Vết đạn trên vai áo

Ngô Anh Tuấn

5-3-2021

Chiều hôm nay, một số luật sư chúng tôi vào Trại giam số 2 Công an thành phố Hà Nội để thăm gặp một số thân chủ trước ngày xét xử phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm vào đầu năm 2020; phiên toà sẽ được mở vào ngày 08/3/2021 và dự kiến kéo dài 2-3 ngày.

Thông tin về phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm

Nguyễn Văn Miếng

5-3-2021

Ngày 8/3/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án “Đồng Tâm” ra xét xử phúc thẩm, dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Kéo dài danh sách Ngoại ngữ 1, là kéo dài tâm thế lệ thuộc

Nguyễn Ngọc Chu

5-3-2021

Hôm nay, được biết Bộ GD-ĐT đã quyết định đưa môn tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Lòng tự hỏi không biết bao giờ mới xoá bỏ được tâm thế lệ thuộc?

Dốt hay nói chữ!

Mai Bá Kiếm

5-3-2021

Bộ GD&ĐT ra Quyết định “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm” bằng tiếng Việt mà toàn dân Việt và cả báo chí Việt đều hiểu lầm rằng: Tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc!

Quyền được can thiệp trong trường hợp Miến Điện

Trương Nhân Tuấn

5-3-2021

Ngày 1 tháng 3 tôi có viết về khả năng Mỹ sẽ nhận một nghị quyết của LHQ để cầm đầu một liên minh các quốc gia để can thiệp vào chuyện nội bộ của Miến Điện. Một số điều cần được soi sáng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế để cho mọi người biết rằng đây là chuyện “khả tín” và “khả thi”.

Donald Trump và luật pháp Mỹ (Phần 2)

Minh Phạm

5-3-2021

Tiếp theo phần 1

Trong khi các chính trị gia và công tố viên liên bang Mỹ đang “vật lộn” với câu hỏi, liệu có nên truy tố cựu tổng thống Donald Trump về trách nhiệm hình sự mà ông ta có thể phạm phải hay không (vì chưa có tiền lệ) thì tin từ nước Pháp cho biết, Tòa án nước này vừa kết án cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, phải chịu 3 năm tù vì tội tham nhũng.

Tuyên giáo Việt Nam và các Youtuber hải ngoại: Hai đồng minh bất ngờ

Jackhammer Nguyễn

5-3-2021

Ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN. Ảnh: VTC

Ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được đảng này phân công làm thường trực ban bí thư cho nhiệm kỳ lãnh đạo năm năm tới. Đây được xem là vị trí thứ năm, chỉ sau tứ trụ.

ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo

5-3-2021

Tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 2/3. Nguồn: Bộ Ngoại giao

Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông phó thủ tướng, kiêm ngoại trưởng, đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình.

Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm trịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Myanmar.

Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên Hiệp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3.000 quân đánh úp một thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm, mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó, nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, với hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar?

Lại có người cho rằng, cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Tàu Cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan.

Nếu đúng đây là “kịch bản” của Tàu thì Bộ Ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra giễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết, họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không bỏ mặc Myanmar, dù Việt Nam có lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

_____

Tham khảo:

https://vtc.vn/asean-hop-ban-tinh-hinh-myanmar-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-phat-bieu-ar598929.html

https://www.irrawaddy.com/opinion/guest-column/asean-members-on-myanmar-agreeing-to-disagree.html

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55903779

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56275908

Thành ngữ mới: Ngăn sông cấm chợ

Nguyễn Thông

5-3-2021

Có mấy bạn trên phây búc nhắc tôi, bác ơi, bác hứa sẽ bốt (post) lại bài “Ngăn sông cấm chợ” lên kia mà, bác có phải là cán bộ, lãnh đạo, đảng viên đâu mà hứa nhưng không làm như người ta.

Cái củ cải

Đào Tuấn

5-3-2021

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. Ảnh: Minh Khánh/TQ

Chuyện ta: 25 tháng 2, bầu trời Hà Nội âm u. Giữa cánh đồng xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, vợ chồng anh Lương Xuân Văn đang tự tay nhổ bỏ ba sào củ cải.

Tín ngưỡng thờ Donald Trump và một số tín đồ của đảng Cộng hòa

Joaquin Nguyễn Hòa

5-3-2021

Tín ngưỡng, hay sự sùng bái cá nhân (cult of personality) thường xảy ra nhiều hơn với những người dân sống ở các quốc gia toàn trị, chẳng hạn như các nước cộng sản hay các nước có chế độ độc tài.

Người già ở đâu trong danh sách ưu tiên chích ngừa Covid?

Blog VOA

Trân Văn

4-3-2021

Đã tròn một tuần tính từ ngày Việt Nam nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên (117.600 liều), tuy nhiên sau những thông tin liên quan đến sự kiện này, người Việt không biết gì thêm…

Điều gì có thể gây ra chiến tranh Mỹ-Trung?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

2-3-2021

Gần đây, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi tái lập các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Toà Bạch Ốc đã trả lời rằng, Hoa Kỳ coi mối quan hệ là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, nó đòi hỏi một vị thế mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden không chỉ đơn giản là đảo ngược các chính sách của Trump.

Covid-19: mục tiêu chính trị và sinh mạng người dân

Nhã Duy

4-3-2021

Trong khi còn đang đối diện với sự phẫn nộ của công luận qua vụ cúp điện, cúp nước, với hàng loạt quan chức điện lực từ nhiệm hay bị sa thải, thống đốc bang Texas là Greg Abbott tuần này đã ra thông báo mở cửa hoàn toàn cả tiểu bang và không bắt buộc phải mang khẩu trang.

Cách Trung Quốc phá hoại điều tra của các nhà báo nước ngoài

Frankfurter Allgemeine Zeitung

Tác giả: Friederike Böge, từ Bắc Kinh

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

4-3-2021

Khi phóng viên của chúng tôi chuẩn bị đi đến lăng mộ Ordam Padishah, một hàng rào cản đường bất ngờ xuất hiện. Nguồn: Friederike Böge

Về cuộc Tổng Tuyển Cử ngày 6-1-1946 để bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta

Hàn Vĩnh Diệp

4-3-2021

Người dân bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946. Ảnh trên mạng

Nhân kỷ niệm ngày Tổng tuyển cử 6-1-1946, bầu Quốc hội đầu tiên của nhân dân ta, từ trung ương đến các địa phương đều long trọng tổ chức mitting, hội thảo… Trong các đợt sinh hoạt chính trị, lãnh đạo đảng, chính quyền, quốc hội, hội đồng nhân dân có bài phát biểu ca ngợi thắng lợi to lớn, ý nghĩa trọng đại và cả những bài học sâu sắc của sự kiện chính trị ấy.

Chính quyền quân phiệt Myanmar: Khủng bố chống lại chính người dân của mình

Frankfurter Allgemeine Zeitung

Tác giả: Till Fähnders

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

4-3-2021

Cuộc biểu tình để tưởng nhớ cô Kyal Sin, là người biểu tình bị bắn ở Mandalay Ảnh: Reuters

Nhiều người bị bắn chết ở Myanmar – Người biểu tình đau buồn nhưng vẫn tiếp tục phản kháng

Nhà hàng của người Việt bị phá hoại lần thứ ba, và những chuyện kỳ thị chủng tộc

Người Việt

Kalynh Ngô

3-3-2021

PORTLAND, Oregon (NV) – “Tôi rất sợ, không biết họ sẽ làm gì tiếp theo nữa,” ông Thu Nguyễn, 57 tuổi, chủ nhân nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, đã phải lo sợ thốt lên như thế vào sáng Thứ Ba, 2 Tháng Ba. Hôm đó là lần thứ ba, kể từ Tháng Mười Hai năm ngoái, nhà hàng của vợ chồng ông bị ném đá bể cửa kính.

“Cửa kính hai lớp ở ngay trước mặt tiền tiệm, hướng của đường 82, may mắn là bị vỡ phần kính ngoài, không xuyên vào lớp kính thứ hai,” ông Thu Nguyễn, chủ nhân nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, nói việc nhà hàng bị ném đá. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

Lần này, ông Thu càng có thêm niềm tin rằng hành động phá hoại nhà hàng của mình là một phần của phân biệt chủng tộc mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

“Tôi rất lo, không biết phải làm sao”

Khoảng hai tuần trước, ông Thu Nguyễn đã lo lắng tự hỏi liệu cửa tiệm mình có bị đập phá lần nữa hay không? Sáng sớm 2 Tháng Ba, nỗi lo sợ đó đã thành sự thật khi ông nghe nhân viên báo lại rằng cửa kính nhà hàng lại bị phá vỡ.

“Tôi lo lắm. Ba lần rồi, tại sao họ lại phá mình như vậy? Rồi sẽ có chuyện gì nữa? Nếu họ đập vào bên trong nhà hàng thì làm sao? Giờ tôi không biết phải làm sao nữa,” ông Thu Nguyễn nói với phóng viên nhật báo Người Việt ngay sau khi ông nhận được tin báo từ nhân viên của mình.

Vẫn như hai lần trước, theo lời ông kể, cửa kính có dấu hiệu bị một vật nặng ném vào. Lần này, vì hệ thống camera ghi hình của nhà hàng bị hỏng, nên không ghi lại được sự việc xảy ra như khoảng hai tuần trước.

“Cửa kính hai lớp ở ngay trước mặt tiền tiệm, hướng của đường 82, may mắn là bị vỡ phần kính ngoài, không xuyên vào lớp kính thứ hai,” ông Thu nói, và cho biết ông đã báo cảnh sát địa phương.

Hai lần trước, nhà hàng của ông bị ném đá vào cửa kính hướng ra phía khu vực đậu xe của plaza. Khi xem lại đoạn camera ghi hình được vào ngày 21 Tháng Mười Hai, ông Thu nói thấy một xe van màu trắng chạy vào bãi đậu xe. Sau đó, có một người bước ra khỏi xe với cục đá trong tay, ném vào cửa kính của nhà hàng và quay trở lại xe chạy đi.

“Lúc đầu tôi nghĩ ai đó không hài lòng, không thích dịch vụ của chúng tôi. Nhưng sau đó, ngày 29 Tháng Giêng lại xảy ra lần nữa, nên tôi nghĩ là ‘something wrong.’ Rồi khi biết có nhiều tiệm có chủ gốc Á gần đây cũng bị phá tương tự, thì tôi nghĩ đây là hành động của ‘hate crimes,’” ông Thu nói.

Những lần nhà hàng bị ném đá, ông Thu đều báo với cảnh sát địa phương và cung cấp hình ảnh từ camera ghi hình. Tuy nhiên, theo ông nói, cho đến nay vẫn chưa tìm ra người ném đá.

Nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, của ông Thu Nguyễn bị ném đá. Cửa bên hông phải dùng ván đóng lại vì bị vỡ. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

Chỉ xảy ra từ khi có dịch COVID-19

Ông Thu Nguyễn là người tị nạn gốc Việt sang Mỹ năm 1986. Vợ của ông là bà Bích Vân Lê, sang Mỹ năm 1992. Năm 2006, ông bà mở nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge. Công việc kinh doanh thuận lợi. Nhà hàng không gặp bất kỳ hành vi phá hoại nào, cho đến khi dịch virus Corona xảy ra. Tuy không dám khẳng định đó là phản ứng của sự kỳ thị chủng tộc liên quan đến dịch bệnh COVID-19 xuất phát từ Trung Quốc, nhưng theo ông Thu, ngoài lý do đó ra, ông không thể nghĩ đến lý do nào khác.

Nhà hàng Utopia của vợ chồng ông Thu Nguyễn là một trong ít nhất 13 cơ sở thương mại ở Jade District, khu buôn bán đa số do người gốc Á Châu là chủ, đã bị đập cửa kính từ cuối Tháng Giêng, 2021.

Vào chiều Thứ Năm, 25 Tháng Hai, tổ chức Nailing It For America đã tổ chức một cuộc họp báo ở Garden Grove kêu gọi các cộng đồng chống lại các hành vi kỳ thị người Á Châu liên quan dịch COVID-19.

Vợ chồng ông Thu Nguyễn. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

Trong buổi họp báo, bà Linda Nguyễn, người điều hành của nhóm y tế 360 clinic đã kể lại câu chuyện bị kỳ thị mà chính bà là nạn nhân. Vào Tháng Ba năm ngoái, lúc đại dịch khởi phát, bà Linda đi mua sắm trong một cửa hàng Target thì hai vợ chồng đứng phía sau có thái độ kỳ lạ. Họ đã ho và nói nên tránh xa vợ chồng của bà vì “bà Linda nhiễm virus Corona.” Thêm vào đó, khi đi làm, bà Linda nghe một nhân viên đùa giỡn và gọi đại dịch này là “virus Trung Quốc,” làm nhiều nhân viên khác cười theo.

Theo ghi nhận của tờ People, tội phạm do thù ghét và nạn kỳ thị người gốc Á tăng lên từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay. Nhiều người đã đồng ý nguyên nhân của việc này một phần là do cựu Tổng Thống Donald Trump – người đã gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” và “Kung Flu” – là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc.

Bà Duncan Hwang, 39 tuổi, phó giám đốc Mạng Lưới Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương ở Portland, cho biết: “Lời nói có ảnh hưởng vô cùng và có thể được sử dụng để kích động bạo lực. Chúng ta đang thấy điều đó ở đây. Mọi người cảm thấy đúng khi nhắm mục tiêu vào người Mỹ gốc Hoa vì họ gây ra đại dịch.”

Camera ghi hình nhà hàng Utopia bị ném đá. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

Người Mỹ gốc Á là nạn nhân

Thật ra, kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, người Mỹ gốc Á nói chung đã phải hứng chịu sự kỳ thị chủng tộc.

Tháng Hai, 2020, cô Tori Võ, cư dân của San Jose, California, đã từng phải đối diện với sự phân biệt đối xử trên một chuyến bay của hãng Volaris, chỉ vì cô là “người gốc Á.”

Cô Tori kể với phóng viên nhật báo Người Việt, cô đã gặp phải thái độ “không thiện cảm” của nhân viên hãng bay Volaris từ khi đứng chờ ở cổng vào máy bay.

“Ở quầy check-in, họ hỏi tôi là trong 30 ngày vừa qua bạn có đi Trung Quốc không. Tôi trả lời là không, thì họ lại cười nói với nhau bằng tiếng của họ (Spanish). Rồi đến chờ boarding, ghế ngồi của tôi là 1A, tôi vào máy bay chung với group 3. Một nam nhân viên ở cửa máy bay không lấy vé của tôi, mà bảo tôi ‘No, you go over there.’ Tôi làm theo như thế. Khi đưa vé máy bay cho một nữ nhân viên khác thì người này xem rồi bảo tôi có thể vào. Nhưng người nam nhân viên khi nãy không cho, vẫn nói ‘No, you go over there. You need to be checked,’” cô Tori kể lại.

Sự kỳ thị lên đến “đỉnh điểm” khi cô Tori vào trong máy bay. Ghế ngồi 1A của cô “được” chuyển cho một hành khách khác. Một trong những tiếp viên của phi hành đoàn hôm đó đề nghị cô Tori chuyển sang ghế 12B mà không nêu được bất kỳ lý do nào. Cô đã phải chấp nhận ngồi vào chiếc ghế bất đắc dĩ với dòng nước mắt tủi thân. Sự việc chưa dừng lại ở đó. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, là thời gian phục vụ nước uống cho hành khách. Chai nước suối thay vì đưa tận tay cho khách thì được “quăng” lên ghế trống bên cạnh nữ hành khách gốc Á này.

Chai nước bị ném vào ghế bên cạnh cô Tori Võ, cư dân của San Jose, California, trên một chuyến bay của hãng Volaris, chỉ vì cô là “người gốc Á.” (Hình: Tori Võ cung cấp)

“Khi đến phi trường San Jose, chuẩn bị ra khỏi máy bay, tôi dự tính sẽ đến tìm tiếp viên trưởng của chuyến bay để nói chuyện. Nhưng lúc đó vì tôi rất tức giận, tôi sợ không kềm chế được, và cũng là lần đầu tiên trong đời tôi gặp phải sự kỳ thị như vậy, cho nên tôi đã thôi. Về đến nhà, tôi mới gửi email để khiếu nại hãng bay Volaris,” cô Tori nói.

Một gia đình Mỹ gốc Á khác, vào ngày Lễ Độc Lập 4 Tháng Bảy, 2020, cũng là nạn nhân của tình trạng kỳ thị chủng tộc. Đó là gia đình ông bà Raymond Orosa, ở Carmel Valley, miền Bắc California.

Chuyện xảy ra ở nhà hàng Lucia Restaurant and Bar ở Carmel Valley. Hôm đó, ngày 4 Tháng Bảy, 2020, Lễ Độc Lập của nước Mỹ, cũng là sinh nhật của bà Mari Orosa, vợ ông Raymond Orosa, một gia đình người Mỹ gốc Philippines. Không khí buổi tiệc vui nhanh chóng bị một người đàn ông da trắng ngồi ở bàn đối diện cắt ngang. Người này có những lời nói thô tục, mang nặng sự kỳ thị như: “F— Asians.”

Nói với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Orosa cho biết: “Gia đình chúng tôi đang trò chuyện vui vẻ với nhau, thì tôi nghe rất rõ tiếng nói từ bàn bên cạnh, là ‘F— Asians.’ Khi đó, Jordan Chan, cháu của tôi, nhanh chóng ghi hình lại và yêu cầu ông ta lặp lại lời nói khi nãy. Sau đó thì tất cả những gì xảy ra là như bạn thấy trong video.”

Đoạn ghi hình cho thấy khi cô Jordan yêu cầu người đàn ông da trắng lặp lại lời nói, thì ông ta đưa ngón tay giữa lên, và nói: “Trump sẽ f— mấy người. Các người f— phải rời khỏi (nước Mỹ?). Các người f— Châu Á…”

Theo lời ông Orosa, biểu hiện của người đàn ông đó rất giận dữ và đầy vẻ căm thù.

Trả lời về việc liệu có nguyên nhân nào dẫn đến thái độ đó, ví dụ gia đình ông Orosa đã trò chuyện lớn tiếng làm cho người đàn ông da trắng cảm thấy không thoải mái trong không gian nhà hàng, ông Orosa nói: “Hoàn toàn không. Chúng tôi trao đổi với nhau vừa phải. Chúng tôi thật sự không hiểu được vì sao ông ấy nổi giận và có lời lẽ như thế.”

Chuyện mới nhất liên quan kỳ thị chủng tộc xảy ra ở Ladera Ranch, California. Ngay sau khi chuyển đến California vài tháng trước, gia đình của ông Haijun Si đã gặp phải hàng loạt những phản ứng tiêu cực liên quan đến “hate crimes.”

Nhà của ông Si bị nhóm thanh niên liên tục kéo đến mỗi đêm, bấm chuông, la hét, đập cửa. Có người nói ông Si rằng: “Go back to your country.” Có người thì dùng những từ rất “thấp kém” để gọi vợ của ông Si, một người Trung Quốc. Thậm chí, có những người đã ném đá vào nhà ông. Theo tường thuật của nhật báo Los Angeles Times, gia đình ông Si phải thay phiên nhau “làm bảo vệ” bên ngoài căn nhà của họ. Họ dựng hàng rào, gọi cảnh sát… nhưng các hành động quấy phá vẫn không dừng lại. Sau đó, những ngôi nhà xung quanh phải “vào cuộc.”

Mỗi tối, hàng xóm tụ tập về ngôi nhà hai tầng của gia đình ông Si, đặt ghế ngồi trước lối đi vào nhà ông. Những người khác theo dõi xe của họ hoặc “tuần tra” các công viên gần đó.

Cho dù ông Thu Nguyễn đã phải lấp những ván gỗ dày để chắn kính, nhưng, như ông đã tự hỏi: “Nếu họ vào trong tiệm quấy phá thì sao?” Rồi những hàng xóm tốt bụng của ông Si phải giúp ông ngồi canh cửa cho đến bao giờ? Và, trong tương lai, khi vaccine đã ngăn chặn được COVID-19 ở Mỹ, thì liệu sự kỳ thì chủng tộc nhắm vào người gốc Á Châu có được dừng lại và họ sẽ không còn bị gọi là “virus Trung Quốc?” [qd]

Việc đề bạt con bà Bí thư Vĩnh Phúc, rất không ổn

Nguyễn Như Phong

4-3-2021

Báo chí nói nhiều, lãnh đạo có thẩm quyền của Vĩnh Phúc, của Bộ Nội Vụ cũng đã trả lời…

Vì sao người Luật sư lại phù hợp với công việc của một Đại biểu Quốc hội?

Ngô Ngọc Trai

4-3-2021

Tổng thống Mỹ hiện nay là ông Joe Biden xuất phát điểm là một luật sư, với tuổi đời ngoài 70, ông ấy đã có mấy chục năm liên tục làm Nghị sĩ. Trước đó Tổng thống Obama cũng xuất phát là một luật sư rồi ứng cử thành công làm Nghị sĩ, hay như bà Hillary Clinton cũng là luật sư rồi trở thành Nghị sĩ. Nếu không kể những luật sư trở thành tổng thống thì có thể nhận định ở Mỹ có rất nhiều Nghị sĩ vốn là luật sư.

Thực hư chuyện bắt buộc trẻ em học tiếng Đức, tiếng Hàn

Chu Mộng Long

4-3-2021

Sáng nay các báo đồng loạt đăng tin Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định bắt buộc học sinh từ lớp Ba phải học tiếng Đức, tiếng Hàn. Dư luận hoảng hốt, tôi cũng hoảng hốt. Lẽ nào kết quả học tiếng Anh qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi đội sổ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuyển hướng cho trẻ em sang học tiếng Hàn, tiếng Đức dễ hơn?

Án mạng Đồng Tâm: Cảnh sát giết dân và Tòa án giết luật pháp

Phạm Đình Trọng

4-3-2021

Ngày 8.3.2021, tại Hà Nội, tư pháp Việt Nam sẽ trình diễn phiên tòa phúc thẩm vụ án mạng Đồng Tâm.

Donald Trump và luật pháp Mỹ (Phần 1)

Minh Phạm

4-3-2021

Một hiện trạng chính trị đang diễn ra chưa có tiền lệ: Ông Donald Trump dù không còn là tổng thống nhưng ảnh hưởng của ông lên nước Mỹ hiện vẫn còn khá mạnh mẽ. Muốn hay không, ông Trump cũng sẽ còn được nhắc đến như một lãnh tụ “trên thực tế” (de facto) của đảng Cộng hòa trong một thời gian nữa. Sự ủng hộ không hề sụt giảm đối với Trump có thể làm chấm dứt nghiệp chính trị khiến những “ứng viên tiềm năng của ghế Tổng thống 2024” trong nội bộ đảng Cộng hòa trở nên kiêng dè.

Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng liệu Đảng sẽ ghìm lại?

World Politics Review

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

1-3-2021

Năm 2020 là năm mà Việt Nam đạt được sự công nhận rộng rãi như một đấu thủ đáng kể trong bàn cờ kinh tế toàn cầu và như là một “nhà nước phát triển” kiểu mẫu.

Một mình sân hận, “trừng trị” cả thế giới?

Vũ Kim Hạnh

4-3-2021

Mở đầu tháng 3, chưa quá 3 ngày, một mình, sân hận khắp nơi, Trung Quốc tung đòn, giở đủ ngón đe dọa và trừng trị cả thế giới…

Tướng Công An Tô Ân Xô nói thế này về vụ Trịnh Xuân Thanh

Blog VOA

Trân Văn

3-3-2021

Ông Tô Ân Xô, Thiếu tướng – Chánh Văn phòng Bộ Công an Việt Nam, vừa bảo với công chúng rằng: Việc khen thưởng một số chiến sĩ công an trong vụ án Trịnh Xuân Thanh là hết sức bình thường. Đồng thời lên án một số tổ chức chống đối dùng hình ảnh không rõ xuất xứ làm xấu hình ảnh người chiến sĩ công an, khiến dư luận hiểu nhầm (1).

Hải quân Đức sẽ gửi tàu chiến đến biển Đông vào mùa hè năm nay

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-3-2021

Tàu khu trục của Đức mang tên Hamburg. Ảnh trên mạng

Hôm thứ Ba ngày 3 tháng 4, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức và Bộ Quốc phòng Đức, cho biết rằng Hải quân Đức sẽ gửi một tàu khu trục đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào mùa hè năm nay.

Phản ứng mạnh của người Việt Nam hiện nay

Ngô Huy Cương

3-3-2021

Không ít người đặt câu hỏi: Tại sao người Việt Nam hiện nay lại phản ứng rất mạnh đối với việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cho người thân trong gia đình của các quan chức cấp cao?

Minh Mạng bỏ qua cơ hội giao thương với Tây phương để thoát Tàu!

Mai Bá Kiếm

3-3-2021

Hôm qua, Vuong Long (thạc sĩ đại gia súc, chuyên gia bò sữa) comment: “Em đọc về Thượng công Lê Văn Duyệt em càng ghét Minh Mạng”. Thật ra, tôi không chỉ ghét Minh Mạng, mà giận cả Gia Long và thù cả đám “Hủ Nho thờ Tàu” dưới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

Những khoảnh khắc kỳ lạ (Phần 4)

Tạ Duy Anh

3-3-2021

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2Phần 3

4- BỊ BIẾN THÀNH “NGƯỜI KHÁC”

Truyện ngắn “Người khác” của tôi in lần đầu trên số Tết Nhâm Ngọ, báo Gia đình và xã hội. Báo ra buổi sáng, thì buổi chiều đã rộ lên tin đồn nội dung của nó ám chỉ “không thể rõ ràng hơn” nhằm bôi nhọ một ông lãnh đạo tối cao. Hôm sau thì nhiều ban ngành ở trung ương trong tình trạng như vừa xảy ra “đảo chính”.

Lập tức có đề nghị phải xử lý hình sự tác giả, vì tội “láo xược”. Tôi nghe một anh bạn thân với giới an ninh kể lại, trong lòng tuyệt đối không hề bợn lên chút sợ hãi, mà chỉ muốn ôm bụng cười.Một câu chuyện khôi hài có lẽ chỉ xảy ra ở nước ta.

Nguyên do là thế này. Trước đó tôi có một truyện thiếu nhi được Ban soạn thảo đưa vào giảng dậy chính thức ở trường phổ thông, sách ngữ văn lớp sáu, chương trình cải cách. Để phục vụ mục đích giảng dạy, Bộ giáo dục chủ trương làm bộ ảnh chân dung cỡ lớn một số tác giả có tác phẩm trong sách giáo khoa, kèm theo tiểu sử in riêng ở một tờ áp-phích. Lần ấy có Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Tuân, Trần Đăng Khoa, Đích-ken, A. Đô-đê… và tôi, tổng cộng khoảng chục người. Ảnh thì có người của Bộ đến tận nhà chụp. Tiểu sử tóm tắt tác giả do một ông tiến sỹ viết, kèm theo ít tác phẩm.

Vì cẩn thận nên sau khi có bản in mẫu, những người thực hiện bèn đến tận nhà đưa cho tôi kiểm tra giúp lần cuối xem có sai sót gì không. Chính vì thế mà tôi phát hiện ra họ ghi sai tên thật của tôi. Tên thật của tôi là Tạ Viết Đãng, thì trong phần tiểu sử ghi là Tạ Viết Dũng, do họ lấy theo Kỷ yếu Hội nhà văn. Tôi bèn lấy bút sửa lại, coi đó như cơ hội đính chính tên mình. Người của Bộ giáo dục rối rít cảm ơn tôi, bảo nếu không có tôi thì họ lại làm sai lần nữa theo quyển Kỷ yếu.

Nhưng chỉ vài hôm sau chính ông ấy quay lại, lần này mặt phiền muộn bảo với tôi: “Chúng tôi nghĩ kỹ rồi, anh đành mang tên thật là Dũng thôi”.

Tôi hỏi: “Sao lại kỳ thế?”

Ông ta giải thích: “Kỷ yếu của Hội nhà văn in là Dũng, mọi người đều nghĩ tên anh là Dũng, nay nếu chúng tôi sửa thành Đãng, thì họ không nghĩ Hội nhà văn sai, mà nghĩ chúng tôi làm ẩu, quan liêu, tắc trách, chỉ có việc chép lại cái tên cũng không xong. Chắc chắn họ sẽ nghĩ như vậy mà chúng tôi thì không biết làm sao để có thể thanh minh được”.

Tôi nghe xong thì muốn cười phá lên. Tôi bảo lại bằng giọng vui đùa: “Thế chả lẽ tôi không được mang chính cái tên bố mẹ đặt cho, mà phải mang tên của người khác ư”.

Ông của Bộ Giáo dục bảo: “Chính chúng tôi cũng thấy buồn cười nhưng không có cách nào, đành thế vậy, anh đành tạm là người khác vậy”.

Cuối cùng, nghĩ mãi, tôi đưa cho họ một giải pháp là không cần ghi tên thật, chỉ ghi bút danh thôi. Họ chấp nhận như một lối thoát khả dĩ nhất. Thế là trong tư liệu Bộ giáo dục dùng làm giáo cụ trực quan gửi cho tất cả các trường Trung học cơ sở, tôi chỉ có tên Tạ Duy Anh.

Khi ông của Bộ Giáo dục về rồi, tôi cứ ngẫm mãi về chuyện đó, vừa buồn cười vừa bực mình. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc, tôi nảy ra tứ truyện với cái tên Người khác. Tôi ngồi ngay xuống bàn và cứ như thể chép ra một chuyện mà mình thuộc lầu trong đầu. Khi chép lại và so với bản in sau này, hầu như tôi không sửa chữa, thêm thắt cắt xén gì mấy.

“Có một người đàn ông, vì sự lầm lẫn của đám đông mà vô tình trở thành người có lý lịch và gốc gác hoàn toàn khác, khác rất xa so với nguồn gốc xuất thân của anh ta. Lúc đầu anh ta chỉ nghĩ đó như một sự cố. Nhưng sống dưới cái lý lịch của người khác (do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho), anh ta được hưởng biết bao nhiêu quyền lợi, danh tiếng cùng với sự trọng vọng. Anh ta nhanh chóng trở thành người của công chúng, thần tượng của hàng triệu người trẻ tuổi với hàng loạt việc làm phi thường cũng do đám đông tưởng tượng ra rồi gán cho anh ta.

Sau đó anh ta thấy mình là chính NGƯỜI KHÁC ấy từ khi nào không biết. Mọi chuyện cứ thế cuốn anh ta ngày một xa gốc gác thật của mình. Anh ta cũng định thây kệ sự nhầm lẫn của thiên hạ, coi như một thứ lộc trời ban.Nhưng rồi một sự việc xảy ra khiến lương tâm anh ta bị phán xét nghiêm khắc. Anh ta quyết định viết cuốn hồi ký, kể lại toàn bộ sự thật, rằng bố anh ta chẳng phải là ông tai to mặt lớn nào cả, mà chỉ là ông dân cày. Bản thân anh ta cũng chẳng có tí tài cán nào như mọi người vẫn nghĩ. Rằng phải sống dưới cái vỏ bọc NGƯỜI KHÁC khiến ạnh ta chả ngày nào được sống thực sự…

Viết xong anh ta quyết định đem đến một nhà xuất bản có tay giám đốc là chỗ quen biết. Ông giám đốc đón tiếp anh ta, thần tượng của công chúng, một cách vô cùng nồng hậu.

Ông đưa ngay ra dự định sẽ in số lượng cực lớn, làm truyền thông rầm rộ để quảng bá.

Nhưng sau khi mang về đọc và biết nội dung là bản thú nhận về nguồn gốc thật của tác giả, thì tay giám đốc không dám in, vì không thể trở thành kẻ đồng phạm làm sụp đổ trước mắt đám đông một thần tượng lớn. Ông giám đốc van xin anh ta tha cho ông, sau khi nói rõ sự tình như vậy. Rằng ông ta không muốn bị nguyền rủa hoặc ăn trứng thối vì đã bôi nhọ thần tượng của hàng triệu người. Đám đông sẽ không tha cho ông ta. Nghe xong, anh ta cố vật nài ông giám đốc cho anh ta một cơ hội để về lại với chính bản thân mình.

Nhưng ông giám đốc vẫn chỉ một mực van xin. Cuối cùng anh ta lên cơn khùng điên đấm ông giám đốc tới tấp, khiến ông ngã xuống sàn nhà, máu me tung tóe. Anh ta nói ra miệng là anh ta sẽ đi tự tử. Nghe thấy thế, dù đầu óc đang quay cuồng vì những cú đấm trời giáng, ông giám đốc vẫn cố vùng dậy ôm ghì lấy chân anh ta, tiếp tục van xin anh ta đừng chết.

Anh ta điên tiết quát lên: “Bố mày thích chết chả lẽ cũng không được?” Ông giám đốc cố nghển cổ lên nói: “Không được”. Rồi mới gục xuống.

Kết truyện nhân vật đành tiếp tục nghiêm trang trong vai diễn và anh ta cảm thấy như mang theo một nghiệt án” (Lúc đầu tôi định đặt tên truyện là Nghiệt án).

Đại loại truyện có nội dung như vậy. Những gì tôi gán ghép cho nhân vật phải mang thân phận người khác phần lớn lấy từ chính bản thân tôi. Khi viết tôi chỉ nghĩ đến mình, nhất là tình tiết tôi nhập học muộn và bị mọi người thêu dệt là con ông lớn. Những hành động của nhân vật cũng chủ yếu lấy từ chính những việc tôi làm trong thời gian học Trung cấp kỹ thuật ở Hòa Bình.

Nói tóm lại, truyện ngắn Người khác là hình thức tôi tự nhạo chính mình. Thế mà tôi lại bị quy là viết truyện ám chỉ một lãnh đạo cỡ bự. Nhân vật của tôi có lý lịch giống tới 90% ông bự kia-như lời một cán bộ ngành an ninh-nhất là chi tiết bị đồn là con cụ lớn, rồi cũng lên rừng phát nương trồng sắn. Chệch vào đâu được, vì nhân vật cỡ bự kia xuất thân từ nghề lâm nghiệp…!

Tổng biên tập báo là nhà thơ Trần Quang Quý, có tên trong đoàn đi thăm quan Hoa Kỳ với tôi theo lời mời của Bộ ngoại giao Mỹ, nửa đêm gọi cho tôi, giọng lo lắng cứ hỏi xem khi viết tôi có nghĩ tí gì đến nhân vật bự kia không. Tôi bật cười bảo tôi còn không coi ông ta có mặt trên đời, nếu có nghĩ thì chỉ nghĩ đến đàn bà thôi. Ông tổng biên tập sau đó bỏ chuyến đi Hoa Kỳ theo lời khuyên của lãnh đạo Bộ, để ở nhà lo giải quyết vụ việc.

Một buổi sáng, sau khi truyện Người khác gây ầm ĩ khoảng hơn chục ngày, tôi đang ngồi viết thì có chuông điện thoại. Tôi nhấc máy, nghe rõ tiếng đầu dây bên kia là nhà văn Vũ Hữu Sự, cứ rối rít hỏi đi hỏi lại: “Có phải tiên sinh đấy không?”

Tôi trả lời đến lần thứ ba là chính tôi đây, Vũ Hữu Sự vẫn hỏi thêm: “Nhưng tiên sinh đang ở nhà đấy chứ” khiến tôi bật cười.

Bấy giờ Sự mới thở trút ra: “Vậy thì tôi yên tâm rồi. Tôi vừa ngồi ở báo Đại đoàn kết, nghe ông TBH bảo công an đã bắt TDA sáng nay. Tôi cãi là sáng nay tôi còn thấy ông ấy đưa con đi học. TBH một mực khẳng định là tiên sinh chính thức bị bắt rồi, còn nói rõ họ chở đi bằng xe ba-đờ-sốc. Tôi vội phóng về nhà và gọi hỏi xem thực hư thế nào”.

Tôi nghe Sự nói vậy thì cười phá lên. Nhưng sau đó là một nỗi buồn mênh mông…

Ôi cái kiếp nghệ sỹ ở xứ này? Mãi sau này tôi mới biết không phải vô cớ mà ông TBH lại nói thế với Vũ Hữu Sự. Ông ta có thông tin về việc đó từ trước. Mọi chuyện chỉ dừng lại, khi một ông lớn, sau này chính là “ông to thứ mười lăm đất nước” như cách diễn đạt của ngài đại tá an ninh mà tôi có nói đến ở kỳ trước, đã gạt đề nghị “vớ vẩn” kia đi, với lập luận: “Cứ đọc theo lối suy diễn thế thì còn gọi gì là sáng tác văn học”.

(Còn nữa)