Bộ Công thương đã vi phạm nghiêm trọng luật đấu thầu

TS Nguyễn Đức Thắng

30-6-2018

Tại Qui hoạch điện VII điều chỉnh Bộ đã chỉ định thầu nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án trong tương lai, dự án mới có chủ trương đầu tư.

Tin vui từ bản xa và… Boeing

FB Vũ Kim Hạnh

29-6-2018

Tối qua tôi đọc được một tin thật thật cảm động. 28 hộ dân thoát chết trong gang tấc, nhờ kịp chạy khỏi vụ lỡ núi vùi lấp tan tành tất cả nhà cửa bản làng. Một người phó bản phát hiện vết nứt ở sườn núi, ban đầu chỉ rộng chừng 3 ngón tay, rồi lớn dần, anh kinh hãi chạy đến từng nhà, hết lời kêu gọi, thuyết phục, tổ chức dân di tản thật nhanh. Không thấy nêu tên người phó bản này. Bản Sáng Tùng, xả Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Trần Thanh Vân, con “sói bạc” Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

28-6-2018

Trần Thanh Vân sinh năm 1959 tại Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam. Vân vốn là lính của ông Nguyễn Quốc Dũng khi ông Dũng làm Viện trưởng VKS tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông Dũng sinh 1947, một cán bộ trung kiên đi qua hai cuộc kháng chiến ác liệt, một người liêm khiết đạo đức, từng ký hai Công văn 73 và 77, đề nghị khởi tố bắt giam Nguyễn Bá Thanh.

Nghe danh xưng, hết… đói thôi mà!

Lò Văn Củi

28-6-2018

Ông Hai Xích lô làm điệu bộ oách xà lách:

– Chà chà, xứ Thanh Hóa dạo này nổi ghê bây, coi bộ tiếng tăm nhứt nước rồi đó.

Anh Bảy Thọt nhá nhá cặp lông mày mấy cái:

– Dạ, Thanh Hóa mà, nổi từ lâu rồi chứ ông Hai, Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu mà. Vừa hổm, bà con cô bác mình cũng vừa nhắc tới cây cầu vượt, vượt đường rày xe lửa hết sức là quái chiêu, quái dị, nên có thêm “quan Thanh Hóa ngáo đường tàu”, mới nói chưa ráo nước miếng hen. 

Vụ án lớn giả danh quân đội giữa thủ đô

Blog VOA

Bùi Tín

27-6-2018

Hoa Hữu Long và vợ là Cao Thị Kim Loan. Ảnh: CAND

Báo Tuổi trẻ, và nhiều tờ báo khác trong nước, ra ngày 20/6 tiết lộ về một vụ án lớn rất kỳ lạ, hấp dẫn, nhưng sau đó không có tin gì tiếp theo. Đến nay vẫn không thấy vụ án bị khởi tố. Đây là điều bí hiểm cần tìm hiểu.

Tỉnh nghèo dẫn đầu chống tham nhũng

Bá Tân

27-6-2018

Tham nhũng đang trở thành quốc nạn, được coi là giặc nội xâm. Không thế lực nào phá nát chế độ bằng loại giặc này. Là giặc nhưng lại nằm trong guồng máy cai trị dân, thậm chí do dân “phải” bầu ra chúng nó.

Một người Nhật phê bình câu nói của Tổng Bí thư: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”

26-6-2018

Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng đã được các báo trích dẫn: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực“, đã bị ông Hirota Fushihara, một doanh nhân người Nhật, thuộc Công ty Tư vấn Uryu & Itoga Advisory Service Vietnam, phê phán.

Ta chống ta, dân chống lũ!

Lò Văn Củi

26-6-2018

Anh Bảy Thọt mở đầu câu chuyện bữa nay:

– Đảng ta lại mở hội nghị tìm cách ta chống ta ha.

Anh Sáu Nhặt hông hiểu:

– Là sao ta? Đảng ta một lòng lắm mà, sao ta chống ta?

Lò nóng lên rồi…

Lò Văn Củi

21-6-2018

Anh Bảy Thọt nói:

– ‘Cháy nhà lòi ra mặt chuột’ là xưa rồi nghen, bây giờ khác rồi đó nghen.

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Khác sao? Khác kiểu gì? “Diệt chuột đừng để vỡ bình”, ông tổng Trọng đã từng nói vậy nên chuột bây giờ núp khỏe trong bình, nhởn nhơ thành chuột cống, làm sao mà lòi ra được.

Thành phố Sun Gờ-rúp

FB Phan Minh Quang

16-6-2018

Kính gửi thằng đồng chí Sun Gờ-rúp:

Thành phố không quyết tâm bảo vệ thương hiệu Tp Đà Nẵng thì một ngày nào đó sẽ đổi tên Thành phố Sun Gờ-rúp.

Hữu Ước – Tên tham nhũng đội lốt anh hùng và quân hàm tướng!

FB Trần Đình Triển

13-6-2018

Ông Hữu Ước, cựu Tổng biên tập báo Công an nhân dân (phải) và luật sư Trần Đình Triển (trái). Ảnh: Báo VNN

Hôm nay, một số nhà báo công tác tại Báo Công an nhân dân gọi điện cho tôi, bức xúc về ông Hữu Ước và một số cán bộ lãnh đạo Báo CAND, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm và cố ý làm trái;… đẩy nhiều cán bộ của Báo rơi vào tình cảnh bi đát, không nhà không cửa, tiết kiệm tối đa trả lãi và tiền vay, tiền thuê nhà.

Anh chị em nhà báo còn chất vấn tôi:: “Anh nói rằng, anh sẽ làm đến cùng vụ Hữu Ước tham nhũng; chúng em chờ đợi mà chưa thấy anh lên tiếng? Anh giúp chúng em với, ông Ước và một vài lãnh đạo Báo CAND làm khổ biết bao nhiêu người”.

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 3)

Lê Hồng Hà

13-6-2018

Tiếp theo phần 2

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Minh Tuấn. Ảnh: internet

Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm tại dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của AVG. Biết sự việc đã nghiêm trọng và không lối thoát, Trương Minh Tuấn tìm cách thoát thân. Ngay sau chỉ đạo của ông Trọng, ngày 10/ 8/2017 Tuấn tìm đến nhà ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ. Cùng với ông Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm UBKT TW, người từng triệu tập ông Võ Văn Kiệt để thẩm tra “vụ đường dây 500 KV”, ông Hương cực kỳ nổi tiếng cương trực và kiên trung. Ông cũng là người bức xúc “vụ Vinashin” được bao che và báo cáo không trung thực trước BCH TƯ, để xoá tội cho “nhóm lợi ích”. Ông tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Chi (lúc đương chức Chủ nhiệm UBKT TW) và chỉ vào mặt: “Tôi biết vì sao anh làm vậy (bao che). Anh đã nhận bao nhiêu cục gạch (vàng) ?”. Ông Hương là lớp đàn anh của ông Trọng, và là một trong số ít cựu quan chức có tiếng nói tác động “nặng ký” đến hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong chính trường Việt Nam hiện nay.

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 2)

Lê Hồng Hà

13-6-2018

Tiếp theo phần 1

Ông Trương Minh Tuấn. Ảnh: internet

Thật ra, “cái chết được báo trước” đã dành cho Trương Minh Tuấn khi mà Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2220/QĐ-TTCP ngày 26/8/2016, thanh tra toàn diện vụ AVG trước sức ép phải thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1344/TTg-V.I ngày 01/8/2016.

Trịnh Xuân Thanh và Hiệp định Thương mại Tự do

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

10-6-2018

Đức và Việt Nam đang thương lượng, liệu người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được xuất ngoại. Một hiệp ước thương mại đang được đặt cược.

BERLIN taz – Người bị bắt cóc từ Đức đưa về Việt Nam và bị kết án chung thân ở đó với tội danh tham nhũng, cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh có thể sớm được đưa từ Việt Nam trở lại Đức. Truyền thông Đức đã đưa tin này vào cuối tuần, dựa theo những đối thoại tương ứng giữa hai chính phủ. Các nhà ngoại giao Đức và Việt Nam đã thảo luận từ hồi mùa Đông về khả năng quay lại. Nhưng vẫn chưa chín mùi cho một quyết định.

Trịnh Xuân Thanh cùng với con trai có lẽ sẽ được xuất cảnh sang Đức vào đầu năm 2019?

Hiếu Bá Linh

10-6-2018

Sự việc ông Nguyễn Văn Đài được trả tự do có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đó là bước đầu tiên đáp ứng ngoại giao (đáp ứng yêu cầu của phía Đức), và rốt cuộc sẽ dẫn đến việc thả Trịnh Xuân Thanh ra khỏi tù trước thời hạn. Việt Nam phụ thuộc vào nước Đức. Đầu năm 2019, một Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.

Báo chí Đức đưa tin Trịnh Xuân Thanh có thể sắp được xuất cảnh sang Đức

Hiếu Bá Linh, biên dịch

9-6-2018

Hà Nội hy vọng rằng, qua việc trả tự do cho các trường hợp này, quan hệ ngoại giao với Đức và EU sẽ được cải thiện, tờ Frankfurter Allgemeine tường thuật. Các đại diện của Liên minh châu Âu (EU) cũng lưu ý với Chính phủ Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu (Europäischen Rat).

Trịnh Xuân Thanh sắp được xuất cảnh sang Đức?

Phan Ba

9-6-2018

Theo thông tin của tờ Nhật báo Franfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ), Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do “trong thời gian tới đây”. Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch Đà Nẵng – Một thời “oanh liệt”! (Kỳ 2)

Quế Hương

4-6-2018

Tiếp theo kỳ 1

Thời kỳ Văn Hữu Chiến làm Chủ tịch Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã mua được các căn nhà: 107 Hoàng Hoa Thám, 73 Nguyễn Thái Học (2011); 121 Phan Châu Trinh (2012); 16 Bạch Đằng (2015); 318 Lê Duẩn (2014) và dự án khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012) mà không qua bán đấu giá công khai.

Con người thực Trương Minh Tuấn

FB Nguyễn Thông

3-6-2018

Ông Trương Minh Tuấn đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, dân gian đùa gọi tắt thành bộ 4T. Tôi dùng chữ “đương kim” bởi tới khi tôi viết những dòng này (chiều 3.6.2018) ông Tuấn đang là bộ trưởng, còn ngày mai thế nào, thậm chí từ tối nay, thì tôi không dám chắc.

Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà! (Phần cuối)

Lê Hồng Hà

3-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Được Trần Bắc Hà “bật đèn xanh” vào ngày 3/10/2013, ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay, trong khoảng thời gian ngắn từ 29/10 – 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV đã giải ngân cho 12 công ty, số tiền 4.700 tỉ đồng vào tài khoản của 4 cty cung cấp vật liệu đầu vào theo nội dung của 12 cty vay vốn gồm: Chuyển khoản 1.332 tỉ đồng vào tài khoản Cty Quốc Thắng; 1.030 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Hương Việt; 1.208 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Thiên Trang Phạm và 1.129 tỉ đồng vào tài khoản của Cty Thịnh Quốc.

Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà! (Phần 2)

Lê Hồng Hà

3-6-2018

Tiếp theo phần 1

Sau khi dư luận rộ lên tin đồn Bắc Hà đã “xộ khám”, cơ quan điều tra BCA đã bác bỏ tin đồn.

Ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ BIDV, liên quan vụ án Phạm Công Danh, cơ quan điều tra cho rằng, một số cá nhân và cán bộ của BIDV tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV. Hơn nữa, chưa đủ căn cứ xác định những người trên có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào cho thấy những người liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Danh thành lập, điều hành… Vậy là Trần Bắc Hà thoát.

Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

3-6-2018

Trần Bắc Hà sinh 1956 tại Hà Tây, bố quê gốc ở Hoài Ân, Bình Định tập kết ra Bắc. CMND số 211455986, đăng ký KKTT tại số nhà 20 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu ngày 1/9/2016.

Bộ Công an nâng cấp việc truy nã Vũ Đình Duy

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-6-2018

Giải mã Quyết định truy nã ngày 31/05/2015 của Bộ Công an. Số phận Vũ Đình Duy rồi sẽ ra sao? Có giống số phận Trịnh Xuân Thanh hay không?

Ảnh chụp 2 bài viết trên tờ Dân Trí: “Về thôi, chú Trịnh Xuân Thanh ơi“ và bài mới nhất “Số phận Vũ Đình Duy rồi sẽ ra sao?“.

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

UBKT Trung ương

2-6-2018

Kỳ họp 26 UBKTTW. Ảnh: UBKTTW

Từ ngày 28 đến 30/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

Tại sao Tô Lâm lại ra quyết định truy nã Vũ Đình Duy một lần nữa?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

1-6-2018

Điều kỳ lạ về động thái mới nhất này của Bộ Công an, mặc dù Vũ Đình Duy đã bị lệnh truy nã và khởi tố cách đây gần một năm, nay bỗng dưng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lại phát lệnh truy nã thêm một lần nữa. Một điều có thể khẳng định, Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an ra Quyết định truy nã này vào ngày 31/05/2018, sau khi Vũ Đình Duy bất ngờ xuất hiện trước Tòa án Thượng thẩm Berlin tại Đức ngày 07/05/2018 với tư cách là nhân chứng trong vụ trọng án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ảnh chụp màn hình trang nhất của Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ngày 31/05/2018

Chỉ có một con đường

Lò Văn Củi

31-5-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Ê, Củi, chở mấy cái… lò đi đâu? Dọn nhà đi chỗ khác hả? Lò với Củi hết là cặp bài trùng sao ta?

Bà con cô bác cười hihi. Củi tui thấy cũng uổng, nhưng hết xài rồi nên đáp:

– Dạ, đâu có dọn chi đâu, con chở đi liệng, để chật nhà quá, mà nó chẳng còn tác dụng gì, đâu có xài than củi nữa.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng Bí thư, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc xử lý kết luận thanh tra (kỳ 28)

Nguyễn Văn Tung

30-5-2018

Đã hơn 2 tháng kể từ ngày Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra vụ AVG (thông báo kết luận số 356/TB-TCCP ngày 14/3/2018), nhưng việc xử lý kết luận thanh tra đang diễn ra rất chậm chạp, có dấu hiệu chống lệnh cấp trên và chìm xuồng.

Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch Đà Nẵng – Một thời “oanh liệt”! (Kỳ 1)

Quế Hương

30-5-2018

Văn Hữu Chiến sinh năm 1954, quê Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vốn là một kỹ sư cầu đường, từng giữ các chức vụ Trưởng ban Quản lý dự án QL14B, Giám đốc Sở Giao thông – Công chính TP. Đà Nẵng, Phó chủ tịch UBND thành phố kiêm Trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Vũ trụ cũng chào thua

Lò Văn Củi

30-5-2018

Anh Bảy Thọt đố bà con cô bác:

– Dạ, con đố hén, ai giải được thưởng chầu cà phê liền, cái gì khi bị “tác động ngoại cảnh”, làm bất ngờ thì nó giãn nở lên gấp bốn lần?