Nồi cơm của thầy Ngọc

Nguyễn Lân Thắng

19-8-2019

Vũ Khắc Ngọc là tên một thầy giáo phổ thông dạy môn hoá học đột nhiên rực sáng trên Facebook Việt Nam mấy hôm nay. Đang từ một điển hình anh hùng chống tiêu cực, được báo đài khắp nơi phỏng vấn về việc phanh phui gian lận điểm thi ở Hà Giang, thầy Vũ Khắc Ngọc lại trở thành tâm điểm công kích của nhiều bạn đọc facebook, vốn là những người đang ủng hộ thầy trong việc chống tiêu cực trong giáo dục.

Cháu L. tử vong ở trường Gateway, ai muốn quên?

Nguyễn Đức

18-8-2019

Dù cái chết đầy bất thường của cháu L. hôm 6-8 ở trường quốc tế Gateway nhanh chóng được công an quận Cầu Giấy khởi tố vụ án vào ngày 7-8.

Dù ngày 7-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo khẩn cho Bộ Công an khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân cháu Long tử vong… Nhưng đến nay (18-8), đã 11 ngày trôi qua nguyên nhân cháu bé tử vong vẫn chưa được công bố.

Chuyện nữ giáo viên quỳ trong sân UBND Đắk Lắk

Blog VOA

Trân Văn

14-8-2019

Cô giáo Hoa Anh quỳ gối trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại. Ảnh chụp màn hình

Hệ thống truyền thông chính thức vừa cung cấp thêm hàng loạt thông tin liên quan đến sự kiện một nữ giáo viên quỳ trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại hồi đầu tuần trước!

Con tôi đã từng bị bỏ quên trên xe, nhưng may mắn thoát chết

Nguyễn Minh Thanh

12-8-2019

Bốn ngày trôi qua sau sự việc kinh khủng ở Gateway, báo chí đưa tin rất thưa thớt, ngược hẳn với thói nhâu nhâu như kền kền chờ ăn xác thối hàng ngày.

Ngán ngẩm cho đào tạo cao học

Chu Mộng Long

12-8-2019

Có một thầy nói rằng, nên chăng dừng lại đào tạo cao học một thời gian? Bởi vì hiện nay cấp đào tạo này tệ hại đến mức loạn giá trị, thật giả lẫn lộn.

Móng nền cho một lâu đài

Chu Sơn

12-8-2019

I. Dẫn nhập

Nhận định rằng nền giáo dục của đất nước có thể so sánh ngang bằng với hình tượng một lâu đài, e rằng chưa được chính xác cho lắm. Một lâu đài dù có bền vững và hoàn mỹ đến đâu cũng chỉ là một vật thể cố định. Còn sự nghiệp giáo dục của một đất nước luôn là một sinh thể sống động, nó phải đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của Con Người và xã hội.

Chuyến xe giáo dục và khoảng trống con người

Tâm Chánh

11-8-2019

Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. Cũng không có bên trong lớp học của chúng.

Ông nhạ, trái tim ông ở đâu?

Lê Xuân Thọ

9-8-2019

Bé Lê Hoàng Long, tử vong ở trường Gateway. Photo Courtesy

Mà cái chết tức tưởi của cháu bé trường Gateway vẫn không làm ông mảy may điều gì? Sự im lặng của ông, chúng tôi nghĩ đã quá đủ rồi. Nên hẳn nhiên, nụ cười thường trực của ông, không là điều chúng tôi hoan nghênh.

Sự thành đạt của “Đĩ phu Bắc Hà”

Chu Mộng Long

9-8-2019

Chưa nghe GS. Nguyễn Đức Tồn, TS. Vũ Thị Sao Chi tự xưng “sĩ phu Bắc Hà”, nhưng phải nói là cặp đôi hoàn hảo này rất thành đạt, chứng minh điều thầy trò Phao Lồ Nguyễn Hoàng Đức – Lê Quý Đôn – Tô Huy Thịnh huênh hoang: người Bắc thành đạt hơn người Nam!

“Đất nước này cần sự thật, không cần sự dối trá”

Hoàng Tuấn Công

8-8-2019

“Giáo sư” đạo văn Nguyễn Đức Tồn. Ảnh: Báo LĐ

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hơn 1 năm qua, Thanh tra Bộ GD và ĐT tiến hành xác minh, gặp gỡ các chứng, dịch luận án của ông Nguyễn Đức Tồn từ tiếng Nga sang tiếng Việt để đối chiếu, rồi nhờ chuyên gia thẩm định v.v… rất công phu và nghiêm túc. Kết quả cho thấy GS Đạo văn Nguyễn Đức Tồn đã ăn cắp (thực ra là cướp bóc, cưỡng đoạt) luận án và kết quả nghiên cứu của rất nhiều người.

Bất cẩn và sự chưa trưởng thành

Nguyễn Quốc Vương

7-8-2019

Sự việc một cháu nhỏ học lớp một bị tử vong với nghi vấn bị nhà trường và lái xe bỏ quên trên xe buýt đưa đón đang làm dư luận bàng hoàng.

Là người lớn, chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi và thương cảm cho một sinh linh bé bỏng đã sớm phải lìa bỏ thế gian trong khi chặng đường đời rất dài còn ở phía trước.

Một Tiến sĩ đi biểu tình chống Luật đặc khu bị trả thù?

Nguyễn Xuân Diện

7-8-2019

Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn (Bên trái). Ảnh: internet

Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, giảng viên Khoa Toán- Cơ – Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên. Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo chia sẻ thông tin về việc anh bị loại từ vòng cơ sở hồ sơ xét tuyển học hàm Phó Giáo sư.

Trường Gateway – Bé 6 tuổi tử vong trong xe bus của trường

Hiệu Minh

7-8-2019

Cháu bé chết do bị nghi là bỏ quên trên xe ô tô của trường, rồi đây các nhà chức trách sẽ làm rõ. Chia buồn với gia đình cháu. Gateway là cổng mở cho lối đi, thật không may với cháu lại là gate ra nghĩa địa.

Cách đây vài năm tôi đã kể trên FB về cháu ngoại của anh Nguyễn Đức Lưu Hanvet cũng bị bỏ quên trong xe bus đưa đón của trường Vinschool ngay tại Timescity (Hà Nội). Do Hiệu Minh FB bị block do báo cáo dùng nick giả mạo nên bài đó không còn.

Trường quốc tế Gateway cần phải làm lúc này là “THÀNH THẬT” và thành khẩn nhận lỗi

Nguyễn Hồng Vũ

7-8-2019

Ảnh: internet

Sáng sớm mở mắt tỉnh dậy, tôi bật điện thoại lướt sơ Facebook xem có tin gì mới không như thường lệ! Tim tôi bỗng nhói đau khi đọc được tin một cháu bé ở Hà Nội bị chết do bị bỏ quên trong xe đưa đón học sinh của trường quốc tế Gateway! Đứa bé mới 6 tuổi, cũng trạc tuổi con tôi! Đọc tiếp những tin tức liên quan khác thì ngoài sự chia sẻ cảm thương của mọi người về bi kịch không đáng có là những sự phẫn nộ khi nhà trường đưa ra thông báo về vụ việc đáng tiếc này không đúng sự thật…

Trong thông báo của nhà trường có ghị “Vào khoảng 16h00, phát hiện sự việc có một học sinh lớp 1 của trường BẤT TỈNH trên xe buýt”. Bất tỉnh có nghĩa là “chưa chết khi phát hiện” do vậy nhà trường đã làm những bước sau “nhà trường đã đưa em học sinh vào phòng y tế để sơ cứu”, “gọi xe cấp cứu của Bệnh viện E đưa ngay vào viện” và “bác sĩ đã tận tình và làm tất cả các biện pháp để cứu chữa nhưng rất tiếc là em đã không thể qua khỏi”… đọc đến đây có lẽ trách nhiệm về cái chết của em nhỏ đã được chia sẻ nhỏ ra từ phòng y tế nhà trường, xe cấp cứu rồi đến cả các BS của bệnh viện E… Chữ “BẤT TỈNH” này có sức mạnh riêng của nó nếu sau này được xem là lời khai trước tòa…

Sự phẫn nộ của gia đình cháu bé và của mọi người do họ không tin đứa bé “BẤT TỈNH” khi được phát hiện sau hơn 8 tiếng đồng hồ bị bỏ quên và nhốt trong xe (xe đưa đón học sinh vào trường lúc 7h30. Đến khoảng 16h30, cháu bé được phát hiện trên xe buýt). Chung quanh câu chuyện cũng đang có nhiều tình tiết không rõ ràng như:

– “Một đại diện nhà trường kể lại khi phát hiện cháu bé trên xe, y tá của trường tiến hành hô hấp, ép lồng ngực, nắn tay chân và thấy mạch của cháu bé còn đập, chân tay mềm.”

– Anh Chung – nhân viên trường Gateway kể với Zing.vn, khoảng hơn 16h30, anh là người bế bé trai 6 tuổi từ chiếc xe đưa đón Ford 16 chỗ đi cấp cứu. “Tôi thấy cháu bé ở ghế sau ghế tài xế nên bế đi”, nhân chứng nói và cho biết anh không còn nhớ vì sao phát hiện ra nạn nhân.

– Bác sĩ xác nhận cháu bé tử vong trước khi vào viện.

Xác định một người chết lúc nào là một trong những tình tiết được xem là rất quan trọng trong các vụ án. Trong trường hợp này cũng vậy, làm sao biết được cháu bé có thật sự chỉ “BẤT TỈNH” khi nhà trường phát hiện cháu sau hơn 8 tiếng bị bỏ quên và nhốt trong xe hay không?! Dựa vào tài liệu khoa học về pháp y thì một trong những yếu tố quan trọng để xác định thời gian chết đó là “sự co cứng của tử thi” (tiếng Anh là Rigor Motis).

Hiện tượng xác chết bị co cứng là do khi cơ thể chết đi, các tế bào không còn hoạt động nữa, hô hấp tế bào dừng lại dẫn đến cạn kiệt oxy, ATP không còn được tạo ra nữa (ATP là năng lượng được tạo ra từ ty thể). Do không còn năng lượng, các bơm SERCA có nghiệm vụ giữ cân bằng ion Canxi trong màng lưới cơ tương (sarcoplasmic reticulum) ngừng hoạt động dẫn sự khuếch tán ion Canxi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp kết hợp với troponin và tạo thành cầu nối ngang giữa các protein myosin và actin dẫn đến sự cứng cơ. Trong các tài liệu về khoa học hình sự người ta cho thấy hiện tượng cứng cơ bắt đầu xảy ra khoảng 1-2 tiếng sau khi chết và đạt đến mức cao nhất sau khoảng 12 giờ, duy trì trạng thái cứng trong khoảng 12 giờ tiếp theo và từ từ hiện tượng này mất đi khi cơ thể chuyển sang giai đoạn phân hủy tiếp theo…

Quay lại câu chuyện cháu bé lớp 1

– Dựa trên lời ba cháu nói là vẫn thấy người cháu cứng khi đưa vô bệnh viện và quãng đường từ trường đến bệnh viện khoảng 20 phút thì cho thấy là cháu bé đã chết trước đó.

– Dựa trên hình ảnh ghi lại được từ camera của trường lúc bảo vệ bế cháu ra khỏi xe (được cho là khoảng 4 giờ chiều). Mình chụp lại màn hình dựa trên đoạn phim đăng trên báo Zing lúc giây thứ 11, khung hình anh bảo vệ bế cháu bé được cắt ra và quay thẳng đứng so với mặt đất cho thấy tay trái của anh bảo vệ bế phần mông của bé (mũi tên xanh lá) và phần đầu gối của cháu bé vẫn duỗi thẳng (mũi tên đỏ) chứ không gập lại do trọng lực như “NGƯỜI CÒN SỐNG”! Điều này cũng có thể cho thấy cháu bé đã chết ít nhất 1 giờ hoặc hơn trước khi được đưa xuống xe…

Chúng ta có thể thấy các chứng cứ hiện tại cho thấy cháu bé “ĐÃ CHẾT” trước khi được nhà trường phát hiện. Do vậy mọi chuyện diễn ra phía sau như cô y tá của trường tiến hành hô hấp, ép lồng ngực, nắn tay chân là không còn ý nghĩa và càng khó tin khi cô y tá khẳng định cháu “còn mạch đập”!

Qua chuyện này, tôi thấy điều mà trường quốc tế Gateway cần phải làm lúc này là “THÀNH THẬT” và thành khẩn nhận lỗi và trách nhiệm của mình trong việc này hơn là quanh co, vòng vo và lẫn tránh. Tôi mong qua chuyện này cũng là một bài học để các dịch vụ đưa đón các cháu nhỏ cần được làm cẩn thận hơn, nên bổ sung những quy trình bắt buộc cho những người trực tiếp chăm sóc các cháu bé như việc đơn giản nhất là điểm danh các cháu khi lên và xuống xe, khi chuyển các cháu từ người này sang người khác, từ chỗ này sang chỗ khác!

Thành kính phân ưu cùng gia đình!

TS. Nguyễn Hồng Vũ- Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA; Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím.

_____

Tài liệu/thông tin tham khảo:

– Shivpoojan Kori, 2018. Time since Death from Rigor Mortis: Forensic Prospective. J Forensic Sci & Criminal Inves 9(5): JFSCI.MS.ID.555771

Nam sinh lớp 1 trường Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón (Zing)

Cái chết của một nền giáo dục

Trung Bảo

7-8-2019

Cái tin cháu trai ở Hà Nội bị nhà trường bỏ quên trong xe đưa rước rồi chết, có làm ai trong chúng ta không cảm thấy đau đớn? Trẻ con ở xứ này có thể gặp những rủi ro rất dễ dàng, từ đứa nhỏ học trường quốc tế đến những đứa nhỏ ở các vùng quê nghèo.

Hãy dạy học sinh bằng gương tốt, thay vì bằng khẩu hiệu

BTV Tiếng Dân

6-8-2019

PTT Vũ Đức Đam. Ảnh: Chuyển động TT

Báo Pháp luật TPHCM có bài: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT dạy học sinh như sau: “Bộ cần tập trung thực hiện thực chất các khẩu hiệu đã trở thành truyền thống của ngành giáo dục: ‘Tất cả vì học sinh thân yêu’, ‘Thi đua dạy tốt, học tốt’, ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ và ‘Năm điều Bác Hồ dạy’.”

Thanh tra đột xuất ĐH Luật TP. HCM: “Liệu sẽ thấy hồi âm”?

Mai Bá Kiếm

2-8-2019

Bà Mai Hồng Quỳ. Ảnh: internet

Ông Lê Minh Tuấn tố cáo từ tháng 3/2018, một năm rưỡi sau, Thanh tra Bộ GD&ĐT mới chịu “thanh tra đột xuất”. Ông Tuấn đã mỏi mòn đợi hồi âm, đành hát bài của cố nhạc sĩ Châu Kỳ cho đỡ tủi: “Sao chưa thấy hồi âm, thư gửi đi mấy lần, đợi hồi âm chưa thấy…”

Ngày 5/6/2019, tôi viết Stt đăng trang cá nhân: “ĐẾ CHẾ” MAI HỒNG QUỲ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM.”

Hãy dạy học sinh thói quen biết tôn trọng, bằng cách tôn trọng các em

Nguyễn Thị Oanh

2-8-2019

Trên mạng đang có nhiều ý kiến trái chiều về vụ bắt các em học sinh tiểu học ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, phải tham dự lễ tri ân các liệt sĩ nhân ngày 27/7 tại nghĩa trang vào ban đêm. Chuyện về một buổi lễ… chẳng giống ai cả về thời gian lẫn địa điểm có lẽ sẽ bớt được chút nặng nề nếu như không có những bức ảnh kèm theo cho thấy các em học sinh phải ngồi bệt dưới đất, cạnh các bia mộ, trong khi đó người lớn lại ngồi trên ghế và trong rạp có mái che.

Nỗi buồn lịch sử ư? Xin góp một ví dụ làm nên nỗi buồn đó

Tương Lai

29-7-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 71

Báo chí nhà nước dồn dập đưa tin về “nỗi buồn lịch sử” trước kết quả tệ hại của điểm thi môn sử. Xin chia sẻ với các nhà báo về nỗi buồn ấy khi họ được phép lên tiếng – trong giới hạn cho phép – về nguyên nhân của kết quả tệ hại kia đã làm nên nỗi buồn ấy bằng một câu chuyện “bốc thơm” nho nhỏ tại một trường Đại học lơn lớn nọ.

Những kết luận rút ra từ đề thi kiểm tra năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Chu

24-7-2019

Hãy buông quyền lực ra để tạo điều kiện cho mọi cá nhân, mọi tập thể được tự do tỏa sáng.

Việc bỏ thi kỳ Tốt nghiệp THPT và giao công việc tuyển sinh cho các đại học là tiến trình tất yếu.

Điều này đáng ra phải thực hiện từ lâu. Nhưng đến nay Bộ GD & ĐT vẫn trì cố tình hoãn. Lý do trì hoãn thì không khó để nhận biết. Cuối cùng cũng chỉ là quyền lực.

‘Nhân văn’ đến thế là… cùng!

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2019

Quan chức Bộ GD-ĐT họp báo về gian lận thi tốt nghiệp ở Hà Giang hồi tháng 7/2018. Nguồn: ANTĐ

Cách thức xử lý hai vụ gian lận thi cử, một ở Sơn La, một ở Hà Giang, vừa cho thấy tư pháp xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hết sức nghiêm minh, vừa chứng tỏ nỗ lực… tự chỉnh đốn của đảng ta quả là phi phàm và… “nhân văn” đã vượt qua mọi giới hạn để dẫn dắt chúng ta đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt!

Du học sinh: “Đi đi, đừng về!”

Nguyên Lý Kiến Trúc ĐHCT

18-7-2019

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ vừa về Việt Nam trong đợt hè về Việt Nam thăm nhà. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Tôi mong tất cả các bạn tiếp tục con đường dù tôi có chết đi

Nguyễn Ngọc Chu

18-7-2019

Ngày 14/7/2019, GS Hoàng Tụy – cây đại thụ của Toán học Việt Nam, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 92. Phải dừng lại trên con đường chưa kết thúc, GS Hoàng Tụy gửi lại hậu thế lời kêu gọi thiết tha “TÔI MONG TẤT CẢ CÁC BẠN TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG DÙ TÔI CÓ CHẾT ĐI”.

Cập nhật tin vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

BTV Tiếng Dân

16-7-2019

Báo Đất Việt có bài: Nghi vấn mới trong vụ sửa điểm thi ở Sơn La. Bài viết lưu ý tình tiết mới: Một số bị can trong vụ nâng sửa điểm thi THPT 2018 ở Sơn La thừa nhận rằng, trong quá trình sửa điểm có đem bài thi của các thí sinh về sửa. “Điều đó cho thấy, rất có thể xảy ra trường hợp một nhóm bị can cùng ngồi với nhau để sửa điểm các bài thi hoặc nhóm đối tượng đã phân công nhiệm vụ của từng người để về sửa bài thi được chuẩn xác, rõ ràng”.

Một nhà khoa học đích thực

Hoàng Xuân Phú[1]

15-7-2019

GS Hoàng Tụy, qua đời ngày 14/7/2019. Nguồn: Báo TT

Khi được đề nghị viết bài nhân dịp một nhà toán học quen biết tròn 80 tuổi, tôi đã nhận lời ngay. Đến lúc ngồi loay hoay gặm bút mới biết là mình đã lỡ dại… Viết về một người rất nổi tiếng khó quá. Nếu sai thì mang vạ vào thân. Mà nếu đúng thì thường lại kể toàn những chuyện mọi người đã biết, dễ bị chê cười là làm cái việc quá thừa, như thể ngây ngất khen trời cao, hay nói một cách toán học thì là hì hục cộng epsilon (đại lượng vô cùng bé) với một số quá lớn.

Vô cùng thương tiếc GS Hoàng Tụy

Nguyễn Đăng Hưng

15-7-2019

Cây đại thụ của nền toán học Việt Nam, một nhân cách lớn của trí thức Việt Nam, một hình ảnh tiêu biểu của sỹ phu thời hiện đại, vừa qua đời, để lại biết bao thương tiếc, ngưỡng mộ cho người Việt khắp nơi, đặc biệt giới tinh hoa nước nhà.

ĐH Điện Lực và ĐH Luật bị thanh tra đột xuất

BTV Tiếng Dân

13-7-2019

Đại học Điện Lực bị thanh tra

Bộ Giáo dục thanh tra nghi án giảng viên ĐH Điện lực nâng điểm thi, VietNamNet đưa tin. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT xác nhận, Bộ đã ký quyết định thanh tra đột xuất Trường ĐH Điện lực sau khi có một số đơn thư tố cáo dấu hiệu sai phạm tại trường này và nhóm cán bộ, giảng viên đang làm việc tại đây. Quyết định thanh tra bắt đầu từ ngày 12/7, thời gian thanh tra trong vòng 30 ngày.

Vụ gian lận thi cử: Sắp xét xử một số quan chức tỉnh Sơn La, Hà Giang

BTV Tiếng Dân

12-7-2019

VKSND tỉnh Sơn La xác nhận, đã hoàn thành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, theo ANTV. Các bị can là cựu lãnh đạo, cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La gồm: Trần Xuân Yến, PGĐ Sở; Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng; Cầm Thị Bun Sọn, Phó phòng Chính trị tư tưởng; Lò Văn Huynh,  Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Nguyễn Thanh Nhàn, Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục.

Càng ‘nghiêm’, càng đáng… thẹn!

Blog VOA

Trân Văn

6-7-2019

Một hình ảnh tại cuộc thi THPT ở Sơn La. Ảnh: Báo Lao Động

Việt Nam đang tổ chức chấm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2019. Tuy tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành giáo dục nhưng trên thực tế, có nhiều ngành (như công an), nhiều cấp khác nhau thuộc hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương cùng… chia sẻ trách nhiệm. So với thiên hạ thì rõ ràng là rất… “nghiêm”!

Về những tờ giấy “xác nhận” của bà Vũ Thị Sao Chi và ông Nguyễn Đức Tồn

Hoàng Tuấn Công

30-6-2019

1. Giấy của Bà Vũ Thị Sao Chi:

Sau gần một năm làm thinh giả điếc trước những chứng cứ đạo văn mà báo chí phanh phui, TS. Vũ Thị Sao Chi – Đương kim Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn Ngữ – Viện Ngôn ngữ học (tục gọi “Truyền nhân của GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn”) – bỗng lên tiếng kêu oan. Bà trưng ra một tờ giấy có tên “Giấy xác nhận đồng tác giả”, với chữ ký của Phạm Thị Thu Thuỳ. Nội dung như sau: