Quốc gia không đọc sách (Phần 1)

Thái Hạo

15-6-2021

Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.
Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.

Văn điểm 10

Nguyễn Thông

26-7-2021

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc, bài cũng được chấm xong, nhiều tỉnh đã gửi kết quả về bộ chủ quản. Thi cử là chuyện hằng năm nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân chúng, nhất là của thí sinh và những nhà có con đi thi, dù thi cử ở xứ này càng ngày càng… tệ.

Chưa học xong lớp 3 vẫn làm thầy của các thầy

Chu Mộng Long

1-10-2021

Đăk Lăk chỉ mới kiểm tra có một huyện mà lòi ra 20 giáo viên sử dụng bằng giả, tức chưa qua trình độ phổ thông. Mỗi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông có đến 90% đậu tốt nghiệp thì khó tưởng tượng cái số 10% bị trượt ấy dốt nát cỡ nào. Nhưng 20 giáo viên ấy đã dạy không biết bao nhiêu thế hệ học trò!

Đưa môn Lịch sử thành môn thi tuyển bắt buộc vào Đại học không phải là giải pháp…

Nguyễn Ngọc Chu

4-12-2021

Bài viết “ĐỒNG HOÁ VĂN HOÁ BẰNG PHIM ẢNH TRÊN TRUYỀN HÌNH” có đề cập đến câu hỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tình trạng học sinh không ham thích học môn Lịch sử và điểm thi Lịch sử thấp. Trong đó có chỉ ra việc chiếu nhiều phim Trung Quốc trên khung giờ vàng của Truyền hình đã làm cho một bộ phận học sinh Việt Nam biết sử tàu nhiều hơn sử ta.

Đường đến nhận giải Văn Việt: Sự đâu sóng gió bất kỳ

Thái Hạo

3-3-2022

Tôi đã im lặng và định im lặng hẳn, nhưng vì càng lúc càng có nhiều bạn bè lo lắng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tôi về việc vì sao không thể có mặt tại lễ trao giải Thơ của Văn Việt, rồi có cả những thông tin đây đó chưa thật sát thực tế về sự việc của tôi, nên tôi viết mấy dòng này, như một lời phân trần, cho bạn bè đồng nghiệp thầy cô và cũng như một lời xin lỗi vì đã lỡ hẹn cùng nhau, cả vì không có thời gian để trả lời từng bạn một được.

Trí thức cầu lông

Lê Huyền Ái Mỹ

5-5-2022

Nhân cái luận án tiến sĩ về cầu lông công chức, sực nhớ chuyện hồi mới vào báo Phụ Nữ, Hội LHPN TP tổ chức thi đấu cầu lông cho chị em, tui đăng ký. Hình như cũng vượt qua mấy bận, không nhớ, nhưng ấn tượng nhất là bảng đấu với dì Ba S. Dĩ cũng khởi động ra sân ghê lắm, tinh thần thi đấu rất cao. Dĩ đánh cao, mạnh, vừa đánh vừa cười rất tươi.

Tôi gầy nhom, nhắm đánh không lại nên chuyển sang lối đánh – đỡ ngắn, thấp. Lập tức, có kết quả ngay. Dì Ba buộc phải di chuyển. Được đâu mấy quả, dĩ la lên, con nhỏ này sao đánh thấp không zầy, mày đánh cao cho tao đỡ cái coi… Thương quá đi, tui đánh cao, rồi lại đánh thấp, bỏ nhỏ. Kết quả, thắng luôn bà phó chủ tịch Hội chủ quản.

Hãy đánh thức lòng trắc ẩn!

Nguyễn Tiến Tường

4-8-2022

Cậu học sinh giỏi ở Cà Mau vì ngủ quên mà không làm bài thi tiếng Anh, dẫn tới bị điểm 0 và trượt tốt nghiệp 12, trong khi các môn khác cậu đều đạt điểm khá giỏi.

Việc đổi tên trường đại học Oxford bị nghi ngờ sẽ không thành, sau khi tiền tài trợ từ bà trùm hãng hàng không ‘bikini’ không thành hiện thực

The Telegraph

Cù Tuấn, dịch

9-10-2022

Tóm tắt: Trường Cao đẳng Linacre định đổi tên thành Cao đẳng Thảo, theo tên chủ tịch Sovico Group, để đổi lấy 155 triệu bảng Anh, nhưng vẫn chưa thấy tiền đâu cả.

Đằng sau lệnh hoãn thi IELTS của Bộ Giáo dục

Lý Trần

4-12-2022

Quyết định đột ngột hoãn thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là bài thi IELTS, đã gây ra nhiều xáo trộn, bất tiện và tốn kém cho nhiều người. Vì cần có chứng chỉ nộp đúng hạn để nhập học, có người phải bay sang tận Thailand để thi, rất nhiêu khê và tốn kém.

Khi cái ác mỉm cười

Công Dân

1-4-2023

Cách đây vài ngày, một clip dài 4p45’ lan truyền trên mạng, ghi lại cảnh một đám học sinh nữ tầm lớp 8 – lớp 9 đánh đập một bạn học ngay trên bục giảng một cách tàn bạo, bằng cách kéo tóc, đấm đá, và liên tục dùng nón bảo hiểm đập vào đầu vào mặt. Nạn nhân khóc lóc kêu van thê thảm, cho đến khi nằm vật xuống, và ói, nhưng vẫn không được buông tha. Em học sinh này sau đó phải chấp tay vái xin…

Giáo dục – quan liêu và vô cảm với trẻ em

Thái Hạo

26-5-2023

Cuối năm học, thật lắm chuyện bi hài. “Học xuất sắc, nam sinh “bật khóc” trên bục giảng vì không có giấy khen” chỉ là một trong vô vàn thứ như thế.

Chuyện dạy văn, học văn (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

5-7-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ: Các vị la hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn: Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa… chẳng hạn; nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu… thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Thi vị hoá cái ác

Phạm Đình Trọng 

12-8-2023

Sáng tác văn học đầu tiên của loài người là truyện cổ tích, là ca dao tục ngữ, là sử thi, anh hùng ca.

Thiên thần và quỷ dữ

Tạ Duy Anh

22-9-2023

Bức tranh “Khủng long” của cháu Hạt Dẻ. Ảnh: FB tác giả

Theo dòng thời gian, chúng ta hãy cùng nhớ lại những vụ bạo hành trong đó đối tượng bị hại là những đứa trẻ còn ở tuổi mẫu giáo, mà theo cách quan niệm chung của xã hội thì chúng đang ở giai đoạn vô tội tuyệt đối.

Mấy ý nghĩ từ bài thơ Bắt nạt

Thái Hạo

11-10-2023

Đây không phải lần đầu tiên bài thơ Bắt nạt trở thành chủ đề cho những phê phán, tranh cãi. Trước đó, năm 2021 nó từng nổi lên và ồn ào đối với một tác phẩm văn học bị cho là kém chất lượng nhưng lại được đưa vào sách giáo khoa. Tôi có mấy ý nghĩ thế này.

Lùm xùm về chủ đề “liêm chính khoa học”

Trương Nhân Tuấn

12-11-2023

Một khoa học gia Việt Nam bị “lên án” là “vi phạm liêm chính khoa học”. Chiếu theo “lời trần tình” của đương sự qua các bài phỏng vấn đăng trên báo Việt Nam. Tôi cho rằng không hề có vụ “vi phạm liêm chính khoa học”, nếu ta hiểu thế nào là “sự liêm chính trong công tác làm khoa học”.

‘Mưa’ dép và loạn từ đâu mà ra?

Blog VOA

8-12-2023

Nguyễn Hồng Lam xem sự kiện “đám oắt con” là học sinh bạo hành tập thể, mắng chửi, ném dép vào cô giáo của chúng là sự sụp đổ mục tiêu giáo dục con người.

Nghĩ gì từ hiện tượng ‘du học rồi… mất tích’ (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

17-2-2024

Báo Nam Hàn viết về 164 sinh viên Việt Nam ‘mất tích’ ở Hàn Quốc. Photo: The Korea Times

Cái ác từ đâu đến?

Mạc Văn Trang

11-5-2024

Trong chiến tranh giáp mặt

Khó nói chuyện Thiện lành

Phản xạ trước cái chết

Ai nhanh hơn, sống còn!

Tự do trong giáo dục

FB Mạnh Kim

17-8-2017

Những đứa trẻ được tự do “bò ra đường” vẽ nghịch ngay tại Fifth Ave trước Central Park, New York. Ảnh: internet

Facebook nhắc lại bài viết này tôi post cách đây tròn hai năm. Đọc lại càng bức bối cho nền giáo dục u ám nước nhà mà thế hệ này sang thế hệ khác phải chịu đựng. Đau buồn không đủ diễn tả. Phải nói là giận dữ. Nền giáo dục phi nhân bản áp đặt lên hiện tại lẫn tương lai với cái gông Marx-Lenin đã cho thấy quá rõ kết quả tồi tệ, nhưng sau bao nhiêu năm, nó vẫn được “vận dụng” và “sáng tạo”. Sẽ không bao giờ có cuộc cách mạng triệt để nào chấn chỉnh hệ thống giáo dục một khi giáo dục được định khuôn bằng ý thức chính trị cộng sản. Tôi không tin bất kỳ ai trong bộ máy lãnh đạo giáo dục có đủ khả năng thay đổi được điều này. Nền giáo dục tồi tệ này sẽ tiếp tục hành hạ và bóp chết những khái niệm căn bản trong giáo dục: khai phóng và tự do.

Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

23-11-2017

Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:

– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.

– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.

Công bố nội dung thư yêu cầu làm rõ về ông Phùng Xuân Nhạ, vì một nền giáo dục và khoa học lành mạnh

FB Trần Vũ Hải

1-3-2018

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Ảnh: Báo Soha

Ngày 22/2/2018, tôi đã gửi thư yêu cầu “làm rõ trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ nhận chức Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước không đúng quy định của pháp luật và giải quyết báo cáo của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ” đến Thủ tướng Chính Phủ (TTCP), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tổng Thư Ký Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước (HĐCDGSNN). Đến thời điểm này (8 sáng 1/3/2018), tôi chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ ông Nhạ và HĐCDGSNN. Vì vậy, như đã thông báo, hôm nay tôi công bố nội dung Thư yêu cầu này. Trong Thư yêu cầu, tôi đã chứng minh ông Nhạ nhận chức chủ tịch HĐCDGSNN là không phù hợp pháp luật, vì ông Nhạ không đủ tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồng này (phải là giáo sư, trong khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng ông Nhạ chỉ là phó giáo sư) và Bộ trưởng giáo dục và đào tạo không đương nhiên là chủ tịch HĐCDGSNN. Tôi có 5 đề nghị sau:

Thầy Nhạ, chúng ta đã sai từ đâu và từ khi nào?

Hoàng Dân

2-4-2018

Thưa thầy, tôi cũng đã từng mơ ước trở thành một người thầy, ước mơ đó cháy bỏng vô cùng, đó cũng là động lực để tôi quyết thi đậu đại học sư phạm. Nhưng sau khi tốt nghiệp, tôi nộp hơn chục bộ hồ sơ xin việc, nơi có giá thấp nhất cũng phải 50 triệu, thầy biết đấy, cách đây hơn 10 năm, đó là số tiền không nhỏ đối với một gia đình nông dân như nhà tôi. Bố tôi khuyên, nhà mình nghèo, có bán nhà cũng không đủ tiền chạy việc đâu, thôi từ bỏ đi con. Dù yêu nghề là vậy, tôi cũng đành phải bỏ ngang giấc mơ làm giáo viên để bắt đầu hướng đi mới.

Hèn thì bị đè đầu cỡi cổ là phải!

FB Chu Mộng Long

25-5-2018

Một ngày tôi nhận vài chục tin nhắn qua inbox, hoặc là giải bày chuyện riêng tư của chính người đó bị quan chức áp bức, hoặc là những thông tin người khác bị áp bức.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy dũng cảm một lần

FB Nguyễn Ngọc Chu

19-7-2018

Biết rằng, từ bỏ quyền lực và quyền lợi là vô cùng khó khăn. Nhưng lợi ích quốc gia là tối thượng. Lòng yêu nước là ở đây. Không phải trong những từ ngữ mỹ miều sáo rỗng.

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ HÃY DŨNG CẢM MỘT LẦN

Những ngày qua cả xã hội rộn lên về điểm thi Tốt nghiệp THPH ở Hà Giang. GD&ĐT như một cơ thể đầy rẫy ung nhọt, bị chém thêm một nhát nữa vào khối ung thư thi cử, đã vỡ òa những thối tha làm bừng giận cả xã hội. Trước sức nóng của dư luận, không chỉ Bộ GD&ĐT phải sốt vó tự lo tìm cách biện minh, mà đến Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho Bộ Công an phải vào cuộc để làm cho ra nhẽ. Mọi người nhìn ông phó phòng nâng điểm thi Vũ Trọng Lương như một tội đồ. Sở GD & ĐT Hà Giang đã đề nghị khởi tố vụ án. Tốn bao nhiêu công sức tiền bạc và thời gian để tìm kiếm xử lý một vấn đề do tự mình gây ra và đã biết trước từ lâu.

Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh

FB Trần Đình Thu

6-8-2018

Dù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của bộ ông ấy để ông ấy bớt ngủ gục trong quốc hội đi.

Và đây là một bài như thế.

Đội Cờ Đỏ

Michael Lê

6-9-2018

Điều làm tôi đau xót nhất khi đưa đón con ở trường Tiểu học lúc còn ở trong nước… Con bé học đến gần hết năm lớp 2 thì tôi hết chịu nổi, quyết định làm hồ sơ đi… tị nạn giáo dục.

Im lặng mãi được ư?

FB Mai Quốc Ấn

24-11-2018

Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là bà Phạm Thị Lệ Anh xác nhận sự việc bà Phạm Thị Phương Thủy- cô giáo của trường, đã phạt 231 cái tát với một học sinh lớp 6 tên N.

Thư ngỏ gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Xuân Phúc

FB Nguyễn Tiến Tường

19-12-2018

Những lời nói sau đây có thể TBT và TT không đọc được. Cá nhân tôi cũng không mưu cầu điều gì lớn lao. Chỉ là những gì trông thấy giữa thời cuộc này, dù là công dân bé mọn, cũng không thể câm nín được.

Cải cách giáo dục: Sự đổ vỡ trong trứng nước

Chu Mộng Long

16-4-2019

Thực lòng, tôi là người khát khao cải cách giáo dục nhất. Tại một hội thảo về giáo dục, tôi nói, thời cơ đã chín muồi cho một cuộc cải cách, vì điều kiện quan trọng nhất là khát khao cháy bỏng về một sự thay đổi của người dân.