23-11-2024
Tiếp theo kỳ 1
Nhắc tới thành cổ Quảng Trị 1972 mùa hè đỏ lửa, giới nghệ sĩ có hai nhân vật nổi danh gắn với nó là bác Lê Duy Ứng họa sĩ và bác phó nháy (chụp ảnh) Đoàn Công Tính. Họ cận kề ranh giới sống chết, để lại cho đời những tác phẩm chân thực.
Hồi lâu rồi, tôi đến chơi nhà Vũ Trường Thành (ở Hải Phòng), ngó thấy trên tường bức tranh sơn dầu rõ to về chiến trường Quảng Trị 1972, góc dưới có chữ ký của Lê Duy Ứng. Thành bảo lão í mới tặng tao, còn tao chỉ trả bằng mỗn tô bánh đa đỏ bà xã nấu. Tôi chả hiểu gì về tranh triếc nhưng cũng ra vẻ tấm tắc, lại còn bảo ông Ứng mà chết, mày cứ đem cái tranh này bán đấu giá, có khi tiền còn nhiều hơn bán căn nhà cấp 4 ni. Thành cười, xưa nay mày đ*o nói được câu nào ra hồn nhưng lời vừa rồi thì chính xác.
Giờ thì bạn tôi mất rồi, cũng đã ba năm, một phần do di chứng của những năm tháng chiến tranh (y là thương binh), bác Ứng thì vẫn thọ, có nhẽ đã U80, còn bức tranh trị giá căn nhà cấp 4 kia tôi cũng không biết số phận nó ra sao bởi vợ chồng bạn tôi đã chuyển nhà, thiên di cư trú mấy lần.
Thời chúng tôi là sinh viên, đài báo và sân khấu rất ồn ã về vở kịch “Đôi mắt” của tác giả Vũ Dũng Minh. Nghe đâu ông này là bác sĩ, từng lăn lộn trên chiến trường. Cũng nghe người ta kể, bảo nhau rằng vai chiến sĩ Việt bị mù mắt, được mổ cứu đôi mắt lấy nguyên mẫu từ chiến sĩ Lê Duy Ứng.
Ông Ứng bị thương vào mắt, không nhìn thấy gì, nhưng ông đã lấy ngón tay chấm vào máu, sờ soạng vẽ theo trí nhớ trên mảnh vải, được bức chân dung cụ Hồ. Kinh thật. Coi bức tranh có một không hai ấy, thấy cũng giông giống. Có nhẽ thời thập niên 60 hình ảnh ông cụ được treo khắp nơi, từ trong nhà dân ra hội trường ủy ban, cứ ngó mãi, ảnh lặn vào trong óc. Vả lại, vẽ cụ cũng dễ, cứ vầng trán cao, chòm râu thì thể nào chả giống ít nhiều.
Nhắc tới tranh bác Hồ, lại sực nhớ hồi lớp 3 lớp 4 gì đó (nửa đầu thập niên 60) đám chúng tôi học thuộc vanh vách bài thơ loại “học thuộc lòng”, tên nó là gì thì quên, nhưng ruột nó thì nhớ từng chữ. Thế này: “Trên buôn đồng bào Thượng/ Một sớm lũ Diệm vào/ Ảnh cụ Hồ để đâu/ Đưa nạp ra đây hết/ Đồng bào vào trong bếp/ Bưng hũ muối đem ra/ Để ngay ngắn giữa nhà/ Đấy, cụ Hồ tôi đấy/ Ở miền xuôi cũng vậy/ Khi bọn chúng lăm le/ Bà con ta một bề/ Bưng nồi cơm ra chỉ/ Và nơi nào cũng thế/ Bờ biển đến chân đèo/ Ảnh cụ tuy không treo/ Hình cụ đâu cũng có/ Bọn kia dù càn rỡ/ Muốn thu ảnh thu cờ/ Cờ và ảnh cụ Hồ/ Thu sao cho hết được”.
Đọc xong, đứa nào cũng lè lưỡi. Chả hiểu lè bởi cái gì. Hồi đó bọn trẻ được nhồi nhét khiếp thật.
Chả thế mà hôm ấy, trong cuộc tụ tập tại nhà bác sĩ Tú, một tay nha sĩ lững lẫy ở Nha Trang, lão bạn tôi, Nguyễn Huy Hoàng vừa từ Nga về đọc một lèo bài cụ hồ lớp 3, rồi còn khuyến mãi bài “Cụ Hồ ở giữa lòng dân/ Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê/ Mỗi khi thư cụ gửi về/ Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng”.
Tôi chê, bài ngắn thế, ai chả thuộc. Y liền làm mạch nữa 2 bài của Lưu Quang Vũ, bài “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” và bài “Tiếng Việt”, bài nào cũng dài như… trâu đái. Không sót một chữ. Ai cũng lắc đầu lè lưỡi. Trên đời, tôi từng phục sát đất ba tay tổ có trí nhớ kinh khủng khiếp, là bác thi sĩ Nguyễn Duy, bác “đủ thứ nhà” Phạm Xuân Nguyên, và giáo sư Nguyễn Huy Hoàng. Nhiều lúc cứ lẩn thẩn, mình chỉ được 1/100 cái trí nhớ của họ là đã đủ no ấm hạnh phúc rồi, chứ đâu mà nghèo bền vững thế này.
Tôi sống ở miền Bắc, khi cụ còn tại thế 14 năm, chả lần nào gặp cụ Hồ. Cả làng cả xã tôi, thậm chí cả huyện, cũng chả ai được nhìn thấy cụ Hồ bằng xương bằng thịt bao giờ. Ông anh tôi bảo cụ ấy là ông trời, ngày nào cũng nhìn thấy trời, nhưng gặp thì không bao giờ nhá, đứng có mơ.
Những năm ấy, bạn Trung Quốc in giúp rất nhiều chân dung cụ Hồ trên vải lụa xám, nhà nước phát không cho dân chúng treo, nhà tôi cũng được một cái. Ngoài ủy ban còn có tranh lụa cụ in màu, đẹp lắm. Chỉ công sở hoặc nhà cán bộ to mới có tranh cụ màu. Về sau nghe người ta xì xào bọn tàu gớm lắm, nó chả tốt gì đâu, nó vẽ cụ rất giống nhưng ở cái cổ áo lại có hình con chó. Kinh mưu mẹo tàu thâm nho.
(Còn tiếp)
Có lẽ cái ảnh Hồ khóc sau CCRĐ cũng là do Tàu chụp.
Tàu giỏi thật. Tuy hai mà một.
Tác giả viết “Đlnh Thế Huynh” ( kỳ 2 ) . Đọc thì cũng vui đấy, nhưng toàn bài chẳng thấy huynh đệ gì sất ?!
Còn chuyện treo ảnh cụ Hồ, nhớ sau 1975 ở mN, nhà nào cũng được phát ảnh cụ, không ai bắt buộc, song nhà nào cũng tự động treo lên .
Theo thời gian, cái gì rồi cũng phôi pha . Giờ, nhà nào còn treo ảnh cụ thì đó là chuyện lạ . Còn trẻ con cũng không còn thuộc
“Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ/ Râu bác dài tóc bác bạc phơ” nữa .
Từ nhỏ đến lớn đều bị nhồi sọ như thế nên cho đến hơn nửa thế kỷ sau, dân vẫn cứ ngu ngu là, và nước vẫn không phát triển được.
Ngu gì mà để dân khôn, dại gì mà để đất nước phát triển. Ở với CS riết rồi cái mê muội, cái ngu ngơ chỉ có tăng chớ không giảm.
Hóng bác tập 2 để nghe kể về Đinh Thế Huynh trong trận ở cổ thành Quảng Trị mà chẳng thấy, ông anh mãi liên thiên nhắc mãi đến cu Hồ , ai chứ cu Hồ thì người ta đ*o cần nhá.
NHÀ THƠ NHÂN DÂN: Nguyễn Minh Tâm
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Thì giàn khoan kia chẳng có bất ngờ đâu
Cái “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt”
Cửa miệng phun ra…
che hiểm độc ở trong đầu.
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Bản chất bá quyền trong giọt máu Trung Hoa
Nên chẳng bao giờ họ là bạn cả
Dù khi vui, cứ thoải mái hảo à…
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Lời cha ông còn vọng đến bây giờ
Dặn cháu con hãy tỉnh mình cảnh giác
Không được thả mình trong ngây thơ ngu ngơ…
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Sẽ thấy trong nụ cười có đủ cả nhu, cương
Cái bắt tay có gọi là hữu nghị
Cũng phải có khí phách hiên ngang của một kẻ can trường.
NGUỒN MẠNG.