Chính phủ, lại chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công phụ trách.

“Việc kiêm nhiệm hai chức vụ này sẽ dẫn đến xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, điều này cũng không phù hợp với tinh thần tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

“Vì những lý do trên, theo quy định hiện hành, trường hợp chủ tịch nước kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an là không thể xảy ra trong hệ thống chính trị Việt Nam,” ông Hợp nói, nhấn mạnh thêm rằng các chức vụ lãnh đạo quan trọng này đều phải được tách bạch và bổ nhiệm cho các cá nhân khác nhau để đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Do chức chủ tịch nước độc lập với chính phủ nên trường hợp ông Tô Lâm kiêm nhiệm sẽ dẫn đến sự “tréo ngoe” trong việc điều hành bộ máy nhà nước và chính phủ.

Điều 88 Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là “đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ”.

Như vậy, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.

Nhưng đồng thời, với cương vị bộ trưởng thì ông Tô Lâm lại dưới quyền Thủ tướng Chính. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ông Chính về lĩnh vực được phân công phụ trách” (3).

Với ý kiến xác đáng như vậy rõ ràng là Bộ Chính Trị đã đạp lên Hiến Pháp và ép buộc Quốc hội bầu bán vi phạm Hiến Pháp. Một nguyên thủ quốc gia không hợp hiến lại thêm quá khứ ăn bò dát vàng và đồng phạm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ giao tiếp ra sao với các nguyên thủ quốc gia khác trên trường quốc tế?

Ngoài những phân tích của BBC còn một thực tế nữa là nếu khi Quốc hội bầu ra Bộ trưởng Công an mới, thì ông Chủ tịch nước Tô Lâm phải tự ký quyết định miễn nhiệm chính mình trong vai trò Bộ trưởng Công an.

Chưa hết, cũng theo cơ cấu xưa nay, Quốc hội có hai Ủy viên Bộ Chính trị cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực. Như trong khóa này, ông Huệ gãy ghế có ông Mẫn thay ngay. Bây giờ chỉ có mỗi ông Mẫn, nhở từ nay đến cuối khóa ông Mẫn gãy thì lấy ai thay thế? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì trước kỳ họp, nguồn tin dư luận luôn chính xác 100% đã gọi tên ông Mẫn với thành tích lem luốc từ hồi còn làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ.

Làm Tổng Bí thư, trường tiểu ban nhân sự ba nhiệm kỳ đại hội, hơn ai hết ông Trọng thuộc bài về cách tổ chức guồng máy lãnh đạo, nhưng tại sao lần này ông sắp ghế trật rơ, tạo ra bộ máy xộc xệch có hệ thống như vậy?

Phải chăng đây là hậu quả cuộc đấu đá bất phân thắng bại ở đấu trường hội nghị Trung ương 9? Chức vụ ma ám Chủ tịch nước là nước cờ điệu hổ ly sơn mà Tổng Trọng muốn đẩy Tô Lâm ra khỏi cái ghế quyền lực chết người Bộ trưởng Công an. Tuy nhiên, bị mất ít nhất là ba đàn em thân tín ở Bộ Chính Trị, sức lực của Tổng chỉ đủ hất Tô lên chức mới mà không thể thay ghế ngay tức khắc. Tổng muốn củng cố quyền lực, tăng số phiếu của phe ta, Tổng chỉ điền vào chỗ trống thêm bốn cái tên thân tín. Đưa Lương Cường lên làm Thường trực Ban Bí thư, Nguyễn Trọng Nghĩa vào BCT, Tổng lôi kéo phe Quân đội vào cuộc, sẽ dứt điểm Tô Lâm qua vụ án Xuân Cầu trong tương lai gần trước đại hội 14?

Về phía Tô Lâm, phải ngồi vào ghế xui xẻo không như ý muốn nhưng vẫn đạt mục tiêu suất đặc biệt ngồi lại nhiệm kỳ sau, là một bước tiến. Chưa đưa đàn em thân tín thay mình làm Bộ trưởng nhưng vẫn giữ nguyên quyền lực chưa phải là thất thế. Có thêm vị thế mới là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp, Tô Lâm có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn lực mới. Với thế lực đó việc tiếp tục đốn trụ, cưa ghế các Ủy Viên Bộ chính trị còn lại không phải là điều khó khăn.

Đã vào đến Trung ương quan chức nào không có sân sau. Lê Minh Hưng có thời gian làm Thống đốc Ngân hàng, trách nhiệm liên quan với SCB và Trương Mỹ Lan vẫn chưa được nhắc đến. Ngay cả Tổng Trọng nếu quy trách nhiệm Trưởng Tiểu Ban Nhân sự, Tổng bí thư chọn nhầm đến 1/3 Ủy viên Bộ chính trị dính chàm, hàng tá Ủy viên Trung ương vào tù, trách nhiệm người đứng đầu của Trọng còn nặng gấp nhiều lần người khác. Huống hồ chi, Trọng đạp lên điều lệ đảng, ôm ghế Tổng bí thư ba khóa và chừng như vẫn chưa muốn nhả ra.

Cuộc đấu chắc hẳn còn dài, ai thắng ai còn tùy tương lai. Nhưng người bên thất bại rõ nhất là đất nước Việt, dân tộc Việt. Liên Hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây cảnh báo với chính phủ Hà Nội, Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính, hệ quả của công cuộc đốt lò (5).

Kinh tế tuột dốc, cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ…

Trung Quốc là bậc thầy trong việc lợi dụng những khoảng trống, mâu thuẫn quyền lực trong nước để xâm chiếm nước ta. Nay biển Đông dậy sóng, sức ép Tàu Cộng, Campuchia mở cửa cho Tàu xây căn cứ quân sự, đào kinh Phù Nam. Những nguy cơ đang hiển hiện ngay trước mắt, thế nhưng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mãi đánh nhau giành ghế. Quốc hội ngoan ngoãn thản nhiên ngồi bấm nút bầu chọn lãnh tụ vi hiến. Những tiếng nói bức xúc của người dân bị quy chụp “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, lật đổ chính quyền.

Ôi đất nước! Hồn thiêng sông núi hãy thấu soi!

________

Chú thích:

1- https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/be-mac-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-xiii-119240518102522742.htm

2- https://tuoitre.vn/be-mac-hoi-nghi-trung-uong-9-thong-nhat-cao-phuong-an-kien-toan-chu-tich-nuoc-chu-tich-quoc-hoi-20240518104236667.htm

3- https://thanhnien.vn/chua-mien-nhiem-chuc-danh-bo-truong-cong-an-cua-ong-to-lam-185240519091328294.htm

4-https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckddwe5k9pjo

5- https://www.voatiengviet.com/a/7616107.html

Hiến kế

Lò Văn Củi

7-9-2018

Anh Bảy Cà khịa hỏi:

– Dạ, bà con cô bác coi cái video clip được lan truyền hổm rày trên mạng xã hội nghen. Hình ảnh ông bộ đội ngày xưa, chắc chắn công trạng dữ dằn lắm nên mới có đầy huy chương trên ngực, ông đeo tấm bảng có đề chữ “Đả đảo chủ tịch huyện Thanh Oai”. Ổng dắt thêm đứa bé tật nguyền phía sau lê bước trên đường. Và hình ảnh trèo thang của bà con cô bác để lên được cây cầu mà đi tiếp. Vậy chứ họ đang đi tới đâu?

Nói thêm về giáo dục

Mạc Văn Trang

13-3-2018

Hôm qua tôi có đăng lên FB bài “Nhân chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ – Phải đổi mới căn bản quan niệm giáo dục học sinh”, đã gây ra cuộc trao đổi nho nhỏ, khá thú vị, rất bổ ích.  Qua đó thấy cần trả lời một số ý kiến sau.

Kissinger và sự ảnh hưởng tới Việt Nam

Dương Quốc Chính

30-11-2023

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN.

Phòng chống dịch Covid-9: Phải bảo đảm sinh mạng và sinh kế của dân bằng tự do lưu thông hàng hóa

Lê Thân Vũ Trọng Khải

21-8-2021

Nguyên tắc tối thiểu và căn bản của văn bản pháp luật là chỉ quy định những hành vi, hoạt động bị cấm đối với mọi cá nhân và tổ chức, tuyệt đối không được quy định những hành vi và hoạt động được phép.

Bảo thủ đại thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Vương quốc Anh

Vũ Ngọc Yên

13-12-2019

Ngày 12/12, hơn 45 triệu cử tri Vương quốc Anh đi bỏ phiếu bầu Quốc hội trước thời hạn. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước bị phân hoá trầm trọng vì các chính đảng trong Quốc hội không tìm được sự đồng thuận cho kế hoạch Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Tại sao Đảng Cộng sản lại sợ ông Tô Văn Lai đến thế?

Jackhammer Nguyễn

29-7-2022

Người cộng sản tự xưng là vô thần, không trời phật thánh thần chi cả, nên chúng ta cứ nghĩ họ ngon lành lắm, không sợ chi hết. Trời phật thánh thần còn không sợ, thì nói như đương kim thủ tướng… sợ “mẹ” gì!

Cần một nền dân chủ đại diện cho Việt Nam và Miến Điện

Jackhammer Nguyễn

5-2-2021

Một sắc tộc, hay đa sắc tộc?

Sau vụ đảo chánh ở Miến Điện, trên trang Luật khoa, tác giả Bùi Công Trực có một bài viết rất hay, so sánh Việt Nam với Miến Điện, mang tựa đề “Dân tộc dân chủ: Lời nguyền cho Aug San Suu Kyi, bài học cho Việt Nam.

Tổ chức chính quyền đã tạo ra những Đỗ Hữu Ca

Phạm Đình Trọng

24-2-2024

1. Đứng đầu lực lượng công an thành phố lớn, thành phố cảng Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca đã mang sức mạnh bạo lực nhà nước, cảnh sát vũ trang với đầy đủ súng đạn hiện đại, dàn thế trận, rải quân trên bộ, rải quân đường biển, vây chặt bốn hướng ngôi nhà dưới cả cấp bốn, nhỏ bé, mong manh, lẻ loi, chơ vơ trên bãi biển của gia đình người nông dân quả cảm khai hoang mở đất ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Nhân ngày đầu năm mới: Xin mạn đàm về thuyết Tam Duy

Hà Sĩ Phu

31-12-2023

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã giới thiệu quan niệm của Hà Sĩ Phu về “Thuyết Tam duy”, về ba xu hướng của con người trong cuộc sống của mình. Duy lợi là sự tôn trọng, yêu thích dựa trên Lợi ích. Duy cảm là tôn trọng dựa trên Tình cảm, thấy đẹp, thấy hay, thấy cao thượng thì say mê. Duy lý là dựa trên Lý trí, thấy đúng, thấy hợp lý, hợp khoa học, hợp quy luật thì tán thành.

Không còn biện minh cho chính sách trung lập trong trật tự chính trị lưỡng cực mới

Đào Tăng Dực

21-9-2023

Từ giữa đến cuối thế Kỷ 20, sau Đệ Nhi Thế Chiến đến Thập Niên 1980, nhân loại sống trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh giữa Thế Giới Tự Do gồm các quốc gia dân chủ (liberal democracies) dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ bên này và Thế Giới Cộng Sản gồm các quốc gia cộng sản (communist countries) dưới sự lãnh đạo của Liên Bang Xô Viết, bên kia.

Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội (bài 1)

Nguyễn Đăng Quang

25-11-2017

Biến cố Đồng Tâm đã để lại nhiều bài học đau xót. Một trong các bài học này chính là công tác thanh tra. Những bức xúc, bất bình và khiếu nại của người dân chất chứa trong nhiều năm về những sai phạm trong việc sử dụng, quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và sân bay Miếu Môn không hề được các cấp chính quyền Hà Nội xem xét, giải quyết.

Ngày 20/4/2017, UBND Hà Nội thông báo mới quyết định lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện vấn đề đất đai ở Đồng Tâm và cam kết sẽ phán xử công minh. Nhưng rồi sau đó, kết luận phũ phàng của Thanh tra Hà Nội làm người dân Đồng Tâm từ chỗ chưa kịp lóe lên niềm HY VỌNG đã sớm tắt ngấm LÒNG TIN vào chính quyền.

Thượng tôn pháp luật

Đỗ Thành Nhân

12-1-2019

Luật An Ninh mạng có hiệu lực rồi. Bài viết này đưa tin hoàn toàn đúng sự thật, tác giả mong nhận được sự phản biện, tranh luận với quan điểm thượng tôn pháp luật. Trên cơ sở Thủ tướng kêu gọi một chính phủ minh bạch, kiến tạo phát triển và muốn có được một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân chủ.

Nên chăng đối thoại công khai

Nguyễn Đình Cống

8-8-2018

Gần đây quyển sách GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ gây ra hiện tượng sôi động trong thông tin đại chúng. Người ủng hộ khá đông, người phản đối không ít và có vài người chống lại đến mức gần như điên cuồng. Tạm chia mọi người thành ba bên. Bên phản đối, bên làm sách và bên trung gian.

Bên phản đối, lực lượng tỏ ra khá mạnh, với tướng Hoàng Kiền là người đầu tiên. Tiếp theo là trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, đại tá Khuất Biên Hòa, là nhiều tướng tá và cán bộ tuyên giáo. Họ sử dụng được khá nhiều báo chí và các trang mạng lề đảng. Họ phê phán người làm sách bằng những lời thù hận, cay độc, họ cho rằng quyển sách chứa nhiều độc hại, là công cụ của thế lực thù địch, nhằm chia rẽ lãnh đạo với quân đội và nhân dân, nhằm đâm dao vào sau lưng lãnh đạo ĐCS VN. Họ đòi phải tiêu hủy cuốn sách và xét xử người làm sách.

Bên làm sách gồm những người biên tập và người ủng hộ. Những người biên tập, đại diện là các ông Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, Nguyễn Văn Phước… Ngoài việc làm các công đoạn cần thiết để xuất bản và tổ chức buổi lễ giới thiệu sách, hình như họ không tham gia tranh luận và giải thích gì thêm. Những người ủng hộ, chủ yếu bằng hành động mua, phổ biến sách. Một số người viết bài, lên tiếng thì chỉ có thể công bố trên các trang mạng lề dân.

Bên trung gian là đại đa số nhân dân, đang theo dõi và trong khi đa số đã chọn được thái độ ủng hộ bên làm sách hay bên phản đối thì một số đang hoang mang.

Cả bên làm sách và phản đối đều nhân danh lòng yêu nước, thương nòi, đều tranh thủ bên trung gian.

Tôi biết sự kiện Gạc Ma từ nhiều năm trước. Sau khi đọc kỹ cuốn sách tôi tự đặt mình vào những người ủng hộ và đã viết vài bài phân tích (Tại sao mất Gạc Ma; Khoa học nên vào cuộc như thế nào). Tôi cũng nghe rất nhiều bài của bên phản đối để biết những lập luận của họ xem đúng sai chỗ nào. Thì ra phần lớn những người phản đối, mang danh tướng này, tá nọ, nhưng cách lập luận không khác mấy những dư luận viên tầm thường, nghĩa là họ chỉ giỏi ngón nghề vu cáo, chụp mũ, hù dọa, công kích cá nhân và lạc đề bằng cách dẫn ra nhiều sự kiện không liên quan gì đến cuốn sách. Tôi cũng nghe được vài bài khá hùng hồn, mang dáng dấp hùng biện, nhưng phần lớn cũng chỉ là ngụy biện mà thôi.

Bên phản đối chủ yếu dựa vào câu lệnh “Không được nổ súng trước” chứ không phải “Không được nổ súng” để suy luận ra nhiều tội ác. Họ thường bỏ qua nội dung chính của cuốn sách là sự hy sinh anh dũng và thảm khốc của 64 chiến sĩ, sự tàn độc và ăn cướp trắng trợn của Trung Cộng. Cũng có vài bài phản bác các ý kiến của người ủng hộ, ví dụ bài phê phán ý kiến của TS Tô Văn Trường.

Ban đầu tôi nhầm, cho đây là trận khẩu chiến hoặc bút chiến, nhưng không phải. Vì sao? Vì phần lớn chỉ có bên phản đối nói hoặc viết, còn bên làm sách, sau khi ra sách được rồi thì chủ yếu giữ im lặng. Chắc họ nghĩ rằng hãy để cho nhân dân đọc sách và phán xét. Tôi thấy nếu cứ kéo dài tình cảnh này thì chẳng có lợi gì, vì bên nào nói chủ yếu bên ấy nghe, chẳng ai thuyết phục được ai, mà một số người ở bên trung gian dễ nghe theo những kẻ to mồm hoặc có cương vị xã hội, lại được nấp bóng lãnh đạo Đảng. Việc làm như vừa qua đẩy đến sự chia rẽ dân tộc tăng lên, và đó là một tổn thất. Liệu có nên xử lý tổn thất này không và xử lý như thế nào.

Bên phản đối đề nghị đưa vấn đề cho Quân ủy Trung ương phân xử. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay thì không có tổ chức nào của Đảng, kể cả Hội đồng Lý luận và Bộ Chính trị có đủ trí tuệ và sự khách quan để xét xử công bằng vụ này. Chắc rằng một số cán bộ cấp cao, có trách nhiệm cũng thấy quá khó phân xử và cứ để một thời gian rồi mọi chuyện lại đâu vào đó, giống như câu dân gian hay nói: “để lâu cứt trâu hóa bùn”. Nếu như thế thì dân tộc này còn chịu chìm đắm trong vòng tăm tối.

Tôi đề nghị đưa việc này ra đối thoại công khai để cho toàn dân nắm được vấn đề và có ý kiến của mình. Ai sẽ đứng ra tổ chức và điều hành cuộc đối thoại này, lấy kinh phí từ đâu, tôi đã có dự kiến, nhưng xin được bàn sau.

Để đối thoại mỗi bên có một đại diện. Tôi đề nghị đại diện tạm thời cho bên làm sách là thiếu tướng Lê Mã Lương, đại diện cho bên phản đối là thiếu tướng Hoàng Kiền. Nếu một hoặc cả hai ông không nhận thì các ông đề cử người khác thay. Mỗi bên tập hợp một nhóm khoảng 5 người trực tiếp tham dự đối thoại. Những nhân vật này do người đại diện lựa chọn, mời hợp tác.

Cuộc đối thoại cần được tổ chức trong một hội trường khá rộng, có đủ chỗ cho vài ngàn người theo dõi tại chỗ, được truyền hình trực tiếp cho toàn dân xem, được thông báo trước để toàn dân biết.

Hiện nay rõ ràng là người làm sách đang bị một số người công kích, lên án. Ở các nước dân chủ người bị công kích có thể kiện ra tòa khi cho rằng những công kích đó là không đúng, là làm thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm. Ở VN hiện nay không thể kiện kiểu này. Trong hoàn cảnh chưa có tự do báo chí thì chỉ có đối thoại công khai mới có thể bảo vệ sự thật và giúp cho đại đa số người dân hiểu được sự thật.

Khi đưa ra lập luận và chứng cứ để tranh luận, trừ trường hợp cố tình lừa bịp thì mỗi bên đều tự tin vào sự vững chắc lập luận của mình. Đó mới chỉ là chủ quan. Mức độ vững chắc của lập luận phải được thử thách bằng phản biện, bằng tranh luận. Mỗi vấn đề cần được trao đi đổi lại vài lần, tốt nhất là cho đến khi một bên không đủ lý lẽ để tranh luận tiếp, hoặc chỉ có thể cãi chầy cãi cối. Việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai là dịp tốt để nâng cao dân trí.

Tôi nghĩ, hay là bên làm sách đưa ra lời thách bên phản đối tham gia đối thoại công khai. Chắc rằng bên phản đối sẽ tìm cách không chấp nhận hoặc trì hoãn. Nếu thế thì to mồm chửi rủa người ta mà làm gì. Ngạn ngữ có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Nhưng hiện nay đến cửa quan chưa chắc đã biết được khôn ngoan mà chủ yếu biết mưu mô, thủ đoạn. Để có được, biết được khôn ngoan nên mở nhiều đối thoại công khai. Tôi xin kêu gọi mọi người hưởng ứng đề nghị này.

Vài suy nghĩ về đoàn kết trong phong trào dân chủ

Trung Nguyễn

9-9-2017

Ông Hồ Chí Minh phát biểu tại một kỳ họp QH 1946.

Sự kiện Giáo sư Tương Lai tuyên bố trung thành với đảng Lao Động của ông Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý những ngày gần đây. Nhiều người đã sinh hoạt lâu năm trong phong trào dân chủ đã viết bài, nêu quan điểm về sự kiện này.

Đa số các bài viết trách GS Tương Lai đến giờ này vẫn còn ca tụng “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Các bài viết khác thì bênh vực GS Tương Lai, cho rằng tác giả những bài viết trên không đoàn kết, và cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho phương tiện”: không cần biết đảng Lao Động của GS Tương Lai trung thành với “tư tưởng Hồ Chí Minh” như thế nào nhưng chỉ cần có đảng ngoài đảng cộng sản một cách công khai là tốt rồi.

Trung Quốc và Nga đang tìm cách tiêu diệt nền dân chủ

Dallas Morning News

Tác giả: Laura Rosenberger

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Dave Plunkert

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các nền dân chủ lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa độc đoán. Đây không phải là trận chiến ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh. Nó là một cuộc đối đầu giữa các hệ thống chính trị. Khi các nền dân chủ cho thấy các vết nứt và chế độ độc đoán có được sức mạnh, cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển tới thế giới của các chế độ độc tài đang đặt ra các quy tắc cho những thách thức toàn cầu mới, đặc biệt là trong thông tin, công nghệ và không gian kinh tế.

Dân trí và đảng trí

Hoàng Tự Minh

11-11-2018

Có cần một chút hiểu biết, cấp độ, cảm nhận tối thiểu nào đó hoặc bao hàm cả yếu tố dân trí để nhận ra chân tướng một tín đồ Cộng sản hay một sự việc rất nhân danh có trạng thái mùi mẫn như vì cái chung, vì sự nghiệp cao cả.

Tin Biển Đông: Lại đường lưỡi bò, chuyện dài nhiều tập…

BTV Tiếng Dân

12-11-2019

Zing đưa tin: Địa cầu có đường lưỡi bò được bán tràn lan trên mạng ở Việt Nam. Trên các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada và Sendo bày bán nhiều quả địa cầu có hình “đường lưỡi bò” trước khi bị báo chí phản ánh và ngừng bán. Nhưng “trên nhiều trang mạng và fanpage Facebook, mặt hàng này vẫn được rao bán. Với từ khóa ‘địa cầu từ trường’ hay ‘địa cầu lơ lửng’, Google trả về hơn 1 triệu kết quả”.

Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường?

 Mai V. Phạm

15-6-2019

Tuần trước, hơn một triệu người Hồng Kông biểu tình ôn hòa phản đối dự luật cho phép dẫn độ tình nghi sang Trung Quốc. Theo dõi các cuộc biểu tình khổng lồ của Hồng Kông, khá nhiều người Việt đặt câu hỏi: “Khi nào triệu người Việt Nam cũng xuống đường như thế?

Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

Khai mạc đại hội XIII, tất cả những quân cờ đều lật ngửa

Trần Kỳ Khôi

24-1-2021

Sau ba năm chuẩn bị, cũng như tiêu tốn số tiền khổng lồ của người đóng thuế lên đến một tỷ đô la Mỹ, cho đại hội cấp cơ sở, cuối cùng mọi thứ cũng đã chuẩn bị xong cho Đại hội XIII. Mọi dàn xếp ngôi thứ, phân luồng, chạy chỗ, đã đâu vào đó. Đàn ông thì đổi chác bằng tiền, đàn bà thì đổi tình và nhiều thứ khác để có vai diễn đúng theo kịch bản.

Gặp lại Nguyễn Khánh Toàn, bãi phân khô mà vẫn hôi thối

Lê Lê

27-4-2021

Nguyễn Khánh Toàn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Nguồn: CAND

LGT: Chúng tôi nhận được bài viết này và đã xác minh một số thông tin trong bài, được cho biết như sau: Tất cả những thông tin về Nguyễn Khánh Toàn hầu hết đều đúng, chứng tỏ Lê Lê là người trong cuộc. Quá khứ và tội ác của vợ chồng Nguyễn Khánh Toàn nhiều hơn những gì mà bài này liệt kê.

Thiết nghĩ, nhân vật Nguyễn Khánh Toàn nghỉ hưu đã lâu, không còn dính dáng đến chính trường, cũng không gây sự chú ý tới dư luận xã hội. Tuy nhiên, có những thông tin về ông ta và gia đình ông ta mà người dân cần biết, nên xin được đăng bài này, để quý độc giả có thêm thông tin về một nhân vật từng là Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông tư lệnh “4 Tê” chỉ huy cái gì dzậy?

Tô Hải

18-11-2017

Lần đầu tiên, một ông bộ trưởng mới 57 tuổi mà được phân công chỉ huy một cái cơ quan cực kỳ phức tạp có nhiệm vụ của hai bộ cũ: Bưu chính Viễn thông sáp nhập với Cục Báo Chí Xuất Bản, Bộ Văn Hóa, thì mình đã nghĩ rằng; Chắc tay tư lệnh Trương Minh Tuấn này phải hơn hẳn mấy ông tiền nhiệm Lê Doãn Hợp và Nguyễn Bắc Son một vài cái… bằng tiến sỹ – giáo sư. Vì “ông ta có thế nào thì” anh Trọng mấy gật đầu thông qua chứ!

Bị các em cuồng đảng chất vấn, Ông Tuấn luôn tỏ vẻ trung ương phó ban chỉ đạo tư tưởng và trái tim của 93 triệu người. Nguồn: internet

Nhưng không! Kiểm tra trên trang web của chính phủ mới thấy được: ông này đúng là “có cánh”, “có vây” nên leo cao, luồn nhanh như chớp! Ông sinh ngày 23/9/1960 và vào Đảng từ 12/1980. Vào quân đội làm giảng viên chính trị được một năm thì ông được chuyển sang dân sự, rồi được đi học trường chính trị cao cấp và được cấp bằng tiến sỹ chính trị! Rồi vào trung ương, rồi làm Bộ trưởng, kiêm phó Ban Tuyên giáo, rồi lần này làm tư lệnh chỉ huy cái đầu và con tim của 90 triệu dân, tuy là làm phó cho anh Võ Văn (đều) Thưởng!

Đặc biệt lần ra trả lời Quốc Hội của Đảng lần này, anh trả lời có nhiều điều rất đáng để bà “chủ tịt” khen và khuyến mại thêm giờ phát biểu “lây” cả sang ông phó thủ tướng Vũ đức Đam.

Riêng với bản thân tớ, thì tớ đã phát hiện ra nhiều điều sẽ còn đưa anh này lên cao, cao mãi vì:

1- Anh có tài “nói đi rồi nói lại”, cứ tỉnh bơ như chuyện bình thường dù nói đi là trắng, nhưng nói lại là đen! Một nguyên lý về “tuyên và giáo của đảng cộng sản” Ví dụ: anh lớn tiếng khẳng định: Nước ta không có kiểm duyệt báo chí, thì ngay sau đó , anh lại giơ cái Luật Báo chí ra để khoe: Năm vừa qua anh đã phạt và đóng cửa hơn 150 tờ báo. Tuy nhiên anh lại nói lại: Mạng xã hội không bị luật này chi phối vì không được coi là báo chí (?) nên rất khó xử lý… Hơn nữa với con số 67% dùng Internet thì có tới 60% dùng mạng xã hội, mà mạng xã hội thì 95% là của nước ngoài!

2- Tư lệnh trẻ này không quên tỏ vẻ “Ta đây là phái “kỹ trị”, có hiểu biết về sự “không thể” khi muốn cấm Internet (tuy miệng thì vẫn nói “xiết chặt”). Anh ta nói: “Mạng xã hội như một con đường. Trên con đường đó có rất nhiều hạng người, có người tốt, người xấu, thậm chí có kẻ cướp“. Và rằng “mạng xã hội không xấu, vấn đề là ý thức người dùng mạng xã hội”. 53 triệu người sử dụng Internet không xấu. Đa số là người tốt! Phải hạn chế tối đa “năng lượng xấu” này! Cứ cho là 1,5 triệu người đi thì so với 53 triệu cũng chưa thấm tháp gì! Vả lại nhân dân ta vẫn tin tưởng vào đường lối của đảng qua báo chí chính thống nên báo chí nước ta vẫn có nhiều độc giả hơn trên các trang mạng? (*)

3- Ông ta thích đi vào những vấn đề trừu tượng như “con đường Internet”, như “năng lượng xấu”, “năng lượng đen”, nhưng nếu bị hỏi về vấn đề kỹ thuật như “khả năng có cách gì thay thế hoặc cấm cửa Google, Facebook, You Tube… không, thì ông không ngại mà đá quả bóng sang cho các Bộ, Ban khác và không quên nói đến “khó khăn về tài chính và nhân sự!” Ông lờ đi sự thất bại phải đóng cửa của 18 trang web nhằm phục vụ cho 900 dư luận viên của Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Hà Nội vì kiếm không ra một dư lợn viên mà biết viết!

3 tháng tiết kiệm tiền lương (?) mới tậu được nó chẳng lẽ Google, YouTube lại cấm hay sao? Ảnh: VNE

4- Như để tỏ vẻ ta đây là một tư lệnh “up to date” sau cuộc trả lời ở Quốc hội, ông còn tranh thủ tự quảng cáo bằng một tấm ảnh chụp ông với chiếc iPhone up to date, với câu nói khó ai tin: “Mình phải tiết kiệm 3 tháng lương mới mua được nó đấy!” Đồng nghĩa với “Tớ mà sắm cái này thì còn khuya mới cấm cửa được Google, YouTube, Facebook!”

Tóm lại, với con mắt, bộ óc của tớ thì Tư lệnh trẻ này đang đi đúng đường lối tuyên truyền của đảng: Nói xuôi cũng được/ Nói ngược cũng hay/ Dù đông, dù tây/ Biết xài đều tốt!

(*) Những lời nói của anh Tuấn ghi trong buổi anh trả lời chất vấn ở QH không hoàn toàn đúng từng chữ nhưng tuyệt đối đúng ý.

Nước Mỹ sang trang

Nhã Duy

8-1-2021

Những kẻ ủng hộ ông Trump chiếm tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1/2021. Nguồn: Reuters

Có lẽ sẽ mất khá lâu để thế giới lấy lại hình ảnh cùng vai trò lãnh đạo của một nước Mỹ quyền lực, qua những gì họ đã chứng kiến trong ngày 6/1 vừa qua. Cuộc bạo động, tấn công vào tòa Quốc Hội từ những người ủng hộ Donald Trump chỉ là giọt nước tràn ly và cuối cùng sau bốn năm Trump cầm quyền và hủy hoại nền cộng hòa và dân chủ Hoa Kỳ, những tưởng là một trong những khuôn mẫu hàng đầu của thế giới.

Thư gửi các thầy thuốc có lương tri

Mạc Văn Trang

29-3-2021

Thưa các Bác sĩ, các nhân viên y tế trực tiếp đem nghề nghiệp phục vụ nhân dân.

Bản án vụ chuyến bay giải cứu: Phạm Trung Kiên thoát chết nhưng công lý bị treo cổ

Blog RFA

Gió Bấc

30-7-2023

Vụ án “chuyến bay giải cứu”, cuối cùng tòa cũng tuyên án theo hướng mà dư luận đã dự đoán, nghi ngại. Phạm Trung Kiên thoát chết, so với mức đề nghị của Viện Kiểm Sát, một số bị cáo bị tuyên phạt nặng hơn, có đến bốn án chung thân. Nhưng bản án đầy rẫy bất minh, né tránh vấn đề cốt lõi là quyền lợi của những khách hàng bị hút máu. Công lý bị treo cổ, kẻ thủ ác chính là Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng. 

Trời sinh Volodymyr Zelensky để lãnh đạo cuộc chiến vệ quốc của người dân Ukraine

Nguyễn Văn Nghệ

14-3-2022

Tổng thống Zelensky phát biểu tại Kyiv ngày 22/2/2022. Nguồn: RM/ Shutterstock