ĐH Điện Lực và ĐH Luật bị thanh tra đột xuất

BTV Tiếng Dân

13-7-2019

Đại học Điện Lực bị thanh tra

Bộ Giáo dục thanh tra nghi án giảng viên ĐH Điện lực nâng điểm thi, VietNamNet đưa tin. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT xác nhận, Bộ đã ký quyết định thanh tra đột xuất Trường ĐH Điện lực sau khi có một số đơn thư tố cáo dấu hiệu sai phạm tại trường này và nhóm cán bộ, giảng viên đang làm việc tại đây. Quyết định thanh tra bắt đầu từ ngày 12/7, thời gian thanh tra trong vòng 30 ngày.

6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD!

Lê Đức Dục

6-9-2019

6 chiếc ghế gỗ là câu chuyện trong bức ảnh kề bên, có 6 em nhỏ trong lễ khai giảng trên rẻo cao Nam Trà My không có ghế ngồi gây xúc động mạnh cho chúng ta từ trưa qua.

3 triệu $ là của một vị Bộ trưởng đánh quả áp phe trong buổi hoàng hôn nhiệm kỳ.

6 cái ghế cho các em và 3 triệu $ của ông bộ trưởng thì liên quan gì nhau hem?

Có đấy!!!

Cùng với những hình ảnh xúc động của lễ khai giảng năm nay trên rẻo cao, là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa. Là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng.

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang , thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở “nóc” Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có 6 học sinh chưa có đủ để ghế ngồi dự lễ.

Nhưng cũng hôm qua chúng ta biết rằng có một cựu Bộ trưởng đã đút túi hơn 3 triệu đô la chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”!

***

Sau đây là nội dung bài viết “6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD” của nhà báo Lê Đức Dục, đăng trên báo Tuổi Trẻ:

Cô giáo trẻ đọc thư chúc mừng khai giảng của Chủ tịch nước tại điểm trường Tắk Pổ sáng 5-9. Ảnh: Trà Thị Thu/ TT

TTO – Trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc ‘hoàng hôn nhiệm kỳ’.

Hôm qua 5-9, chúng ta lại thấy lòng rưng rưng khi nhìn những tấm hình khai giảng gửi về từ rẻo cao.

Sau lễ khai giảng, cô giáo Trà Thị Thu gửi cho Tuổi Trẻ hình ảnh đơn sơ mà đầy cảm xúc của buổi lễ tại điểm trường Tắk Pổ (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Cái nóc (bản, làng – theo cách gọi của người Ca Dong) ấy chỉ cách trung tâm huyện 10km nhưng muốn lên chỉ có cách lội bộ.

Và chúng tôi nghe thắt nghẹn nơi lồng ngực khi thấy trong tấm ảnh chụp các học trò đang chăm chú nghe cô giáo đọc thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của Chủ tịch nước, có sáu em học sinh ngồi xổm trên nền đất, trước ngôi trường lợp tôn, che chắn bằng vách gỗ đơn sơ.

Hình ảnh điểm trường Tắk Pổ trong lễ khai giảng hôm qua khiến chúng tôi liên tưởng ngay đến một ngôi trường nơi cực bắc Hà Giang, đó là điểm trường Lùng Tám Cao ở xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ) với tấm ảnh từng gây xúc cảm không kém khi trong hình là các em học sinh ngồi trên nền đất, tấm bảng trong lớp học làm phông được kẻ nắn nót dòng chữ “Lễ khai giảng năm học 2014 – 2015” bằng phấn trắng.

Chỉ ít ngày sau, hai phóng viên Tuổi Trẻ đã đi tìm ra điểm trường gây “bão mạng” trong mùa khai trường năm ấy.

Chưa hết, lễ khai trường năm ngoái, thầy trò ở khu vực Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã khai giảng bên bờ suối chỉ vì khu vực đó không có mặt bằng nào khả dĩ để có thể tập trung đông đủ học sinh hơn là bãi cát bên suối…

Chúng tôi may mắn đã đặt chân đến những điểm trường rẻo cao như thế. Và rồi công việc cứ cuốn đi, cho đến khi vào những ngày này, chứng kiến cảnh hàng triệu học sinh cả nước nô nức với ngày tựu trường với bao tâm tư ngổn ngang.

Các em học sinh ở đô thị háo hức với những lễ khai giảng có rực rỡ hoa tươi, có bóng bay ngũ sắc, có thả chim bồ câu bay vào trời xanh mang bao ước vọng…

Chúng tôi lại hướng vọng về những xóm bản vùng biên viễn hay bao làng chài chênh vênh nơi đầu sóng. Ở đó giấc mơ của các em học sinh đôi khi chỉ là một bữa cơm no, một manh áo ấm, một đôi ủng nhựa, một chỗ ngồi học không gió lùa mưa dột…

Theo dòng thời sự, cho dù không muốn so sánh, nhưng những dòng thời sự nhân lễ khai giảng năm nay là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa, là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng…

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang, thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ.

Nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, chúng ta biết rằng có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”, và có những quan chức khác trên bục nói rất hay ho nhưng thực tế thì bỏ túi số tiền áp phe lớn mà giả sử các trường, các em có thêm ngần ấy tiền, cuộc đời các cô, các em sẽ có trang mới.

Những con số không thể so sánh nhưng cứ ám ảnh chúng ta…

Nguồn gốc “Ngày nhà giáo Việt Nam”

Trần Trung Đạo

20-11-2019

Phản ứng tự nhiên của một người sinh ra và lớn lên trong một nền giáo dục không có nhiều chọn lựa là chấp nhận nó theo kiểu “nắng mưa là bệnh của trời”, trong lúc những người lớn lên trong một nền giáo dục tự do là phản kháng nó.

Hoàng Xuân Hãn và tâm thư của phong trào Việt kiều

Diễn Đàn

Lê Học Lãnh Vân

18-2-2020

Nửa sau thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 là khoảng thời gian rất thú vị và hào hứng của đời tôi. Khoảng thời gian đó cũng trùng hợp với thời gian Hội Người Việt Nam tại Pháp hoạt động với nhiều hứng khởi.

Phán quyết giám đốc thẩm vụ học sinh phơi nắng

Chu Mộng Long

22-5-2020

Thông báo số 217/TB-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 – Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng được xem như Phán quyết giám đốc thẩm về vụ học sinh lớp 1 phơi nắng mà dư luận đang sục sôi.

Chẳng lẽ chỉ có đảng mới… đáng được chăm sóc?

Blog VOA

Trân Văn

12-8-2020

Vừa có thêm một tai nạn nữa xảy ra trong một trường tiểu học khác ở Lào Cai: Sáng 10 tháng 9, quạt trần trong một phòng học ở trường Tiểu học Kim Đồng (tọa lạc ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đang quay thì rớt… May là tai nạn xảy ra vào giờ chơi, nên chỉ có một đứa trẻ lớp hai ngồi gần đó bị cánh quạt chém vào trán (1)…

Khi trí thức trở thành gian thương

Chu Mộng Long

24-9-2020

Tôi thú nhận từng cùng hội cùng thuyền với các giáo sư tiến sĩ trong một dự án chục triệu đô do nước ngoài cho vay. Dự án cách đây cũng đã mười mấy năm. Duy nhất một lần thôi và tôi phải thoát nhanh để giữ thiên lương của một nhà giáo.

Đôi lời nhân phát biểu của ông Vũ Đức Đam

Nguyễn Đình Cống

20-11-2020

Vừa rồi, tại cuộc họp Quốc hội (tháng 11/ 2020), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có phát biểu về đạo đức xã hội, được nhiều người quan tâm, tạo nên một vài xúc động.

Tết của giáo viên

Thái Hạo

7-2-2021

Tết đến, nghĩ tới giáo viên, lại thấy vừa thương vừa xót xa. Ai cũng biết giáo viên lương thấp, thấp đến khó tin, lại sống trong lạm phát và vòng xoáy tiêu dùng cùng bao nhiêu tệ lậu của xã hội nên đã khó khăn lại chồng thêm khó khăn.

Để giáo viên bớt khổ

Nguyễn Tiến Tường

14-4-2021

Tân bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xướng thông điệp giáo dục “nhân bản”, tôi thấy mừng. Vì ông đã nhìn thấy rằng giáo dục của chúng ta đi xa quá, xa tới mức vắng bóng yếu tố con người.

Về khởi điểm của giáo dục

Thái Hạo

24-5-2021

Chúng ta đã bàn nhiều về mục đích của giáo dục (vẫn thường được gọi là “triết lý”), nhưng lại chưa thật quan tâm tới điểm xuất phát của nó. Hiện, ở VN, đây đang là một vấn đề hệ trọng, nhiều khi còn bức thiết hơn cả việc cứu xét về đích đến.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đấu tranh?

Thái Hạo

10-7-2021

Trong stt liền trước (“vài nhận định bước đầu“), tôi đã thử nêu một câu hỏi, vì muốn tham khảo và quan sát ý kiến của cộng đồng (phản biện để mong nó sửa chữa hay để im cho quá trình “tự phân hủy” được diễn ra nhanh hơn?) thì đã nhận được rất nhiều ý kiến nghiêng về lựa chọn thứ 2.

Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có bao nhiêu sách?

Nguyễn Quốc Vương

22-8-2021

Số lượng sách của một thư viện rất quan trọng. Tôi tò mò muốn tìm hiểu xem thư viện lớn nhất của Việt Nam có bao nhiêu sách.

Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao?

Nguyễn Văn Nghệ

24-11-2021

Giải phóng miền Nam, “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường

Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập, cũng như Tư thục, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “Bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với ‘tư tưởng phong kiến’ đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà ‘tiên học lễ, hậu học văn’ thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”.

Giữa đám người “có miệng ăn mà không có miệng nói” thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm ‘tiên học lễ hậu học văn’ trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” [Bài đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973] mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (Trích bài báo đã dẫn).

Ngay sau khi bài báo xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của Trung ương Đoàn (số 2351, ra ngày 16/08/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình, nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “…chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo và hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”… “Chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lãnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy!”

Tiếp theo bài báo này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng ông Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.

Sau khi cộng sản vào “giải phóng” miền Nam câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng được đảng “giải phóng” khỏi các trường học ở miền Nam Việt Nam và học sinh buộc phải học “đạo đức cách mạng” (Không có đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực (…). Đạo đức cách mạng có phần giống đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến).

Mãi đến những năm cuối của thập niên 80 và đầu những năm của thập niên 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học, nhưng dường như câu khẩu hiệu ấy chỉ là câu sáo rỗng vô hồn, được viết ra bởi quán tính mà thôi!

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “Đại học, học… đại và yêu nước có học” được đăng trên báo VietNamNet ngày 18/5/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt (‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’) và UNESCO (‘Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình’)”

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau, không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa không hợp với thuần phong mỹ tục thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cụ Thân Nhân Trung cũng phải trải qua con đường “Tiên học lễ, hậu học văn” mới đúc kết nên câu nói ấy. Một quốc gia mà không có “Lễ” thì kẻ hiền tài sẽ không được trọng dụng và những kẻ trình độ “a, bờ, cờ” sẽ làm lãnh đạo!

Lễ là để cho con người ngày càng có văn hóa hơn

Để trở thành một con người có văn hóa, thì phải có “Lễ”. Sách Quản tử viết: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn giềng mối chính) và Lễ đứng đầu trong bốn giềng mối ấy. Không có Lễ sẽ trở nên vô thần, phủ nhận thần thánh: “Dân chi sở do sinh, lễ vi đại. Phi lễ vô dĩ tiết sự thiên địa chi thần dã…” (Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không thể thờ thần của trời đất cho có thứ bậc… Lễ ký: Ai Công vấn XXVII).

Lễ không chỉ gói gọn trong lễ nghi, lễ nghĩa mà còn là tôn ti trật tự… và cả luật pháp nữa. Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta: “Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều, trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ”

(Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ – Lễ ký: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung: “Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII, 2).

Để cho người ta khỏi làm điều bậy bạ thì phải có Lễ: “Lễ giả, nhânnhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã”. (Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân – Lễ ký: Phường ký, XXX).

“Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Vào tháng 11/2016 tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định…”, nhưng rồi sau đó ông lại nêu ra: “Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Trên khắp nước Việt Nam hiện nay, từ thành phố đến làng quê, đâu đâu cũng bắt gặp cổng chào ghi: “Tổ dân phố văn hóa”; “Làng (thôn) văn hóa”, đi đến đâu cũng nghe cái từ “văn hóa” nào là “văn hóa ứng xử”; “văn hóa ẩm thực”; “văn hóa phong bì”; “văn hóa từ chức”… Ấy vậy mà ngay trong môi trường giáo dục, tỷ lệ nói dối của học sinh tăng dần theo tuổi.

Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức ngày 24/09/2013, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTPHCM.) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%; cấp Trung học cơ sở là 50%; sinh viên là 80%.

Trong môi trường giáo dục mà còn như thế, hỏi thử ngoài xã hội sẽ như thế nào? Ngay tại thủ đô Hà Nội “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động, “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”.

UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội, trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc.

Hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”

Bà Phó Chủ tịch nước còn tiết lộ: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”.

Vụ học sinh Trần Chí Kiên lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy- Hà Nội) bị xe ô tô chở bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng của trường – đâm gãy chân đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều xác nhận vào thời điểm em Kiên gãy chân không có xe ô tô vào trường. “Những thầy cô quay lưng lại với lại với sự thật, quay lung lại với tai nạn thương tâm của chính học trò mình, những thầy cô có nhiệm vụ trồng người mà “làm chứng dối” như vậy sẽ cảm giác như thế nào khi đứng trên bục giảng nói về sự thật thà về đạo đức công dân?”.

Trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy – Hà Nội), bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phạm một lỗi rất xấu về đạo đức là đã “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh”. Vụ việc đã có kết luận từ Thanh tra cũng như Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, nhưng thay vì bị kỷ luật lại được chuyển sang một trường khác làm hiệu trưởng thì rõ ràng cái tư cách, cái tác phong đó của cô Tạ Thị Bích Ngọc không chỉ là riêng của cô. Phải có nhiều người ‘đồng cảm’ với cô, chống lưng cho cô thì cô mới có cái quyền tiếp tục ngồi cao gây ra cái sự kiện náo loạn nhân tâm tại trường tiểu học Nam Trung Yên! Cô mới có đủ thế lực tiếp tục tại vị cho tới ngày 21.2.2017, mấy tuần lễ sau sự kiện đó! Ngoài ra, cái tác phong đó của cô, trong đời thường không ai trong số các lãnh đạo của cô nhận ra sao? Tại sao cô vẫn được thăng tiến trong ngành? Phải chăng chính sách nhân sự của ngành, chính sách đề bạt của ngành không xem đạo đức đương sự là tiêu chuẩn quan trọng?”

Hoặc như vụ bà Phạm Thị Minh Hiếu – Phó Giám đốc sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận- bẻ cành hoa anh đào để chụp hình bất chấp sự can ngăn của người dân tại khu vực hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt. Bà đã cật vấn người can ngăn: “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…”

Ngoài ra còn “lắm chuyện khó chịu”; “nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày” được bao che và chỉ một phần rất nhỏ các vụ việc trên được phanh phui trên các phương tiện thông tin “lề phải”. Và “có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này!”.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong góp ý dự thảo văn kiện tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2015 đã nói: “Tại sao có tình trạng trên nói dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo, đảng viên không thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ với tính chất rất hình thức, sử dụng không hết giờ làm việc, công suất làm việc cống hiến rất hạn chế”.

Bà Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi “Tại sao?” .Tất cả cũng bởi “vô lễ”mà ra! Xã hội mà “vô lễ” thì “trên không ra trên, dưới không ra dưới”.

Người xưa nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”. (Không học lễ thì không nên người được). Hoặc: “Bất tri lễ vô dĩ lập”. (Không biết lễ thì không nên người được). Người có văn hóa “thật sự” sống theo phương châm: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. (Không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm- Luận ngữ: Nhan Uyên, XII).

Sao bây giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa?”

Cũng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ngày 11/09/2013, bà Nguyễn Thị Doan phát biểu: “Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta ‘ăn’ từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bảo hiểm…”.

Pháp luật chỉ để trị cái đã rồi, còn lễ thì ngăn cấm được việc chưa xảy ra: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu… Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị mạnh, nhi khởi kính ư di diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”.

(Phàm cái biết của người ta chỉ biết được cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sau cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết – Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).

Thánh nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng hình luật bởi vì tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi. Hồ Thích đã nói trong sách Trung Quốc triết học sử rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”. [Trần Trọng Kim, Nho giáo – Quyển thượng, in lần thứ 4, trang 155, Nxb Tân Việt – Sài Gòn]

Bỏ “tiên học lễ” là một sai lầm lớn

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008) – cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: “Ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”. Đừng chê “tiên học lễ” là “cái đã quá lâu, quá cũ”, bởi vì sự giáo hóa của lễ rất tinh vi và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết – Lễ ký: Kinh giải, XXVI).

Hiện nay tình trạng đạo đức của công chức Nhà nước ngày càng xuống cấp, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng có nhận định: “Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt được. Ở Việt Nam bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng có dịp sinh sôi nảy nở. Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế”.(Xem “Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?

Đạo đức xã hội hiện nay được Giáo sư – Tiến sư Nguyễn Thế Hùng kết luận là “dột từ nóc dột xuống”, ấy vậy mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đề xuất: “Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”- vốn có xuất xứ từ Khổng tử- càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ được nên ghi nhận như một trong những thứ ta đã vay mượn, thời quá khứ xa xưa”.

Sao lại có chuyện phân biệt câu nói ấy “vốn có xuất xứ từ Khổng tử”? Nếu là một câu nói hay, có thể áp dụng vào đời sống của quốc gia, của dân tộc thì chúng ta ngại gì phân biệt “xuất xứ”! Không biết nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bao giờ nghe những cụm từ như “giao thoa văn hóa”; “tiếp thu văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”… hay chưa mà lại có đề xuất ấu trĩ như vậy?

“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã”. (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy – Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Will Durant có nhận xét về tác hại của việc phá bỏ đạo đức xưa: “Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” – [Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.342]. Dùng “Lễ” để “ước thúc hành vi của bản thân ta” (Ước ngã dĩ lễ). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

Đừng sợ, Đen Vâu

Tâm Chánh

7-1-2022

Những người lớn chê trách “Mang tiền về cho mẹ” thể hiện một quan niệm thực dụng đừng quên chính chúng ta đã định hình thói quen xã hội tặng phong bao mừng cưới.

Một truyện ngắn các nhà văn viết hơn 20 năm chưa xong

Phạm Đình Trọng

17-4-2022

1. Dù danh nghĩa hội Nhà Văn Việt Nam trả lời thư ngỏ, giải quyết vụ việc của nhà thơ Dạ Thảo Phương (DTP), nhưng tôi không tin đây là cách giải quyết hoàn toàn độc lập, hoàn toàn chủ động của ban chấp hành và của chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều.

Chúng ta 2022

Thái Hạo

19-6-2022

Ảnh trên mạng

Hội nghị những người viết văn trẻ: “Vì sao chúng ta viết”. Một câu hỏi hay, và súc tích. Nhưng khiến tôi sợ hãi.

Té ra lễ khai giảng có cúng vong là thật

Chu Mộng Long

7-9-2022

Hình ảnh tại Trường THPT Lê Hồng Phong, Krông Pắk, Đắk Lắk. Ảnh trên mạng

Một bài góp ý nghiêm túc, tôi nói, hình thức Lễ trong buổi khai giảng với các thủ tục nghiêm trang, kính thưa các loại quan để khoe đủ các loại danh loằng nhoằng, báo cáo đủ các loại thành tích sáo rỗng và gian dối đã thành phản cảm và vô nghĩa đối với học sinh. Ngày khai trường phải là ngày Hội đối với học sinh mới phải.

Giáo dục và đúng là… ‘chưa bao giờ được như thế này’!

Blog VOA

Trân Văn

4-11-2022

Tới giữa tuần có tin người đàn ông hành xử như côn đồ ấy đã bị khởi tố về tội “làm nhục người khác” nhưng đáng lưu ý là cả người sử dụng mạng xã hội lẫn báo giới đều không hài lòng vì…

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 4)

Đỗ Thành Nhân

10-2-2023

Tiếp theo bài 1bài 2bài 3

Bài 4. Chuẩn bị làm việc với thanh tra Sở TT&TT

Tư tưởng “thua dân” và vụ án cô giáo Lê Thị Dung

Nguyễn Ngọc Chu

9-5-2023

1. Không thể thắng được nhân dân, nên kẻ sáng trí lấy tư tưởng “thua dân” làm gốc. Tư tưởng “thua dân” là thước đo mức độ vì dân.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 3)

Trần Hồng Phúc

21-6-2023

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

KỲ 3: ĐƠN TỐ GIÁC/TIN BÁO TỘI PHẠM TRÁI PHÁP LUẬT

Trong vụ án này, có 02 người thực hiện tố giác/ tin báo tội phạm là bà Nguyễn Thị Phương Thúy và bị cáo Nguyễn Thị Hương. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì kết quả giải quyết tố giác/ tin báo tội phạm là khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhà giáo Lê Thị Dung.

Chuyện như đùa ở Tuyên Hóa – Quảng Bình

Thái Hạo

27-7-2023

Một giáo viên ở huyện Quảng Bình chia sẻ trên trang Facebook cá nhân một sự việc kỳ quái như sau, (xin tóm tắt): Hiệu trưởng nhận lệnh của cấp trên và đã chỉ đạo xuống các trường học, yêu cầu tất cả giáo viên trong huyện phải chia sẻ một số bài báo về trang Facebook và Zalo của họ, sau đó thì tổng hợp số like và comment (bình luận) rồi báo cáo lên cho hiệu trưởng. Việc làm này, căn cứ vào lượng like, mà sẽ được dùng làm cơ sở để xét thi đua viên chức.

Giáo dục đang vỡ trận?

Thái Hạo

12-9-2023

Hôm qua, sau khi tôi đăng bài viết “Giáo dục đang bị biến thành chợ đen?”, phản ánh tình trạng nhà trường cấu kết với những “trung tâm” bên ngoài để bày ra đủ thứ “môn học” trên trời dưới đất, thì đã nhận thêm được rất nhiều thông tin từ những người đang làm giáo viên và cha mẹ học sinh trên nhiều địa phương khắp cả nước.

Sự tráo trở của ngôn ngữ

Tạ Duy Anh

3-10-2023

“Kinh tế thị trường” là sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản. Suốt cả thời học trò, đây là cụm từ bị miệt thị nhiều nhất. Nhưng rồi không thể nào thoát được Nó, trừ phi cứ định nghèo đói mãi. Tuy vậy, cần có Nó nhưng không được phép vinh danh Nó! Cụm từ “Kinh tế thị trường (tư bản) định hướng XHCN” giải quyết được yêu cầu đó. Vẫn là Tư bản một trăm phần trăm, nhưng đa số người dân sẽ không nghĩ đó là Tư bản. Thậm chí người ta đang chứng minh Nó là sản phẩm có từ thời Cộng sản nguyên thủy!

Học văn là học cái gì?

Thái Hạo

14-10-2023

Câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lại rất cần được trả lời một cách nghiêm túc. Vì sao? Vì rất nhiều người đang hiểu và mang trong mình một quan niệm không suy xét, rằng môn Văn (Ngữ văn) là học các tác phẩm văn chương (để “làm người”, để bồi đắp tâm hồn abc này nọ), và coi đó như tất cả những gì thuộc về môn Văn.

Sự thực không hẳn như thế. Học văn là để biết sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, hiệu quả.

Ngôn ngữ (tiếng Việt) có 6 dạng phong cách cơ bản, bao gồm: Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ Báo chí, Phong cách ngôn ngữ Chính luận, Phong cách ngôn ngữ Hành chính, Phong cách ngôn ngữ Khoa học. Nghĩa là dạng văn bản nghệ thuật (văn chương) chỉ là 1 trong 6, chứ không phải tất cả như nhiều người đang lầm tưởng.

Vì thế, học môn Văn trong nhà trường là để biết cách nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thuộc cả 6 dạng phong cách ấy sao cho đúng, hấp dẫn, lôi cuốn, và hiệu quả. Những ai coi rằng học Văn chỉ là để phân tích, cảm nhận và bay bổng cùng tác phẩm văn chương, người đó đang vô hình trung thu hẹp chức năng của môn học này một cách đáng kinh ngạc.

Thậm chí, việc đọc và viết [về] tác phẩm văn chương còn chưa hẳn đã quan trọng bằng sự thành thạo đối với 5 dạng phong cách còn lại. Vì văn chương nghệ thuật là một phương diện thuộc về năng khiếu và không hoặc rất khó bắt buộc tất cả phải am tường, nhưng ngôn ngữ báo chí, nghị luận, hành chính, khoa học thì dứt khoát phải được trang bị, vì nó gắn với đời sống hàng ngày và có vai trò to lớn trong sự phát triển của cá nhân, về mọi mặt.

Thu hẹp môn Văn lại trong việc học các tác phẩm văn chương là một sai lầm tai hại, vì nó gây ra sự khiếm khuyết và đồng thời đổ gánh nặng lên vai tất cả học sinh một cách không cần thiết. Văn chương (với tư cách là một môn nghệ thuật) nên được giáo dục theo hướng cá thể hóa, chứ không phải cào bằng.

Vậy làm sao để học tốt văn theo nghĩa là 6 phong cách như đã liệt kê? Có phải cứ suốt ngày ngâm nga thơ phú và miệt mài phân tích hình tượng nhân vật với các thủ pháp nghệ thuật đủ loại thì sẽ thành giỏi văn? Không, không hẳn.

Ngoài việc hiểu nghĩa của từ như trong từ điển, biết viết câu cú đúng ngữ pháp, biết tạo lập văn bản đúng phong cách… mà môn Ngữ văn phải trang bị cho học sinh, thì tư duy là tối quan trọng. Không phải cứ dân chuyên văn thì sẽ viết hay, nói giỏi. Những người làm khoa học tự nhiên ở trình độ cao và có thành tựu rõ ràng thường viết rất hay, cho dù là viết về một vấn đề xã hội cách rất xa với chuyên ngành của họ.

Chính tư duy độc lập và suy nghĩ tự do đã khiến người ta làm chủ được ngôn từ, sai khiến chữ nghĩa như vị tướng cầm quân. Ê a ngâm ngợi suốt ngày mà không chịu suy nghĩ , truy tầm ý nghĩa và xây dựng quan điểm cá nhân thì thì dù có đọc hàng vạn tác phẩm văn học thì rốt cuộc cũng chỉ viết ra những bài văn mẫu vô hồn và sáo rỗng mà thôi.

Tình trạng sa sút ngày nay của chất lượng sử dụng tiếng Việt nơi người Việt từ báo chí đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, có nguyên nhân không phải chỉ từ sách giáo khoa, mà quan trọng hơn là tự một nền tảng xã hội không khuyến khích suy nghĩ, bóp nghẹt tư duy, định hướng tư tưởng và áp đặt quan điểm. Khi người ta không được phép nghĩ khác, nói khác thì tất yếu ngôn từ sẽ bị vô hiệu hóa và dần bị hủy hoại. Những câu nói ngu ngơ, những bài báo ngố tàu, những phát biểu rối rắm ngờ nghệch, những bài viết lủng củng…cứ thế mà phơi ra và tràn ngập.

Cho nên, theo tôi, cái cần làm nhất là khuyến khích suy nghĩ độc lập, kích thích tự duy tự chủ, tạo mọi điều kiện cho nhau nói ra suy nghĩ mà không chụp mũ, gán ghép và đấu tố nhau. Song song, phải vận động cho một tiến trình dân chủ hóa được thúc đẩy nhanh hơn để làm nền tảng văn minh cho sự độc lập cá nhân và từ đó, làm giàu có tiếng mẹ đẻ.

Tại sao các môn nghệ thuật cứ phải là bắt buộc?

Chu Mộng Long

13-12-2023

Tôi ngạc nhiên khi có không ít ý kiến cho rằng, do các môn như nhạc, hoạ bị cho là môn phụ nên mới có chuyện học sinh coi thường các thầy cô dạy nhạc, hoạ. Từ coi thường đến tấn công các thầy cô giáo này là tất yếu.

Sinh ngày 30 tháng 2!

Hoàng Hà

29-2-2024

LGT: Những người có ngày sinh vào ngày 29-2 đã hiếm vì bốn năm mới có sinh nhật một lần, nhưng ở xứ mình lại có những người “được sinh ra” vào ngày 30-2. “Được sinh ra” vào ngày này có một cái lợi duy nhất là họ sẽ trẻ mãi vì chẳng bao giờ họ có sinh nhật trong đời.

Tuy nhiên, bất lợi rất lớn là họ chẳng bao giờ được đặt chân lên máy bay, vì khi nhập ngày sinh vào thì máy sẽ không nhận, nên không mua vé được. Họ cũng chẳng bao giờ được ra nước ngoài định cư hay học tập vì với ngày sinh đặc biệt như thế, không nước nào dám cho họ vào.

Giáo dục: Hỏng hệ thống nhưng nên sửa từ tuyển sinh

FB Huy Đức

7-9-2017

Tranh của họa sĩ Mai Sơn

Thiếu một triết lý giáo dục thì rất khó cải cách nhưng ngay cả khi đã có triết lý rõ ràng, vẫn phải thiết kế được lộ trình và lựa chọn đúng thứ tự ưu tiên để lộ trình đó thành hiện thực. Chỉ nhìn các bậc phụ huynh vạ vật chờ con ở các thành phố lớn trong các “kỳ thi quốc gia”, đủ thấy tuyển sinh phải nên được Bộ Giáo dục chọn là bước đi đầu tiên của lộ trình cải cách.