Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.

Do ai khiến dân bất an?

Paulus Lê Sơn

9-6-2017

Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Võ Hải

Sáng 09.6.2017, trong thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là “nỗi bất an của người Việt Nam”. Một tiếng nói lẻ loi tại nghị trường nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay. Điều đó rất đáng hoan nghênh trong tư duy của những người suy nghĩ về đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là giải pháp làm sao thì chưa làm được và nguyên nhân do ai gây ra thì thật sự vẫn chưa thẳng thắng chỉ tên. Theo dòng lịch sử của Quốc hội đã không ít nghị viên trước đây cũng có nhiều người nói. Nhưng nói xong, chẳng thấy thay đổi bất cứ điều gì. Từ suy nghĩ trăn trở cho hiện tình đất nước biến thành tinh thần hành động dứt khoát thì còn là một hố sâu ngăn cách.

ĐỊNH HƯỚNG MÃI SẼ CÓ NGÀY XUỐNG LỖ

Phạm Trần

10-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:

– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảng vô thần, Quốc hội vô tâm, viết luật vô nghĩa

Phạm Trần

8-6-2017

Các Mác: Tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ quần chúng. Ảnh: internet

Đảng Cộng sản Việt Nam vô thần chống người hữu thần không là chuyện lạ ở Việt Nam, nhưng Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69 Hiến pháp 2013) mà làm luật vô nghĩa, để khống chế tôn giáo theo lệnh đảng, thì có bù nhìn nào hơn?

Cũng cái Quốc hội “đảng cử dân bầu” này đã viết rõ trong Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:

1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

15-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.

Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái.

Theo như lời kể của anh qua email, gia đình anh sống ở Hải Phòng, vợ anh người Việt, là giáo viên, năm 1979, khi chiến tranh giữa Môi hở-Răng lạnh xẩy ra, vợ anh bị đảng ủy của trường kêu lên “làm việc”, yêu cầu vợ anh phải li dị với chồng nếu không muốn “mất dậy”. Hai vợ chồng hãi quá, đành phải tính kế ra đi, tìm đường cứu lấy hạnh phúc gia đình. Chuyến đi may mắn, được tầu hàng của Anh vớt, sau đó định cư ở London đến nay.

Từ nhóm lợi ích du lịch

“Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta”.

Phạm Đình Trọng

9-6-2017

Một góc Sơn Trà tan hoang vì thi công hàng chục móng biệt thự trái phép. Ảnh: VNN

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người sáng tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

NGÀY 30 THÁNG TƯ

Phạm Đình Trọng

30-4-2017

Ngày 30-4-1975: là ngày có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn. Ảnh: internet

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Đối Thoại

Phạm Đình Trọng

24-5-2017

Võ Văn Thưởng: Không sợ đối thoại, tranh luận. Nguồn: internet

Kể từ khi nhậm chức, 2.2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản: “Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân” và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.