Xử lý triệt để bằng phương pháp tiền đè chết người?

Lê Thiếu Nhơn

6-5-2021

Vụ việc khách hàng Trần Văn Hoàng tự làm clip phơi bày những bất bình về xe Lux A2.0 và cách “chăm sóc khách hàng” của VinFast, càng ngày càng thú vị.

“Kiện ra công an” và kiện ra tòa

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

6-5-2021

Quang cảnh một phiên tòa dân sự ở Lạng Sơn. Ảnh: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lạng Sơn

Nhiều người nói Vinfast đã “kiện” khách hàng ra công an rồi từ đó sẽ ra tòa giải quyết, không có gì gọi là rùng rợn hay không văn minh ở đây cả.

Xuất bản sách

Tạ Duy Anh

6-5-2021

Nhiều bạn muốn tôi cho họ biết, để in một cuốn sách tại nhà xuất bản ở Việt Nam, cần những thủ tục gì và thường gặp vấn đề gì?Vinh dự được hầu chuyện các bạn.

Chuyện tình của quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam (Phần 1)

Lê Văn Đoành

6-5-2021

Nhiều năm trước, hãng Thông tấn China News Service (CNS) của Trung Quốc, đã phát đi bài nghiên cứu của ông Thiệu Đạo Sinh, Viện Khoa học xã hội TQ cho hay, 95% quan tham ở Trung Quốc bị phát hiện đều có bồ nhí, hơn 60% cán bộ lãnh đạo tham nhũng bị xử lý có vợ lẽ.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

Kim Văn Chính

6-5-2021

Ở Việt Nam, ngay trong quân đội, luôn có hai ông chỉ huy: Chỉ huy quân sự và chính ủy (chính trị viên).

Cộng Hòa nên tự trách mình khi Facebook cấm cửa Trump

Lê Quốc Tuấn

Tóm lược từ Rollingstone

6-5-2021

Từ lâu, đảng Cộng hòa đã tranh đấu cho sức mạnh của các tổng công ty – và chính sức mạnh đó đã mang lại cho Facebook quyền tự do để loại Trump ra khỏi nền tảng của mình.

Nói thêm về “chuyện xứ Lào”

Nguyễn Đình Cống

6-5-2021

Đọc bài “Chuyện xứ Lào” của tác giả Hồng Hải trên Tiếng Dân, tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về ba lần được Đại học Viêng Chăn mời sang giảng bài cho các lớp Kỹ sư Xây dựng Pháp ngữ, (vào thời gian 1999 đến 2002). Thầy Việt hướng dẫn sinh viên Lào học bằng tiếng Pháp.

Trưởng thành từ lũy tre Dương Nội

Nguyệt Quỳnh trò chuyện cùng Trịnh Bá Phương

6-5-2021

Trang facebook “Chuyện của Thịnh” (1) có một bộ ảnh về dân làng Dương Nội và những ngôi biệt thự bỏ hoang mà tác giả dẫn dắt bằng câu: “Ừ, họ vẫn ở đây”.

Chuyện xứ Lào

Hồng Hải

5-5-2021

(Ở phía đông nước Lào vẫn còn tăm tối lắm, huhu)

Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào. Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng… Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.

Nhân chuyện Du học sinh Việt Nam dẫm đạp lên lá cờ của chế độ VNCH…

Lê Nguyễn

5-5-2021

Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư…

Đặng Đình Mạnh

5-5-2021

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư trước phiên tòa sáng nay 5/5/2021. Ảnh trên mạng

Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của TAND Tỉnh Hòa Bình

***

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy. Nhất là đối với phần xác định về yếu tố nguyên nhân, là phần mà chính chủ tọa phiên tòa đã chủ động gợi mở và đồng nghiệp của chúng tôi là LS Lê Văn Luân đã nỗ lực làm rõ hơn về nội dung ấy trong phần tham gia xét hỏi.

Cho thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là về chính sách đất đai, cụ thể là chính sách đền bù giải tỏa về nhà đất của người dân. Mà hai thân chủ chúng tôi tin rằng chính mình đã là nạn nhân trực tiếp. Do đó, họ đã có sự đồng cảm với người dân Đồng Tâm vì đồng cảnh ngộ với nhau, nên đã lên tiếng để thông tin, để bênh vực…

Nếu chính sách đền bù giải tỏa nhà đất cho người dân công bằng, bảo đảm cuộc sống cho họ sau khi bị giải tỏa, thì đã không có những Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Thủ Thiêm hoặc Vườn Rau Lộc Hưng… và những đoàn dân oan tập trung ở Hà Nội.

Do đó, nếu phiên tòa này chỉ đóng khung trong phạm vi xét xử về hành vi bị cho là vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống nhà nước” thì chưa đủ. Những người tiến hành tố tụng chưa làm tròn trách nhiệm lương tâm của mình. Mà cần phải có sự phản ánh về nguyên nhân của vụ án đến các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh chính sách đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng, công bằng cho người dân. Để chúng ta không còn phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư khác phải ra tòa nữa.

Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chịu khó lắng nghe phần bào chữa dài dòng của chúng tôi.

***

Bà Cấn Thị Thêu: “Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản”

Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến “Đừng tin…”.

Sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc tôn trọng sự thật bị vi phạm

Nguyễn Văn Nghệ

5-5-2021

Khi còn ngồi ở ghế trường đại học, chúng tôi được các thầy cô (nhất là các thầy cô dạy lịch sử đảng ta, Nhà nước ta) dạy: Chỉ có sử học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mới có cái nhìn khách quan, trung thực mà thôi. Sử học phong kiến, tư bản chỉ phục vụ lợi ích cho giai cấp cầm quyền của họ, cho nên không khách quan.

Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật!

Cù Mai Công

2-5-2021

Ông Bùi Văn Tùng, ảnh chụp năm 2007. Nguồn: VH&ĐS

Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đã rõ: Trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Kẻ sĩ Trần Nhơn

Phạm Đình Trọng

5-5-2021

MỘT CỰU THỨ TRƯỞNG TỪ TRẦN, KHÔNG MỘT DÒNG TIN BUỒN TRÊN BÁO CHÍNH THỐNG

1. TÂM HỒN NHẠY CẢM VÀ TRÁI TIM ĐAU ĐỜI

Tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp từ năm 1990 (Phần 2)

Le Dao

3-5-2021

Tiếp theo phần 1

Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ: “Chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm”.

Tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp từ năm 1990 (Phần 1)

Le Dao

3-5-2021

Treo lại bài viết về một tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó chính uỷ BTLTTG từ năm 1990.

Những “lỗ nhỏ đắm thuyền” khiến ta rùng mình

Vũ Kim Hạnh

5-5-2021

Một nhóm học sinh Việt Nam chừng 17, 18 tuổi dẫm đạp lên lá cờ vàng với những lời lẽ thô tục mà chắc chắn từ khi chúng sinh ra tới giờ, chúng chẳng hiểu chút thực tế đời sống nào liên quan lá cờ đó ngoài những lời giáo huấn được truyền dạy, là minh chứng một một thảm họa của giáo dục từ nhà trường, gia đình đến môi trường xã hội.

Chị Mai, chị Trà sẽ chọn lối nào?

Huy Đức

5-5-2021

Bà Phạm Thị Thanh Trà và Trương Thị Mai (Thứ nhất và thứ hai từ trái qua). Ảnh trên mạng

Trong số những người ngạc nhiên khi ông Nguyễn Hồng Diên được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Công thương có không ít người vẫn giữ tư duy bộ trưởng là “tư lệnh ngành”. Ngành được đào tạo chính quy của ông Diên là “Thanh vận” và ông chưa hề làm cái gì liên quan tới thương mại, điện lực hay sản xuất xe hơi (trừ bên gia đình vợ ông có sản xuất bia).

Nếu vào tay tôi…

Nguyễn Đình Cống

5-5-2021

Borries Gallasc, phóng viên của báo Der Spiegel của Đức, chụp hình chung với ông Tùng trước Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Nguồn: BBC

Vinfast đâu có méc công an, mà họ sai bảo công an làm việc

Jackhammer Nguyễn

5-5-2021

Một khách hàng mua xe hơi của Vinfast, sau một thời gian sử dụng, đã than phiền về lỗi của xe, làm mất uy tín công ty. Công an bèn “làm việc” ngay với khách hàng này, như là một vụ án an ninh quốc gia hay là một vụ án hình sự, rất kinh hoàng. Người ta cho rằng Vinfast đã méc công an.

Khi VinFast làm luật

Blog VOA

CanhCo

4-5-2021

Không biết tự bao giờ mỗi khi một khách hàng có biểu hiện tố cáo hay nhẹ hơn, phanh phui, một sản phẩm bị lỗi thì hình như chính người tố cáo sẽ nhận lấy sự trừng phạt từ công ty bị tố cáo qua công an hay tòa án, còn công ty, doanh nghiệp bị tố cáo sẽ lu loa trên truyền thông báo chí rằng họ bị bôi bẩn, tống tiền hay nhẹ lắm cũng là vu khống những lỗi mà họ không có.

Sự thật là xa xỉ phẩm mà ‘ta’ không muốn sắm!

Blog VOA

Trân Văn

4-5-2021

Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục ngậm tăm cho dù đồng chí, đồng bào tiếp tục hối thúc chính thức trả lại sự thật cho lịch sử đối với hai sự kiện: Xe tăng mang số hiệu 390 chứ không phải xe tăng mang số hiệu 843 húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975. Ông Bùi Văn Tùng chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ soạn Tuyên bố đầu hàng để ông Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa – đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975…

Trả lời cho câu hỏi “tiền để làm gì” là đây…

Hoàng Thị Mai Hương

4-5-2021

Vợ chồng tỷ phú Bill and Melinda Gates vừa tuyên bố chia tay.Chuyện thường ngày ở huyện bây giờ. Trả lời cho câu hỏi “tiền để làm gì” là đây:

Thối lắm Vinfast à!

Đoàn Bảo Châu

4-5-2021

Mấy ngày trước, khi một giáo viên đấm đá, chửi đ. mẹ, đ. cha học sinh chỉ vì tội không mặc đồng phục theo quy định, thì hiệu trưởng rồi đến cả giám đốc sở giáo dục đã chỉ đạo trung tâm giáo dục thường xuyên phải mách công an để xử lý những người “bóp méo” sự thật.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 53)

Hồ Bạch Thảo

21-4-2021

Tiếp theo phần 1-52

53. Vua Trần Duệ Tông

Niên hiệu: Long Khánh [1373-1376]

Ngài tên húy là Kính, con thứ 11 của vua Minh Tông, em vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Vinfast “méc công an” và 3 nguyên nhân của một thứ văn hóa pháp lý rùng rợn

Luật Khoa

Võ Văn Quản

4-5-2021

Vinfast chỉ là một phần của văn hóa “méc công an”.

Tóm tắt:

– Chuyện Vinfast viện đến công an để bịt miệng một khách hàng là một phần của thứ văn hóa pháp lý “đi méc công an” ở Việt Nam. Thứ văn hóa pháp lý này do ba nguyên nhân tạo ra.

– Một, chính quyền đầu têu trong việc sử dụng công an để bịt miệng những người chỉ trích mình.

– Hai, hệ thống pháp luật Việt Nam có hàng loạt công cụ để chính quyền có thể sử dụng trong việc đàn áp các tiếng nói “trái tai” cũng như can thiệp sâu sắc vào các tranh chấp dân sự.

– Ba, hệ thống tòa án Việt Nam vừa không độc lập, lại kém chất lượng, khiến cho bản thân họ không phán xử trái ý chính quyền được, và do đó người dân lẫn doanh nghiệp cũng không có động lực khởi kiện vụ việc ra tòa.

***

Chỉ cách đây hơn một tháng, Luật Khoa đăng bài viết khẳng định vai trò thúc đẩy dân tộc chủ nghĩa của ngành công nghiệp ô-tô nói chung, của Vinfast tại Việt Nam nói riêng, và vì sao nhãn hàng này sẽ tiếp tục được ưu đãi, bảo vệ trong tương lai như một chiến lược phát triển của chính quyền Việt Nam đương đại.

Tuần này, chủ trang Go Go TV, một khách hàng của Vinfast không hài lòng với sản phẩm Lux, đang bị hãng này cáo buộc “gây hoang mang người tiêu dùng”. Qua thông cáo, Vinfast dường như khẳng định ông Trần Văn Hoàng, người chi ra gần 1 tỷ đồng mua chiếc Lux A 2.0 của hãng, là khách hàng “không chân chính” vì ông này chỉ ra 10 lỗi của chiếc xe. Đáng chú ý hơn, ông Hoàng đã mang đi sửa chữa chính hãng 10 lần, đúng theo quy trình mà Vinfast đặt ra, song tình trạng xe vẫn không thể cải thiện.

Từ đó, Vinfast thông báo rằng họ đã đưa thông tin vụ việc lên… công an, và ẩn ý sẽ có biện pháp thích đáng để trừng phạt vị khách hàng “không chân chính” này.

Nhiều người sẽ nói Vinfast đang lợi dụng vị thế thương hiệu quốc gia, các mối quan hệ thân hữu bên trong nhà nước và từ đó dùng công an để đàn áp chính khách hàng của mình, đơn giản vì người này để lại những bình luận không có lợi cho sản phẩm của họ trên không gian Internet. Tuy nhiên, cái thói quen “méc công an” chỉ vì những ngôn luận và biểu đạt thường nhật là thứ không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.

Bài viết này mong muốn lý giải nguyên do đằng sau thứ văn hóa pháp lý phổ biến này.

1. Chính quyền đầu têu

Việc sử dụng quyền năng nhà nước vô hạn để đảm bảo rằng không ai nói khác, nói ngược với mình đã là một nhiễm sắc thể không thể thiếu trong chuỗi vật liệu di truyền của của nhà nước Việt Nam đương đại.

Bạn phê phán quan chức tham nhũng, bạn chỉ trích một chính sách nhất định của nhà nước, bạn thách thức và đặt câu hỏi về tính độc quyền toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam? Việc bị truy đuổi, bắt bớ hay tống giam được xem là các phản ứng “tiêu chuẩn” của một bộ máy nhà nước khổng lồ đối với những cá nhân đơn lẻ và thấp cổ bé họng.

Và đấy là chưa kể những người này thậm chí còn không dùng đến bất kỳ diễn ngôn cổ vũ bạo lực nào.

Những cái tên của các nhà báo độc lập bị bắt bớ gần đây như Phạm Đoan TrangPhạm Chí DũngPhạm Chí Thành, Lê Hữu Minh Tuấn… cho thấy một thượng tầng kiến trúc luôn trong tình trạng giận dữ và chủ động tìm kiếm những “kẻ thù” hoàn toàn không tương xứng với vị thế và nguồn lực mà họ có.

Nhưng điều này không có nghĩa là việc né tránh các chủ đề “nhạy cảm” sẽ giúp bạn an toàn khỏi tầm mắt cú diều của cơ quan công an.

Lấy một ví dụ gần đây, anh Nguyễn Văn Nhanh ngụ tại Trảng Bom, Đồng Nai, có một số bức xúc với bà Vũ Thị Minh Châu và bà Lương Thị Lan, lần lượt là chủ tịch và phó chủ tịch huyện này liên quan đến hoạt động khai thác tại khu vực công trình thủy lợi hồ suối Đầm.

Trong một livestream với chỉ khoảng 4.000 lượt xem, anh Nhanh chỉ trích: “Bà Vũ Thị Minh Châu là người không có đạo đức, cấp dưới bà làm mà bà không biết. Bà biết mà bà không nhắc nhở thì bà là kẻ bất tài, người độc ác…” và “... bà Lương Thị Lan… cũng là con người tàn ác lắm… nếu mà làm cán bộ không giải quyết được nỗi đau của người dân thì bà đừng làm cán bộ, xin về hưu đi…”.

Đây rõ ràng là những câu nói thuần túy xuất phát từ bức xúc thực tế của một người dân không biết (hoặc không thể) sử dụng các công cụ pháp lý, hành chính để giải quyết khúc mắc của mình đối với chính quyền.

Hệ quả của nó là gì?

Anh Nhanh nhanh chóng bị khởi tố, đối mặt với tối đa ba năm tù giam. Trong khi đó, các biên bản giám định tư pháp và biên bản điều tra đưa ra những kết luận toát mồ hôi như: “mục đích hạ thấp danh dự, uy tín, gây áp lực cho bà Châu, bà Lan cũng như UBND H.Trảng Bom để giải quyết vụ việc theo yêu cầu và nguyện vọng của Nhanh”.

Vâng, bạn đọc không đọc sai, hai video clip đạt vài nghìn lượt xem được cho là có khả năng cưỡng ép hai chức danh hành chính cao nhất huyện làm theo ý mình.

Kể ra những ví dụ tương tự về mối quan hệ xã hội giữa nhà nước – công dân thì có mà đến Tết cũng không hết.

Tính tùy tiện của chính quyền trong việc sử dụng các công cụ vũ lực để giải quyết các bất đồng ngôn luận từ lớn đến nhỏ đã tạo nên thói quen và tư duy pháp lý phổ biến rằng ai cũng có thể “méc công an” khi có ai đó nói trái ý mình. Không chỉ vậy, tư duy của chính các cơ quan điều tra từ lâu cũng đã thừa nhận rằng mình là người phân xử có thẩm quyền nhất trong các tranh chấp về ngôn luận và biểu đạt.

Tổng hòa thói quen pháp lý, tư duy pháp lý và cơ chế trao quyền bừa bãi của chính quyền đối với cơ quan công an trong các vấn đề ngôn luận đã tạo nên thứ văn hóa quái gở nói trên.

Ảnh: Chụp màn hình the88project.org/Reuters. Đồ họa: Luật Khoa.
Ảnh: Chụp màn hình the88project.org/Reuters. Đồ họa: Luật Khoa.

2. “Kho đạn được” chống tự do biểu đạt quá dồi dào

Tại Hoa Kỳ (và nhiều quốc gia khác), công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp về ngôn luận giữa các chủ thể tư với nhau chỉ gói gọn trong nhóm án lệ dân sự liên quan đến phỉ báng – bôi nhọ (defamation). Thuộc nhóm pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law theo cách gọi của hệ thống pháp luật Thông luật), án về phỉ báng là loại án mà các cơ quan nhà nước – các cá nhân nắm giữ chức danh công quyền khó thắng nhất. Các tác giả Luật Khoa đã giải thích sơ lược vì sao đây lại là thực tế tư pháp của Hoa Kỳ thông qua bài viết 4 án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Trở lại với Việt Nam, chỉ cần nhìn vào Bộ luật Hình sự thôi, cơ quan công an điều tra đã có không ít hơn bốn công cụ hoàn toàn khác biệt vừa để khóa mồm lẫn khóa thể xác của người nói vào bốn bức tường, một con số đáng kinh ngạc trong tiêu chuẩn pháp luật hình sự thế giới.

Điều 117 là điều luật đầu tiên và cũng là điều khét tiếng nhất, từng được biết đến với số 88 – biểu tượng của hai chiếc còng số tám.

Điều này ghi nhận về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, song điều luật không có bất kỳ thông tin hay chỉ dấu nào cụ thể về nội dung, loại ngôn ngữ nào và hình thức biểu đạt nào là “làm, tàng trữ hay phát tán” nhằm “chống” nhà nước Việt Nam.

Vậy nên chuyện diễn giải điều luật ra sao gần như chỉ lệ thuộc vào chính bản thân cơ quan điều ra, không hề có quy chuẩn pháp lý nào cụ thể. Chỉ cần bạn đã từng chỉ trích hay thách thức thẩm quyền của bất kỳ cơ quan nhà nước hay cơ quan đảng nào, đừng bất ngờ khi một ngày nào đó công an đến gõ cửa nhà bạn.

Nhưng 117 là một điều luật chỉ nhằm vào các phát ngôn nhắm đến chính quyền. Và không phải phát ngôn nào chỉ trích quan chức, cán bộ đảng cũng liên quan đến quyền lực công vụ của họ. Vậy Bộ luật Hình sự còn gì?

Chắc chắn phải kể đến tội danh vu khống quy định tại Điều 156.

Bất kể khi nào cơ quan điều tra muốn chứng minh với công luận rằng lập luận và thông tin của người nói là sai trái, là không có thật, tội danh này dường như chắc chắn sẽ được áp dụng.

Cuối năm 2020, giảng viên Phạm Đình Quý bị Công an Đắk Lắk bắt, đơn giản vì ông cáo buộc người khác đạo văn luận án tiến sĩ. Công an Gia Lai bắt ông tại thành phố Hồ Chí Minh lúc ông đang đi ăn với vợ sắp cưới. Ông bị di lý lên Đắk Lắk trong thời điểm gia đình không thể có mặt để giúp đỡ hay mời luật sư. Vài ngày sau, báo giới loan tin từ công an Đắk Lắk rằng ông Quý đã “cúi đầu nhận tội”.

Thật nhanh chóng và tiện lợi.

Không khó để phát hiện ra rằng Công an Đắk Lắk cất công lặn lội để bắt Phạm Đình Quý chủ yếu là vì người bị ông cáo buộc đạo văn là đương kiêm bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường, một lãnh đạo “hạt nhân” nay đã được giao chức danh tổng thư ký Quốc Hội Việt Nam, trong thời điểm chưa người dân nào biết mặt mũi phiếu bầu ra sao.

Nhưng như vậy là không đủ, giả sử như thông tin hay biểu đạt nhắm tới giới quan chức hay các thân hữu của họ không hề có thông tin đặc biệt để cho là giả mạo, vu khống thì sao?

Tội danh làm nhục người khác luôn sẵn sàng nghênh trận.

Quy định tại Điều 155, cấu thành của điều luật này không có bất kỳ quy định cụ thể nào. Miễn là cơ quan công an cho rằng thông tin được đưa ra đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, án tù đang chờ đón người đưa ra thông tin.

Vì sự vô định của cấu thành tội phạm này, việc anh Nhanh chỉ trích hai vị lãnh đạo huyện bằng ngôn ngữ bình dân mà chúng ta nhắc đến ở trên cũng tương đồng về độ nghiêm trọng với hành vi tung clip ảnh riêng tư của người khác lên mạng xã hội.

Ngành luật đáng lẽ phải là chặt chẽ nhất và có mức giới hạn cao nhất, nay lại trao cho giới chức công an quyền can thiệp không giới hạn vào các biểu đạt và phát ngôn thông thường nhất, bất cứ khi nào họ muốn.

Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.

Điều 331 hội tụ đủ mọi tiêu chuẩn kép và sự tùy tiện trong pháp luật hình sự Việt Nam để tạo ra tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Là tội danh được sử dụng thường nhất chỉ sau Điều 117, Điều 331 được sử dụng để bắt giữ và điều tra một số nhà báo có tiếng như Trưởng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng Phan Bùi Bảo Thy, bốn nhà báo thuộc nhóm Báo Sạch trong đó có Trương Châu Hữu Danh… cùng hằng hà sa số các cá nhân khác.

Được trang bị “vũ khí” tận răng, có thể được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, được quyền diễn giải theo mọi hướng họ có thể nghĩ tới, khó có thể trách toàn bộ cộng đồng (và giới công quyền) đều vịn vào công an để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biểu đạt và ngôn luận.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (trái) và Bộ trưởng Công an Tô Lâm (phải). Ảnh: BBC.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (trái) và Bộ trưởng Công an Tô Lâm (phải). Ảnh: BBC.

3. Quyền lực của tòa án và chất lượng của các bản án

Tiếp nối điểm chúng ta vừa nhắc đến ở trên, người viết quay trở lại với vấn đề trọng tâm nhất – bản thân cơ quan tòa án.

Cần thừa nhận rằng ngay cả khi pháp luật thực định của một quốc gia hoàn toàn ngô nghê hay ngờ nghệch, thì thứ có thể giúp hệ thống tư pháp quốc gia không biến thành trò hề là tính độc lập của tòa án và chất lượng của các thẩm phán.

Pháp luật Hoa Kỳ không bao giờ là hoàn hảo. Pháp luật của các quốc gia châu Âu cũng không phải được sơn son thếp vàng. Bạn chỉ cần bỏ ra chút thời gian để hiểu được rằng pháp luật của họ cũng ngờ nghệch, dị hợm và đôi khi lạm quyền tương tự như tại Việt Nam mà thôi.

Vấn đề ở chỗ là các cơ quan tòa án luôn sẵn sàng đi ngược lại mong muốn của cơ quan điều tra nói chung và chính quyền nói riêng. Tính độc lập được thiết kế từ trước của tòa án khiến cho chúng thật sự là nơi giải quyết và dàn xếp tranh chấp thực tế, không phải là nơi để hợp pháp hóa, chính danh hóa mong muốn trước đó của cơ quan điều tra và chính quyền sở tại.

Có lẽ không có ví dụ nào rõ ràng hơn về vai trò độc lập đầy quyền lực của tòa án tại Hoa Kỳ bằng vụ Apple v. FBI từ năm 2016. Trong đó, Cục Điều tra Liên bang (FBI), cơ quan điều tra hình sự quyền uy nhất của nhà nước quyền lực nhất thế giới, phải đi hầu tòa để “xin xỏ” một công ty tư nhân mở khóa thiết bị cá nhân của nghi phạm cho mình.

Tại Việt Nam, bối cảnh hoàn toàn ngược lại: quyền quyết định đã nằm sẵn trong tay cơ quan điều tra. Và thật ra cũng không cần thiết phải tách bạch giữa cơ quan điều tra hay cơ quan tòa án, khi mà cả hai đều chịu sự chi phối trực tiếp từ cơ quan hành pháp trung ương lẫn địa phương, và trên hết là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở mặt khác, các bản án liên quan đến tranh chấp ngôn luận, tranh chấp biểu đạt ở Việt Nam cũng đặc biệt thiếu chất lượng, thiếu chiều sâu và thiếu các suy luận pháp lý có ý nghĩa.

Chỉ cần thử vào trang web chính thức của Tòa án Nhân dân Tối cao để tìm vài bản án có liên quan đến các tội danh mà chúng ta liệt kê ở trên, bạn đọc có thể nhanh chóng nhận ra rằng ⅔, hay thậm chí ¾ độ dài bản án chỉ là sao chép lại hoàn toàn thông tin từ phía cơ quan điều tra như thể đó là sự thật. Phần lập luận pháp lý còn lại thì không gì khác ngoài “đúng người, đúng tội”.

***

Thứ văn hóa gọi vui là “đi méc công an” là một thứ văn hóa pháp lý vô cùng nghịch lý và gây tổn hại lớn đến sự phát triển của hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, cân nhắc các yếu tố nói trên, chúng là một sản phẩm được sinh ra khá tự nhiên trong môi trường các quốc gia tương tự như Việt Nam.

Nếu ngay cả việc bạn chi tiền ra để mua một món hàng mà cũng không được phép phàn nàn về nó, mà lại còn bị bắt lên cả công an để trình báo, giải thích thì tự do ngôn luận làm gì còn tồn tại để mà được “lợi dụng” trên mảnh đất này.

Một chuyện của chế độ

Mai Quốc Ấn

4-5-2021

Có một di sản Thủ tướng ký ảnh hưởng đến cả triệu người!

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới lên nên chưa có di sản. Người viết nói về di sản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cụ thể là Nghị định 09 về quản lý vật liệu xây dựng được ông ấy ký vào đầu tháng 2/2021, trước khi rời ghế Thủ tướng và được bầu lại làm Chủ tịch nước.

Đáng chú ý nhất là điều 5 của nghị định này với 3 khoản:

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Hãy nhìn bức tường đỏ xa xa trong bức ảnh của bài viết này. Mỗi ngày Việt Nam mất đất sét để làm gạch nung (màu đỏ đặc trưng) tương ứng với diện tích một xã. Không lầm đâu, diện tích trung bình của một xã, khoảng 1.000ha. Số diện tích này chủ yếu bị mất ở đất nông nghiệp và khi không có lớp đất sét giữ nước phí dưới, đất nông nghiệp thành đất chết. An ninh lương thực quốc gia bị đe doạ.

Ảnh trên mạng

Khi đốt 1kg than đá sẽ phát thải ra môi trường khoảng 3.33-3.75kg CO2. Giá bán tín chỉ phát thải CER năm 2010 trung bình 10USD/CER(1 CER tương đương 1 tấn khí thải) hay nếu giảm đốt 1 kg than đá tương đương với việc tiết kiệm chi phí phát thải khí là 230×3.5= 770 (tính 1 usd =23.000 đồng). Một viên gạch đỏ cần khoảng 0.15kg than đá nghiền tương đương 120,75 đồng chi phí phát thải. Chi phí này chỉ có các đại gia làm gạch đỏ hưởng trọn còn nhân dân gánh tác hại của khói lò gạch.

Việt Nam xài 50 tỉ viên gạch năm 2020, 60% là gạch đỏ. Hãy lấy 30 tỉ viên gạch (60%) nhân với 120,75 đồng mới biết số tiền này đã không được nộp vào thuế và lợi nhuận ăn trực tiếp vào môi trường là bao nhiêu. Điều lạ lùng là xăng bị tính phí môi trường còn gạch đỏ thì không.

Một ví dụ tại Hà Tĩnh, với công suất 450 triệu viên/năm, mỗi năm, các nhà máy sản xuất gạch tuynel trên địa bàn phải sử dụng hơn 600.000 m3 đất sét, tiêu tốn hàng chục nghìn tấn than; đồng thời, thải ra môi trường một khối lượng lớn khí CO2. Lượng khí CO2 thải ra môi trường khi gặp trời mưa sẽ tạo ra axit, gây ô nhiễm môi trường và tác động đến sức khỏe, tài sản của người dân. Tình hình chung cả nước cũng không khác gì Hà Tĩnh.

Tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu xây dựng cao và thói quen dùng gạch đỏ đã khiến môi trường Việt Nam bị tàn hại khủng khiếp. Một viên gạch đỏ ra đời dù đốt bằng than đá hay bằng gas đều tiêu tốn một lượng O2 lớn và nó góp phần vào nguy cơ không đạt chuẩn EST (Hệ thống thương mại khí thải Liên minh Châu Âu) để hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU. Không chỉ chuyện gạch đỏ mà bất cứ công nghệ lạc hậu nào cũng sẽ bị đào thải, đó là xu hướng.

Ví dụ việc Bộ Công thương sẽ trình Chính phủ phương án bán điện mặt trời trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ dân mà không qua đấu nối lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này là hướng đúng để xoá thế độc quyền của EVN về kinh doanh điện. Ông Trần Tuấn Anh trước khi về Ban Kinh tế Trung ương đã thu hút rất nhiều dự án điện mặt trời (dư công suất điện mặt trời) và đầu ra chính là bán cho doanh nghiệp sản xuất lớn với giá rẻ hơn mà khỏi qua EVN. Hãy nghĩ xem EVN sẽ mất gì khi Samsung, Thaco, Vinamilk hay chính gia đình bạn xài điện rẻ hơn 20% giá điện EVN ban hành mà không cần tốn tiền đầu tư? Công nghệ hiện nay làm được đấy.

Trong phần tổng kết Chiến lược tăng trưởng xanh Quốc gia 2010-2020 và phần cập nhật 2021-2030 của Chính phủ, lần đầu tiên đã có sự dũng cảm khi thừa nhận sai lầm về phương pháp luận khi quán tính xả khí thải vô tội vạ không được kèm chế. Việt Nam đã ký EVFTA và Nghị định thư Paris về chống biến đổi khí hậu và việc càng xả nhiều cacbon (CO2) sẽ không đạt các quy định xuất khẩu không chỉ vào EU mà nhiều “thị trường xanh” khác. Sai lầm thì cần sửa!

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn ra hướng giải quyết cụ thể bằng việc xác định “lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường”. Ông Phạm Minh Chính xác định bảo vệ môi trường là 1 trong 5 nội dung chiến lược điều hành khi nhậm chức Thủ tướng. Vấn đề này cần nhìn nhận sâu hơn câu chuyện 2 nhiệm kỳ mà là chuyện chế độ thay đổi phương thức vận hành để bảo vệ chính chế độ.

Sau đất đai, thứ gây ra khiếu nại/khiếu kiện/tố cáo nhiều nhất, là môi trường. Tranh chấp đai đã khiến an ninh trật tự đất nước bị ảnh hưởng với không ít vụ nổ súng, biểu tình thì đòi quyền sống về môi trường cũng chứng kiến biểu tình và bạo loạn.

Trong chừng mực thông tin tôi có, ít nhất 5 năm tới là 5 năm của các đại án môi trường. Những kẻ làm giàu trên sức khoẻ, sinh mệnh nhân dân phải nhận trả giá xứng đáng. Và tội phạm môi trường là loại tội phạm khó xoá dấu vết….

Đừng quên Thủ tướng đương nhiệm công tác an ninh tại Bộ Công an bao lâu…

Mỹ nên có một chiến lược rõ ràng hay vẫn mơ hồ về Đài Loan?

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên, lược dịch

4-5-2021

Có rất nhiều cuộc nói chuyện và thảo luận liên quan và các phóng viên đã phỏng vấn rất nhiều người từ mọi tầng lớp xã hội ở Đài Loan. Những câu trả lời của họ rất thú vị. Câu trả lời tiêu biểu nhất là: chúng tôi không lo lắng; chính những người nước ngoài đang lo lắng cho chúng tôi.

Trump đầu độc nền dân chủ Mỹ bằng những dối trá

Lê Quốc Tuấn

4-5-2021

Hôm nay thứ hai, nhân vật số 3 của đảng Cộng hòa số 3 tại Hạ viện Hoa Kỳ cho biết cựu Tổng thống Donald Trump đang “đầu độc hệ thống dân chủ của chúng ta” với những tuyên bố sai trái dai dẳng rằng việc ông thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11 là vì kết quả của sự gian lận.

Chỉ dấu ban đầu về kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Nghiên cứu Quốc tế

Lê Hồng Hiệp

4-5-2021

Thủ tướng mới của Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, dường như đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng cho con đường sự nghiệp của mình.