Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách. Ngân sách không phải từ trên trời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.
Đọc toàn bài “Chống lãng phí” của ông Tô Lâm, rà kính soi từng câu từng chữ, tôi không thấy ông ấy đề cập tới những thứ lãng phí đang diễn ra công khai, hằng ngày, những [thứ] lãng phí đã được luật hóa bằng nghị định này, chỉ thị nọ của đảng, nhà nước.
Ông Tô Lâm viết (hoặc ai viết giùm) khi nào thì tôi không rõ, chỉ biết chiều 13.10.2024 báo chí quốc doanh đồng loạt đăng bài “Chống lãng phí” đứng tên ông, ở cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hai vị trí cao vót trong “bộ tứ”. Điều này có nghĩa, đây là mệnh lệnh của quốc gia.
Cứ nhắc tới cái nhà xuất bản này lại trào lên sự căm giận. Núp dưới danh nghĩa giáo dục (thứ được coi là quốc sách), nó đã hoành hành, bóc lột từng xu từng hào trên đầu trên cổ dân, nhất là dân nghèo. Không ai có con đi học ở xứ này không căm hờn nó, trừ nhà giàu cho con đi học ở nước ngoài.
Nhớ hồi thập niên đầu thế kỷ 21, quốc hội họp và thông qua bộ luật hình sự, trong đó quy định kẻ tham nhũng (đương nhiên là cán bộ, chứ dân thì tham nhũng cái gì) từ 500 triệu đồng trở lên bị khép án tử hình.
Khi thấy những “củi” bị đưa vào lò, tôi không cảm thấy vui mừng, chỉ thấy lo lắng. Cơ chế hiện tại là nguồn gốc của mọi vấn đề. Dù lò có đốt mãi thì cũng không bao giờ hết củi. Củi ông, củi bố sẽ sinh củi con, củi cháu, củi chắt.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay, nghe báo chí đưa tin ông cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa bị bắt, tôi viết bài “Lo cho anh Thưởng” (*), một hạt giống đỏ, đi lên từ vùng đất cách mạng ngoan cường Quảng Ngãi.
Giá – Lương – Tiền là ba từ được đề cập nhiều nhất vào thập niên 1980, nhất là năm 1985, thời Tố Hữu giữ chức phó thủ tướng, qua kế hoạch đổi tiền, dẫn đến lạm phát hơn 700% trong năm 1986 và nhiều năm sau đó.
Mấy hôm nay thấy tin đồn sắp hốt trùm cuối, thiên hạ rộn ràng còn hơn cả hôm bầu Tổng Bí thư! Nhưng mà công nhận, hoàng đế đăng quang mà chăt được đầu sếp cũ để tế cờ, răn chúng, thì đúng là kinh thiên động địa, “nong trời nở đất”. Người trong giang hồ hồn xiêu phách lạc, số má, uy tín lên cuồn cuộn.
Hệ thống tài chính là mạch máu của nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững cũng từ sự minh bạch của hệ thống tài chính. Những hành vi tham nhũng lớn đều thông qua hệ thống tài chính.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, [Bí thư Tỉnh ủy] Tuyên Quang, rụng một loạt chiều nay.
Tôi hhông có hơi đâu mà mừng hay buồn cho những chuyện thường ngày ở … nước Việt này nhưng tôi nghĩ một nét lẩn thẩn như thế này:
Từ sáng nay trở về trước, các quý bà phu nhân các ông này, rồi con cái họ thường tự hào, thậm chí “tư cao”, tự đại, tự tin về chồng, cha mình ghê gớm lắm.
Có bao nhiêu kẻ xếp hàng một để được điếu đóm, cúi luồn, thậm chí thờ phượng để hưởng hơi ấm của các ông này.
Bạn tôi, một luật sư chuyên nghề “tạo quan hệ” hồi năm 2019, nói với tôi về một vị to ơi là to rằng, cái giá để GẶP được đức ông này là 5000 tiền Tây. Không tính đến chuyện gặp có được việc gì hay không!
Có khi đây là ngưỡng, là “lê vầu” do ông này định giá nhưng có khi không phải, chỉ là quy định của các quan bà thôi!
Sáng bầu Tổng Bí thư, chiều cho bốn uỷ viên Trung ương nghỉ chức vụ luôn.
Trong đó có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, là Phó Thủ tướng cuối cùng trong bốn Phó Thủ tướng được bầu tại Đại hội 13. Ông quê Bạc Liêu.
Thế mới biết công tác quy hoạch và bổ nhiệm các nhiệm kỳ gần đây là đại vấn đề…
Nếu quy cho người đứng đầu thì quy cho ai đây?
***
Dương Quốc Chính: Bác Tô Lâm đúng là đã có trận đánh đẹp chưa từng có, thần tốc, táo bạo, bất ngờ, biến trường hợp siêu đặc biệt thành không có lựa chọn khác, vô hiệu hóa được quy trình. Trận đánh này đáng ghi vào sách giáo khoa của học viện Chính trị Quốc gia và cho các nước Cộng sản bạn tham khảo học tập.
Nhân dịp có tân Tổng Bí thư, đúng ra Bộ Công an phải gỡ bỏ quy định thổi cồn quay về như cũ hoặc ít ra tháo khoán cho nhân dân một tháng không thổi cồn để nhân dân còn đi nhậu ăn mừng có Tổng Bí thư mới chứ nhỉ? Bây giờ Bộ Công an mới dự thảo thì lom dom quá, lỡ hết cơ hội kích cầu bia rượu.
Vua mới theo lệ là phải đại xá thiên hạ. Nhân tiện thả ‘bọn phản động’ 331, 117 ra, mới chứng tỏ minh quân đức trị, “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo“. ‘Bọn phản động’ sẽ đi nhậu suy tôn ‘thánh thượng vạn tuế’ ngay.
***
Nguyễn Thông: Miệng thì nói vẫn kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực nhưng xử lý bọn đương sự lại bằng cách đồng ý với việc chúng làm đơn xin thôi chức vụ thôi việc, hóa ra cũng chẳng khác gì nhau.
Không thèm thất vọng, bởi không thể lãng phí dù chỉ là sự thất vọng.
Như kỳ 2 đã nêu, trường đua Phú Thọ là khu đất cực rộng dành cho hoạt động thể thao. Diện tích 444.500m2 (44,5ha) ấy được bao bọc bởi 5 con đường hiện nay, gồm Lý Thường Kiệt, 3 Tháng 2, Lê Đại Hành, Lữ Gia, Nguyễn Thị Nhỏ trên địa bàn quận 11. Tôi đã có lần thử chạy xe máy ở cạnh dài nhất Lý Thường Kiệt, ngó đồng hồ đo cây số thấy gần 700m, những cạnh kia ngắn hơn chút nhưng cũng 400 – 500m.
Trên đời, làm cái nghề chỉ điểm, hai mang là đốn mạt nhất, bị thiên hạ khinh. Kiểu ấy không chơi. Thời trước năm 1975 ở miền Nam có câu “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” là dạng vậy.
Như nhà cháu đã biên ở tút kỳ trước, ngày 17.7 báo chí đăng tin trung ương đã chọn được bí thư cho thủ đô, bà Bùi Thị Minh Hoài, để thay ông Đinh Tiến Dũng, có “tiền án tiền sự” vừa bị dọn dẹp, truất chức. Ông Dũng là ủy viên Bộ Chính trị thứ 7 của khóa 13 văng, không (hoặc chưa) phải vào lò là còn may lắm, phúc ấm tổ tiên phù hộ độ trì lớn lắm.
Tuần này, thiên hạ tỏ ra hết sức bất bình khi ông Phạm Văn Hòa (Phó Đoàn đại biểu của tỉnh Đồng Tháp tại Quốc hội, kiêm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đề nghị dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” để “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực” dừng lại, tự thú và hoàn trả những khoản tiền đã chiếm đoạt.
Cách nay đúng một năm, trong báo cáo gửi Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam, ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao – kiến nghị cơ quan này “chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng”, đặc biệt là “cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục”[1].
Ông Phạm Văn Hòa – đại biểu Quốc hội – vừa đề đạt chuyện chưa từng có từ cổ chí kim: Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nên dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” mà bên này là “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực”, còn bên kia là những người, những doanh nghiệp tự giác khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản từng chiếm đoạt.
Tôi vừa được nghe ngài Tổng bí thư phát biểu trên YouTube, phát đi phát lại đoạn sau: “Tham nhũng chỉ là cái ngọn thôi. Nếu đã có bản lĩnh, đã có đạo đức thật sự vì nước vì dân thì cần gì phải tham nhũng, cần gì đi ăn cắp. Sống cho ngay thẳng, đàng hoàng. Ngày xưa chết còn không sợ, ra trước pháp trường, lên máy chém chả sợ, bây giờ sợ gì. Chỉ có khó khăn, mà cũng tạm thời thôi. Chúng ta có bài học kinh nghiệm 90 năm rồi. Đây là chúng tôi rất thấm thía, muốn gửi đến các đồng chí thôi”.
Trước năm 1975 tôi đọc một cuốn truyện được dịch ra tiếng Việt, có tựa đề “Trại Súc Vật”, của nhà văn George Orwell. Nội dung câu chuyện đáng để mọi người suy ngẫm vì tôi thấy có những nét tương đồng đến sự phát triển và tha hóa của lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay. Trong bài góp nhặt này, tôi chỉ xin phép được bàn đôi chút cốt lõi của vấn đề sau khi thấy đảng CSVN sửa đổi hết nghị quyết này, đến ban hành nghị quyết khác nhưng tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng.
Sáng nay 18/5, hội nghị 9 của Ban chấp hành Trung ương đã bế mạc, sau 3 ngày làm việc dân chủ và hiệu quả. Câu chuyện được bá tánh chờ đợi nhất là số phận ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM, cũng đã giải quyết êm đẹp.
Tệ nạn mua quan, bán chức, bảo kê, phe nhóm chính trị, đã và đang lan rộng từ địa phương đến trung ương. Vấn nạn này gây nhức nhối, phẫn nộ trong hàng ngũ đảng viên các cấp. Đà Nẵng là một điển hình về tệ nạn này, có thể thấy rõ qua trường hợp của Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh.
Kỷ luật ông Hai Nhựt phụ thuộc vào cách Trung ương nghị sự
Ông Hai Nhựt bị kỷ luật ở mức nào ít phụ thuộc vào việc trung ương thống nhất về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hay “đặc biệt nghiêm trọng” với trách nhiệm của ông ấy. Mà có lẽ nó phụ thuộc nhiều hơn vào việc trung ương muốn bầu ai vào các ghế quyền lực đang trống.
Còn hai ngày nữa Hội nghị Trung ương 9 mới diễn ra, nhưng càng gần đến gần sự kiện quan trọng này, thông tin trên mạng xã hội càng bị nhiễu loạn. Nhiều tin hỏa mù đã được tung ra từ các phe; vì vậy, để tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi xin được xác nhận một số tin mà chúng tôi đã kiểm chứng sau đây:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2000. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, sinh năm 1962.
Chưa có nhiệm kỳ lãnh đạo nào (của cả đảng và quốc hội, chính phủ) cán bộ “rụng như sung” như nhiệm kỳ này. Nhà giam chật ních cán bộ trung ương, ai đó đùa, bảo đủ một trung ương phẩy sinh hoạt trong đó.