Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam

Hương Nguyễn

13-9-2017

Thưa Thủ tướng,

Tôi vừa đọc được tin về việc Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

RFA đưa tin: “Chủ trương hình thành những đại học có tầm cỡ quốc tế chính là mong muốn của các thế hệ lãnh đạo Chính phủ trước đây. Do đó, ông nhấn mạnh đây là lúc quyết định bắt tay vào thực hiện và không thảo luận thêm nữa”.

Trưng cầu dân ý: Xóa bỏ hay giữ lại ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11?

Hội SVNQ Việt Nam

13-9-2017

Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày hiến chương nhà giáo, ngày học sinh sinh viên Việt Nam tri ân giáo viên của mình. Trên thế giới, có một số nước kỷ niệm ngày này, nhưng không nhất thiết mọi nước đều phải kỷ niệm 20 tháng 11.

Lũng Luông, “Mèo trắng, mèo đen”

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế

Thuận Kiệt

12-9-2017

Trường Lũng Luông ở Thái Nguyên, nhìn từ trên cao. Ảnh: Kênh 14

Một sự cộng tác vô tình có thể tạo cơ hội cho những kẻ tham nhũng khoác áo “người tử tế”, thành “ân nhân” của tầng lớp người nghèo – mà vốn họ là nạn nhân của chính nạn tham nhũng.

Ngôi trường cho trẻ nghèo ở Lũng Luông, xã Thượng Nung, Thái Nguyên đang được dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều chiều. Có thể tóm tắt sự việc như sau:

Chia rẽ về quỹ xây trường từ con gái Nguyễn Tấn Dũng

VOA

11-9-2017

Hình ảnh ngôi trường Lũng Luông trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Vài ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam tranh cãi gay gắt về việc một quỹ của con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng góp tiền xây dựng một ngôi trường miền núi.

Mục đích của chúng tôi là thấy được một tâm hồn Việt ở từng tế bào xã hội

GDVN

Nhà giáo Phạm Toàn

11-9-2017

(GDVN) – Các nhà giáo dục chúng ta hãy nghĩ đến mục tiêu bất biến này: làm sao tạo dựng được một tâm hồn Việt Nam cho đến tận mỗi tế bào của xã hội.

LTS: Hiện nay đang có cuộc “tháo chạy” khỏi chương trình VNEN ở nhiều địa phương (cũng tương đương với cuộc tháo chạy khỏi việc “nhập” chương trình Giáo dục phổ thông cho vùng núi xa xôi nước Columbia để làm “nhà trường mới Việt Nam”).

Chính điều đó đã thúc giục nhà giáo Phạm Toàn viết bài báo này với hi vọng đưa đến các nhà chuyên môn, nhà quản lý những gợi ý để tháo gỡ khỏi tư duy “nhập ngoại” như vậy.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà giáo Phạm Toàn.

Khi các bạn ở nhóm Cánh Buồm – cả những bạn non tuổi và những bạn già lão – đặt cho tôi câu hỏi:

Suy cho đến kiệt cùng, mục đích và mục tiêu hành động của nhóm Giáo dục này là gì?”.

Tôi đã trả lời rất nhanh một điều mình đã ngẫm nghĩ không biết đã bao lâu rồi:

Mục đích và mục tiêu của chúng ta là được thấy một tâm hồn Việt Nam ở từng tế bào xã hội“.

Một người bạn cùng họ, anh Phạm Ch. có lần cũng nói với tôi:

Đọc bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm anh, tôi có cảm giác anh đang lo sợ ta bị mất nước. Có đúng vậy không?

Tôi đã không ngần ngại trả lời ngay: “Ông đoán đúng!?”.

Và tôi diễn giải thêm “Không đưa được một tâm hồn Việt Nam vào từng tế bào xã hội thì cải cách giáo dục bao nhiêu cũng uổng công”.

Thực vậy, Việt Nam ta đã nhập chương trình Giáo dục nước ngoài từ bao giờ nhỉ?

Rõ ràng, chúng ta đã nhập ít ra là từ thời các “bạn” hai chữ vàng đô hộ có tên Tích Quang, Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp sang làm thái thú đất Việt ngon lành và ngoan ngoãn này chứ còn gì nữa!

Việc nước ta có một thời đại gọi là Nhà Triệu hay không, chuyện đó đang còn tranh cãi, không bàn ở đây.

Nhưng giả sử như nước ta từng có giai đoạn Nhà Triệu, thì ở giai đoạn đó các bạn thượng thư bộ Học vẫn chỉ cho dân ta “ăn chữ Nho, ngủ chữ Nho, thở chữ Nho” mà thôi.

Giữa chừng công cuộc đô hộ nghìn năm, cụ Lý Nam Đế xưng vương, thì ngay từ cái tên nhà vua cũng theo từ pháp Hán.

Chữ Nho được phát âm theo tiếng bản địa Việt càng dễ len lỏi vào từng gia đình, tạo thành một nền văn hóa Nho… một nền văn hóa giáo điều, khước từ mọi dấu hiệu toàn cầu hóa…

Đến độ các nhà ngôn ngữ học người ta làm cho bộ chữ Quốc ngữ thuận lợi bao nhiêu cho sự phát triển và hiện đại hóa dân tộc này, vậy mà vẫn bị chối đây đẩy.

Theo nhà giáo Phạm Toàn, không đưa được một tâm hồn Việt vào từng tế bào xã hội thì cải cách sẽ uổng công (Ảnh: Thùy Linh)

Giá mà sang đầu thế kỷ thứ 20 người Pháp không ra lệnh cho dùng chữ Quốc ngữ, thì có lẽ đến tận hôm nay “chữ Thánh Hiền” vẫn đang nằm gọn trong ba lô các em học sinh đang cưỡi xe điện đến trường!

Cá nhân ông Khổng Tử là một nhân vật đáng kính. Ông thực lòng muốn khai hóa. Ông ăn đói nhịn khát để đi “phổ cập giáo dục” khắp vùng Trung Nguyên.

Ảnh hưởng của “Chương trình Giáo dục Khổng Tử” hoàn toàn không nhỏ.

Nhưng việc du nhập chương trình học của nước ngoài đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước ta cũng cho thấy điều này: nguy cơ mất gốc văn hóa Việt Nam.

Để có một sự so sánh, hãy nhìn công trình của vua Thế Tông (Sejong) nước Hàn Quốc.

Từ cách đây năm trăm năm, Vua Thế Tông xứ Hàn đã nghiên cứu ngữ âm tiếng Hàn và soạn ra bộ chữ ghi âm tiếng Hàn ngày nay đang hiện diện trên khắp thế giới từ gói kẹo, đến lọ thuốc và củ sâm, cho tới những “con” iphone, smartphone gọn xinh và đầy quyền lực… [1]

Người Hàn quật cường nhờ có bộ Huấn dân chính âm của Vua Thế Tông, hay công trình ngữ âm thực hành của Ngài đã khiến người Hàn quật cường, nhờ từ rất sớm đã thoát khỏi vành đai Hán Ngữ?

Thử tưởng tượng nếu người Hàn vẫn bám khư khư chương trình giáo dục nhập từ Trung Hoa xưa, thì ngày nay họ sẽ ra sao?

Trăm năm Pháp thuộc, Việt Nam lại đã nhập chương trình giáo dục từ đâu?
Một cách tình cờ của Lịch sử, chương trình Giáo dục phổ thông thời thuộc Pháp chính là chương trình nhập từ nước Pháp.

Đầu thế kỷ 20, thế hệ cụ Trần Tế Xương còn cố đi thi vét vài bốn khoa khi Nhà nước ba năm mở một khoa / Trường Nam thi lẫn với trường Hà … để tàn lụi dần…

Thoắt cái, đến năm 1930, đã hình thành hệ thống trường phổ thông do người Pháp thiết lập:

Với tổng số 390.076 học sinh phân bố trong 7852 trường các loại, trong đó có:

42 trường theo chương trình thuần Pháp (trong đó có 3 trường Phổ thông cấp 2 cho dân Tây hoặc dân Việt đã “vào làng Tây” và 6 trường Cao đẳng tiểu học cho người bản xứ),

7.810 trường Pháp-Việt (2 trường Tây, 21 trường Cao đẳng tiểu học theo chương trình bản xứ, 397 trường Tiểu học Pháp Việt, 2.835 trường Sơ học, 13 trường học nghề, 11 trường cao đẳng). 

Các trường này có đội ngũ giáo viên gồm 688 người Pháp (trong đó có 28 giáo sư thạc sĩ, 160 giáo sư có bằng cử nhân hoặc có chứng chỉ tương đương), 12.014 giáo viên bản xứ …” [2].

Ngay từ thời thuộc Pháp, nhìn ra sự thiếu thốn tâm hồn Việt Nam trong chương trình và sách học, đã có nhiều tiếng nói đòi thay đổi hoặc cải tiến chương trình giáo dục phổ thông do người Pháp nhập vào Việt Nam.

Phạm Quỳnh rõ ràng muốn “lên lớp” cho dân Pháp về nền văn hóa Việt! Ông còn muốn đưa tiếng Việt vào các bậc học [3].

Còn Hoàng Xuân Hãn thì công phu chuẩn bị một chương trình Giáo dục phổ thông mới cho Việt Nam độc lập không dùng tiếng Tây nữa, chỉ có tiếng Việt là chuyển ngữ [4].

Vào cái thời mới được độc lập, những năm 1950 thế kỷ trước, những lời phê phán hệ thống chương trình “ngu dân”, “đô hộ”, “đào tạo tay sai” đó thật đầy rẫy vào những kỳ chỉnh huấn hoặc học tập chính trị.

Cái chương trình nhập từ Pháp qua Việt Nam ấy nhiều “tội” lắm! Toán Số học ư?

Cái vòi chảy vào cái vòi chảy ra học để làm gì?

Tây nó nấu rượu nó mới cần chứ ta có nấu rượu đâu mà cần học cái thứ đó?

Tổ tiên chúng ta là người Việt, đâu có là người Gaulois, sao phải học theo sách Lịch sử của họ như thế?

Lại nữa, chương trình của Pháp (dùng ở Đông Dương) dạy theo lối đồng tâm – đúng là một “âm mưu” chia rẽ người học thành hai loại, loại chỉ cần có trình độ tiểu học rồi dừng lại, và loại có điều kiện học lên cao, tham gia vào tầng lớp thống trị!

Tiếc thay, vừa mới phê phán cách người Pháp bắt ta nhập chương trình và sách giáo dục phổ thông xong, thì đã kịp xảy ra việc ta tự nguyện nhập chương trình và sách Liên Xô!

Có thể nói mà không sợ sai, việc chuyển đổi chương trình Giáo dục phổ thông 12 năm thời Pháp sang hệ 9 năm, sau đó là hệ 10 năm, thực chất là “nhập” hệ thống giáo dục theo mô hình Liên Xô.

Dĩ nhiên, việc nhập khi đó mang động cơ tốt, không có chuyện lợi ích nhóm gì sất.

Các thày cô ngồi chật ngôi nhà số 6 phố Lê Thánh Tông ở Hà Nội, vừa cùng nhau tự học tiếng Nga (bỗng dưng được tuyên gọi thành “tiếng của Lê Nin”) vừa dịch sách môn Toán và các môn khoa học tự nhiên Lý., Hóa, Sinh vật,… và cả nhiều chương của môn Địa Lý nữa!

May mà chưa dịch sách Lịch Sử! Nhưng cái tinh thần của Pi-ốt Đại đế, của Lomonosov, … dường như đã được kéo dài sang thời sau trong những bài học “có tính lịch sử”.

Ngay sách Ngữ văn tiếng Việt cũng “vinh dự” được học cách soạn kiểu Liên Xô.

Ông Nguyễn Kỳ, trước khi lên làm thứ trưởng Giáo dục, trong cuộc giới thiệu sách mới tại trường Chu Văn An cuối những năm 1950, đã hào hứng giới thiệu cách dạy Ngữ văn theo kiểu chuyện kể với minh họa là chuyện con dơi đi dự cả Đại hội loài chim và Đại hội loài chuột.

Và các nhà giáo Việt Nam thông minh đã kịp hưởng ứng và lục tìm ngay được trong kho tàng dân tộc về cách đặt tên các loài rau.

Giời gọi các loài rau lại và đặt cho mỗi cây một tên, đến cây cuối cùng Giời còn mải nghĩ chưa ra, “mày thì lên là … thì là … à thì là mà … thì là …” thế là có cái tên rau thì là!

Đó là những năm 1950 chuyển sang những năm 1960 của thế kỷ trước.

Đó là những năm mối quan tâm chiến tranh được đặt lên cao hơn mọi điều.

Đó là những năm mối quan tâm thiếu đói cũng được đặt lên cao hơn mọi điều.

Đó là những năm không chỉ đói lương thực mà đói cả thông tin là cái đói nguy hiểm vô cùng.

Người viết bài này còn nhớ, trong một cuộc nghe phổ biến nghị quyết, một vị có chức vụ cao ở Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước đã nói đến tia la de kèm theo lời bình ngắn gọn và khinh miệt cái tia la de ba gie gì đó.

(“Ba gie” là một từ miền Trung người ta không bao giờ dùng để khen nhau hết).

Ấy vậy mà, đó cũng chính là thời điểm máy bay Mỹ vượt tọa độ lửa dùng tia la de điều khiển bom trúng cái vòm chính của Ga Hàng Cỏ Hà Nội.

Nhưng, đó cũng là thời điểm, tuy người ta chưa một ai dám nghi ngờ sức mạnh của Liên Xô – càng tuyệt nhiên chưa ai dám nghĩ Liên Xô có ngày tan vỡ song trong lĩnh vực giáo dục, đã có những “sáng kiến” nhìn sang Cu Ba, rồi nhìn sang Đức, và cuối cùng là nhìn cả sang Nhật nữa.

Cũng là một thứ đầu óc vọng ngoại, mà về sau này, nếu có thêm những Dự án này nọ, thì chẳng qua chỉ là những biến dị không trông đợi trên một cơ thể đang có những cơ hội hữu cơ cho sự ra đời những biến dị.

Điều quan trọng ta cần phân tích với nhau là ở câu hỏi này: làm sao nên nỗi?

Và câu hỏi này được đặt ra chỉ cho các nhà nghiên cứu giáo dục mà thôi, người khác ai quan tâm thì quan, không thì thôi.

Các nhà giáo dục chúng ta hãy nghĩ đến mục tiêu bất biến này: làm sao tạo dựng được một tâm hồn Việt Nam cho đến tận mỗi tế bào của xã hội.

Mục tiêu bất biến đó đòi hỏi nhà giáo dục quan tâm đến chỉ một đối tượng phục vụ bất biến là những em bé Việt Nam.

Tạo ra những em bé Việt Nam khác hẳn sẽ thay đổi dần dần cả cái gia đình hiện thời của các em và những tế bào xã hội do chính các em nhân bản sau này mà thành.

Với một phương tiện chỉ nhà trường mới có là chương trình học, sách giáo khoa và phương pháp học thì xin các nhà giáo dục hãy nghiên cứu cách trao vào tay các em những điều bất biến thay vì những kiến thức xổi.

Tóm lại, bài viết này muốn những nhà khoa học giáo dục Việt Nam hãy tự hào đảm đương trách nhiệm cho dân tộc.

Điều chúng ta làm đúng hay gần đúng là vì chúng ta làm chính công việc đó trên mảnh đất văn hóa Việt chứ không vì cái đúng ấy phù hợp với Columbia hoặc Liên Minh châu Âu hoặc Phần Lan hoặc Singapore. Nó đúng cho văn hóa Việt vì nó là Việt Nam, đơn giản vậy thôi.

Các nhà giáo dục hãy tiếp tục công việc mình đang làm dở. Ai làm VNEN cứ làm tiếp VNEN [5].

Nơi nào bỏ, cho bỏ, còn lại cứ củng cố cho đẹp. Ai Công nghệ Giáo dục cứ Công nghệ Giáo dục.

Dĩ nhiên Cánh Buồm cứ là Cánh Buồm! Ở nơi chúng tôi có điều kiện thực hành, vào bữa ăn trưa tập thể của học sinh, chúng tôi cũng dạy các em mời nhau bằng câu ca dao Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, để dạy các em sống Việt Nam, sống tiết kiệm.

Nói ví von cho vui, ngày xưa anh Phạm Tuân lên vũ trụ với súp bắp cải Nga.

Ngày nay nếu anh trở lại chuyến đi, đó sẽ là típ súp từ cây rau má lá rau muống cuộng rau đay…

Sao lại không thể?

Có thể kiên nhẫn chờ một trăm năm nữa cái mầm văn hóa non nớt được gieo hôm nay sẽ đi vào từng tế bào của xã hội, và ta cứ hy vọng…

Mỗi nhóm tác giả hãy thể hiện sứ mệnh Tự do đóng góp cho Dân tộc. Nhưng đừng nghĩ đến thành công chóng vánh. Chính vì thế mới là chuyện trăm năm trồng người!

Tài liệu tham khảo: 

[1] Xin coi Nguyễn Thị Minh Chung về bộ chữ Hangul của người Hàn quốc trong sách Tiếng Việt 6 Cánh Buồm, được cung cấp miễn phí trên mục Sách Mở trang Canhbuom.edu.vn

[2] L’Instruction publique en Indochine en 1930 (Giáo dục quốc dân ở Đông Dương năm 1930, tiếng Pháp) Đại học Hoa Sen: http://gas.hoasen.edu.vn/fr/gas-page/linstruction-publique-en-indochine-en-1930

[3]  Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp 1932-1942 bản dịch do Phạm Toàn chọn, hiệu đính, giới thiệu, Trung tâm Đông Tây và Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 2004.

[4]  Hoàng Xuân Hãn người khai sinh nền Trung học Việt Nam, (tr. 105-109) cuốn Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam, Nxb TrẻGiáo sư Hoàng Xuân Hãn người khai sinh nền trung học Việt Nam.

Những lớp người công cụ

Phạm Đình Trọng

7-9-2017

Trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ngày khai giảng 5/9. Nguồn: Báo Dân Trí

Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lí tưởng.

Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.

Giáo dục: Hỏng hệ thống nhưng nên sửa từ tuyển sinh

FB Huy Đức

7-9-2017

Tranh của họa sĩ Mai Sơn

Thiếu một triết lý giáo dục thì rất khó cải cách nhưng ngay cả khi đã có triết lý rõ ràng, vẫn phải thiết kế được lộ trình và lựa chọn đúng thứ tự ưu tiên để lộ trình đó thành hiện thực. Chỉ nhìn các bậc phụ huynh vạ vật chờ con ở các thành phố lớn trong các “kỳ thi quốc gia”, đủ thấy tuyển sinh phải nên được Bộ Giáo dục chọn là bước đi đầu tiên của lộ trình cải cách.

Suy nghĩ về ngày tựu trường, niên khóa 2017-2018

GS Nguyễn Đăng Hưng

6-9-2017

GS Nguyễn Đăng Hưng trong ngày khai trường. Ảnh: tác giả gửi tới.

Cứ mỗi độ thu về, lá vàng bay khắp lối, là ta nghe vang vọng đâu đây tiếng trống tựu trường.

Năm nay ở cái tuổi cổ lai hy, ngày tựu trường có nhiều điều làm tôi lo nghĩ. Lại một năm học bắt đầu với bao nỗi bất an!

Trước hết là sự việc áp dụng mô hình VNEN lấy từ Colombia đã không có tác dụng tích cực. Sự thất bại là chuyện phải đến.

Đất nước không của riêng ai

FB Vũ Đức Khanh

5-9-2017

Ảnh minh họa, từ trang Vũ Đức Khanh

Khoảng 3 giờ sáng ngày 5/9/1983, tôi và em trai tôi đã âm thầm, lặng lẽ rời thành phố hoa lệ Sài Gòn để đến một điểm tập kết đi “vượt biên” ở một vùng biển ngoại ô, cách Sài Gòn 100 cây số.

Đáng lẽ ra, nếu không có cái đêm định mệnh đó, chắc anh em tôi chỉ vài giờ sau đó, đã cùng hàng triệu trẻ em khác cắp sách đến trường và biết đâu đã vĩnh viễn trở thành những học sinh, cháu ngoan Bác Hồ dưới mái trường XHCN. Rồi cũng biết đâu, chúng tôi ngày nay có thể trở thành những đảng viên ưu tú của “Đảng” để tiếp tục bóc lột, đè đầu cưỡi cổ dân tôi.

Tuổi trẻ Việt Nam cần thức tỉnh trước khi quá muộn!

Đặng Phước

4-9-2017

Hàng trăm bạn trẻ VN xếp hàng đón sao Hàn, anh Yesung hồi cuối năm ngoái. Ảnh: Zing

Hằng ngày, cập nhật tin tức qua các kênh khác nhau, nếu quan sát một cách tổng thể, chúng ta có thể nhận định rằng, giới trẻ VN ngày nay có một bộ phận không ít sống buông thả, thực dụng, thích hưởng thụ, thiếu hoài bão, lý tưởng. Có lẽ nhiều bạn cho rằng nhận định trên là chủ quan hồ đồ? Xin các bạn hãy bình tâm quan sát.

Theo dõi các phương tiện truyền thông thời gian qua, mặc dù chưa có một cơ quan nghiên cứu xã hội nào đưa ra con số thống kê cụ thể, tuy nhiên chúng ta bắt gặp từng ngày, từng giờ trên đường phố, trong quán bar hay thông qua tiện ích livestream trên Facebook, cho thấy có nhiều bạn gái đua đòi, thích ăn chơi nên sẵn sàn đổi tình lấy tiền.

Nỗi cay đắng của giáo viên hợp đồng, vì đâu?

Đặng Phước

26-8-2017

Ảnh minh họa: Giáo viên phái chấp nhận đánh đổi nhiều thứ để…vào biên chế.

Nhân vụ việc một nữ giáo viên hợp đồng ở huyện Buôn Đôn Đăk Lăk cay đắng chấp nhận đánh đổi tình dục cho hiệu phó nhà trường để được vào “biên chế“. Sau nhiều lần quan hệ, tay hiệu phó này quay clip tung lên mạng buộc lòng nữ giáo viên hợp đồng phải làm đơn tố cáo. Rõ là đạo đức nghề dạy học đang bị băng hoại! Mặc dù ê chề cay đắng nhưng cô vẫn mong được vào biên chế để công tác lâu dài, vấn đề này được kiến giải như thế nào?

Thụ động chính trị có liên quan gì tới bạo lực học đường?

Triệu Tử, Đại học KHXHNV TP.HCM

24-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nhiều người Việt đang sống trong nước, dù ở lứa tuổi đi học, còn rất trẻ nhưng họ đã chọn thái độ sống thụ động, không quan tâm tới chính trị, ngoan ngoãn đóng nộp, bảo gì nghe nấy. Cho đến khi họ tham gia một vụ đánh nhau, gia đình mới ngã ngửa ra rằng tại sao con mình tự dưng có bản tính côn đồ như vậy. Cần phải xâu chuỗi hai tính cách đó với nhau, mới lý giải được thực trạng học đường Việt Nam ngày nay.

Những người sinh trong một gia đình cam chịu, dường như không tham gia đấu tranh khi bị áp bức, bất công. Cá nhân tôi được sinh ra trong một gia đình mà ông cố “địa chủ” bị cướp đất, ông nội đi dân quân hỏa tuyến mà không được hưởng chế độ, bố thi đại học làm bài tốt nhưng bị chấm rớt… Lớn lên trong một gia đình ba bốn thế hệ như vậy, từ nhỏ tôi được nghe ông cha chửi những kẻ cầm quyền khốn nạn, hà hiếp dân, cho nên nhận thức của tôi cũng khác với những bạn trẻ cùng trang lứa. Trong lớp, tôi thường cãi lại thầy cô khi nói về lịch sử, tôi luôn cãi lại mỗi khi nhận ra những điều thầy cô dạy không đúng với sự thật mà tôi đã biết.

Nghị Quyết Quốc Hội bị “lạm dụng”? Hay ai đang làm giáo dục Việt nam ra nông nỗi này?

NAGL

15-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau thông báo về việc World Bank (Ngân hàng Thế giới) chấp thuận cho khoản vay 77 triệu đô la Mỹ nhằm cải cách giáo dục phổ thông (“GDPT”) [1] vào cuối năm 2016, đề án cải cách GDPT được bật đèn xanh để thực hiện theo lộ trình, mà thực tế đã bị chậm gần 2 năm so với dự kiến [2].

Lần đầu tiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (“Ủy ban”), sau hơn 1 tháng đưa ra công luận lấy ý kiến, đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc kiến nghị lùi thời điểm triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.  Đồng thời, Ủy ban yêu cầu Bộ GD-DT giải trình về “báo cáo về kinh phí – Kinh phí thực hiện Đề án xây dựng chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này, cũng như kinh phí thực hiện các đề án khác liên quan đến việc đổi mới GDPT“. 

Tự do trong giáo dục

FB Mạnh Kim

17-8-2017

Những đứa trẻ được tự do “bò ra đường” vẽ nghịch ngay tại Fifth Ave trước Central Park, New York. Ảnh: internet

Facebook nhắc lại bài viết này tôi post cách đây tròn hai năm. Đọc lại càng bức bối cho nền giáo dục u ám nước nhà mà thế hệ này sang thế hệ khác phải chịu đựng. Đau buồn không đủ diễn tả. Phải nói là giận dữ. Nền giáo dục phi nhân bản áp đặt lên hiện tại lẫn tương lai với cái gông Marx-Lenin đã cho thấy quá rõ kết quả tồi tệ, nhưng sau bao nhiêu năm, nó vẫn được “vận dụng” và “sáng tạo”. Sẽ không bao giờ có cuộc cách mạng triệt để nào chấn chỉnh hệ thống giáo dục một khi giáo dục được định khuôn bằng ý thức chính trị cộng sản. Tôi không tin bất kỳ ai trong bộ máy lãnh đạo giáo dục có đủ khả năng thay đổi được điều này. Nền giáo dục tồi tệ này sẽ tiếp tục hành hạ và bóp chết những khái niệm căn bản trong giáo dục: khai phóng và tự do.

Nghĩ về tư vấn giáo dục

Nguyễn Đình Cống

10-8-2017

Ngày 7/8 trang Viet-studies đăng bài: Tổ Tư vấn về Văn hóa – Giáo dục, tại sao không của tác giả Nguyễn Trọng Bình. Tác giả viết : “Được biết, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhằm giúp Chính phủ và bản thân ông đưa ra những quyết sách phù hợp và đúng đắn để vực dậy nền kinh tế nước nhà trong thời gian tới. Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa để thành công, thì theo tôi một Tổ tư vấn về văn hóa – giáo dục cho Thủ tướng trong lúc này tại sao không thể trở thành hiện thực”.

Thành Lập “Tổ Tư Vấn Về Văn Hóa – Giáo Dục”, Tại Sao Không?

Viet-studies

Nguyễn Trọng Bình

7-8-2017

chuyên gia trong Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Báo Lao Động

Có khá nhiều sự kiện xảy ra trong những ngày tháng 7 vừa qua, mà nếu nhìn từ giác độ văn hóa thì theo tôi là rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Vụ Đồng Tâm với bản kết luận được không ít người dự báo đã trở thành hiện thực: chính quyền tiếp tục “thắng” dân trong vụ tranh chấp đất đai; vụ chụp mũ và xúc xiểm GS Ngô Bảo Châu của những kẻ làm nhiệm vụ “gác cửa” với tư tưởng cực đoan và tầm nhìn hạn hẹp; vụ Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục dọa nạt không cho Việt Nam tiếp tục khoan thăm dò dầu khí dù không biết bao nhiêu lần lãnh đạo hai bên trấn an dân chúng sẽ “mãi là đồng chí tốt” và “láng giềng hữu hảo”; vụ Trịnh Xuân Thanh tự trở về nước đầu thú hay bị chính quyền “bắt cóc” làm ảnh hưởng đến ban giao Việt – Đức; rồi vụ ông Trầm Bê “cuối cùng cũng phải bắt” như cách nói của nhà báo Huy Đức..v.v và v.v…

Năng lực lừa, phẩm chất cừu?!

GS Nguyễn Tiến Dzũng

31-7-2017

Lừa và cừu. Ảnh: internet

Tôi xin lỗi các anh chị em về việc dùng hai chữ lừa và cừu để nói về danh sách cách “năng lực và phẩm chất cốt lõi” trong chương trình giáo dục phổ thông VN 2017 vừa mới thông qua. Nhưng quả thực đó là ý đầu tiên hiện lên trong đầu tôi khi nhìn cái danh sách 5 phẩm chất, 10 năng lực đó, mà theo tôi là khá lệch lạc thiếu hụt, chưa kể tới sự tuỳ tiện và thiếu logic.

Danh sách đó như sau:

  • 5 phẩm chất cốt lõi: yêu tổ quốc, yêu con người, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Con người mới xã hội chủ nghĩa

Blog VOA

Trân Văn

28-7-2017

Các thanh niên mặc áo phông màu đỏ, phía trước có in hình búa liềm, sao vàng và đằng sau áo có in chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”, kèm theo các chữ cái viết hoa DLV mà nhiều người cho là chữ viết tắt của “dư luận viên”. Ảnh: DLB

Chuyện Đại tá Jack Usrey, làm việc tại Bộ Tư lệnh lực lượng Địa phương quân của bang Tennessee, dừng xe, bước ra ngoài giữa lúc trời đang mưa tầm tã, rồi đứng nghiêm, vung tay chào một người ông ta không hề quen biết đang trên đường đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà VOA Việt ngữ đăng hồi cuối tuần trước đã nhận được hơn 10.000 “like”, chưa kể câu chuyện này đã được hơn 2.100 facebooker giới thiệu lại trên facebook của họ.

Tuy chuyện xảy ra ở Mỹ song phần lớn ý kiến trong số 380 bình luận về câu chuyện này trên facebook của VOA Việt ngữ lại xoay quanh tương quan giữa giáo dục với đạo đức ở… Việt Nam. Những so sánh giữa xưa với nay làm bật ra một vấn đề mới: Nỗ lực hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam rõ ràng đã ngược hướng với việc gìn giữ, vun bồi các giá trị nhân bản.

Bàn về giáo dục nhân bản

BS Nguyễn Đan Quế

23-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi muốn nói ‘chút xíu thôi’ về thế nào là một nền Giáo Dục Nhân bản. Tôi thật sự không muốn vì thấy chưa phải lúc. Khổ nỗi đây lại là cơ bản nhất.

Bàn về Giáo Dục Nhân Bản, chỉ nghe không thôi đã đủ thấy khó. Cho nên, theo tôi, người nghe phải là những người, không những trong nghành giáo dục, mà còn có những quan tâm, ưu tư đặc biệt về giáo dục và đang tìm tòi một hướng đi mới cho nền giáo dục Việt nam. Hướng này là xu thế tất yếu của thời đại, chứ không phải sản phẩm tưởng tượng của trí tuệ.

Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Hai tạp văn của Vương Tiểu Ba (TQ)

Lê Thanh Dũng dịch

9-6-2017

Vương Tiểu Ba. Ảnh: internet

Sau Cách mạng văn hóa, từ năm 1978, Vương Tiểu Ba giảng dạy tại ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, ông nhận bằng Thạc sĩ tại ĐH Pittsburgh, Mỹ và quay về giảng dạy tại ĐH Bắc Kinh, ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1992, ông nghỉ việc để có thể tự do theo đuổi việc viết văn. Năm 1997, ở tuổi 45, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau tim tại nhà riêng, bên bàn viết của mình.Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ. Ông đã tạo ra một văn phong Vương Tiểu Ba.

Một số tạp văn và tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Cuộc tọa đàm về tác phẩm “Thời Hoàng Kim” (Lê Thanh Dũng dịch) đã được Cty Phương Nam tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của hơn bốn mươi nhà văn.