Chỉ cần 5G thôi

Vũ Kim Hạnh

15-3-2021

Dân Nam Bộ hay nói: “Nhanh gọn lợi” thì tốt hơn “Đông vui hao”. Vừa nói vừa cười khà khà mà nghĩ lại, đụng nhiều chính sách thâm trầm lắm đó.

Ông Phúc làm gì ở Truông Bồn vào ngày 64 chiến sĩ nằm xuống ở Gạc Ma?

Jackhammer Nguyễn

14-3-2021

Báo Lao Động của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin, cho biết, vào ngày 14/3/2021, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn tùy tùng đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ thời chiến tranh chống Mỹ ở di tích lịch sử Truông Bồn, miền Tây tỉnh Nghệ An.

Biên bản phiên toà hình sự phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm

Ngô Anh Tuấn

14-3-2021

Biên bản phiên toà hình sự phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội sáng ngày 09/01/2020.

Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể

Luật Khoa

Y Chan

14-3-2021

Ảnh: Reuters

Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.

Vòng tròn bất tử!

Nguyễn Thùy Dương

14-3-2021

Họ xếp thành hình tròn trên đảo nhỏ, bảo vệ ngọn cờ Tổ Quốc. Từng người gục xuống đau đớn cho ngọn cờ bay giữa biển khơi. Cái chết của họ không người thân, không gia đình. Chỉ có những đồng đội cùng nhau tử trận.

Có một chữ G

Nguyễn Thông

14-3-2021

Ông thủ tướng Phúc hay nói chữ, thôi thì cũng được đi, nhất là đang có trào lưu sính chữ trong giới cầm quyền. Nói theo cách của bọn trẻ bây giờ là “đu trend”.

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về sự dân chủ”

Đỗ Thành Nhân

14-3-2021

I. Từ Đại hội XII

Họp báo sau khi Đại hội đảng Khóa XII năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng chính những số liệu từ kết quả Đại hội XII bầu Ủy viên Bộ Chính trị để phản bác: “Nhưng người ta cứ bảo mình vi phạm dân chủ, nhân quyền, không bình đẳng giới” là không có cơ sở (PS: “người ta” trong ngữ cảnh này được hiểu là các thế lực chống phá đảng Cộng sản).

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: Nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh

14-3-2021

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội thắp hương, dâng hoa tưởng niệm tròn 33 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh vì giữ đảo Gạc Ma 14/3/1988- 14/3/2021. Ảnh: FB Lê Hoàng/Nguyễn Thúy Hạnh

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Hiệu trưởng – Lãnh chúa trường học hay viễn cảnh thất bại của đổi mới giáo dục

Thái Hạo

14-3-2021

Phải nói ngay, việc trở thành “lãnh chúa” không phải lỗi của hiệu trưởng. Ông ta được bậc đế/vương ban cho quyền lực vô tận trong tay để trở nên độc đoán và chuyên quyền mà không có bất kỳ thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Đọc Luật giáo dục và điều lệ trường học sẽ rõ.

Gạc Ma mãi mãi không quên!

Lưu Trọng Văn

14-3-2021

Quảng Bình là quê hương của nhiều chiến sĩ, sĩ quan trong số 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma.

“Thiền sư” Trump ở Trung Quốc, người Trung Quốc nghĩ gì?

Jackhammer Nguyễn

14-3-2021

“Thiền sư” Trump

Đầu tháng 3/2021, một nhà điêu khắc người Trung Quốc tên là Hồng Tiến Sĩ, sống tại thành phố cảng Hạ Môn, miền Nam Trung Quốc tạo nên một bức tượng ông Trump, cựu tổng thống Mỹ, bằng gốm.

Dịch bệnh và chiến tranh

Phan Thành Đạt

14-3-2021

Pháp và Liên minh châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bằng cách đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine. Có 3 loại vaccine được sử dụng ở 27 nước thành viên là Pfizer-BioNtech, Moderna và AstraZeneca. Liên minh châu Âu đã đặt mua hàng tỉ liều vaccine để cung cấp cho gần 400 triệu dân.

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông

14-3-2021

Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Giấc mơ Miến Điện hay giấc mơ Việt Nam?

Nguyễn Thị Thanh Bình

13-3-2021

Cùng lúc với những bản án trong phiên tòa phúc thẩm, như một đòn thù răn đe không thương tiếc cho án tử ba đời vụ thảm sát giữa đêm ở Đồng Tâm, chúng ta không thể không liên tưởng đến câu nói của ông Balakrishnan, ngoại trưởng Singapore, khi nói về cuộc đảo chánh của lực lượng quân đội Miến Điện đã bắn đạn thật vào người dân xuống đường biểu tình ôn hoà:

Cái loại người ấy, người gì?

Dương Tự Lập

13-3-2021

Ngày 7/2/2021, nhà báo Nguyễn Như Phong có bài viết: Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất. Mở đầu bài, ông viết: “Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít”.

Ngoại giao Việt Nam: Làm thế nào để dẫn dắt?

Đinh Hoàng Thắng

13-3-2021

Sau kỷ niệm Chiến tranh Biên giới (17/2) và dịp tưởng niệm trận Gạc Ma (14/3), nay chính phủ nhiệm kỳ mới ở Việt Nam sẽ đi về hướng nào trong an ninh vùng?

Chính phủ VN: Xin hãy vì lòng nhân, đừng để vaccine ngoài luồng hủy diệt dân tộc

Võ Thu Phương

13-3-2021

Trong năm nay, Việt Nam sẽ nhập về một số lượng lớn vaccine. Lúc ban đầu, theo báo chí trong nước đưa tin, người dân được biết là sẽ có 3 nguồn nhập vaccine:

Trao đổi ở Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

13-3-2021

Tại kỳ hop Quốc hội cuối năm 2020, ông Vũ Đức Đam  đã phát biểu về đạo đức và giáo dục. Các phát biểu đó rất được hoan nghênh. Bà Kim Ngân cho phép ông kéo dài thời gian. Báo chí hết lời ca ngợi.

Bốn cựu Tổng Thống Mỹ kêu gọi dân tiêm vaccine

Việt J. Lê

12-3-2021

Cựu tổng thống Donald Trump không xuất hiện trong loạt video quảng cáo này, dù không rõ ông có được đề nghị tham gia chiến dịch hay không. Sau khi tất cả cựu tổng thống Mỹ còn sống, ngoại trừ Trump, tham gia chiến dịch quảng cáo kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine nhằm đẩy lùi Covid-19.

Tổ chức phi lợi nhuận Ad Council ngày 11/3 phát hành loạt video quảng cáo kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine, với sự tham gia của các cựu tổng thống Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter.

Vaccine chính là hy vọng. Nó sẽ bảo vệ bạn và những người thân yêu khỏi dịch bệnh chết người này“, cựu tổng thống Obama nói trong một video.

Vaccine có thể cứu mạng bạn“, cựu tổng thống Clinton nói trong một video khác, trước khi Bush tiếp lời: “Nên chúng tôi hối thúc các bạn tiêm chủng ngay khi có vaccine“. “Đó là bước đầu tiên để chấm dứt đại dịch này và đưa đất nước tiến lên“, Obama nói tiếp.

Từ trái qua phải: Cựu tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama, George W. Bush tại Bảo tàng Tổng thống George W. Bush năm 2013. Ảnh: White House.

Cựu tổng thống Donald Trump không xuất hiện trong loạt video quảng cáo này, dù không rõ ông có được đề nghị tham gia chiến dịch hay không.

Nhiều giờ trước khi các quảng cáo được phát sóng, văn phòng của Trump ở Florida ra tuyên bố rằng cựu tổng thống là người có công trong thành quả vaccine Covid-19.

Tôi hy vọng mọi người nhớ khi họ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 (thường được gọi là virus Trung Quốc), nếu tôi không là tổng thống, họ sẽ không nhận được mũi tiêm tốt đẹp này trong ít nhất 5 năm và có thể không bao giờ được tiêm nó. Tôi hy vọng mọi người nhớ“, Trump nói trong tuyên bố.

Khi được hỏi họ có đề nghị Trump tham gia chiến dịch khuyến khích tiêm chủng này hay không, một đại diện của Ad Council chỉ nói dự án được bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, nhưng không trả lời rõ câu hỏi trên. Người này thêm rằng một số hình ảnh được quay trong lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden hôm 20/1, sự kiện mà Trump không tham gia.

Cố vấn giấu tên ngày 1/3 nói rằng Trump và đệ nhất phu nhân Melania đã bí mật tiêm vaccine Covid-19 trước khi họ rời Nhà Trắng hồi tháng 1. Hiện chưa rõ vợ chồng cựu tổng thống đã tiêm loại vaccine nào và tiêm bao nhiêu liều.

Cựu tổng thống Trump đã nhiều lần nhận công về vaccine, bất chấp Chiến dịch Thần tốc nhằm phát triển vaccine của chính quyền ông vấp nhiều chỉ trích. Các thành viên của chính quyền Biden cho biết họ không được thừa hưởng gì từ kế hoạch phân phối vaccine của Nhà Trắng dưới thời Trump và phải “xây dựng mọi thứ từ đầu”.

Vài ngày trước lễ nhậm chức của Biden, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đăng Twitter rằng Chiến dịch Thần tốc sẽ được tiếp tục dưới chính quyền Biden, nhưng “cần phải nhanh chóng giải quyết các thất bại trong cách phân phối vaccine của nhóm Trump”.

Biden sau đó gọi chiến dịch triển khai vaccine dưới thời Trump là “thất bại thảm hại”

Về lời phát biểu huênh hoang và sự tranh công vô sỉ của Trump

Lê Hồng Giang

13-3-2021

Tôi không muốn viết gì về Trump nữa bởi mọi sự đã “game over”. Nhưng vừa rồi thấy một số người ca ngợi công lao của ông ta tạo ra vaccine cho nhân loại nên muốn nhắc lại điều này.

Giáo viên hay khổ sai?

Thái Hạo

13-3-2021

Giới thiệu: Tôi đã nhiều lần thể hiện sự phê phán đối với giáo viên – khi xét thái độ “trí thức” của họ trước xã hội và thời cuộc. Còn ở đây sẽ trình bày từ một góc nhìn khác. Những điều dưới này có thể không giống nhau trong tất cả các trường học ở VN, tuy nhiên ít nhất nó đã và đang diễn ra ở những những môi trường mà tôi vừa từ giã. Và tất nhiên nó chưa bao giờ là thiểu số, nếu không muốn nói rằng, xét về bản chất của nền giáo dục, chúng là cùng một màu.

***

Ngày nay, không mấy người còn ngần ngại khi dùng 2 chữ “thợ dạy” để gọi những người làm nghề giáo. Tại sao thế?

Bên cạnh rất nhiều lý do mà chúng ta có thể chỉ ra, như thu nhập thấp, bị kiểm duyệt và định hướng, bị hệ thống thi cử ràng buộc v.v.., thì còn một lý do khác nữa mà ít người để ý để cảm thông và tranh đấu: Bị tước đoạt thời gian. Chúng ta luôn hình dung rằng công việc của một người giáo viên là “đi dạy”, nhưng không phải chỉ có thế.

Tôi sẽ sơ lược ra đây vài nét. Soạn giáo án, lên lịch báo giảng (cả trên vnedu và dán trên bảng của trường), chấm vở (bắt buộc 5-10 học sinh/lớp/tuần), soạn đề kiểm tra (có ma trận đề, đáp án), chấm bài kiểm tra, chấm bài thi thử, họp tổ chuyên môn (2 tuần 1 lần), họp hội đồng sư phạm (1 tháng 1 lần), họp đoàn, họp chủ nhiệm, lao động tập thể, đi dự giờ, thao giảng, tham gia các cuộc thi đủ loại v.v.. Đó là vẫn chưa nhắc gì tới việc “dạy học”, cái việc gần như chính đáng duy nhất của người giáo viên.

Bây giờ nói cụ thể một trong số những việc trên: Soạn giáo án.

Đi dạy thì yêu cầu có “giáo án” là hợp lý rồi, nhưng cái giáo án ấy như thế nào thì Ta và Tây là cả hai thế giới cách biệt. Ở nhiều trường phổ thông, một bài (ví dụ) ba tiết thì Ban giám hiệu bắt soạn thành ba giáo án. Ở mỗi giáo án ấy phải đảm bảo đủ 5 bước lên lớp với cột ngang cột dọc hoa mắt. Mỗi giáo viên phải soạn nhiều loại giáo án, như giáo án chính khóa, giáo án luyện thi THPTQG (học thêm bắt buộc), giáo án luyện thi Học sinh giỏi, giáo án chủ nhiệm.

Nếu một giáo viên dạy trung bình khoảng 6 lớp (chính khóa), hai lớp luyện thi THPTQG, và phụ trách một đội tuyển thì số lượng giáo án trong mỗi tuần phải soạn tới 21 cái. Chỉ nội việc cắt dán, đổi tên lớp, đổi tên ngày giờ, ghi phần “rút kinh nghiệm” cuối mỗi trang giáo án ấy là đã khủng hoảng rồi, chứ đừng nói chuyện ngồi đó mà đọc, nghiền ngẫm và viết ra. Mỗi khi có học sinh bị điểm kém phải lập tức gọi điện về cho cha mẹ, nếu kiểm tra mà phát hiện giáo viên chưa gọi thì sẽ bị cảnh cáo, trừ điểm thi đua…

Giờ đến hồ sơ giáo viên, liệt kê sơ bộ: sổ dự giờ, sổ kế hoạch cá nhân, kế hoạch dạy học, sổ hội họp (mỗi mảng có 1 sổ riêng), sổ theo dõi rèn luyện và học tập chính khóa, sổ theo dõi và rèn luyện học tập luyện thi, giáo án chính khóa, giáo án luyện thi, giáo án bồi dưỡng chuyên đề, tệp hồ sơ lưu các văn bản của nhà trường và cấp trên. Kinh khủng hơn, còn có cả cái gọi là “Sổ tự học tự rèn”, có quy định mỗi tuần mỗi tháng phải ghi được bao nhiêu trang, và phải VIẾT TAY, đánh máy không được chấp nhận.

Năm ngoái, trong một lần kiểm tra hồ sơ, tôi đã đếm được 32 cuốn sổ. Thú thực tôi không bao giờ có thể làm nổi những thứ giấy tờ này. Nếu bỏ hẳn việc đi dạy chỉ để chuyên tâm hoàn thiện những hồ sơ ấy thì có lẽ tôi cũng không bao giờ được xếp loại “đạt”, chứ đừng nói vừa dạy cả chục lớp lại vừa có một bộ hồ sơ đẹp đến thế. Vì vậy, thật lòng, tôi vô cùng kính nể những người đồng nghiệp của mình. Tôi không biết họ đã làm chúng vào lúc nào…

Đứng bên trên hàng núi hồ sơ sổ sách và một biển công việc như vậy là thanh tra, kiểm tra toàn diện từ cấp tổ, cấp trường, cấp phòng /sở; bị dự giờ và dự đột xuất, bị tổ giám thị rình mò ghi sổ, bêu tên trên bảng thông báo của trường mỗi sáng thứ 2. Sau đó sẽ dồn tất cả vào cuộc họp hội đồng sư phạm để mang ra phê bình, chỉ trích, nâng quan điểm, chụp mũ, đe dọa (cắt thưởng, đuổi việc). Đó là những “lỗi” gì? Có rác trong hộc bàn (học sinh), không kéo rèm cuối buổi học, “lớp ồn”, không đeo cà vạt, ngồi dạy (phải đứng dạy, không được ngồi), cho học sinh ra ngoài trong tiết học v.v.. Tất cả những lỗi này sẽ lấy làm cơ sở để xét thi đua, đánh giá “chuẩn nghề nghiệp” giáo viên.

Chúng ta hãy hình dung, với một khối lượng công việc như thế thì giáo viên sẽ đầu tư chuyên môn vào lúc nào? Gần như không ai có thể đọc sách hay suy tư gì nữa. Họ bị cuốn đi như một cọng rác giữa dòng nước lũ. Không có thời gian để nhìn lại, thậm chí không còn biết được thực chất công việc mình đang làm là cái gì.

Áp lực từ phía học sinh, phụ huynh, xã hội, và nhất là lãnh đạo trường (hiệu trưởng hiệu phó) luôn đặt người giáo viên trong một trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, rã rời. Tất nhiên không ai có đủ thời gian, tâm trí và sức lực để hoàn thành chỉn chu chừng ấy công việc, và thế là họ phải đối phó, đối phó và đối phó. Càng siết chặt, đối phó càng tinh vi. Càng chuyên chế, đối phó càng phổ biến.

Trước áp lực thành tích, người lãnh đạo đặt ra hàng chục thứ quy định và yêu cầu nhưng lại không thể quản lý được nhân viên của mình xem họ có thực hiện hay không. Và thế là người ta dùng nỗi sợ hãi để cai trị. Họ sẽ lâu chộp lấy một giáo viên và hành cho ra bã, rồi mang ra trước hội đồng để “nêu gương”. Tất cả đều bị đặt trong tình trạng bị đe dọa và nguy hiểm. Tất cả đều căng thẳng. Giáo viên vừa sợ vừa căm ghét, nhưng lại không thể từ bỏ. Họ lết mình lên lớp rồi lết mình về.

Nhưng với cách quản lý dựa vào quyền uy cá nhân này thì chỉ những giáo viên viên “khó ưa” mới bị “để ý” và trừng trị, còn một khi đã được lòng lãnh đạo thì “củ ấu cũng tròn”. Những ai có chút trung thực thẳng thắn mà “ý kiến” trước những bất cập thì liền bị cho vào danh sách chống đối, thuộc thành phần không ngoan và bao giờ cũng bị phân biệt đối xử và “chăm sóc” cho đến khi mềm nhũn ra mới thôi.

Người giáo viên, như tôi thấy, tuyệt nhiên không còn thời gian để sống. Phải bỏ mặc gia đình, con cái, bỏ mặc những nhu cầu cá nhân để mưu sinh một cách cực nhọc bằng cái “nghề cao quý nhất trong những nghề quý” này. Trung bình, ngày dạy 2 buổi, nếu có dạy đội tuyển hsg thì thành 3 buổi. Tối về họ sẽ phải làm cái đống giấy tờ vô ích kia, rồi chấm bài, rồi cập nhật cả giáo án, tài liệu, điểm số lên các trang điện tử do lãnh đạo quản lý. Nếu chậm trễ, “hãy đợi đấy”.

Ở nhiều trường phổ thông, nhất là các trường chuyên, liên tục thi thử THPTQG cho tất cả các khối lớp. Nó là một nỗi kinh hoàng của việc coi thi, chấm thi, nhập điểm.

Đương trong lúc đó, những người “lãnh đạo” của trường thì “ngồi mát ăn bát vàng”. Gần như không phải làm gì ngoài việc thu thập tin đồn từ hệ thống “mật thám” để “răn đe” tất cả giáo viên. Họ sẽ dùng cả diễn ngôn quyền lực lẫn diễn ngôn đạo đức để “quản lý”. Đồng thời, trong khi ngồi xơi nước, thì họ bắt giáo viên nai lưng dạy thêm để họ nghiễm nhiêm thu phần trăm bỏ túi.

Tất cả đều phải làm việc quần quật như những lao động khổ sai để cho một thiểu số thỏa mãn tính háo danh và hám lợi. Trong khi đó, giáo viên và học sinh đều mỏi mệt, chán chường, lê lết. Tuy nhiên, cứ tổng kết một học kỳ/ năm học thì các nhà lãnh đạo lại ra rả đọc thành tích với những ngôn từ rực rỡ như “chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”.

Những quyền cơ bản của con người gần như bị cướp trắng. Đến cái quyền được làm nghề một cách đúng nghĩa cũng không còn nữa. Họ bị biến thành thợ dạy, không hơn không kém. Đời sống tinh thần không những nghèo kiệt mà còn đau đớn đến tê liệt.

Trước những phản ánh của dư luận, bộ giáo dục đã ra quy định về hồ sơ để giảm áp lực cho giáo viên, nhưng chính bộ này cũng không giám sát được việc thực hiện nó ở các trường PT. Bộ giáo dục cũng đã tung ra nhiều văn bản hướng dẫn về đổi mới giáo dục, nhưng cũng chính bộ này đã đánh trống bỏ dùi. Tất cả mọi việc chỉ còn biết phụ thuộc vào “lòng tốt” của hiệu trưởng. Và như thế, mọi thứ nhiêu khê, mọi sự sai trái, hư hỏng vẫn còn nguyên ở đó, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn.

Đến bây giờ, có lẽ điều sợ nhất của tôi là 2 chữ “ổn định” – “Làm giáo viên thì cuộc sống ổn định”. Nhưng đó là sự ổn định của cái chết, nằm im và mục ra. Chỉ duy nhất sự phân huỷ từ bên trong là đang sục sôi – âm thầm mà dữ dội.

Trước tình trạng này, chúng ta thấy giáo viên đáng thương và cần được bênh vực, nhưng dù sao họ cũng là người lớn là “trí thức”, họ phải có trách nhiệm với đời mình bằng cách tự mở mồm ra. Nhưng trớ trêu thay, nơi hứng chịu sự hủy hoại sau cùng lại không phải là người giáo viên, mà chính là học sinh – cái mà người ta vẫn ngày ngày hô lớn là “trung tâm”, là “tương lai đất nước”. Đó mới chính là lý do mà chúng ta phải lên tiếng và hành động trước khi mọi thứ tan rữa hoàn toàn.

Cuốn sách không bao giờ được viết?

Dương Quốc Chính

13-3-2021

Mấy hôm rồi dư luận xôn xao về stt của nhà văn Bình Ca viết về quyền tác giả bộ hồi ký của tướng Giáp do Hữu Mai (cha ông) thể hiện, khi cả ông Mai và ông Giáp đều đã chết.

Bộ tứ ngăn chận Trung Quốc ở Đông Nam Á bằng vaccine

Jackhammer Nguyễn

13-3-2021

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc

Ngày 11/3/2021, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Hungary mua vaccine Covid-19 từ Trung Quốc với giá 37.50 Mỹ kim một liều. Đây là giá vaccine mắc nhất thế giới được biết cho đến nay.

Núi Himalaya, Biển Đông và bài học của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2021

Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

Bài bào chữa cho hai bị cáo vụ án Đồng Tâm tại phiên phúc thẩm

Hà Huy Sơn

13-3-2021

LUẬN CỨ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ĐỒNG TÂM

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, ngày 08/03/2021.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần cuối)

Thu Hà

13-3-2021

Tiếp theo phần 1

Máu nhuộm hải đảo, biên cương…

Trong khoảng thời gian 50 năm qua, có bốn mốc quan trọng mà Trung Cộng đã tiến hành xâm lược quy mô, giết người tàn bạo đối với Việt Nam, đó là Hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, Chiến tranh biên giới 2/1979, Mặt trận Vị Xuyên 7/1984 và Thảm sát Gạc Ma tháng 3/1988.

Nước Mỹ kế thừa và phát triển

Đỗ Ngà

12-3-2021

Ảnh minh họa. Nguồn: gizchina

Ngày 18/2 tổng thống Jobiden cho rà soát lại các chuỗi cung ứng công nghệ liên quan với Mỹ mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, thì ngày 24/2 ông ký một sắc lệnh hành pháp nhằm vào việc loại bỏ vai trò Trung Cộng trong các chuỗi cung ứng này. Sắc lệnh ký chưa được 20 ngày là chính phủ Hoa Kỳ đã bắt tay hành động.

Chụp ảnh kỷ niệm ở Quảng trường Đỏ

Phan Thành Đạt

12-3-2021

Quảng trường Đỏ, địa điểm tham quan nổi tiếng ở Maxcơva, nơi có lăng của Lênin, địa chỉ này là nơi yêu thích của khách du lịch. Người nước ngoài khi đến Nga không thể bỏ qua nơi này. Đây là một địa danh lịch sử quan trọng của nước Nga.

Suy nghĩ khi ứng cử vào Quốc hội

Nguyn Đình Cng

12-3-2021

GS Nguyễn Đình Cống tại một buổi nói chuyện. Nguồn: Infonet

Đất nước rất cần và cấp thiết “Dân chủ hóa trong hòa bình”. Để làm việc này có một số con đường khác nhau, mà con đường từ Quốc hội là có nhiều khả năng vì nó tôn trọng Hiến pháp, phù hợp với nguyện vọng của nhiều người, trong đó bao gồm những vị có thiện chí đang là lãnh đạo cấp cao.

Công an là kém nhất!

Phạm Xuân Cần

12-3-2021

– Các đồng chí! Hôm nay chúng ta đang bàn về một vấn đề hệ trọng, có tính quyết định đến sự phát triển của tỉnh ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá.