Trường Gateway – Bé 6 tuổi tử vong trong xe bus của trường

Hiệu Minh

7-8-2019

Cháu bé chết do bị nghi là bỏ quên trên xe ô tô của trường, rồi đây các nhà chức trách sẽ làm rõ. Chia buồn với gia đình cháu. Gateway là cổng mở cho lối đi, thật không may với cháu lại là gate ra nghĩa địa.

Cách đây vài năm tôi đã kể trên FB về cháu ngoại của anh Nguyễn Đức Lưu Hanvet cũng bị bỏ quên trong xe bus đưa đón của trường Vinschool ngay tại Timescity (Hà Nội). Do Hiệu Minh FB bị block do báo cáo dùng nick giả mạo nên bài đó không còn.

Vào sáng ngày 20-7-2015, bé gái được 30 tháng 10 ngày tuổi đi nhà trẻ vừa được một tuần, mọi việc vẫn ổn, cha mẹ vui sướng vì được xe đưa đón, cháu vui tới trường, về nhà bi bô kể cho ông bà, bố mẹ về một nơi được coi là giấc mơ của nhiều đứa trẻ.

Lên bus cháu hay ngồi hàng đầu và trí tò mò của trẻ thường để ý xem người lớn làm gì và bắt chước. Bọn trẻ tò mò nghịch ngợm thường bị bố mẹ, ông bà mắng thậm chí đánh. Thói quen của nhiều cha mẹ Việt là thích con vâng lời và ngồi im một chỗ, vào lớp khoanh tay để lên bàn.

Xe của Vinschool có 1 lái xe và một người phụ trách đưa đón trẻ. Cô đưa đón ngồi ghế cạnh tài xế và mọi hành động của cô này đều lọt vào mắt của cháu. Cô này có trách nhiệm đưa các cháu lên xe và trả về bến cho từng gia đình. Cháu nào lên xuống đều được cô tick vào đó, đấy là nguyên tắc.

Mọi việc vẫn ổn cho tới ngày 20-7-2015 nắng nóng khủng khiếp, cháu đi học lúc 8 giờ sáng và tới trường như mọi khi. Tuy nhiên việc cháu vắng mặt cũng không làm cô giáo băn khoăn, không hỏi bố mẹ tại sao hôm nay cháu không đến.

Còn lái xe và cô trợ lý đưa xe về bến đậu cũng không kiểm tra xem còn cháu nào ngủ quên trong xe. Số là hôm đó cháu lại ngồi ghế cuối, xe mát rì rì, thế là ngủ quên. Xe đưa về bến ở Vĩnh Tuy là bãi đất trống.

Vào khoảng 10 giờ bà bán bánh mỳ ở bãi đỗ xe thấy một đứa bé khoảng 3 tuổi mặt mũi đỏ nhừ, quần áo ướt đầm, vẻ hoảng loạn với ba lô đỏ khoác sau lưng. Bà hỏi lúc cháu hoảng hốt, nói còn ngọng và bảo, cháu ở Văn Quán. Thực ra bố mẹ ở Timecity nhưng hay ở với ông bà ở Văn Quán (Hà Đông) nên nhớ ra cái tên này.

Mọi người xúm lại hỏi han, chả được thông tin gì, ngoài sự hoảng loạn, khóc lóc. Cuối cùng mở ba lô thì tìm được số điện thoại của bố và mọi việc được sáng tỏ.

Khi cháu bình tĩnh và vui lại thì bắt đầu bi bô về những gì xảy ra. Chắp nối lại thì biết cháu thức dậy do trời nóng khủng khiếp, cửa đóng kín nên có lẽ nhiệt độ phải cỡ 50oC. Khóc lóc và hoảng loạn, đập cửa, cửa đã khóa. Nhiều đứa trẻ kể cả người lớn bị hoảng loạn mà tử vong.

May cho cháu đi tới cái cửa phụ cho cô trợ lý, cháu nhớ ra cô mở như thế nào. Mở được cửa do bậc cao quá nên cháu còn bỏ ba lô ra và vứt xuống đất rồi mới nhảy xuống. Và dường như có trời phù hộ chứ không phải anh Vượng Vin giầu có, cháu thoát nạn một cách kỳ diệu.

Xin nhớ đây là hành động của đứa trẻ 30 tháng tuổi đi nhà trẻ, trong một xe bus bị khóa ở bãi xe Vĩnh Tuy trong lúc nắng khủng khiếp của hè tháng 7. Nếu ai tin tâm linh thì phải nghĩ ra đó là trời phật giúp.

Chuyện trẻ bị quên trong xe bus, xe hơi là chuyện tầm thế giới. Năm ngoái tại Mỹ cũng có trường hợp tương tự. Một cậu bé khuyết tật bị bỏ quên trong xe và suýt bị tử vong. Ở Dubai, một cậu bé người Ấn Độ cũng bị tử vong do tài xế đưa tới trường bỏ quên.

Hồi bên Mỹ, tôi hay đi metro từ DC về Vienna khoảng 30km, tầu êm nên sau giờ làm việc thường gà gật. Tôi ở bến cuối nên càng dễ khò khò. Mấy lần bị lái tầu đi kiểm tra các toa và bị lôi dậy giữa giấc nồng đang ôm gái.

Ông bảo phải kiểm tra kỹ vì tầu về bến đỗ, hết ca làm việc sẽ đóng lại khóa chặt. Ai bị quên thì mùa hè bị nướng và mùa đông sẽ bị thành đá cho thế kỷ sau làm sống lại.

Có vài lời khuyên cho bố mẹ có con nhỏ tới trường

1. Lái xe và trợ lý phải kiểm tra xe trước khi rời xe và đảm bảo không còn ai trong xe, trẻ con dễ bị ngủ quên và bé quá không ai thấy;

2. Việc đánh dấu danh sách học sinh lên xuống là bắt buộc. Như ta đi du lịch nhóm, xe sắp chuyển bánh, luôn hỏi, ai còn, ai mất;

3. Nếu cô dạy trên lớp thấy vắng mặt trò phải báo cho bên hành chính gọi cho bố mẹ tại sao em không đến. Càng bé càng phải hỏi cho ra nhẽ trước khi thảm họa đổ lên đầu. Bọn trẻ nhà này bị ốm không tới lớp chỉ sau 10 phút trống trường đã có cuộc alo và tại sao;

4. Thông tin và địa chỉ liên lạc với trường và bố mẹ phải có trong cặp của con đề phòng hoảng loạn cháu khai ra tên cô bồ hay chiều cháu;

5. Bố mẹ phải dạy cháu nhớ số điện thoại, nhớ tên bố mẹ, tên trường. Phải kiểm tra thường xuyên để lạc thì cháu còn biết mà nói;

6. Cháu nghịch ngợm, tò mò, bắt chước thì lấy đó là mừng. Thích con cái vâng lời, ngồi im nghe lệnh thì lên lãnh đạo sẽ nhịn nhục suốt đời, quốc gia khó mà ngẩng cao đầu. Nhất là lệnh và bố mẹ sai là chính vì cái thời ông khốt bà via từ thế kỷ trước mẹ nó rồi, đâu có đúng với thời nay.

Mình có bà chị kể cách đây 70 năm đi đón bố, thuyền bị trôi và khóc thảm thiết ở giữa đồng. Có người hỏi, bố mày là ai. Bố cháu là bố cháu và tiếp tục khóc. Không biết tên bố mẹ, nhớ địa chỉ nhà, là một khiếm khuyết trải dài hai thế kỷ. Xem video

Nhớ dạy con cho đúng cách, biết tự cứu mình trước khi trời cứu, vâng lời với lẽ…phải. Đừng dạy con ngu muội tới mức bố mẹ sai lè vẫn bắt nó nghe, mất nước đấy.

Trường Gateway – Bé 6 tuổi tử vong trong xe bus của trườngCháu bé chết do bị nghi là bỏ quên trên xe ô tô của trường, rồi đây các nhà chức trách sẽ làm rõ. Chia buồn với gia đình cháu. Gateway là cổng mở cho lối đi, thật không may với cháu lại là gate ra nghĩa địa.Cách đây vài năm tôi đã kể trên FB về cháu ngoại của anh Nguyễn Đức Lưu Hanvet cũng bị bỏ quên trong xe bus đưa đón của trường Vinschool ngay tại Timescity (Hà Nội). Do Hiệu Minh FB bị block do báo cáo dùng nick giả mạo nên bài đó không còn.Vào sáng ngày 20-7-2015, bé gái được 30 tháng 10 ngày tuổi đi nhà trẻ vừa được một tuần, mọi việc vẫn ổn, cha mẹ vui sướng vì được xe đưa đón, cháu vui tới trường, về nhà bi bô kể cho ông bà, bố mẹ về một nơi được coi là giấc mơ của nhiều đứa trẻ.Lên bus cháu hay ngồi hàng đầu và trí tò mò của trẻ thường để ý xem người lớn làm gì và bắt chước. Bọn trẻ tò mò nghịch ngợm thường bị bố mẹ, ông bà mắng thậm chí đánh. Thói quen của nhiều cha mẹ Việt là thích con vâng lời và ngồi im một chỗ, vào lớp khoanh tay để lên bàn.Xe của Vinschool có 1 lái xe và một người phụ trách đưa đón trẻ. Cô đưa đón ngồi ghế cạnh tài xế và mọi hành động của cô này đều lọt vào mắt của cháu. Cô này có trách nhiệm đưa các cháu lên xe và trả về bến cho từng gia đình. Cháu nào lên xuống đều được cô tick vào đó, đấy là nguyên tắc.Mọi việc vẫn ổn cho tới ngày 20-7-2015 nắng nóng khủng khiếp, cháu đi học lúc 8 giờ sáng và tới trường như mọi khi. Tuy nhiên việc cháu vắng mặt cũng không làm cô giáo băn khoăn, không hỏi bố mẹ tại sao hôm nay cháu không đến.Còn lái xe và cô trợ lý đưa xe về bến đậu cũng không kiểm tra xem còn cháu nào ngủ quên trong xe. Số là hôm đó cháu lại ngồi ghế cuối, xe mát rì rì, thế là ngủ quên. Xe đưa về bến ở Vĩnh Tuy là bãi đất trống. Vào khoảng 10 giờ bà bán bánh mỳ ở bãi đỗ xe thấy một đứa bé khoảng 3 tuổi mặt mũi đỏ nhừ, quần áo ướt đầm, vẻ hoảng loạn với ba lô đỏ khoác sau lưng. Bà hỏi lúc cháu hoảng hốt, nói còn ngọng và bảo, cháu ở Văn Quán. Thực ra bố mẹ ở Timecity nhưng hay ở với ông bà ở Văn Quán (Hà Đông) nên nhớ ra cái tên này.Mọi người xúm lại hỏi han, chả được thông tin gì, ngoài sự hoảng loạn, khóc lóc. Cuối cùng mở ba lô thì tìm được số điện thoại của bố và mọi việc được sáng tỏ.Khi cháu bình tĩnh và vui lại thì bắt đầu bi bô về những gì xảy ra. Chắp nối lại thì biết cháu thức dậy do trời nóng khủng khiếp, cửa đóng kín nên có lẽ nhiệt độ phải cỡ 50oC. Khóc lóc và hoảng loạn, đập cửa, cửa đã khóa. Nhiều đứa trẻ kể cả người lớn bị hoảng loạn mà tử vong. May cho cháu đi tới cái cửa phụ cho cô trợ lý, cháu nhớ ra cô mở như thế nào. Mở được cửa do bậc cao quá nên cháu còn bỏ ba lô ra và vứt xuống đất rồi mới nhảy xuống. Và dường như có trời phù hộ chứ không phải anh Vượng Vin giầu có, cháu thoát nạn một cách kỳ diệu. Xin nhớ đây là hành động của đứa trẻ 30 tháng tuổi đi nhà trẻ, trong một xe bus bị khóa ở bãi xe Vĩnh Tuy trong lúc nắng khủng khiếp của hè tháng 7. Nếu ai tin tâm linh thì phải nghĩ ra đó là trời phật giúp.Chuyện trẻ bị quên trong xe bus, xe hơi là chuyện tầm thế giới. Năm ngoái tại Mỹ cũng có trường hợp tương tự. Một cậu bé khuyết tật bị bỏ quên trong xe và suýt bị tử vong. Ở Dubai, một cậu bé người Ấn Độ cũng bị tử vong do tài xế đưa tới trường bỏ quên.Hồi bên Mỹ, tôi hay đi metro từ DC về Vienna khoảng 30km, tầu êm nên sau giờ làm việc thường gà gật. Tôi ở bến cuối nên càng dễ khò khò. Mấy lần bị lái tầu đi kiểm tra các toa và bị lôi dậy giữa giấc nồng đang ôm gái.Ông bảo phải kiểm tra kỹ vì tầu về bến đỗ, hết ca làm việc sẽ đóng lại khóa chặt. Ai bị quên thì mùa hè bị nướng và mùa đông sẽ bị thành đá cho thế kỷ sau làm sống lại.Có vài lời khuyên cho bố mẹ có con nhỏ tới trường1. Lái xe và trợ lý phải kiểm tra xe trước khi rời xe và đảm bảo không còn ai trong xe, trẻ con dễ bị ngủ quên và bé quá không ai thấy;2. Việc đánh dấu danh sách học sinh lên xuống là bắt buộc. Như ta đi du lịch nhóm, xe sắp chuyển bánh, luôn hỏi, ai còn, ai mất;3. Nếu cô dạy trên lớp thấy vắng mặt trò phải báo cho bên hành chính gọi cho bố mẹ tại sao em không đến. Càng bé càng phải hỏi cho ra nhẽ trước khi thảm họa đổ lên đầu. Bọn trẻ nhà này bị ốm không tới lớp chỉ sau 10 phút trống trường đã có cuộc alo và tại sao; 4. Thông tin và địa chỉ liên lạc với trường và bố mẹ phải có trong cặp của con đề phòng hoảng loạn cháu khai ra tên cô bồ hay chiều cháu;5. Bố mẹ phải dạy cháu nhớ số điện thoại, nhớ tên bố mẹ, tên trường. Phải kiểm tra thường xuyên để lạc thì cháu còn biết mà nói;6. Cháu nghịch ngợm, tò mò, bắt chước thì lấy đó là mừng. Thích con cái vâng lời, ngồi im nghe lệnh thì lên lãnh đạo sẽ nhịn nhục suốt đời, quốc gia khó mà ngẩng cao đầu. Nhất là lệnh và bố mẹ sai là chính vì cái thời ông khốt bà via từ thế kỷ trước mẹ nó rồi, đâu có đúng với thời nay.Mình có bà chị kể cách đây 70 năm đi đón bố, thuyền bị trôi và khóc thảm thiết ở giữa đồng. Có người hỏi, bố mày là ai. Bố cháu là bố cháu và tiếp tục khóc. Không biết tên bố mẹ, nhớ địa chỉ nhà, là một khiếm khuyết trải dài hai thế kỷ. Xem videoNhớ dạy con cho đúng cách, biết tự cứu mình trước khi trời cứu, vâng lời với lẽ…phải. Đừng dạy con ngu muội tới mức bố mẹ sai lè vẫn bắt nó nghe, mất nước đấy.HM.

Posted by Giang Công Thế on Tuesday, August 6, 2019

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây