Gửi ông Phùng Xuân Nhạ và Quốc hội

Chu Mộng Long

9-11-2019

Tôi, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm.

Gửi ông Lê Vĩnh Tân và các đại biểu Quốc hội

Chu Mộng Long

8-11-2019

Trả lời chất vấn của các đại biểu về việc tại sao có quá nhiều các loại văn bằng, chứng chỉ cho việc xếp hạng ngạch (kể cả bổ nhiệm), ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói:

Giáo dục ngày một dấn sâu vào tội ác

Chu Mộng Long

7-11-2019

Tôi, người trong cuộc, xác nhận những điều Báo Lao Động đăng là đúng sự thật. Không chỉ đúng đối với những trường mà báo đã điều tra và phản ánh trong bài mà đúng cho nhiều trường, nếu báo chịu khó điều tra hết 49 cơ sở đào tạo.

Bia tri ân tại Ba Tư, một năm qua

Nguyễn Đăng Hưng

6-11-2019

Ảnh lưu niệm toàn đoàn ngày khánh thành

Hôm nay là ngày giỗ thứ 359 của Đức cha Alexandre de Rhodes, người có công to lớn trong công trình tập thể tác tạo ra chữ quốc ngữ.

Vụ giáo trình đường lưỡi bò: Khi giảng viên đại học bị câm

Chu Mộng Long

5-11-2019

Tôi xác nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời đúng khi chỉ trích Trường Đại học Kinh Công quanh co đổ lỗi cho Bộ. Sự thật, Bộ không quản giáo trình đại học, cả giáo trình tự biên lẫn nhập ngoại mà giao cho trường đại học tự quản.

Ghế phi công, lỗi của tính “trung bình” và nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu?

Đoàn Bảo Châu

5-11-2019

Ông Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Báo VNN

1. Vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước, không quân Hoa Kỳ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi các phi công không thể kiểm soát máy bay của họ. Mặc dù đây là buổi bình minh của máy bay phản lực và các máy bay bay nhanh hơn và hiện đại hơn trước, nhưng các vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Đó là một thời gian khó khủng hoảng nặng, tại thời điểm tồi tệ nhất, 17 chiếc máy bay đã bị rơi trong một ngày mà không phải do kĩ năng của phi công hay trục trặc về máy móc.

Mãi về sau, người ta mới tìm ra nguyên nhân là bởi thiết kế của cabin, đặc biệt của chiếc ghế của phi công. Những hãng sản xuất đã làm ra chiếc ghế với những kích cỡ trung bình của các phi công, kết quả là đa phần các phi công đều cảm thấy rất khó khăn khi điều khiển.

Bức tranh nền giáo dục XHCN

Đỗ Ngà

5-11-2019

Trong ngày 04/11/2019 tờ Vietnamnet đăng bài “Học sinh học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới”, thật sự tôi cảm thấy sốc. Sốc vì không thấy những người làm giáo dục chăm bón và nâng niu những cái đầu non nớt để nó phát triển bình thường mà thay vào đó họ ép trái non chín sớm.

Suy nghĩ về y tế và giáo dục ở Cộng hòa Séc

Đoàn Phú Hòa

5-11-2019

Xin thú thật một điều là lâu lắm rồi tôi không đọc báo Việt Nam nhưng qua các thông tin trên mạng xã hội thì tôi cũng có thể hình dung cái thảm cảnh về giáo dục và y tế ở Việt Nam suy đồi đến mức nào. Thậm chí sẽ không sai khi tôi nhận định rằng hai lĩnh vực này ở Việt Nam đứng đội sổ trên thế giới.

Tôi đau xót cho sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta

Phùng Hồ Hải

4-11-2019

Nhân có ĐBQH Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề “Thi trắc nghiệm” trên Quốc hội, tôi xin chia sẻ một lá thư gửi PTT Vũ Đức Đam năm ngoái. Sau khi gửi tôi nhận được hồi âm rằng thư của tôi đã được chuyển sang Bộ GD-ĐT để xem xét.

“Muốn được khen thì hãy chết”

Đỗ Thành Nhân

19-10-2019

Không rõ ngạn ngữ của nước nào có câu: “Muốn được la (mắng) thì lấy vợ, muốn được khen thì hãy chết”. Nghiệm ra trong mấy ngày nay đúng ít nhất là 50%, khi xảy ra vụ có một ông Thứ trưởng “rơi tự do” từ tầng 8 xuống đất.

Không khó để kết luận nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An!

Trần Đình Triển

19-10-2019

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An (Bộ Giáo dục & ĐT). Nhiều ý kiến bàn luận và đưa ra những giả thiết khác nhau; tôi tin rằng: Sẽ có sự phối hợp, chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Hai Bà Trưng, Công an Hà Nội, Bộ Công an, với sự tham gia của Viện kiểm sát; đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ khách quan toàn diên; chắc chắn sẽ có kết luận.

Bản tin về một cái chết cấp cao

Tâm Chánh

19-10-2019

Rất nhanh chóng, Bộ Giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An. Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Biếm: Cái lý của thằng Mèo (Tập 8)

Chu Mộng Long

15-10-2019

Hoàng thượng vô cùng tức giận khi cuộc xử vua Mèo thất bại bởi sự phá bĩnh ngu xuẩn của thằng Dục. Chỉ vì thằng Dục tiết lộ hàng ngày cho vua Mèo uống trà cứt mèo mà cuộc xử tội vua Mèo mang tiếng là trả thù cá nhân.

Họ chỉ là “sản phẩm” tiêu biểu của nền giáo dục…

Nguyễn Thị Oanh

13-10-2019

Tôi không chê trách cậu học sinh quán quân Đường lên đỉnh Olympia vừa rồi, mà chỉ thấy tội nghiệp em. Tôi tin em phát ngôn thật lòng, không có ý bưng bô gì ở đây! Tuy nhiên, em cũng như ông “thầy” Vũ Khắc Ngọc chỉ là những “sản phẩm” tiêu biểu của một nền giáo dục có quá nhiều điều để nói, nhưng ai cũng thấy đã nói rất nhiều mà vẫn chẳng đi đến đâu.

Ẩn ức roi vọt, ẩn ức tiền bạc

Nguyễn Tiến Tường

8-10-2019

Tôi có xem clip cô giáo H. của trường Phan Chu Trinh cấu véo, bạt tai, xéo tai, đánh vào đầu những đứa trẻ ở trường tiểu học Phan Chu Trinh, Tân Phú, TP.HCM. Phẫn nộ là cảm xúc đương nhiên. Nhưng điều tôi luôn cố gắng là tìm nguồn cơn.

Lười và Hèn thì trưởng thành sao được

Mạc Văn Trang

4-10-2019

Sau buổi Hội thảo về Giáo dục Cánh Buồm tối 02/10/2019 tại L’Espace, một bạn trẻ gặp tôi, nói: Bây giờ cháu mới hiểu khái niệm Trưởng thành… Nhưng làm sao cho người trẻ sớm trưởng thành? Câu hỏi nêu lên vấn đề cốt lõi của GIÁO DỤC.

Kỷ niệm 10 năm Cánh Buồm và 100 ngày mất của nhà giáo Phạm Toàn

Mạc Văn Trang

2-10-2019

Tối nay 2/10/2019, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm về nhóm Giáo dục Cánh Buồm nhân Kỷ niệm 10 năm thành lập và 100 ngày mất của Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập và lãnh đạo nhóm Giáo dục hiện đại Cánh Buồm. Cuộc Hội thảo được đồng tổ chức bởi L’Espace và NXB Tri Thức.

Biếm: Cái lý của thằng Mèo (Tập 7)

Chu Mộng Long

2-10-2019

Tiếp theo Tập 1Tập 2Tập 3

(Truyện dã sử của Chu Mộng Long)

Trước áp lực của dư luận và trước sự trí trá của vua Mèo, quan công sứ đích thân đến cung đình yêu cầu hoàng thượng xử trảm vua Mèo để an dân. Vẫn biết thi cử ở xứ này là để tuyển quan ngu cho dễ sai bảo, nhưng quan ngu mà dân loạn thì chí nguy. Cho nên lần này, quan công sứ đề nghị xử rốt ráo tội làm lệch lạc kết quả cuộc thi tuyển chọn nhân tài.

Tọa đàm kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ lên ngôi

Hoàng Hưng

25-9-2019

Toạ đàm 28/9 tại l’Espace Hà Nội: Kỷ niệm 100 năm Chữ Quốc ngữ lên ngôi trên phạm vi toàn quốc

Ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử nho học. Năm 1919 khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức. Từ đó mặc nhiên chữ Quốc ngữ lên ngôi trên phạm vi toàn quốc.

Ô Xinh niềm hy vọng

Mạc Văn Trang

16-9-2019

Hôm qua tôi đăng bài “Đúng quy trình” nói về sách Tiếng Việt CNGD của Hồ Ngọc Đại bị HĐ Thẩm định của Bộ GD-ĐT kết luận “không đạt”, nhân đó có nhắc đến CLB Ô Xinh, nơi thuần khiết thực hiện sách và phương pháp Cánh Buồm Phạm Toàn (PPCB), may quá nằm ngoài “Quy trình”… Một bạn nhắn tin cho tôi, bác làm lộ bí mật Ô Xinh, người ta “diệt” mất thì xong…!

Ôi cái nước mình! Làm những việc tử tế cho xã hội mà cứ sợ “lộ bí mật”, sợ bị “diệt”!

Nhân đây tôi phải nói rõ thêm về CLB Ô Xinh để ai có lòng thương nó, lo cho nó thì hãy yên tâm…

Chiều thứ Bảy, 14/9/2019 tôi đến Ô Xinh, thấy trong mấy căn phòng bé xíu, ở tầng trệt ngôi nhà “tập thể” cũ kỹ, ở phố Vạn Bảo, đang đông vui các em nhỏ, cô trò ríu rít cười đùa, thấy yên lòng…

Hồi 2013, CLB ra đời không có tên. Mấy em học sinh (HS) nhỏ vẽ cái Ô xinh xinh… rồi bảo, cô ơi CLB của mình đặt tên là “Ô XINH” đi. Cô hồn nhiên ok! Thầy Phạm Toàn vốn cũng hồn nhiên và rất yêu trẻ, khen “Tên Ô Xinh, thật tuyệt”!

Khổ quá, nhiều người cứ quen gọi là CLB “Ô – Sin”. Có người bảo ở đây huấn luyện Ô- sin à? Các cô giáo cười, bảo, thì mình cũng là Ô- sin đấy chứ, phục vụ, chăm chút cho sự phát triển, trưởng thành của Trẻ em mà.

Những cái tên thời thượng: Trường quốc tế Concordia Hanoi, trường quốc tế Horizon, trường quốc tế Singapore, trường Singapore tại Gamuda Gardens, trường quốc tế St.Paul, trường quốc tế ParkCity, trường quốc tế Gateway, trường quốc tế Olympia… mọc lên như nấm, nguy nga tráng lệ, chiếm những khu đất thật đẹp, ngạo nghễ như khinh rẻ nền giáo dục “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, tôi lại đặt niềm hy vọng vào Ô Xinh, nơi nuôi dưỡng tinh túy hồn Dân tộc bằng phương pháp giáo dục hiện đại Phạm Toàn!

Từ một CLB tự phát do nhu cầu của Cha mẹ HS muốn hiểu về phương pháp giáo dục Phạm Toàn, nay CLB đó đã thành một tổ chức, công khai, được xã hội thừa nhận để họ tự sống bằng hoạt động phục vụ cộng đồng. Trên trang Web, họ tự giới thiệu (https://oxinh.edu.vn/gioi-thieu):

“Ô Xinh ra đời tháng 7 năm 2013, với hình thức một Câu lạc bộ dành cho học sinh, phụ huynh và giáo viên nhằm ứng dụng, thực hành phương pháp giáo dục hiện đại: học qua hệ thống việc làm, lấy người học làm trung tâm.

Ngay từ khi ra đời, Ô Xinh đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục tích cực để trẻ em phát triển với các chương trình hỗ trợ phụ huynh và giáo viên tìm hiểu về tâm lý trẻ em, về phương pháp dạy học mới; những chương trình đặc biệt thiết kế riêng cho học sinh theo từng độ tuổi: Câu lạc bộ đọc sách, các lớp học Văn, Tiếng Việt, các chuyến dã ngoại trải nghiệm…

Đến với Ô Xinh, các bạn nhỏ sẽ được làm chính mình, thể hiện và phát huy năng lực của bản thân. Niềm vui của nghề giáo viên chính là khi được nghe những lời yêu thương từ các bạn nhỏ:

“CLB Ô Xinh như là ngôi nhà thứ 2 của em. Một ngày em lại có những kiến thức mới. Em rất yêu CLB Ô Xinh các cô và các bạn. Em chúc CLB Ô Xinh luôn vui vẻ và hạnh phúc” – Bạn Nguyễn Thảo Ngân.

Tháng 1 năm 2017, Ô Xinh chính thức trở thành Doanh nghiệp xã hội với tên gọi CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ô XINH.

Chúng tôi mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển xã hội thông qua các hoạt động thực tế của mình”…

Câu lạc bộ Ô Xinh
Phòng 107, Số nhà 30, Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0983 868 230/ 094 620 0880

Sản phẩm của Ô Xinh:
Các khóa học theo chương trình của nhóm Cánh Buồm;
CLB Đọc sách dành cho các bạn từ 5-12 tuổi;
CLB Phụ huynh
Các khóa học Khoa học;
Các hoạt động vui chơi miễn phí cho học sinh.

Từ một Ô Xinh, ngày càng thêm nhiều Ô Xinh:

Câu lạc bộ Ô Xinh

– Cơ sở 1: Số 18 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội (Trong trường tiểu học BBF).

– Cơ sở 2: Tầng 4, toà nhà A, số 347, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 0983 868 230/ 094 620 0880

Tôi hỏi cô Đinh Thị Phương Thảo (một trong mấy “con cưng” của Thầy Toàn, tận tụy theo Thầy từ ngày “Khởi nghiệp” (2009), giờ làm Giám đốc Ô Xinh Vạn Bảo:

– Các khóa học dành cho trẻ em, những đối tượng nào?

– Đủ loại ạ: Có lớp 5 tuổi làm quen với Tiếng Việt; lớp học Văn, lớp học Tiếng Việt, học Lối sống, Khoa học… chủ yếu là HS Tiểu học; có cả HS THCS, HS lớp 10, 11…

– Các em học ở trường rồi, học ở đây thế nào?

– Ngày thường có những lớp từ 17 giờ… Các em học ở trường mệt quá, chán quá, đến đậy vui đùa, và học Lòng Đồng cảm, cách Tưởng tượng, cách Liên tưởng … thông qua vui chơi; các em tìm lại chính mình và quên mệt mỏi… Có khi quá giờ, các em vẫn đòi học tiếp… Còn thứ Bảy, Chủ nhật và nghỉ Hè thì đông vui lắm ạ…

– Các Khóa học cho phụ huynh học gì? Học thế nào?

– Phụ huynh thì học PPCB về giúp con học Văn, học tiếng Việt, cách Giáo dục Lối sống tự lập cho con…Cùng với việc GV trình bầy, các phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm và hỏi đáp… Mỗi Khóa học có thể 5-7 buổi, 8 – 9 buổi tùy theo hứng thú và yêu cầu của Phụ huynh.

– Khóa học cho giáo viên thì ai học, học gì?

– Dạ, nhiều Sinh viên trường Đại học, Cao đẳng Sư Phạm đang học, hoặc đã tốt nghiệp đến để học những quan điểm Giáo dục hiện đại và PPCB dạy Văn, Tiếng Việt… Cũng có một số GV đang dạy ở các trường đến đậy tập huấn để có tay nghề; có trường tư nhờ chúng em tuyển GV mà huấn luyện PPCB cho GV của họ… Hiện cũng có 5 GV của Ô Xinh đang đi dạy “tăng cường” cho mấy trường tư đấy ạ.

Ra thế bà con ạ. Tất cả trẻ em, người lớn đến đây học là do nhu cầu của bản thân, người nọ mách người kia, tự nguyện đến học và tất nhiên có nộp “học giá” thỏa thuận. Họ học không lấy điểm thi đua, không lấy chứng chỉ “Đạt chuẩn”, “Trên chuẩn”… Họ cũng không đi học để làm sang, điều kiện “trường, lớp” thật tội nghiệp, cũng hổng có sao!

Cũng khá khen VTV7- chuyên về giáo dục, chịu khó lần mò đến Ô Xinh, loay hoay đặt máy trong mấy căn phòng chật hẹp, để làm mấy Chương trình về PP dạy học MỚI!

Chiều thứ Bảy rồi, thấy Ô Xinh Vạn Bảo có 3 “lớp”: một “lớp” đang tranh luận về cách tìm tư liệu cho một bài Tập nghiên cứu; một “lớp” đang học cách đọc sách; một “lớp” học Tưởng tượng. Tôi ghé vào “lớp” học Tưởng tượng. “Lớp” có 6 HS cả lớp Một lẫn lớp Hai.

Cô giáo bảo hôm qua đón Trung Thu, các em thấy vầng Trăng thế nào? HS nhao nhao giơ tay… Đúng rồi Trăng tròn, sáng… Cô vẽ hình Trăng trên bảng.

– Thế trên mặt Trăng có những gì? HS nhao nhao giơ tay, mỗi em nêu ra một ý: Trăng tròn, Sáng, Chú Cuội, Cây Đa, Chị Hằng, Thỏ Ngọc…

– Bây giờ các em nhắm mắt lại, tượng tượng mình sẽ kể câu chuyện về Mặt Trăng. Kể bằng Văn xuôi, Thơ, Vè hay vẽ tranh cũng được… Bây giờ các em thể hiện điều mình đã tưởng tượng ra đi… Nào bây giờ mỗi em hãy kể câu chuyện Trăng của mình… Tất cả diễn ra chừng 10 phút.

Sau đó HS lần lượt: Thưa cô em xin đọc bài Vè Chú Cuội; Thưa cô em đang Vẽ Con Tàu Vũ trụ bay đến Mặt Trăng; Thưa cô em làm Bài Thơ “Trăng ơi”; Thưa cô em lái con Tàu Vũ trụ lên thăm Chú Cuội, Chị Hằng… Mỗi em đều có sản phẩm của mình để trình bầy, đồng thời qua đó, mỗi em đã tự tạo ra trong óc mình hình ảnh đã tưởng tượng cùng với khả năng Tưởng tượng…

Mình ngồi đấy, cũng ước gì bé tẹo làm học trò của Cô giáo!

Nhưng HS lớn cũng chẳng sao. Đây, chị Đoàn Khánh Lê, con học trong lớp chị cũng ngồi học cùng. Chị bảo, khi con học lớp Một ở trường vẫn lo lắm, nghe đồn về Ô Xinh, liền cho con đến đây học thêm. Thấy hay quá, thế là mê, cứ đưa con đến xin cùng học với con…

Ra cửa thì một chị bảo, cháu đem con 5 tuổi đến học, rồi thích quá, xin làm một chân quản lý trẻ giúp các cô; một anh bảo, nhà cháu mãi bên Gia Lâm, thứ Bảy, chủ Nhật lại đèo con sang đây học. Có hàng trăm những phụ huynh như thế lặn lội đưa con đến Ô Xinh.

Ôi, những ông bố, bà mẹ của Dân tôi! Chỉ muốn cho con cháu được hưởng sự giáo dục tử tế, mà họ không từ nan nỗi vất vả, khó khăn nào. Những phụ huynh HS tuyệt vời như thế mà phải chịu đựng một nền giáo dục không xứng đáng!

Hãy giữ lấy và tiếp tục những gì Phạm Toàn để lại nơi Cánh Buồm, cho con cháu ta được hưởng và cha mẹ chúng thêm hạnh phúc.

Giờ đây, niềm Tin tưởng và Hy vọng, oái oăm thay, chỉ biết gửi vào những Mô hình Ô Xinh!

“Đúng quy trình”…

Mạc Văn Trang

15-9-2019

Cách đây một tháng, đến tham dự sự kiện Giới thiệu cuốn sách “Tiểu luận – Jean Piaget” của dịch giả Phạm Anh Tuấn, tôi có gặp GS Hồ Ngọc Đại. Thấy mừng là ông ở tuổi 84 vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ông bảo mình vẫn đi “Ba Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) để theo dõi triển khai sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục. Tôi thực sự vô cùng cảm phục. Ở tuổi này ông còn lặn lội đến những vùng khó khăn nhất về kinh tế, xã hội, giao thông và do đó là những vùng giáo viên và học sinh khốn khổ nhất trong việc kiếm tìm “con chữ”…

Bệnh thành tích đã làm cho giáo viên trở nên vô cảm

Huynh Van Diep

9-9-2019

CHUYỆN HÔM THỨ TƯ BÂY GIỜ MỚI KỂ

Hôm rồi mình chở con gái đi học. Khi con gái đã vào trường và vào lớp rồi mình mới yên tâm ra lấy xe về. Vừa chạy xe ra đến cổng trường, vô tình mình thấy một bé gái tầm tuổi con gái mình, cháu cứ thầm thà thầm thụt nữa muốn vào trường nữa không muốn bước vào. Thấy lạ mình tấp xe vào lề đến hỏi bé:

Miên man nỗi nhớ ngày tựu trường

Tương Lai

9-9-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 80

Thì ra vào tuổi 84, trong tôi vẫn còn đọng lại những ấn tượng trong ký ức về ngày tựu trường để rồi không tránh khỏi những hoài niệm vấn vương buồn vui xen lẫn. Mang máng nhớ lại những ý tưởng tuyệt vời trong “Nghệ thuật làm ông” của Lev Tolstoi để hiểu ra rằng, vang bóng một thời của chính mình giờ đây được tái hiện và ấp ủ trong những đứa cháu nội ngoại đang là nguồn sinh lực bất tận và cũng là khát vọng thầm kín của chính mình.

Cần trả lại môi trường sạch sẽ ở một trường học đầu năm học mới

Tr. Nguyên

9-9-2019

Thầy Th, vị giáo viên tôi đã từng gặp là một giáo viên dạy Nhạc, Vũ ở một trường cấp II khá có tiếng ở quận I. Thầy nổi tiếng có phong cách ăn vận sành điệu, sang trọng hơn nhiều giáo viên khác khi đến trường cũng như cập nhật “đồ chơi” high-tech không thiếu món gì mới có ngoài thị trường.

Ngọng nghịu nói chuyện dạy người

Tâm Chánh

7-9-2019

Khai trường giờ đã là ngày khai trương một thời vụ làm ăn giáo dục. Mọi thứ cứ như một trường buôn thành thục. Nhà giáo rải thảm đỏ chào đón như nghi thức thị trường chứng khoán gõ khánh mở cửa lại. Nhưng có lẽ vì vậy, cần xem xét lại việc thực thi luật phổ cập giáo dục tiểu học.

6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD!

Lê Đức Dục

6-9-2019

6 chiếc ghế gỗ là câu chuyện trong bức ảnh kề bên, có 6 em nhỏ trong lễ khai giảng trên rẻo cao Nam Trà My không có ghế ngồi gây xúc động mạnh cho chúng ta từ trưa qua.

3 triệu $ là của một vị Bộ trưởng đánh quả áp phe trong buổi hoàng hôn nhiệm kỳ.

6 cái ghế cho các em và 3 triệu $ của ông bộ trưởng thì liên quan gì nhau hem?

Có đấy!!!

Cùng với những hình ảnh xúc động của lễ khai giảng năm nay trên rẻo cao, là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa. Là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng.

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang , thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở “nóc” Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có 6 học sinh chưa có đủ để ghế ngồi dự lễ.

Nhưng cũng hôm qua chúng ta biết rằng có một cựu Bộ trưởng đã đút túi hơn 3 triệu đô la chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”!

***

Sau đây là nội dung bài viết “6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD” của nhà báo Lê Đức Dục, đăng trên báo Tuổi Trẻ:

Cô giáo trẻ đọc thư chúc mừng khai giảng của Chủ tịch nước tại điểm trường Tắk Pổ sáng 5-9. Ảnh: Trà Thị Thu/ TT

TTO – Trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc ‘hoàng hôn nhiệm kỳ’.

Hôm qua 5-9, chúng ta lại thấy lòng rưng rưng khi nhìn những tấm hình khai giảng gửi về từ rẻo cao.

Sau lễ khai giảng, cô giáo Trà Thị Thu gửi cho Tuổi Trẻ hình ảnh đơn sơ mà đầy cảm xúc của buổi lễ tại điểm trường Tắk Pổ (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Cái nóc (bản, làng – theo cách gọi của người Ca Dong) ấy chỉ cách trung tâm huyện 10km nhưng muốn lên chỉ có cách lội bộ.

Và chúng tôi nghe thắt nghẹn nơi lồng ngực khi thấy trong tấm ảnh chụp các học trò đang chăm chú nghe cô giáo đọc thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của Chủ tịch nước, có sáu em học sinh ngồi xổm trên nền đất, trước ngôi trường lợp tôn, che chắn bằng vách gỗ đơn sơ.

Hình ảnh điểm trường Tắk Pổ trong lễ khai giảng hôm qua khiến chúng tôi liên tưởng ngay đến một ngôi trường nơi cực bắc Hà Giang, đó là điểm trường Lùng Tám Cao ở xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ) với tấm ảnh từng gây xúc cảm không kém khi trong hình là các em học sinh ngồi trên nền đất, tấm bảng trong lớp học làm phông được kẻ nắn nót dòng chữ “Lễ khai giảng năm học 2014 – 2015” bằng phấn trắng.

Chỉ ít ngày sau, hai phóng viên Tuổi Trẻ đã đi tìm ra điểm trường gây “bão mạng” trong mùa khai trường năm ấy.

Chưa hết, lễ khai trường năm ngoái, thầy trò ở khu vực Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã khai giảng bên bờ suối chỉ vì khu vực đó không có mặt bằng nào khả dĩ để có thể tập trung đông đủ học sinh hơn là bãi cát bên suối…

Chúng tôi may mắn đã đặt chân đến những điểm trường rẻo cao như thế. Và rồi công việc cứ cuốn đi, cho đến khi vào những ngày này, chứng kiến cảnh hàng triệu học sinh cả nước nô nức với ngày tựu trường với bao tâm tư ngổn ngang.

Các em học sinh ở đô thị háo hức với những lễ khai giảng có rực rỡ hoa tươi, có bóng bay ngũ sắc, có thả chim bồ câu bay vào trời xanh mang bao ước vọng…

Chúng tôi lại hướng vọng về những xóm bản vùng biên viễn hay bao làng chài chênh vênh nơi đầu sóng. Ở đó giấc mơ của các em học sinh đôi khi chỉ là một bữa cơm no, một manh áo ấm, một đôi ủng nhựa, một chỗ ngồi học không gió lùa mưa dột…

Theo dòng thời sự, cho dù không muốn so sánh, nhưng những dòng thời sự nhân lễ khai giảng năm nay là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa, là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng…

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang, thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ.

Nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, chúng ta biết rằng có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”, và có những quan chức khác trên bục nói rất hay ho nhưng thực tế thì bỏ túi số tiền áp phe lớn mà giả sử các trường, các em có thêm ngần ấy tiền, cuộc đời các cô, các em sẽ có trang mới.

Những con số không thể so sánh nhưng cứ ám ảnh chúng ta…

‘Dạy người’ – học viên đầu tiên là Bộ trưởng Giáo dục?

Blog VOA

Trân Văn

6-9-2019

Giống như nhiều quốc gia khác, tuần này, 22 triệu đứa trẻ ở Việt Nam chính thức bước vào niên khóa mới.

Nếu muốn “dạy làm người”, phải xóa bỏ ngay đội cờ đỏ, mật thám học đường

Phước Nguyễn 

6-9-2019

Thưa ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo nước Cộng hòa XHCN Việt Nam!

Tản mạn ngày khai trường

Mạc Văn Trang

5-9-2019

Nhớ giáo dục nên lướt qua xem không khí Khai giảng Năm học mới ra sao. Rồi không đừng được, xin có vài lời chia sẻ.

Nguyên nhân nào dẫn tới một nền giáo dục thất bại toàn diện?

Đỗ Ngà

1-9-2019

Có thể nói trong cuộc đời con người phải tốn rất nhiều thời gian để đi học. Trong 60 năm cuộc đời (năm mà người lao động về hưu) thì hết 2% thời gian trong đó là người ta dùng để học mẫu giáo, 20% trong đó là dùng cho việc học phổ thông, 4% trong đó học nghề, 8% trong đó dùng để học đại học (xem như đã học đại học thì không học nghề), 4% thời gian cuộc đời là dùng để học cao học, và 10% cuộc đời để làm nghiên cứu sinh.