Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

BOT, con đẻ của chính sách lừa đảo và ăn cướp của Đảng CSVN

Nguyễn Tiến Dân

20- 9- 2018

1- BOT giao thông, nước nào mà chẳng có. Hình thức thể hiện, có thể khác nhau. Nhưng, tất cả, đều chung một mẫu số: Huy động nguồn lực của xã hội, để xây mới mạng lưới giao thông hiện đại. Qua đó, tạo sự đột phá, để thúc đẩy sự phát triển Kinh tế – Văn hóa – Xã hôi và An ninh – Quốc phòng.

Ngủ một đêm dậy thành… thượng tá công an

FB Lê Nguyễn Hương Trà

29-7-2018

Trước ngày TAND Hà Nội xử kín Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và Tòa án Quân sự Trung ương xử Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), Bộ Chính Trị đã ra quyết định thi hành kỷ luật với một loạt tướng CA và QĐ. Trong đó, nặng nhất là cách hết chức vụ trong Đảng đối với Thứ trưởng BCA Bùi Văn Thành và giáng cấp. Theo đúng… qui trình, tướng Thành phải qua kỳ họp Quốc Hội vào tháng 10, nếu bất chấp các qui định thì khả năng thành củi còn nhanh hơn!

Thư yêu cầu công khai “Bản kê khai tài sản”

Ngày 6 tháng 5 năm 2018

Kính gửi: Ngài Nguyễn Phú Trọng,

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Số 1 đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Kính thưa Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Những khoảng cách

Nguyễn Huy Cường

31-10-2023

1. Tôi quen một thẩm phán, khi đang tiếp tôi tại nhà riêng, được khoảng 15 phút thì nhà thì có khách. Anh xin lỗi tôi, tiếp vị kia. Tôi lượn ra vườn ngắm cảnh, rồi vào khi vị khách đã về.

Vụ Vũ nhôm: Các nhà báo và Facebooker có liên quan hãy cẩn trọng!

FB Hoàng Hải Vân

14-12-2018

Vũ nhôm tiêu tiền như vung lá mít. Ngay cả trong trại giam, anh ta hô một cái đã có người mang 203 tỷ đồng nộp cho tòa, anh ta bảo là “trả nợ”, còn tòa thì nói anh ta “khắc phục hậu quả”.

Khi chưa bị bắt, anh ta từng chi không ít tiền cho các cơ quan báo để “hỗ trợ hoạt động xã hội” và tổ chức sự kiện này sự kiện kia. Những khoản tiền này nếu đã chi hết cho những người bất hạnh và hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng thì không tính, coi như lấy bớt một ít tiền mà thượng tá tình báo Vũ nhôm cướp đoạt tài sản công để trả lại cho cộng đồng. Tôi không biết có báo nào giữ lại tiền của Vũ nhôm để chi cho các hoạt động báo chí của mình hay không, nếu có thì nên xuất toán thu lại để nộp cho cơ quan điều tra nhé.

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 3)

Quế Hương

27-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Trở lại hành trình từ một kẻ chưa tốt nghiệp PTTH, không nghiệp vụ, không qua đào tạo chuyên môn… biến thành “thượng tá tình báo” của Vũ “nhôm”. Chúng tôi xin tóm tắt như sau:

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật vì vợ?

 BTV Tiếng Dân

4-6-2019

Trong kỳ họp thứ 36, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải. Vẫn không rõ ông Hải bị kỷ luật về tội gì, nhưng theo thông cáo của UBKT Trung ương nói rằng, ông Hải không chấp hành nghiêm “nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm”. Ông Hải bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Lâm tặc hoành hành, cát tặc lộng hành, giang hồ tung hoành

BTV Tiếng Dân

22-6-2019

Từ lâm tặc hoành hành…

Nạn phá rừng ở Việt Nam đã và đang diễn ra trong nhiều năm qua và dường như các nhà chức trách từ trung ương đến địa phương bất lực, không có khả năng ngăn chặn. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam, các vườn quốc gia… bị tàn phá, biến Việt Nam trở thành một nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, sau Nigeria.

Việt Nam: Ước định về chiến dịch chống tham nhũng

Bauxite VN

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Dịch giả: Anh Hồng

5-1-2018

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trước tòa. Ảnh: AFP

Hỏi: Đánh giá của ông về sự sụp đổ của Đinh La Thăng (so với các thành viên Bộ Chính trị trước đây) cũng như việc xét xử công khai đầu tiên và chưa có tiền lệ đối với cựu thành viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng?

Trả lời: Trong 5 thành viên Bộ Chính trị bị kỷ luật từ năm 1976, Đinh La Thăng là người duy nhất phải hầu tòa và đối mặt với một án tù lâu dài. Trường hợp đầu tiên rất ngoại biệt, liên quan vụ Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc năm 1979. Ông đã bị kết án tử hình vắng mặt. Ba trường hợp khác bao gồm: Năm 1990, Trần Xuân Bách bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị vì đã có những quan điểm cải cách chính trị và kinh tế khác với chính sách của đảng. Năm 1996, Nguyễn Hà Phan bị trục xuất khỏi đảng vì những quan điểm về kinh tế đi ngược lại chính sách của đảng và vì sự thật là ông đã không thành thật khi thú nhận những sai lầm trong quá khứ thời chiến tranh với Hoa Kỳ. Cũng trong năm 1996, Đào Duy Tùng bị đình chỉ hoạt động như một thành viên Bộ Chính trị. Năm 2003, Lê Hồng Anh bị miễn nhiệm khỏi Bộ Chính trị trong khi Trương Tấn Sang bị khiển trách vì thất bại khi đảm nhận nhiệm vụ Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh trong việc ngăn chặn hoạt động của băng đảng tội phạm Nam Cam, và những sai phạm về nhân sự.

Khi những hung thần quyền lực tự biến thành tội đồ

Blog VOA

Bùi Tín

27-3-2018

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông rất e ngại phải mở những phiên tòa xét xử những công thần của chế độ, những hung thần quyền lực đã tha hóa, nhưng đã chót hẹn cho củi khô hay củi tươi vào lò đã cháy to, ông không thể nào chơi bài lùi. Ảnh: AP

Chính quyền cộng sản trong cơn suy thoái không sao kiềm chế nổi đang phơi bày những thảm cảnh chưa từng có.

Ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng, cán bộ cao cấp bị trói tay, ra tòa, xộ khám, các cán bộ cộng sản cấp cao bắn giết nhau, các đồng chí thù địch triệt hạ nhau là bức tranh diễn ra hầu như hàng ngày.

Trộm lật mặt… trộm!

Blog VOA

Trân Văn

10-5-2021

Công an tỉnh Trà Vinh vừa… “rửa mặt” cho ông Phan Thanh Sơn, nạn nhân vụ trộm 66 lượng vàng và 35.000 Mỹ kim.

‘Mặt trận Đà Nẵng’: Chủ tịch ‘thoát’, Bí thư không!

Cali Today

Thiền Lâm

29-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ vào thời “Đà Nẵng không có mâu thuẫn nội bộ”. Ảnh: Thanh Niên

Chỉ mười ngày sau khi bản kết luận kiểm tra nội bộ Đà Nẵng được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố, cũng lại cơ quan này đã họp vào ngày 29/9/2017 để quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch Đà Nẵng, đồng thời đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Đà Nẵng.

Vài lời nhắn nhủ tới Đinh La Thăng: “Khôn cũng chết, Dại cũng chết, chỉ có Biết mới sống”!

David Trần Hiếu

22-2-2018

Ngày 17-01-2018, trong lời nói sau cùng trước Tòa, Đinh La Thăng nói: “Bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa, đây là sự đau xót của bị cáo và gia đình. Bị cáo luôn quyết liệt, dám nghĩ dám làm …”.

Đinh La Thăng một lần nữa khẳng định, xảy ra sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là do tính “quyết liệt” của mình.

Chuyển đổi sân golf Phan Thiết có đúng quy định pháp luật không? (Phần 2)

Mai Văn Tam

13-7-2020

Tiếp theo phần 1

Ông Mai Văn Tam, cựu Chánh thanh tra Sở TNMT tỉnh Bình Thuận, hiện nghỉ hưu. Nguồn: FB nhân vật

Bài 3: Báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/6/2019 của Thanh tra Chính phủ cho rằng: UBND tỉnh chuyển mục đích sân golf Phan Thiết sang đất ở Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết là phù hợp với Điểm e Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013. Có đúng không?

Đà Nẵng: Đất, hồn ma, vàng và máu!

Trần Kỳ Khôi

28-3-2021

Thời kinh tế thị trường “định hướng XHCN”, đất đai bị biến thành hàng hoá đặc biệt. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ, với dân đất rất đắt đỏ, có làm quần quật cả đời cũng không mua nổi, nhưng đối với quan chức thì nó thuận tiện để đổi chác, hối lộ, mua bán và nhất là… dễ cướp.

Đi tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội! (Phần 3)

Hồng Hà

11-2-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Trương Duy Nhất tự hào “gông cùm không làm người ta sợ hãi”, “sự thật và công lý phải được bảo vệ”. Vậy thử hỏi, ngày thủ trưởng cũ của mình, cựu GĐ CAĐN Trần Văn Thanh ra toà trên cáng cứu thương; đồng nghiệp của mình Trung tá nhà báo Dương Tiến bị bắt giải về ĐN… sao không thấy Nhất lên tiếng?

Cá tra phú

FB Mai Quốc Ấn

23-10-2017

Cá tra là loài ăn tạp, người dân dùng để chỉ các quan tham, đụng gì cũng ăn. Nguồn: internet

Quý huynh xa nhớ!

Nghe tin huynh tứ bề thọ địch, lòng Ấn bất an vô hạn độ!

Nào báo chí truy tìm biệt phủ thanh quan.
Nào thanh tra công bố tài sản lương dân.

Mấy ai thấu lòng son có “hoa hồng” chứng giám…

So với thối móng tay, huynh làm chỉ có phần hơn!
Sánh với chạy xe ôm, huynh đan bao nhiêu chổi đót?

Vinashin và sự phản bội công cuộc cải cách theo hướng thị trường

Huy Đức

26-12-2023

Sáng 1-1-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.

Chia rẽ về quỹ xây trường từ con gái Nguyễn Tấn Dũng

VOA

11-9-2017

Hình ảnh ngôi trường Lũng Luông trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Vài ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam tranh cãi gay gắt về việc một quỹ của con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng góp tiền xây dựng một ngôi trường miền núi.

600 cán bộ chiến lược từ khuôn mẫu giáo điều

Blog VOA

Bùi Tín

11-5-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng và lá thư kêu gọi ông công khai tài sản cá nhân.

Hội nghị TƯ 7 sắp kết thúc. Ba nhiệm vụ của cuộc họp là thảo luận về quy họach cán bộ chiến lược cho 5 đến 10 năm tới, cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức và thực hiện bảo hiểm xã hội hiện còn rất sơ sài.

Kết luận thanh tra là “Bài bào chữa vụng về” cho các sai phạm tài chính tại trường ĐH Luật TPHCM

Mai Bá Kiếm

7-10-2019

Ngày 30/9/2019, Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD & ĐT đã công bố Kết luận Thanh tra số 110/KL-TT ngày 27/9/2019 “về việc thanh tra hành chính Trường ĐH Luật TPHCM”. Ngay sau đó, đa số cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật đều nhận biết đây là bài bào chữa vụng về cho 3 sai phạm tài chính của trường này.

Còn giới am tường Bộ GD & ĐT và Trường ĐH Luật này thì hiểu đây là viêc biến “thanh tra thành quà tặng” của một “Cattani” (Chánh Thanh tra trong phim La Piovra) sắp về hưu!

1. Bao che việc bỏ ngoài số tiền lên đến 29.090.043.272 đồng

– Dù đã khẳng định, tổng số tiền sinh viên nộp (chỉ để học lại của hệ VLVH, học bổ sung hoàn thiện kiến thức) các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 chênh lệch với dữ liệu trên “phần mềm quản lý học phí” đã được ghi nhận trong sổ sách kế toán là 29.090.043.272 đồng, tuy nhiên, Kết luận Thanh tra này cho rằng, việc này là do “trường hạch toán chưa đầy đủ, kịp thời” vào từng năm tài chính.

Kết luận này hoàn toàn trái ngược với Kết luận số 1045/KL-BGDĐT ngày 29/12/2017 cũng của Bộ GD khi giải quyết tố cáo đối với bà Mai Hồng Quỳ (trang 8 và trang 11), đã khẳng định kiểm tra sổ sách của nhà trường như sau: “Số tiền thu học lại của hệ VLVH đã được phản ánh trên Sổ chi tiết tài khoản 51181 gồm: “Năm 2014 là 777.595.000 đồng, năm 2015 là 852.160.000 đồng, năm 2016 là 939.170.000 đồng”, đã được quyết toán và công khai trong các Hội nghị viên chức.

Còn năm 2017 học phí học lại theo tài liệu Hội nghị Viên chức ngày 25/10/2018 là hơn 2,2 tỷ đồng. (xem bảng chụp)

Như vậy, theo số liệu công bố của Kết luận thanh tra năm 2017 và tài liệu Hội nghị Viên chức 2018: Tổng số tiền học lại 4 năm chỉ hơn 4,77 tỷ đồng.

Điều này có nghĩa là, sau khi bị Báo pháp luật TPHCM điều tra ra sai phạm vào tháng 6/2019, nhà trường mới vội lập hồ sơ khống, nhưng không thể thay đổi những gì trước đó, nên Thanh tra Bộ mới đề nghị quyết toán vào năm tài chính 2018, và Thanh tra “vẽ đường cho hươu chạy” bằng cách đề nghị quyết toán vào năm tài chính 2018 nhưng chủ tài khoản chưa ký duyệt chi. (trang 12 kết luận Thanh tra phần chú thích cuối trang).

Điều này thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng về tài chính của Trường, và Thanh tra Bộ đã bao che sai phạm trong quá trình Thanh tra vừa qua.

– Về phương diện pháp lý, việc “trường hạch toán chưa đầy đủ, kịp thời” số tiền nói trên vào từng năm tài chính (năm 2014, 2015, 2016, 2017) là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài chính.

Cụ thể:

+ Vi phạm Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tụ chủ, tự chịu trách nhiệm về thục hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể vi phạm là khoản 6 Điều Điều 31 về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (Thủ trưởng đơn vị có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 của Bộ luật Hình sự 2015);

+ Vi phạm Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mà cụ thể là vi phạm khoản 3 Mục I Phần thứ 4 về việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách.

2. Kết luận Thanh tra đã vẽ đường “hợp thức hoá” số tiền 29.090.043.272 đồng. Tức là số tiền trên chưa được trả lại mà đợi ký duyệt chi vào năm 2018

Theo đó, Kết luận của Thanh tra đã dung túng, bao che cho những người vi phạm pháp luật về tài chính để “hợp thức hoá” số tiền 29.090.043.272 đồng.

Cụ thể:

(i) Thanh tra của Bộ GDĐT đã đồng tình với báo cáo gian dối của Trường về việc “Đề nghị quyết toán khoản kinh phí đã chi” từ năm 2014 đến năm 2017 vào năm 2018 (sau khi có tố cáo và thanh tra đã làm việc) số tiền 24.165.517.612 đồng thu từ học phí học lại, học hoàn thiện, bổ sung kiến thức đã được Nhà trường chi cho chuyên môn nghiệp vụ như: Tiền giảng, tiền chấm bài, công tác chỉ đạo, quản lý, phối hợp, hỗ trợ và tổ chức các lớp học lại, bổ sung hoàn thiện kiến thức cho các đơn vị, cá nhân và có ký nhận.

Tuy nhiên, khoản chi này lãnh đạo Nhà trường đã duyệt chi cho ai? cơ quan, tổ chức nào đã nhận? số tiền cụ thể là bao nhiêu? Thì Thanh tra của Bộ GDĐT lại không làm rõ; Tại sao các khoản chi này lại không được quyết toán hàng năm mà lại dồn vào để quyết toán cho năm 2018? Thực chất, các khoản chi này mới “được liệt kê khống để đối phó với Thanh tra” vì theo Kết luận của Thanh Tra thì các khoản chi này chưa được “Lãnh đạo Trường ký duyệt” nhưng tại sao lại chi được? Ai là người chịu trách nhiệm về hành vi gian dối này? Tại sao Thanh tra Bộ GDĐT lại cố tình bỏ qua, không xác minh mặc dù việc này rất dễ dàng xác minh để tìm ra sự thật?

(ii) Thanh tra Bộ đã dung túng, bao che cho hành vi sai phạm đối với khoản chi trái pháp luật 3.495.085.000 đồng trong số tiền 29.090.043.272 đồng thu từ học phí học lại, học hoàn thiện, bổ sung kiến thức của sinh viên và học viên với kết luận “vô thưởng vô phạt” rằng, “kiểm tra chứng từ chi 4.924.525.660 đồng cho thấy: Các mục chi đều thể hiện việc phục vụ nhiệm vụ chung của Nhà trường trong đó có chứng từ chi 1.429.440.660 đồng là phù hợp với quy định, có cơ sở để quyết toán; chứng từ chi đối với với số tiền 3.495.085.000 đồng chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa đảm bảo cơ sở để quyết toán, cần được rà soát, hoàn thiện, xử lý theo quy định”.

Như vậy, kết luận của Thanh tra của Bộ GDĐT đã chính thức “hợp thức hoá” khoản chi 25.594.958.272 đồng trên tổng số 29.090.043.272 đồng số tiền thu từ học phí học lại, học hoàn thiện, học bổ sung của học viên và sinh viên.

Số tiền còn lại 3.495.085.000 đồng thì Thanh Tra Bộ lại “gợi ý” Nhà trường “rà soát, hoàn thiện, xử lý theo quy định”. Thế nhưng, không thể rà soát, hoàn thiện và xử lý theo quy định được khi các khoản chi này theo Thanh tra Bộ đã kết luận là “chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa đảm bảo cơ sở quyết toán”.

Tuy nhiên, trước đó Kết luận Thanh tra lại khẳng định “các khoản chi khác được đơn vị đề nghị bổ sung vào quyết toán năm 2018 đều có đề xuất của các phòng, và cá nhân trong trường, chúng từ có nội dung cụ thể đước lãnh đạo đơn vị phê duyệt, có người nhận việc sử dụng số tiền nói trên và nội dung chi phục vụ cho hoạt động chung của đơn vị, không phát hiện ra tư lợi cá nhân” vậy tại sao lại không quyết toán được?

Những minh chứng nói trên cho thấy, vì cố tình dung túng, bao che cho hành vi sai phạm về tài chính của một số người ở Trường ĐHL nên Thanh tra đã kết luận quanh co, lòng vòng, mâu thuẫn với nhau và không dám kết luận đó là những hành vi vi phạm về tài chính cần phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

3. Kết luận Thanh tra đã bao che cho hành vi của bà Mai Quốc Thu Trang lập tài khoản riêng số 1900206231434 để “tham ô tài sản”

Cụ thể, Kết luận của Thanh tra đã thừa nhận, bà Mai Quốc Thu Trang lập tài khoản riêng số 1900206231434 tại ngân hàng Agribank để thu 05 khoản tiền của Nhà trường từ các đơn vị, cá nhân chuyển vào tổng cộng là 26.321.507.662 đồng (xem trang 14), gồm:

Tiền học lại: 36.040.000 đồng;

Tiền học bổ sung hoàn thiện kiến thức 62.424.000 đồng;

Tiền lệ phí thi, học bổ sung hoàn thiện kiến thức cao học là: 1.812.043.772 đồng;

Tiền thu học phí ngoại ngữ của Trung tâm VASS là: 9.287.060.000 đồng;

Và các khoản tiền mặt của Trường là: 15.123.939.890 đồng. (tại sao nhà trường không chi vào tài khoản giáo viên mà lại chi cho Bà Trang, Bà Trang “ban phát” lại cho giáo viên?)

Ngoài ra, trong tài khoản của bà Trang còn có 5.249.034.100 đồng là tiền của cá nhân nhưng Thanh tra cũng không xác minh nguồn gốc số tiền này của bà Trang do đâu mà có. Đây là cũng là dấu hiệu rất đáng nghi vấn mà đáng ra Thanh tra phải xác minh làm rõ tính minh bạch của khoản tiền này nhưng Thanh tra đã bỏ qua, không xác minh (Thanh tra có thể làm được nếu yêu cầu ngân hàng cung cấp).

Thay vì kết luận, việc Thủ quỹ của Nhà trường mở tài khoản cá nhân để nhận các khoản tiền của Nhà trường là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có đầy đủ cơ sở để chuyển cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bà Mai Quốc Thu Trang (vì hành vi của bà Trang đã cấu thành tội Tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 của Bộ Luật Hình sự 2015. Theo Điều 353 thì tội phạm này đã hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hoàn thành hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng lên), thì Thanh tra lại “che dấu tội phạm” bằng cách “bào chữa vụng về” thiếu kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật về tài chính, kế toán và hình sự nói riêng khi cho rằng: Qua kiểm tra tuy chưa phát hiện ra thất thoát và sử dụng không đúng mục đích nhưng xét về mặt an toàn quỹ thì không đảm bảo”.

Những kết luận như trên chứng tỏ Thanh tra của Bộ GDĐT đã “giẫm” lên pháp luật để dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm về tài chính tại trường Đại học Luật TP.HCM trong đó có dấu hiệu che dấu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 và tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 của Bộ luật Hình sự 2015 cần phải được cơ quan có thẩm quyền xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Mở chương trình cấp bằng B1, B2 Anh văn trái phép (trang 31,32)

Với kết luận thanh tra, những chứng chỉ B1, B2, là hoàn toàn trái phép và Bộ yêu cầu chấm dứt. Vậy hàng ngàn sinh viên, học viên cao học, Nghiên cứu sinh đã thi chứng chỉ tiếng Anh trái phép tại trường có được cấp bằng tốt nghiệp, liệu các Văn bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ do nhà trường đó có hợp pháp không? Đây là câu hỏi của nhiều người, khi nhiều học viên thạc sỹ luật của trường đang giữ các vị trí quan trọng trong Bộ máy nhà nước?

5. Bao che của Thanh tra Bộ với sai phạm của Ông Trần Hoàng Hải phụ trách trường (trang 15)

Theo đơn tố cáo là ông Trần Hoàng Hải đã bao che sai phạm của bà Trang ở chỗ: Vào 21/8/2018 phát hiện mở tài khoản riêng thu tiền của trường trái phép với số tiền rất lớn (30 tỷ đồng), sau đó 2 tháng, ông đã không xử lý mà còn thách thức dư luận nhà trường bằng cách “đặc cách bà Trang vào viên chức”.

Vậy là Thanh tra Bộ đã lương lẹo, uốn cong ngòi bút thành để giải thoát ông Hải bằng cách “tố cáo ông Trần Hoàng Hải tiếp tay cho Bà Trang ở tài khoản thu tiền trường là sai”. Rõ ràng tố cáo 1 đường, Thanh tra trả lời 1 nẻo vì thời điểm mở Tài khoản năm 2013 thì ông Hoàng Hải không liên quan. Chỉ liên quan vụ bao che cho toàn bộ sai phạm sau khi phát hiện.

Ngoài sự vụng về khi sử dụng thuật ngữ pháp luật, Kết luận Thanh tra còn thể hiện sự dốt nát về cú pháp và “cách chia thì trong quá khứ và tương lai”, khi diễn tả cdasc hành động đã hoàn thành trong quá khứ 5-6 năm trước mà cứ dùng từ “CHƯA” để che giấu tội phạm.

Cho nên, Trương Huy San phải nhắc Bộ trưởng Nhạ nên bảo chánh thanh tra “Ca Ta Đây” (sư phụ Ca Ta Nhi) chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để không mắc tội “che giấu tội phạm”.

Tự thú tập thể: Tiếp nhận hay không?

VOA

Trân Văn

9-8-2017

Danh sách golfer. Ảnh: VOA

Cuối tuần vừa qua, những từ dùng để thóa mạ như “khốn nạn”, “súc vật”, đột nhiên tăng vọt trên các trang web, diễn đàn điện tử, facebook Việt ngữ. Sở dĩ chỉ chọn “khốn nạn” và “súc vật” để minh họa cho diễn biến này không phải vì chúng được dùng nhiều nhất mà chỉ vì dễ trích dẫn nhất. Những từ có tính chất thóa mạ khác, tuy mức độ có phần nhỉnh hơn nhưng vì quá… bình dân, không thể trưng dẫn do vẫn được xem là… không hợp cách đối với truyền thông.

Giảm án Vũ Nhôm và y án Út ‘trọc’?

Nguyễn Hồng Thư

2-11-2018

Ngày 31/10/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Làm lộ bí mật nhà nước” đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm).

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 2)

Quế Hương

14-6-2019

Tiếp theo phần 1

Về phía Bá Thanh, ông ta tạo thế độc tôn sau khi thắng được “phe nhóm năm 2000” (chữ của Bá Thanh dùng), với kết quả Bá tái đắc cử chủ tịch Đà Nẵng nhiệm kỳ thứ hai và Giám đốc CA Đà Nẵng Trần Văn Thanh phải ra đi.

Tham nhũng bằng những quả “gài” chí mạng!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

11-1-2018

Đã đành, tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài nhưng có những vụ tham nhũng mà những người chủ trò vô tình hay hữu ý “gài thế” để kẻ đi sau muốn giải quyết nhằm “gỡ gạc” chút lợi cho dân, uy tín cho đảng, củng cố quyền lực, bảo vệ chế độ cũng không thể nào gỡ nổi.

‘Kịch bản’ thương vụ MobiFone mua AVG

LTS: Bài viết sau đây của báo Thanh Niên viết về phi vụ Mobifone mua AVG, có thể thấy ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son và những người có liên quan, đang ở sát bên cái lò đang hừng hực cháy của ông Tổng Trọng. Cái dại của ông Trương Minh Tuấn là, mặc dù đứng đầu Bộ Truyền thông – Thông tin, là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên BCH Trung ương, bao nhiêu năm trong hàng ngũ của đảng, nhưng ông không hiểu gì về đảng CSVN.

Sai lầm chết người của ông Tuấn là ông tưởng mình nắm Bộ Truyền thông – Thông tin, là ông có quyền ăn, quyền nói, nên ông chọn đường gỡ tội cho mình bằng cách dùng truyền thông để cãi tay đôi với Thanh tra Chính phủ, là cơ quan được Ban Bí thư chỉ định thanh tra phi vụ mua bán mà ông có liên quan. Nếu khôn hơn, có lẽ ông đã làm như Trịnh Xuân Thanh, “xin lỗi bác Trọng“, dù bị đốt, nhưng biết đâu chỉ bị cháy áo quần, thay vì sắp bị cháy trụi.

_____

Thanh Niên

Thái Sơn – Anh Vũ

17-3-2018

Với những diễn biến từ kết luận của Thanh tra Chính phủ có thể thấy, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG thực chất là một màn kịch thổi vống giá trị thực của doanh nghiệp nhằm lấy tiền nhà nước.

Cần công bằng với ông Đinh La Thăng – nói leo qua ngân hàng 0 đồng

FB Hoàng Hải Vân

22-3-2018

Ông Đinh La Thăng khi mới làm bí thư TP. HCM. Ảnh: internet

Mấy năm trước, giữa lúc truyền thông ca ngợi ông Đinh La Thăng lên tận mây xanh với tần suất dày đặc trên các báo lớn báo nhỏ, chỉ thiếu việc ông ấy đi đái là chưa đưa tin thôi, tôi đã viết “Ông Đinh La Thăng ở TP.HCM” đăng 3 kỳ trên Một Thế Giới. Không biết ông ấy có đọc những bài đó hay không, nếu đọc thì chắc là không thích. Trong bài đó, tôi ghi nhận những nỗ lực của ông Đinh La Thăng, song hành vi và những tuyên bố dân túy của ông ấy không giải quyết được những vấn đề căn bản của TP.HCM. Giờ nếu phải viết lại thì tôi vẫn viết như vậy.

Đi tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội! (Phần 5)

Hồng Hà

13-2-2019

Tiếp theo phần 1 —  phần 2  —  phần 3  —  phần 4

Ngày 4/3/2014 Toà án ĐN mở phiên sơ thẩm Trương Duy Nhất bị tuyên án 2 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Nhất kháng án. 

Nghìn lẻ một cách kiếm tiền của dân

Hoàng Tự Minh

1-6-2019

Cụ bà rất yêu cụ ông, những lần cụ ông đòi lên tiên cụ bà hết lòng chiều, tài nguyên cạn kiệt nhưng quyết không để mất mạng diện rộng, còn nước còn tát, hết bơm thêm. Trớ trêu những hôm mát trời, cụ bà muốn hòa tấu bản Thiên thai nhưng cụ ông trên bảo dưới không nghe, chân giữa lừng khừng nên đành thở dài thất thủ bỏ thành. Chưa bao giờ cái học thuyết kiềng 3 chân của bộ Y tế Việt Nam trở nên khả thi như bây giờ.