Nước Đại Việt cống lân, gây nên cuộc tranh cãi sôi nổi tại Trung Quốc

Hồ Bạch Thảo

24-10-2018

Kỳ lân là con vật trong truyền thuyết, người Trung Quốc xưa tin rằng, bắt được lân là điềm báo hiệu đất nước thái bình. Tuy là truyền thuyết, nhưng lân được mô tả trong sách cổ; Phù Thụy Đồ đời Hán chép “Lân là thú có lòng nhân, thân hình giống như con quân, đuôi trâu, 1 sừng, cuối sừng có thịt”. Hán Việt Tự điển Thiều Chửu ghi quân là con chương; mà không giải thích rõ chương là con vật như thế nào. Sách Nhĩ Nhã (1) chép “con quân, lớn như con nai, có 1 sừng”.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nước ta chép việc cống lân vào đời vua Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu [1057] như sau: “Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: “Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về“.

Sử liệu chứng tỏ triều đình ta đã tham khảo các sách nêu trên, biết chắc rằng con vật có trong tay chỉ là con thú lạ có một vài điểm giống lân; nên nói là con kỳ lân rồi đem sang biếu Trung Quốc. Hai con vật lạ vừa là món quà giao hảo của nước Đại Việt, vừa là cuộc chơi về tri thức.

Tư Mã Quang là Tể tướng của nhà Tống, cũng là tác giả Tư Trị Thông Giám, bộ lịch sử được Mao Trạch Đông đánh giá cao, tự nhận rằng đã đọc 17 lần với lời bình như sau: “Từng đọc qua 17 lần, mỗi lần đọc đều được bổ ích không ít; đây là bộ sách hay khó kiếm được…一十七遍。每读都获益匪浅。一部难得的好书噢”. Tầm cỡ Tư Mã Quang, tượng trưng cho trí thức siêu việt của Trung Quốc, qua trích dẫn, cũng không xác quyết được con vật nước Đại Việt cống là con gì.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không mô tả con vật lạ, nhưng Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào đời Tống, ghi rõ ngày tháng đến cống và chi tiết như sau: “Ngày Đinh Mão tháng 6 [21/7/1058], Giao Chỉ cống 2 thú lạ. Lúc đầu nước này xưng cống lân, hình dáng giống như trâu nước, thân che bởi giáp thịt, cuối mũi có sừng, ăn cỏ hoặc trái dưa; phải đánh trước rồi mới cho ăn. 丁卯,交阯貢異獸二。初,本國稱貢麟,狀如水牛,身被肉甲,鼻端有角, 食生芻果瓜,必先以杖擊然後食。”

Nếu so sánh con vật Đại Việt cống với con lân mô tả trong truyền thuyết, chúng chỉ giống nhau ở chỗ đuôi trâu và có 1 sừng; nên khi đưa con vật trình lên triều đình, viên Khu mật sứ Điền Huống dựa vào lời tâu của viên quan châu Nam Hùng [Nam Hùng thị, Quảng Đông] để phản đối, vì e rằng bị lừa dối:

Hôm qua Thiêm phán châu Nam Hùng Đồn điền viên ngoại lang Tề Đường tâu con thú này so với những điều trong sách sử chép thì không giống; sợ không phải là kỳ lân, như vậy triều đình sẽ bị man di lừa dối.「昨南雄州簽判、屯田員外郎齊唐奏此獸頗與書史所載不同。儻非麒麟,則朝廷殆為蠻夷所詐。Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên」”

Lại có Tri Kiền Châu [Cống Châu thị, Giang Tây] Tỷ bộ lang trung Đỗ Thực căn cứ vào lời người ngoại quốc đến giao thiệp với Trung Quốc tại Quảng Châu [Quảng Đông] để phản biện. Người ngoại quốc, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên gọi là phiên; sau khi xem qua con vật này do sứ giả nước ta trên đường đi cống ghé qua Quảng Châu [Quảng Đông], khẳng định rằng đó là con tê ngưu trên núi. Đỗ Thực chấp nhận lời nói đó, cùng trưng lên các lập luận từ các sách; để khuyên triều đình trong văn thư trả lời nước ta, không gọi đó là kỳ lân chỉ gọi là con thú lạ, để khỏi bị mắc lừa:

Tại Quảng Châu từng nghe viên Thương biện Phiên [ngoại quốc] nói rằng: ‘đó chỉ lá sơn tê [tê ngưu trên núi] mà thôi.’ Kính cẩn xét Phù Thụy Đồ chép lân là con thú có lòng nhân, thân mình giống như con quân [](1), đuôi trâu, một sừng, cuối sừng có thịt. Nay Giao Chỉ hiến không có thân hình như con quân, mà có giáp; biết rằng nó không phải là lân, nhưng không biết tên là con gì. Trước kia vào cuối đời Tống Thái Thủy, Vũ Tiến đưa ra một con thú có 1 sừng, đầu giống dê, cánh giống rồng, chân ngựa, các phụ lão không biết giống gì; như vậy vật lạ tại trung nguyên cũng có. Sách Nhĩ Nhã chép con quân, lớn như con nai, có 1 sừng… Quảng Chí ghi rằng chi xem như lân, da có giáp lân; trông thì cũng gần giống, nhưng hình thể lại như trâu, lại sợ rằng không phải. Bởi vậy các quan ở ngoài triều, mấy lần dâng tấu chương tranh biện. Vậy phải chăng triều đình muốn cho nước di xa xôi hưởng lợi trong việc triều cống, để ràng buộc; thì cũng không nên nói là có được lân rồi cho đó là điềm lành. Hãy xin tuyên dụ cho Tiến phụng sứ Giao Chỉ, cùng ban chiếu chỉ hồi đáp rằng được phụng tiến thú lạ, nhưng không nói là kỳ lân, đủ để cho thói tục lạ không lừa được ta; cũng không mất ý nghĩa triều đình hoài nhu với nước xa xôi. 知虔州、比部郎中杜植亦奏:「廣州嘗有蕃商辨之曰:『此乃山犀爾。』謹按符瑞圖:麟,仁獸也,麕身、牛尾、一角,角端有肉。今交阯所獻,不類麕身而有甲,必知非麟,但不能識其名。昔宋太始末,武進有獸見,一角、羊頭、龍翼、馬足,父老亦莫之識。蓋異物,雖中原或有之。爾雅釋麕,大如麃,牛尾、一角;驨,如馬,一角;麐,麕身、牛尾、一角;又,兕,似牛,一角、青色、重千斤。然皆不言身有鱗甲。廣志云:符枝【一六】如麟,皮有鱗甲。此雖近之,而形乃如牛,又恐非是。故在外之臣,屢有章奏辨之。然不知朝廷本以遠夷利朝貢以示綏來,非以獲麟為瑞也。請宣諭交阯進奉人,及回降詔書,但云得所進異獸,不言麒麟,足使殊俗不能我欺,又不失朝廷懷遠之意Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên

Cuối cùng thì triều đình quyết định gửi chiếu thư cho Vua nước ta, chỉ dùng chữ thú lạ, chứ không phải là con lân: “Bèn ban chiếu chỉ nói là thú lạ thôi. 乃詔止稱異獸云。”

Sự việc tưởng là xong, nhưng lúc sứ thần nước ta mang chiếu thư trở về nước, qua Quảng Châu, lại có dự mưu bắt giữ lại. Bấy giờ viên An phủ sứ Quảng Tây Tiêu Chú, mấy lần mang quân tuần tiễu tại biên giới, xúi dục các dân tộc thiểu số tại các khe động sinh sự. Triều đình nước ta chủ trương tiên lễ hậu binh, một mặt sai Sứ ngoại giao, một mặt mang quân đến biên giới đánh phá. An phủ sứ Tiêu Chú bất lực trước sức mạnh quân ta, bèn tỏ ra đê hèn xin triều đình bắt giữ phái đoàn nước ta lúc đó mới về đến Quảng Châu, để đòi hoàn lại người và chiến lợi phẩm do quân ta tịch thu. Sự việc được phản ảnh qua tờ tâu của Tiêu Chú như sau:

Ngày Giáp Tuất [25/3/1059], Quảng Tây An phủ sứ đô giám Tiêu Chú tâu:

Giao Chỉ cướp phá các động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Thiếp Lãng [đều tại Khâm Châu, Quảng Tây]; cướp người và súc vật tại 19 thôn, không biết bao nhiêu mà kể, muốn xuống Quảng Châu giữ lại người tiến phụng thú lạ; đợi khi lấy lại được người và súc vật bị cướp, mới cho trở về. Nếu không tuân mệnh, tức mang quân đánh sâu vào. 甲戌,廣西安撫都監蕭注言:「交阯寇思稟、古森、貼浪等峒,掠十九村人畜不可勝數,欲下廣州截留進奉異獸人,候取索人畜數足,遣還本道。苟不聽命,即發兵深討。」”

Triều đình Trung Quốc biết rằng An phủ sứ Tiêu Chú là kẻ gây rắc rối bang giao Việt Trung; bởi vậy không những không chấp thuận làm khó khăn phái đoàn cống thú lạ của ta, mà lại còn giảng chức Tiêu Chú. Riêng viên Chuyển vận sứ Lý Sư Trung cho rằng giảng chức còn nhẹ, tội Chú đáng phải xử chém:

Chú tham ô ngăn trở ra uy, dụ bắt 5 tôi tớ bị thiến của Nùng Trí Cao về làm nô tỳ, tự tiện điều động đinh tráng trong khe động tìm vàng, thu hoạch được không ghi vào sổ sách, gây chuyện rắc rối cho quốc gia, xét theo pháp luật đáng tội chém. Nay chỉ giảng một cấp, từ Đô Giám làm Kiềm Hạt, không biết lấy danh nghĩa nào mà quyết định như vậy. 師中復言:「注黷貨阻威,誘略儂智高所閹民羅寨五輩為奴,又擅發溪峒丁壯采黃金,無簿籍可鉤考,為國生事,案法當斬。今就橫行降一官,自都監作鈐轄,不知此何名也?」”

***

Qua văn bản nêu trên về con thú lạ với các chi tiết như: “hình dáng giống như trâu nước, thân che bởi giáp thịt, cuối mũi có sừng, ăn cỏ hoặc trái dưa”; khiến người viết liên tưởng đến tấm hình con tê giác [gọi là tê ngưu đúng hơn (2)] trong bài báo mạng nhan đề “TÊ GIÁC 1 SỪNG CUỐI CÙNG TRÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM TUYỆT CHỦNG NHƯ THẾ NÀO?” Xin mời quý độc giả tham khảo:

Tê giác 1 sừng bị tuyệt chủng. Ảnh trên mạng

Tê giác 1 sừng

Bài báo cho biết con tê ngưu sống tại rừng già Cát Lộc tỉnh Lâm Đồng, gần Vườn Quốc Gia Cát Tiên, bị bắn chết vào cuối tháng 4/2010. Con tê này trông hình cũng giống con trâu nước, đuôi giống đuôi trâu, có 1 sừng, da cũng nỗi lên giáp thịt; tại đây nó thường ăn đọt mây măng tre, cũng tương tự với “ăn cỏ hoặc trái dưa”. Phải chẳng con tê này là hậu sinh của con thú lạ, hay kỳ lân mà triều đình nước ta đã biếu nhà Tống 1000 năm về trước? Người viết bài này thiếu kiến thức chuyên môn nên không dám quyết đoán; vậy xin mời các chuyên gia về động vật cho biết ý kiến.

Chú thích:

1. Nhĩ Nhã: sách thời Hán, không rõ tác giả; nội dung như bộ bách khoa toàn thư.

2. Tê ngưu: một số người gọi con tê ngưu [犀牛] là tê giác; gọi như vậy không đúng, tê giác chỉ là sừng con tê ngưu.

Những gương mặt khác xa một trời, một vực

Lò Văn Củi

16-6-2018

Hổm rày ngồi nhâm nhi cà phê, bà con cô bác đều dành một khoảng thời gian nói về chuyện biểu tình. Nói tới lúc nào cũng hào hứng, tuy sự vụ đi qua suýt soát một tuần rồi. Bữa nay ông Ba Hu mở đầu chuyện này:

Đảng – Tòa

Nguyên Đại

24-12-2019

Quang cảnh nơi trình diễn công lý ngày thứ sáu. Ảnh: TTT

Phiên tòa xử hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ cùng một số nhân vật khác cuối năm 2019, phô diễn một số khía cạnh rất hài hước của hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay.

Những biện pháp kích hoạt kinh tế nào sẽ vận hành?

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz & Hamid Rashid

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-6-2020

Trong cú sốc ban đầu do COVID-19 gây ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương ứng phó bằng những đợt bơm tiền mặt khổng lồ là chuyện có thể dễ hiểu. Nhưng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần lùi một bước và xem lại các hình thức kích hoạt nào thật sự cần thiết và nguy cơ nào gây nhiều hại hơn lợi.

Càng an ninh mạng dân càng bất an

Hoàng Xuân Phú

12-10-2018

Tiếp theo bài 1: Luật an ninh mạng – Tượng đài cô đơn và bài 2: Luật an ninh mạng – Cán cân… cong lý

“Quốc hội đã sáng suốt thông qua với tỷ lệ 86,86%.” Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội vào ngày 17/06/2018, về việc Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng.

Não trạng nhược tiểu của giới sử học Việt Nam

FB Hoàng Hải Vân

15-2-2019

Nhân một cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời một giáo sư sử học đề nghị : “Cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”, tôi thấy không cần phải tranh cãi về não trạng nhược tiểu đó. Chỉ xin nói lại nguồn gốc của não trạng này, một não trạng đã thành thâm căn cố đế trong giới sử học nước nhà, không chỉ bây giờ mà từ mấy trăm năm trước khi các sử quan đặt bút viết chính sử.

Nhóm lợi ích ‘đạo diễn’ ĐTM

LTS: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là yếu tố quan trọng để chính quyền thẩm định, giúp giảm thiểu những tác động của một dự án xảy ra đối với môi trường, bảo vệ dân cư và xã hội. ĐTM phải duyệt xét toàn bộ quy trình xây dựng, hoạt động và bảo trì, xét các phương án đối phó, nhằm giảm thiểu và kiểm soát những tác động gây ra.

Nếu để chính các nhà đầu tư hay bất kỳ cố vấn nào của họ biên soạn ĐTM, không thể tránh khỏi mâu thuẫn lợi ích, khi đó ĐTM sẽ không có độ trung thực và tính chính xác. Ở Mỹ, để ĐTM có giá trị và độc lập, các nhà đầu tư thường phải trình cho chính quyền duyệt xét, chấp thuận trình độ, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách độc lập (arm length, no conflict) của các cố vấn tham gia. Các cố vấn sẽ chịu trách nhiệm và phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đủ số tiền bồi thường, nếu phạm sai lầm. 

Nói một lần cho rõ…

Thùy Linh

10-6-2020

Dù đã tránh không sa lầy vào các tranh luận, thậm chí cãi vã về những cuộc biểu tình bên kia bờ Đại Tây dương, và, có vài cuộc đã biến thành bạo động, cướp phá. Cuối cùng mình vẫn cứ ngứa miệng ở chỗ này chỗ khác, nhất là khi nhiều người dẫn phát biểu của mấy cô da màu lên án Floyd về nhân cách của anh ta… Thì đành một lần nói cho rõ quan điểm của mình.

Sự thật Việt làm nên số phận Việt (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

10-5-2019

Sự thật dưới quyền lực

Có ba tư tưởng gia, mỗi người lại đưa ra một lý luận rất khác nhau để đi tìm sự thật. Chuyện lạ cả ba đều gởi lòng tin vào thượng để để đi tìm sự thật trong nhân thế.

Chuyện vui: Kiêng húy

Chu Mộng Long

1-11-2019

Trong một hội trường có đến hơn ba trăm học sinh bổ túc văn hóa. Cô giáo dạy giáo dục công dân dạy đủ thứ về đạo đức Bác Hồ, về nhân tài của quốc gia, về nghĩa vụ nộp thuế và về bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo… Cô cũng có nói về tình yêu biển đảo. Nhưng cô không nói về Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính. Một em học sinh hỏi:

Hoảng loạn

Võ Xuân Sơn

7-3-2020

Một không khí hoảng loạn khi thông tin bệnh nhân nhiễm Wuhan coronavirus thứ 17 của Việt nam được công bố. Mặc dù là đêm, nhưng facebook tràn ngập các stt xung quanh các thông tin liên quan đến bệnh nhân thứ 17 của Việt nam.

Ông Trần Đại Quang cúng chùa 19 tỷ?

Ngọc Thu

6-9-2017

Ông M.T., một cựu quan chức, cho biết: ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn trị giá 19 tỷ. Cặp đèn có ghi dòng chữ: “Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng“.

Khi được hỏi, vì sao cặp đèn khắc chữ “Đại tướng” thay vì “Chủ tịch nước”, người này giải thích rằng: Cặp đèn đã được tướng Quang đặt làm vào thời điểm ông ta còn là Đại tướng, Bộ trưởng Công an. Lúc đó ông ta chưa biết mình sẽ lên chức chủ tịch nước.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Khi đạo đức của chính mình đã là nghi thức tang lễ

Đặng Đình Mạnh

14-8-2021

Trong cuộc đời mình, tôi đã hai lần tiễn đưa những người thân yêu nhất đi chuyến cuối trong đời về cõi vô tận. Mỗi lần tiễn đưa, tôi lại được hướng dẫn nghi lễ mai táng. Bắt đầu bằng việc vuốt mắt lần cuối, chỉnh sửa tư thế thân thể cho người mất. Chọn áo quan. Chọn cách thức mai táng hỏa táng hay địa táng (chôn).

Một người Mỹ gốc Việt nghi bị mất tích tại Việt Nam

LTS: Theo ông Phạm Văn Thành, cựu tù nhân lương tâm, hiện đang sống ở Pháp, cho biết: Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt ngày 7/7, tại bến xe Miền Đông, khi ông trên đường từ Huế vào Sài gòn. Cùng bị bắt với ông Phương hôm 7/7 có Facebooker Huỳnh Đức Thanh Bình, Facebooker Trần Long Phi và Facebooker Thomas Quốc Bảo. Cũng trong ngày 7/7, Cục An ninh Chống Bạo loạn Lật đổ, tức A67, đã bắt Facebooker Huỳnh Đức Thịnh, là cựu tù Z30C. Tất cả đang bị giam tại trại giam Phan Đăng Lưu ở Saigon.

Biết cảm ơn ai?

Mạc Văn Trang

23-11-2019

Nhớ có lần hồi năm 1990 mình đi theo Dự án cấp nước sạch cho đồng bào Dân tộc miền núi do UNICEF tài trợ; khi khánh thành, đại diện địa phương phát biểu “Nhân dân vô cùng biết ơn Đảng và Chính phủ”…

Nước mắm luận người

Nguyễn Tiến Tường

11-3-2019

Sinh thời 9x không tính, từ 8x về trước, ai chưa thấy mẹ khom lưng phơi chậu mắm trước vườn nhà, thật quả là mất đi một hình ảnh ký ức quý giá.

30 năm báo Lao Động Chủ Nhật, vài gương mặt thân thiết

Hoàng Hưng

21-6-2019

Nhân 21/6, ngày được gọi là “ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”, tôi nhớ lại những ngày sát cánh với các đồng nghiệp trong tờ báo đầu tiên đã làm “cuộc Cách mạng nền báo chí Cách mạng” vào tháng 12 năm 1989.

Điểm kỳ dị của luật pháp

FB Luân Lê

17-10-2018

Tôi đang có một thắc mắc lớn nhất về vấn đề lạ lùng mà một con nhà luật phải đặt ra. Nhiều công dân Việt Nam, phạm tội chính trị theo luật pháp Việt Nam, và thụ án tại nhà tù của Việt Nam, nhưng sau một thời gian ngắn, họ lại được rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và trở nên tự do ở một quốc gia phương Tây khác.

Đừng uýnh Vietcombank!

RFA

Đồng Phụng Việt

17-1-2020

Vụ thảm sát ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vừa phát sinh thêm một scandal: Có 688 người cư ngụ ở nhiều nơi khác nhau gửi tiền vào tài khoản cô Nguyễn Thúy Hạnh – nhờ cô chuyển giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Chỉ trong hai ngày, 688 người mà “ruột mềm” vì “máu chảy” này góp được 528 triệu (xin làm tròn số cho dễ nhớ).

Chuyện không chỉ của riêng bạn tôi

Tạ Duy Anh

1-8-2020

Chuyện tranh chấp phần ngõ của 7 gia đình với công ty Hà Thành, chủ đầu tư công trình nhà 9 tầng tại số 69 phố Lạc Trung, thuộc loại tranh chấp dân sự. Mỗi bên đều có những căn cứ pháp lý của mình, để khẳng định mình đúng. Việc bênh vực bên này hay bên kia đều từ cảm tính. Trong một nhà nước pháp quyền thì loại vụ việc thế này cần phải được giải quyết tại tòa án dân sự.

Không lây cho vợ mà lây cho hàng xóm – Chuyện nghiêm túc chứ không phải đùa

Thanh Hằng

8-4-2020

Sáng nay, có thêm 2 đồng chí mắc Covid mới, nhưng lại có thêm 4 đồng chí ra viện, tức là VN đã có 50% số người được chữa khỏi. Đây thực sự là tin để cho chúng ta lạc quan.

Nghĩa tử nghĩa… bàn bất tận

Trương Minh Ẩn

28-9-2018

7 giờ 30 sáng ngày 27/9, lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành theo nghi thức quốc tang. Linh cữu ông ta được đưa về quê nhà ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, an táng vào lúc 15 giờ 30 phút cùng ngày.

Tại sao ông Lâm xơi “bò vàng” lại bắt ông Lâm bán “bún bò”?

Jackhammer Nguyễn

16-9-2022

Ông Bùi Tuấn Lâm bán bún bò ở Đà Nẵng bị công an Việt Nam tống giam với tội danh, nói cho gọn là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tức là Đảng Cộng sản).

Blogger Lê Anh Hùng bị kết án năm năm tù trong phiên toà không luật sư

RFA

7-9-2022

Lê Anh Hùng trước khi bị bắt giam. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

Nhà bất đồng chính kiến Lê Anh Hùng bị kết án năm năm tù từ hôm 30/8, nhưng mãi một tuần lễ sau đó gia đình mới được thông báo khi gọi điện thoại cho điều tra viên.

Hãy giữ thể diện cho quốc gia mình

Nhã Duy

8-8-2021

Cho đến hôm nay, những cuộc tranh tài thể thao công bằng và gay cấn tại Olympic 2020 chuẩn bị bế mạc thì dù thua đội tuyển Olympic Mỹ về tổng số huy chương, Trung Cộng vẫn được đứng đầu bảng vì có số huy chương vàng cao hơn. Dù vậy, khi những lực sĩ Trung Cộng thua cuộc, những làn sóng tấn công lực sĩ các quốc gia, trọng tài và ban tổ chức vẫn xảy ra dữ dội trên mạng. Họ tấn công cả những lực sĩ của mình khi những người này không dành được huy chương mong muốn.

Đặc khu

FB Huy Đức

1-6-2018

Ảnh: internet

Nước có hơn 63 tỉnh thành, dân hơn 90 triệu. Ân huệ thiên nhiên vốn đã không công bằng, nay không lẽ Quốc hội lại chỉ dành đặc quyền cho 3 nơi.

Cái thời Đặng Tiểu Bình làm Thâm Quyến là bởi chính trị Trung Quốc khi đó chưa cho phép “thị trường”. Thành công của Thâm Quyến có vai trò thị phạm cho những bước đi cải cách về chính sách. Nay, thay vì đặc khu, lẽ ra Chính phủ & Quốc hội nên cải thiện môi trường kinh doanh cho cả nước. Cái gì đang cản trở người dân làm ăn, cái gì đang làm cọc cạch cỗ xe kinh tế thị trường… thì nhanh nhanh gỡ bỏ.

Scandal ‘giải cứu’, Bộ Công an… ‘sạch’ đến… đáng ngại!

Blog VOA

Trân Văn

15-4-2022

Phi hành đoàn của Vietnam Airlines tới San Francisco để đưa công dân Việt Nam về nước trong chuyến bay thứ 3 hồi người người Việt từ Mỹ. (Ảnh chụp màn hình Người Lao Động)

Đàn ông anh hùng và hèn nhát

Thạch Đạt Lang

13-8-2018

Một buổi chiều như thường lệ, sau bữa cơm, tôi và Liên đi dạo theo những con đường chung quanh khu đồi Evergreen. Đang đi Liên chợt hỏi tôi: Chuyện cuốn Hồi Ký Của Một Thằng Hèn đến đâu rồi anh?

Chính phủ Nhật kém văn minh

Chu Mộng Long

19-4-2021

Tôi, sống đến 57 tuổi đời, chỉ nhớ hồi học tiểu học dưới thời Việt Nam Cộng hoà, thầy dạy đi phải thưa về phải trình cha mẹ, mỗi khi ra đường phải xếp hàng đi bên phải, gặp người lớn phải cúi đầu chào, gặp đám tang phải dừng lại ngả mũ cho đến khi đám tang đi qua, gặp cơ quan chào cờ phải đứng nghiêm chào cờ cho đến xong lễ mới được đi tiếp… Bọn trẻ con chúng tôi cứ răm rắp làm theo, nếu không làm thì sẽ có bạn mách thầy cô và bị phạt. Có phạt, không có thưởng. Chế độ Việt Nam Cộng hoà thiếu tôn trọng người tốt việc tốt.