Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường?

Lê Văn Đoành

2-3-2022

Còn chưa đầy hai tháng nữa Hội nghị Trung ương 5, khoá 13 của đảng Cộng sản sẽ khai mạc, tuy nhiên vấn đề thay đổi nhân sự chóp bu đã râm ran trong chính giới, lan ra tới các quán cafe, trà đá vỉa hè Hà Nội. Chủ đề duy nhất, nóng hổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận chuyển giao quyền lực, rút lui khỏi chính trường, và người được chọn kế vị ông là ai?

VinFast VF8 đơn giản là chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ (Phần 1)

Jalopnik

Tác giả: Kevin Williams

Dương Lệ Chi, dịch

14-12-2022

Công ty khởi nghiệp xe hơi điện đã đưa tôi đến trụ sở chính ở Việt Nam để lái chiếc xe điện đầu tiên dành cho thị trường Hoa Kỳ. Đó là trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời tôi.

Mừng luật gia Nguyễn Bắc Truyển tới bến bờ tự do

Thục Quyên

13-9-2023

Vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển và bà Bùi Kim Phượng. Nguồn: FB nhân vật.

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” (Kỳ 2)

Dương Tự Lập

25-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ấy vậy mà báo chí quốc doanh trong tháng 10/2023 loan tin, ở ngành Khoa học An ninh, có một ứng viên duy nhất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư là ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Xin hỏi, cái bằng phong tặng cho gã Bình này, có bảo đảm bằng cái bằng của cha nào đó ký tặng cho Việt Á, công ty nâng khống giá test kit Covid-19 không? Có bằng một đống bằng đồng nát của đứa nào ký trao cho quái nhân Trương Mỹ Lan không?

Nguyễn Công Khế: Hình mẫu con người mới XHCN

Blog RFA

Gió Bấc

19-1-2024

Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam và hai nước anh em Triều Tiên, Trung Quốc luôn nằm trong tốp “đội sổ” tự do báo chí. Đặc biệt, năm 2023 tụt thêm 3 hạng, xếp thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới.

Khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?

Nông Văn Tiềm

25-3-2024

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế.

Ghế chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện đang bị bỏ trống. Trong khi chờ Bộ Chính trị chuẩn thuận một nhân vật chính thức lên thay ông Võ Văn Thưởng, hiện bà Võ Thị Ánh Xuân đang ngồi tạm ghế này kể từ ngày 21-3-2024. Đây là lần thứ hai bà Xuân ngồi tạm ghế Chủ tịch nước, nhưng bà Xuân sẽ không bao giờ được ngồi ghế này chính thức, bởi bà không ở trong Bộ Chính trị.

Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

15-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.

Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái.

Theo như lời kể của anh qua email, gia đình anh sống ở Hải Phòng, vợ anh người Việt, là giáo viên, năm 1979, khi chiến tranh giữa Môi hở-Răng lạnh xẩy ra, vợ anh bị đảng ủy của trường kêu lên “làm việc”, yêu cầu vợ anh phải li dị với chồng nếu không muốn “mất dậy”. Hai vợ chồng hãi quá, đành phải tính kế ra đi, tìm đường cứu lấy hạnh phúc gia đình. Chuyến đi may mắn, được tầu hàng của Anh vớt, sau đó định cư ở London đến nay.

Nghệ An đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng

Tâm Ngọc

29-7-2017

Nghệ An – Chiều tối ngày 29 tháng Bảy năm 2017,  tại Giáo xứ Vĩnh Hoà diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng bị nhà cầm quyền Nghệ an bắt hôm 24 tháng Bảy. Cùng thời điểm nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng, và cho công lý, hòa bình, cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận trước Hội nghị Trung ương 6 (kỳ 24)

Nguyễn Văn Tung

28-9-2017

Việc thanh tra toàn diện Mobifone đã kéo dài hơn 1 năm (từ tháng 9/2016), việc kết thúc thanh tra cũng đã hơn 8 tháng (từ tháng 1 năm nay). Tổng Bí thư đã chỉ đạo Ban Phòng chống tham nhũng trung ương đưa vụ AVG vào danh sách 11 vụ án điểm của 6 tháng cuối năm 2017. Tuy vậy, Thanh tra Chính phủ vẫn tiếp tục trì hoãn không chịu công bố kết luận thanh tra.

Sự lừa dối trắng trợn và âm mưu che dấu thông tin khuất tất đối với Nhà nước

TBT Nguyễn Phú Trọng – Vị hào kiệt của dân tộc!

LTS: Bài viết của LS Tiến sĩ Trần Đình Triển, “TBT Nguyễn Phú Trọng – Vị hào kiệt của dân tộc!” đưa ra những quan điểm trái chiều về người đứng đầu đảng CSVN, có thể gây nhiều tranh cãi.

Nếu ông Trọng thật sự là “hào kiệt của dân tộc”, ông lại là người nắm quyền tối cao của đất nước suốt hơn 6 năm qua, liệu Việt Nam có quá bệ rạc, mục nát, thối rữa, nợ nần chồng chất, sắp sửa rơi vào tay ngoại bang như nhiều người lo ngại? Ông Nguyễn Phú Trọng là hào kiệt hay tội đồ của dân tộc? Kính mời quý độc giả tham gia thảo luận.

____

LS Trần Đình Triển

17-12-2017

LS Trần Đình Triển. Ảnh: internet

Thể chế chính trị của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới, một đảng hay đa đảng đều có yếu tố tích cực và hạn chế. Thước đo sự tiến bộ của nhà nước đó chính là: giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đoàn kết và được sự tín nhiệm của quảng đại quần chúng nhân dân; quyền con người được tôn trọng; kinh tế tăng trưởng giải quyết tốt mọi nguồn chi, có tích luỹ, đời sống nhân dân phồn vinh – văn minh và trí tuệ; tái đầu tư và giải quyết các nhu cầu xã hội, an ninh quốc phòng; bảo vệ môi trường; hoà đồng với cộng đồng quốc tế;…

Trao Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức cho LS Nguyễn Văn Đài tại Berlin

Hiếu Bá Linh

12-6-2018

Ls. Nguyễn Văn Đài (giữa) cùng vợ (trái) và cộng sự Lê Thu Hà. Ảnh chụp sáng 8.6.2018 tại Đức.

Ngày mai, thứ Tư ngày 13.06.2018 Luật sư Nguyễn Văn Đài sẽ đến Berlin và Liên đoàn Thẩm phán Đức (viết tắt là DRB) sẽ tổ chức một buổi lễ trao Giải thưởng Nhân quyền DRB cho LS Nguyễn Văn Đài.

Ông Trần Bắc Hà, đệ tử ruột cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị bắt?

28-11-2018

Thông tin trên mạng lan truyền, ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV, là đệ tử ruột của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bị công an Việt Nam bắt giữ tại Campuchia.

Phạm Đoan Trang được đề cử Giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không biên giới

Hiếu Bá Linh

30-8-2019

Ngày 29/8/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã công bố danh sách chung khảo gồm 12 cá nhân và tổ chức từ 12 nước trên thế giới, được đề cử Giải Tự do Báo chí năm 2019, trong đó có cô Phạm Đoan Trang, một blogger và là nhà đấu tranh nhân quyền được nhiều người biết tiếng.

Tổ chức “Phóng viên Không biên giới” giới thiệu ứng viên Phạm Đoan Trang

Ông Christophe Deloire, Tổng thư ký Phóng viên Không Biên giới, nói: “Nhiều người trong số những người được đề cử đang bị đe dọa nặng nề hoặc bị cầm tù nhiều lần vì những hoạt động của họ – nhưng họ không bị khuất phục và vẫn lên tiếng chống lại sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và các tội ác khác. Tình trạng khó khăn mà những ứng viên gặp phải, không làm chúng tôi nản lòng. Trái lại, nó cho chúng ta sức mạnh và ý chí để tiếp tục chiến đấu. Sự can đảm trong phục vụ lý tưởng báo chí là một động lực to lớn cho những ai muốn đối mặt với những thách thức quan trọng nhất của nhân loại“.

Giải Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới được trao tặng hàng năm, gồm có 3 hạng mục:

– Về sự can đảm

– Về sức ảnh hưởng, tác động

– Về sự độc lập

Phạm Đoan Trang và 3 ứng viên khác được đề cử cho hạng mục về sức ảnh hưởng, tác động, và tổ chức Phóng viên Không biên giới đã giới thiệu ứng viên Phạm Đoan Trang như sau:

“Phạm Đoan Trang là người sáng lập tờ Luật Khoa, một tạp chí trực tuyến chuyên về các vấn đề pháp lý và nhân quyền. Bà cũng là người xuất bản tờ The Vietnamese, một tạp chí giúp người dân Việt Nam đòi quyền lợi của mình và chống lại sự thống trị chuyên chế của Đảng Cộng sản. Cô là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có sách nói về quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam (cộng đồng người đồng tính nữ, nam, song tính, chuyển giới). Mười năm sau khi phát hành cuốn sách này, kỳ quặc thay, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi tiên phong về vấn đề này, không còn hình sự hóa hôn nhân đồng giới. Phạm Đoan Trang bị cảnh sát đánh đập vì những hoạt động của mình và trong năm 2018 cô bị bắt giam hai lần trong nhiều ngày“.

Nhà hát Đức (Deutsches Theater) tại Berlin, nơi sẽ trao Giải Tự do Báo chí vào ngày 12/9/2019. Photo Courtesy

Lần đầu tiên Giải thưởng sẽ được trao tại Berlin

Giải thưởng Tự do Báo chí được tổ chức trao lần thứ nhất vào năm 1992 tại Pháp và những lần sau đó được tổ chức trao giải hàng năm tại Pháp. Riêng năm 2018 buổi lễ trao giải thưởng diễn ra tại London. Đặc biệt năm nay, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập phân bộ Đức, Giải Tự do Báo chí năm 2019 sẽ được trao ở Berlin, thủ đô nước Đức.

Ông Michael Rediske, Phát ngôn viên của RSF phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng khi Berlin được tổ chức buổi lễ trao giải thưởng. Thật vinh hạnh cho chúng tôi khi được đón tiếp và vinh danh các nhà báo gan dạ từ khắp nơi trên thế giới. Giải thưởng gửi cho các chế độ đàn áp một tín hiệu rằng công việc của phụ nữ và đàn ông can đảm trên toàn thế giới được mọi người nhận thấy và chúng tôi không để họ một mình bị đe dọa, bắt bớ và giam cầm“.

Buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức vào lúc 19 giờ tối ngày 12/9/2019 tại Nhà hát Đức (Deutsches Theater) ở Berlin.

Nguồn: https://www.reporter-ohne-grenzen.de/pressemitteilungen/meldung/rog-gibt-nominierte-bekannt/

https://www.reporter-ohne-grenzen.de/themen/press-freedom-awards/prize-for-impact/

Sao Khuê đã tắt!

Ca Dao

26-6-2020

Ông Trần Khuê, một trong những người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Photo Courtesy

Đã lâu, ít nghe nhắc đến ông, thót giật mình khi đọc tin trên mạng: Giáo sư Trần Khuê đã qua đời ngày 25/6/2020, thọ 84 tuổi.

Cũng là dịp để nhớ về ông và những kỷ niệm rời…

Từ 20 năm qua, Phong trào Dân chủ đã có nhiều thay đổi, nhờ mạng xã hội phát triển, những người tham gia lên tiếng cho Tự do, Dân chủ Việt Nam cũng đã đa dạng hơn.

Nhưng vào những thập niên 1980 – 1990, ít ai dám lên tiếng công khai, cụm từ “phong trào đối kháng, đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền” vẫn còn rất ngại ngùng khi được nhắc đến ở các quán cafe Sài Gòn, Hà Nội.

Vĩnh biệt hùm xám đường số 4

Bằng Phong Đặng Văn Âu

25-9-2021

Ông Đặng Văn Việt thời trẻ. Ảnh tư liệu gia đình

Đêm qua, lúc 20 giờ địa phương Calfornia, ngày thứ Sáu 24 tháng 9, người cháu con ông anh Cả của tôi ở Hà Nội gọi điện thoại báo tin: Bác Đặng Văn Việt mới qua đời.

Sao không khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến?

Phạm Vũ Hiệp

14-5-2022

Toà án thành phố Hà Nội đưa vụ án cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng 13 đồng phạm trong vụ án Cty VN Pharma buôn thuốc giả ra xét xử. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 12 đến 17-5-2022, do thẩm phán Đào Bá Sơn làm chủ tọa, năm kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát TP Hà Nội giữ quyền công tố. Trương Quốc Cường bị truy tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 285 Bộ luật Hình sự.

Kể chuyện trước đêm giao thừa về Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh

Thu Hà

21-1-2023

Từ khi cướp được chính quyền năm 1945, lập nên nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chia bè phái, phe nhóm chính trị để thâu tóm quyền lực, thao túng chính trường, nhằm dễ bề biển thủ công quỹ, ăn cắp tài sản của dân, mua quan bán chức…

Bài báo bị gỡ bỏ: Hai trụ sở công an ở Đăk Lăk bị tấn công

VnExpress

11-6-2023

LGT: Thông tin về vụ hai trụ sở công an ở Đăk Lăk bị tấn công hôm nay, được báo VnExpress đăng tải lúc 9h46′ sáng, nhưng chẳng bao lâu thì bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại nội dung bài báo này, kèm theo bên dưới là văn bản của Bộ Công an và danh sách những người bị thương vong. Các tài liệu này chúng tôi có được từ một cộng tác viên gửi tới.

Đại Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt – Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Phạm Phan Long, P.E.

16-10-2023

Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang – Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và Lào phải nhận trách nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa.

Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã đến được bến bờ tự do

Tường An

15-12-2023

Nguyễn Tiến Trung từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc. Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần cuối)

Phạm Vũ Hiệp 

8-2-2024

Tiếp theo phần 1

Sóng gió nghị trường

Cũng cần nhắc lại, trong suốt nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh luôn được đồng đảng “săn sóc đặc biệt”, khi liên tục bị đưa ra chất vấn tại diễn đàn trong ba kỳ họp của Quốc hội khoá 14:

Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt, cảnh đồng sàng dị mộng

Lời giới thiệu từ Việt Ecology Foundation: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/4/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này.

Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 4) – Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao  — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam  —  Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Chưa đầy một tháng sau khi Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ vào cuộc, trưa 5/3/1993, dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược đã tự sát chết tại nhà riêng. Cái chết thương tâm của dược sĩ Tín đã gây sốc trong dư luận. Đến thời điểm lúc bấy giờ đã có hàng chục bài báo phanh phui những sai phạm tại Vụ Quản lý dược. Nhưng ngay lúc đó báo chí hầu như không thông tin về cái chết này.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 6: Những cuộc thi kỳ ảo

David Trần Hiếu

31-10-2017

Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, với 5 phần đã qua đề cập đến một số nhân vật cụ thể, liên quan đến công tác nhân sự nhiều tai tiếng tại Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng còn làm Bộ trưởng.

Kỳ này, tác giả không đề cập tới một nhân vật cụ thể mà giới thiệu cùng bạn đọc một cách thức, hay nói chính xác là một mánh khóe liên quan tới công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã lựa chọn: đó là các cuộc thi tuyển chọn cấp trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Những ngôi mộ tập thể ở Huế

Trần Gia Phụng

19-2-2018

Chính quyền và người dân Huế chôn những nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Life

1.-  BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BỊ ĐẨY LUI

Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.

Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968).  Ngày mồng 5 Tết (3-2), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa.  Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV. 

Nhân chứng quan trọng nhất đã không xuất hiện trước phiên tòa xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

7-7-2018

Theo dự trù hôm thứ Sáu ngày 06/07/2018, trong phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nhân chứng đặc biệt, có thể nói là nhân chứng quan trọng nhất, sẽ xuất hiện và cung khai trước tòa.

Công an không có quyền kiểm tra nhà dân khi chưa có lệnh của tòa án

Nguyễn Tiến Trung

7-1-2019

Lúc 9h30 tối nay công an khu vực tới nhà tôi đòi kiểm tra hộ khẩu. Tôi không cho phép công an khu vực vào nhà. Không thể có chuyện công an muốn vào nhà dân lúc nào thì vào. Và tối nay thì công an đòi vô kiểm tra từng phòng trong nhà tôi. Cuối cùng thì công an phải đứng ngoài đường trước nhà tôi để xem sổ hộ khẩu tôi đưa ra.

Cây cộng sản

Trần Gia Phụng

21-2-2020

“Cây cộng sản” là tên một truyện ngắn của Phan Khôi trong tập bản thảo Nắng chiều. Ông xin xuất bản năm 1957 ở Hà Nội, nhưng không được CS cấp phép.

Cộng hòa Cyprus cài cắm người vào Quốc hội VN?

BTV Tiếng Dân

Vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc mới bị phát hiện là… người của Cộng hòa Cyprus trong Quốc hội Việt Nam, mà ông Quốc đã khai với báo Tuổi Trẻ tối 25/8, đã làm cho cư dân mạng dậy sóng. Dù ông Quốc đã khai đêm qua, nhưng sáng nay, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu, thuộc Ủy ban Thường vụ QH, khẳng định, Quốc hội chưa nhận được báo cáo nào nói ĐBQH Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, VietNamNet đưa tin.

Tổng kết các diễn biến quan trọng trong năm 2021

Đỗ Kim Thêm

7-1-2022

Ngày 1/1/2021: ký Hiệp định Thương mại Liên Âu – Vương quốc Anh

Vào phút chót ngày 24/12/2020, Liên Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận quy định việc Vương quốc Anh ra khỏi Liên Âu và thị trường chung (Brexit). Ngoài ra, thỏa thuận cũng dự kiến nhiều hợp tác khác trong các lĩnh vực an ninh và bảo vệ khí hậu và cũng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/5/2021.