Tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp từ năm 1990 (Phần 1)

Le Dao

3-5-2021

Treo lại bài viết về một tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó chính uỷ BTLTTG từ năm 1990.

Lúc này chưa ai biết đến cuốn sách “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – GIỜ KHẮC SỐ KHÔNG “của nhà báo Tây Đức. 17 năm sau (năm 2007), cuốn sách này mới được biết đến và báo Tuổi trẻ dịch đăng năm 2007 (nhân chứng thứ ba), chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành năm 2010.

Tư liệu này được đăng lên Facebook ngày 30/4/2020.

Do có thắc mác bản đánh máy (tư liệu trong bài viết này) chắc chắn không phải là người đánh máy chuyên nghiệp, có thể do tự tay Chính uỷ đánh máy (vì tính chất quan trọng của nó, và như ông có ghi nhận khi gửi cho Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh TTG là chỉ có hai bản, trong đó có một bản gửi VLS Quân Sự), nên sau đó có hỏi lại gia đình Chính uỷ Bùi Văn Tùng thì được biết: khi chính uỷ về hưu tại TPHCM có tham gia cựu chiến binh phường… Khi đó ông mua về một cái máy chữ và hay tự tay ngồi gõ các báo cáo…

Chỉ một chi tiết này thôi cũng nhìn thấy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ của Chính uỷ Bùi Văn Tùng. Ông đã chọn cách im lặng về sự thật của mình (tự tay đánh máy để một bản gửi báo cáo đến viện Lịch sử quân sự, một bản báo cáo gửi thủ trưởng cũ, trực tiếp của mình), ông không khoe khoang, làm ồn ào trên dư luận.

Chỉ có một điều thắc mắc: Bản báo cáo này Chính Uỷ Bùi Văn Tùng gửi báo cáo đến Viện LS Quân sự từ năm 1990 còn được lưu giữ không?

Tư liệu và bài viết năm 2020 như dưới đây và xin treo lại:

MỘT VĂN BẢN ĐƯỢC LƯU GIỮ 30 NĂM

Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN (nguyên phó Chính uỷ BTL TTG có một bản báo cáo của Chính uỷ BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990. Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy poluya (loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ, dùng giấy than vào thời điểm 1990).

Qua nội dung thư tay của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân (kèm theo văn bản) thì được biết văn bản này là của Chính uỷ Bùi Văn Tùng và chỉ có 02 bản. 01 bản gửi Viện Lịch sử quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng và 01 bản gửi ông Đào Văn Xuân có tính chất thông báo, xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ.

Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo “XƯA VÀ NAY” năm 2006.

Văn bản có tính chất báo cáo tường thuật sự việc này (năm 1990) có trước rất lâu (trước 17 năm), trước khi cuốn sách “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – GIỜ KHẮC SỐ KHÔNG của nhà báo Tây Đức được đạo diễn Phạm Việt Tùng phát hiện, được báo Tuổi trẻ dịch đăng năm 2007 (nhân chứng thứ ba) và chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành năm 2010.

Lý do, nguyên nhân tại sao có văn bản này (một dạng báo cáo) từ năm 1990 (Chính uỷ Bùi Văn Tùng nghỉ hưu năm 1984) thì qua bản thư tay của Chính uỷ Bùi Văn Tùng không nhắc đến, và đến nay một người đã trên 90 tuổi, lại bị tai biến nhiều lần, một người thì đã về với tổ tiên nên không tìm hiểu được.

Thôi thì bất ngờ thấy tài liệu này thì cứ đưa lên để cùng đọc và cùng đi tìm đến sự thật một cách trung thực, khách quan và không làm tổn thương, xúc phạm đến bất cứ ai – những người trong cuộc.

Vì văn bản dài, gần như tường thuật về sự kiện, nên dẫn lại sẽ chia làm hai phần cho dễ đọc.

P/s vì đây là tài liệu cá nhân nên đã xin phép gia đình Chính ủy Bùi Văn Tùng và gia đình cho biết gia đình không có tài liệu này, và xác nhận bút tích thư tay chính là của Chính uỷ Bùi Văn Tùng. Vì tài liệu gửi cho Ông Đào Văn Xuân nên toàn quyền sử dụng tài liệu là do ông Đào Văn Xuân (nay là gia đình) quyết định.

(Dưới đây là Nội dung văn bản)

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 5 năm 1990

KÍNH THƯA

Về sự kiện trưa ngày 30/4/1975 tại phủ tổng thống ngụy quyền Sài Gòn và tại đài phát thanh Sài Gòn (cũ), với tôi đó là trách nhiệm chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh về chính trị bộ tư lệnh Quân đoàn giao cho và với lương tâm của mình bắt Dương Văn Minh đầu hàng càng sớm càng đỡ tốn xương máu.

Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ, I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ doàn với nhiệm vụ: sau khi bộ binh ở Nước Trong mở xong cửa mở, lữ đoàn có nhiệm vụ tấn công trong hành tiến đánh lướt nhanh qua các mục tiêu trên đường tiến công tiến thẳng vào đánh chiếm phủ tổng thống ngụy là nhiệm vụ trước mắt. Nhiệm vụ tiếp sau theo trục lộ 4 cùng các đơn vị bạn tham gia tấn công giải phóng Cần Thơ nếu kẻ thù ngoan cố chạy về phía tây.

Theo lệnh, quân đoàn chúng tôi phối thuộc cho 3 sư đoàn bộ binh, mỗi sư I đại đội xe tăng để dánh chiếm vòng ngoài từ Nước Trong – Long Thành, Cát Lái – Bà Rịa, Vũng Tàu với chiều dài gần 80 cây số để mở của cho pháo 130 ly vào chiếm trận địa tại Nhơn Trạch và cho lữ đoàn chúng tôi thọc sâu vào Sài gòn theo nhiệm vụ đã quy định. Trưa 29/4 sư đoàn bạn mới mở xong cửa ở Nước Trong nhưng vì không tổ chức truy kích, nên chúng tôi hành tiến đến sông Buông thì cầu đã bị địch phá sập. Lập tức công binh quân đoàn tiến lên sửa chữa cầu. Tại đông cầu sông Buông tối 29/4, đồng chí thiếu tướng tư lệnh Nguyễn Hữu An và đồng chí Đại tá Công Trang phó chính ủy quân đoàn còn tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ cho tôi và đồng chí Nguyễn Tất Tài về công việc đánh chiếm dinh Độc Lập (bài đồng chí Công Trang kể, Hồng Lân ghi, báo QĐND số 5389 ngày 30/4/1976) và liên tiếp có mệnh lệnh trên điện đài và bằng giấy (có bản sao chụp kèm theo) theo dõi cuộc tấn công trong hành tiến của chúng tôi mà nhiệm vụ được giao từ đầu.

Khi tiến qua cầu sông Đồng Nai chúng tôi gặp đồng chí Tống Viết Dương chỉ huy đặc công miền (B2) đang chiếm giữ các cầu trên xa lộ, đề nghị đồng chí Tài cho đặc công lên xe tăng cùng tham gia chiến đấu vì các đồng chí rất thạo đường sá ở Sài Gòn. Chúng tôi đồng ý. Chúng tôi là quân cơ động của Bộ hoạt động ở chiến trường Quảng Trị, nay tấn công vào một thành phố lớn trong tay của lữ đoàn trưởng chỉ có một bản đồ cũ do quân đoàn phát cho, đường sá thay đổi nhiều, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa không có trong bản đồ. Khi lữ đoàn chúng tôi tham gia giải phóng Đà nẵng, tôi có xin được bản đồ lộ trình xe buýt Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định, nên trong mệnh lệnh tấn công vào Sài Gòn tất cả cán bộ chiến sỹ trong lữ đoàn đều hiểu rõ: ‘Đến ngã tư Hàng Xanh quẹo trái theo đường Hồng Thập Tự (Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày nay) đánh chiếm 7 ngã tư quẹo trái là dinh Độc Lập.

Trên đường hành tiến chúng tôi bị đánh chặn tại Long Bình, ngã ba Vũng Tàu. Chúng lại dùng pháo bắn chặn dọc đường. Chúng tôi phải cho xe tăng vào đánh chiếm trường Thủ Đức (Trường Cây Mai). Tại đó bộ đội xe tăng đánh rất dũng cảm chiếm được khu vực trường và xe tăng 707 đã đánh địch đến viên đạn cuối cùng và hy sinh đến người chiến sỹ xe tăng cuối cùng. Nhân dân khu vực này đã chôn cất và lập đền thờ anh em (Xã Tăng Nhơn Phú anh hùng).

Trận chiến đấu ác liệt nhất là trận đánh chiếm và vượt cầu Sài Gòn. Chúng tôi nhận lệnh của tư lệnh quân đoàn là phải nhanh chóng chiếm và vượt cầu với bất cứ giá nào, không để địch đánh sập cầu. Tiểu đoàn I xe tăng dẫn đầu đội hình ra lệnh hai xe tăng T54 đi đầu tăng tốc độ vượt cầu. Cả hai xe tăng của ta đều bị chiếc xe tăng M 48 của địch đứng bên tây vòm cầu bắn cháy (cầu Sài Gòn cong nên phía đông cầu chỉ nhìn thấy tháp pháo nhỏ của xe tăng địch). Chúng tôi ra lệnh cho tiểu đoàn I triển khai đội hình để bắn địch bên kia cầu và tàu chiến của chúng trên sông Sài Gòn. Bộ binh phối thuộc cho lữ đoàn cũng cùng tham gia chiến đấu. Đồng chí tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn I Ngô Văn Nhỡ mở cửa nắp xe đứng thẳng người dùng điện đài và cả ký hiệu bằng tay chỉ huy bắn chi viện và vượt cầu.

Một loạt đạn bên kia cầu bắn qua trúng đồng chí và đồng chí ngã gục hy sinh trên tháp pháo xe tăng. Đồng chí Trần Minh Công, lữ đoàn phó kiêm tham mưu trưởng lên chỉ huy vượt cầu. Khi xe thiết giáp của tôi tiến cách cầu 2, 3 trăm mét, tôi nhìn về phía sau thấy đồng chí Hoàng Đan phó tư lệnh quân đoàn và đồng chí Nam Long phái viên của Bộ ngồi phía sau xe của tôi. Các đồng chí bỏ xe con và leo lên xe thiết giáp chỉ huy của tôi ở Thủ Đức hay ở cầu Rạch Chiếc nhưng tôi không biết. Đơn vị chúng tôi vừa có một xe thiết giáp chỉ huy do lữ đoàn phó Trần Minh Công chỉ huy vừa bị trúng đạn của địch ở cầu nhưng nhẹ còn chiến đấu được, một cán bộ công binh của quân đoàn hy sinh, số anh em phụ trách điện đài vừa hy sinh vừa bị thương.

Tôi biết anh Hoàng Đan và Nam Long đi không đúng vị trí chỉ huy, nếu các anh có việc gì tôi phải chịu trách nhiệm, nên tôi mời các anh xuống xe lập sở chỉ huy ở đó. Tại cầu Sài Gòn sau một đợt chiến đấu ta đã bắn cháy chiếc xe M 48 ở tây vòm cầu. Lửa khói và đạn cháy nổ trong xe bao phủ cả một đoạn cầu nơi chiếc xe đang cháy. Do cầu rộng, đồng chí Công đã khéo léo cho đại đội xe tăng của đại đội trưởng Bùi Quang Thận vừa chiến đấu vừa vượt qua khói lửa và đạn đang nổ để chiếm cầu, vì lửa và đạn nổ trong xe không ảnh hưởng gì đối với xe tăng T 54 của chúng ta. Sau đó đội hình cả lữ đoàn của chúng tôi vượt qua cầu. Địch một số rút chạy về ngã tư Hàng Xanh bắn chặn ta. Tại đây ta bắn cháy một xe tăng của địch. Địch lại chặn ta tại cầu Thị Nghè và cũng tại đây ta bắn cháy một xe tăng M 41và một xe M 113 của địch.

Tuy mệnh lệch đã chỉ rõ đường vào dinh tổng thống ngụy quyền, nhưng trên xe có đặc công và biệt động chỉ đường nên chúng tôi tiến đánh dinh Độc Lập bằng hai hướng: theo đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) và đường Hồng Thập Tự. Dẫn đầu là hai xe tăng, xe 843 do trưởng xe Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và xe 390 do trưởng xe chính trị viên đại đội Phạm Đăng Toàn. Đến cách dinh Độc Lập độ ba, bốn trăm mét, pháo thủ số I xe 843 Thái Bá Minh thấy cờ vàng ba sọc đỏ vẫn đang bay trên nóc dinh Độc Lập chưa có dấu hiệu gì đầu hàng nên đề nghị trưởng xe cho bắn pháo.

Khi phổ biến mệnh lệnh ở nhà chúng tôi đã nói rõ với đơn vị là theo chỉ thị của cấp trên đánh vào Sài gòn cố gắng với sự tổn thất nhỏ nhất, nên Bùi Quang Thận đã bình tĩnh hô tạm ngừng và ra lệnh lái xe Lữ Văn Hòa tăng tốc độ đã cùng với xe 390 húc đổ cánh cổng sắt trước dinh tiến thẳng sát thềm nhà. Đoàn xe tăng tiến thêm mấy chiếc nữa váo dinh còn chạy theo các đường bao quanh phủ tổng thống ngụy. Thận và một số chiến sỹ nhẩy xuống xe, Thận cầm theo lá cờ cắm trên xe lao nhanh lên cầu thang, không mở được cờ ngụy nên đã xé rách diềm cờ và kéo cờ của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt nam lên. Lá cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh mà chúng tôi đã phát cho từng chiếc xe tăng làm ký hiệu và sẽ cắm nơi mục tiêu mình chiếm lĩnh.

Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn (chế độ hai thủ trưởng). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội, kỷ luật chiến trường, các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng. Đồng chí Phạm Duy Đô quyền đại đội trưởng đặc công theo các xe tăng dẫn đầu vào trước, thấy chúng tôi vào ra báo cáo “Chính phủ ngụy và cả Dương Văn Minh đều ở trong dinh, mời các thủ trưởng vào giải quyết”. Thấy chúng tôi vào Dương Văn Minh nói ngay “chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao”. Tôi bực mình nói ngay: “Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có một việc là đầu hàng không điều kiện”.

Lúc này đồng chí Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng, Trần Minh Công, Dương Xuân Tụ lữ đoàn phó lo việc điều chỉnh đội hình quanh dinh để phòng địch phản kích, phái một bộ phận ra giải phóng cảng Sài gòn. Đồng chí Lê Minh, chủ nhiệm chính trị lữ đoàn lo việc trong dinh và chờ cấp trên vào báo cáo. Tôi thường xuyên được thông báo cấp trên nên biết rằng, năm cánh quân đang tiến vào Sài Gòn vì đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ gần, miền Tây Nam Bộ và các đảo chưa giải phóng, nên việc đầu tiên là phải đưa tổng thống ngụy đi đầu hàng không điều kiện càng đỡ tốn xương máu.

Tôi hỏi một người đứng cạnh Minh (sau tôi mới biết đó là Nguyễn Hữu Hạnh): “Đường dây ra đài phát thanh còn dùng được không?”. Người ấy nói: “Thưa ông hư rồi”. (Thật ra sau này tôi mới biết là bên đài phát thanh họ chạy hết). Tôi nói với Dương Văn Minh: “Anh phải ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện”. Người ấy nói: “Thưa ông, đại tướng ra ngoài sợ phe đối lập ám hại”. Tôi nói thẳng: “Cả thành phố Sài Gòn quân giải phóng đã tràn ngập, Dương Văn Minh đi là đi với chúng tôi”.

Dương Văn Minh ưng thuận. Tôi định đi bằng hai xe thiết giáp, nhưng như các đồng chí đều biết, xe chiến đấu của chúng ta đồng thời cũng làm nhiệm vụ hậu cần, xoong nồi lủng củng, chậu và ra đường lúc này không tiện. Có một cán bộ rất trẻ đề nghị (I): hay là ta đi bằng hai xe jeep. Tôi đồng ý. Đồng chí cán bộ trẻ và một hai bộ đội ta cùng với Minh Mẫu lên xe đầu. Tôi cùng hai chiến sỹ lên xe sau.

Thấy xe rộng một người thấp, đầu hình như búi tó, nói tiếng Việt rất sõi xin đi, tôi cho lên xe, tôi tưởng là phóng viên người Nhật (sau này anh Thành Tín – Bùi Tín cho tôi biết đó là Hà Huy Đỉnh, nhà báo ở Sài Gòn). Một người Âu nói tiếng Pháp, hỏi tôi, biết tiếng Pháp không, tôi nói tôi biết. Người ấy tự xưng là người Tây Đức sẽ nói tốt cho quân giải phóng xin đi, tôi cho lên xe và bu theo một vài nhà báo phương Tây nữa.

Đến đài phát thanh không một bóng người, tôi đang lo sợ không hoàn thành được việc. May sao có mấy sinh viên, thanh niên (sau này người ta gọi là thanh niên sinh viên 30 tháng 4) thấy có Dương Văn Minh họ chạy lại. Tôi hỏi: “Các anh có biết nhân viên đài phát thanh họ chạy nấp ở đâu không?” Một anh trả lời: “Họ còn làm việc hồi chín giờ, nghe xe tăng quân giải phóng vào họ chạy nấp gần đây thôi, chú giải phóng yên tâm, chúng em sẽ tìm họ được ngay”. Tôi nói tiếp: “Các em cố gắng tìm họ về ngay …” (Đoạn này bị mờ không rõ chữ).

(Còn nữa)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Thái độ của DVM. nếu đúng như mô tả trong bài thì thấy thảm hại qúa vì không
    dám nhận mình là TT.khi chính ông và phe cánh đã nghĩ là VC.chỉ muốn hoà gải
    với ông. Làm chính trị ngây thơ,thậm chí thiếu hiểu biết về thủ đoạn CS.như vậy
    thì VNCH.mất cũng phải ! Than gì nữa cơ chứ ?

  2. Dinh Độc Lập đã mở toang cánh cửa sắt trong ngày 30 tháng 4 vì Lực lượng Biệt kích Dù vừa rời khỏi nơi đó VC cho đóng cánh cửa lại và ủi xập để đóng phim những gì ông Tùng viết đều láo chỉ đúng một ít chính ông Tùng kêu ông DVM bằng mày tao. Và không biết tiếng Pháp khi nhà Báo Đức hỏi, lữ đoàn liên binh phòng vệ Định TT theo lệnh ông DVM buông súng các cận vệ vẫn còn bên ông Minh ông Nhan hữu Hậu cận về Ông Vũ văn Mẫu chứng kiến từ đầu đến cuối sự chiếm đóng Dinh Độc lập và lối hành xử mất dạy của cán binh Việt cộng tên Thệ lăm lăm cây súng trong tay phía sau ông Minh. Sau này tên Thệ cứ mỗi độ tháng 4 về hắn nói chính hắn đã bắt toàn bộ Nội các tướng Minh và lục trong mình tướng Minh thấy khẩu súng lục P38 thật là tráo trở tướng Minh có cận vệ thì đâu cần có súng, theo quy chế Tù binh hàng tướng lãnh và Lãnh đạo phải được đối xử tương xứng không được xúc phạm thân thể và danh dự, nhưng tụi khỉ rừng xanh đâu biết gì về luật lệ dù chúng đã ký vào quy chế Tù binh VNCH không ký vào hiệp ước này nhưng thi hành rất đúng, tất cả bài viết của ông Tùng nên xem lại và nghiên cứu kỷ bản báo cáo 8 trang đánh máy chưa hẳn của ông Tùng vì ông ta chưa chắc đã biết đánh máy vì không phải là sĩ quan về Hành Chánh có thể ai đó. lịch sử do bên chiến thắng vẽ rồng vẽ rắn đừng vội tin./

  3. MẶT THẬT của CÁI ĐẠO ĐỨC GIẢ láo khoét mà các bác Viện Tán học Việt Nam cần được biết

    At the top of the list is Harvard, which pays its full professors an average of $198,400 a year. Stanford, however, pays its associate professors the most, with an average salary of $131,200 annually.

    https://www.businessinsider.com/harvard-has-highest-paid-professors-2012-4?IR=T

    Đứng đầu danh sách là Harvard, nơi trả lương cho các giáo sư trung bình 198.400 đô la một năm. Stanford, tuy nhiên, trả tiền lương cho các giáo sư phụ giảng nhiều nhất, với mức lương trung bình là $ 131,200 mỗi năm.

    ĐỌC LÁ THƯ Laurent Schwartz tiếng Pháp tại đây
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2021/05/Laurent-SCHWARTZ.pdf

    How much do professors at Ivy Leagues make?

    Professor salaries can differ depending on the school, and whether the university or college is public or private. According to data collected by The Chronicle of Higher Education, Ivy League professors all made upwards of $175,000 a year in 2017.
    12 août 2019

    Mức lương giáo sư tại Ivy Leagues bao nhiêu ?

    Mức lương giáo sư có thể khác nhau tùy thuộc vào trường, và trường đại học hoặc cao đẳng là công cộng hay tư nhân. Theo dữ liệu được thu thập bởi The Chronicle of Giáo dục đại học, các giáo sư của Ivy League đã kiếm được tới 175.000 đô la một năm trong năm 2017.
    12 août 2019

    What is the salary of a professor at Harvard?
    $198,400 a year
    The Chronicle of Higher Education has just come out with a list of the best paid professors in the U.S. At the top of the list is Harvard, which pays its full professors an average of $198,400 a year. Stanford, however, pays its associate professors the most, with an average salary of $131,200 annually.
    9 avr. 2012

    Mức lương của một giáo sư tại Harvard là gì?
    $ 198,400 một năm

    Biên niên ký Giáo dục Đại học vừa đưa ra danh sách các giáo sư được trả lương cao nhất ở Hoa Kỳ Đứng đầu danh sách là Harvard, nơi trả cho các giáo sư trung bình 198.400 đô la một năm. Stanford, tuy nhiên, trả tiền cho các giáo sư phụ giảng nhiều nhất, với mức lương trung bình là $ 131,200 hàng năm.
    9 avr. 2012
    ĐA SỐ những CON GÀ ĐÁ gà chọi của MIỀN BẮC lò ấp THIÊN TÀI thiên tai TOÁN (h)ỌC từ Nga và Đông âu qua những KỲ THI Olympic TOÁN LÝ HÓA SINH thế giới với mục đích TUYÊN GIÁO Bác và Đảng là công cụ TUYÊN TRUYỀN

    NAY các bác ấy ĐỀU TRÔI DẠT (bán ÓC nuôi miệng nuôi mẹ đĩ và các con !!) về lỗ trũng TƯ BẢN GIÃY CHẾT Hoa Kỳ ) THEO TÔI đây là TỘI ĐỒ DÂN TỘC của bọn lèo lái Đất Nước !!!
    Thật uổng phi công đào tào bằng THUẾ DÂN các bác nông phu cày dưới bom đạn nuôi các cậu ấm cô chiêu gà nòi gà chọi SAU ĐÓ lại bỏ xứ QUA bọn giãy chết B ÁN óc + linh hồn + n..ý tưởng để sống còn như 1 TRÍ NÔ ( như lao nô Nhà nước bán rẻ hay Dục nô cô dâu xứ Hán Đảng bán tháo VÌ LÀM ĂN KINH TẾ dở ẹc + QUỐC NẠN tham nhũng )
    Theo tiền lương giáo sư 10 Đại học MỸ lừng danh, thì ngay cho lương bổng của GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ 220.000 / năm ở Đại học Chicago thôi với Giá cái GIẢI TOÁN HỌC Fields NOBEL Toán
    Xem phóng sự đài truyền hình PHÁP, một cô xẩm đến PHÁP khai diện TÂY TẠNG tị nạn được Ông cụ Pháp trong Hội Ái hữu PHÁP-TRUNG giúp giấy tờ học tiếng PHÁP nhập quốc tịch PHÁP …chỉ 3 năm sau ả xẩm gốc HÁN thứ thật đã nhập vào ĐẠO QUÂN THỨ 5 nằm vùng kinh tế tại Pháp làm chủ 5 cửa hàng lớn bán cali SAMSONITE hàng nhái tại các nhà ga PA RI S, số doanh thu trên 10.000.000 Âu kim mỗi năm !!! lời khoảng 40% tức 40.000.000 Âu kim mỗi năm !!!
    SO VỚI lương bổng của GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ 220.000 / năm ở Đại học Chicago thôi với Giá cái GIẢI TOÁN HỌC Fields NOBEL Toán !!!!!

    Trong khi Cụ ông PHÁP Pierre giúp cô xẩm ấy thì NGHÈO RÁCH TÚI !!!

    Tình cờ THU DỌN đứt ruột vứt chồng sácg ‘ kiểu SÁCH VỞ ÍCH GÌ CHO THUỞ ẤY áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già ‘ tôi tìm thấy THƯ chủa Nhà toán học Giải Fields mà bên VN nức nở hết lời
    21 năm trước ông viết thư TỪ CHỐI đề bạt bằng 2 bức thư 1 viết tay (tôi quăng mất từ lâu!!) và 1 đánh máy gởi cho tôi (MAY kẹp vào quyển sách Đ Ể KHI NÓI phải có tang vật bằng chứng )
    Theo tôi suy nghĩ về chuyện này nhiều năm thì CÓ LẼ chắc ông ta hỏi học trò CƯNG là Nguyễn Ngọc Giao thì ông giật mình tôi dân ti nạn KHÔNG CÙNG QUAN ĐIỂM với ông ….nhưng TOÁN HỌC và KHOA HỌC đâu có biên cương ý thức hệ và thú thật trời sinh ra tôi chỉ nhìn MẮT TRÁI về già TAI PHẢI cũng điếc từ 10 năm nay …và bẩm sinh tôi thuộc loại THIÊN TẢ CHÍNH TRỊ …
    nhưng trong cái rủi be bé ấy lại GẶP CÁI MAY sau khi đưa cho Thầy Pierre BEZIER đọc lá thư TỪ CHỐI, thầy viết cho tôi lá thư bảo xin hẹn gặp GS Toán René Thom … tôi được GS Thom tiếp nhiều lần thật ấm cúng thân thiện bình dị của Nhà Toán học thiên tài sinh trong gia đình nông dân PHÁP anh ruột vẫn là nhà nông cày ruộng vùng Montbéliard như GS sư kể …
    lần sau đến thăm Thầy René Thom trên con đường lên đồi vào VIỆN NGHIÊN CỨU CAO CẤP KHOA HỌC L’Institut des hautes études scientifiques (IHÉS) Lò ấp Thiên tài Toán học của PHÁP ngang ngửa với MỸ về GIẢI FIELDS TOÁN HỌC … và Thầy viết Lời tựa cho quyển Từ điển Toán học PHÁP-VIỆT-ANH ngay
    Nhưng thật buồn khi vợ Thầy bà Suzanne quê miền Loraine gọi Thầy ra phòng khách thì thầy đã bị cưa 1 CHÂN đi dìu trên xe nạng sắt – TRƯỚC MẮT tôi một Tinh anh thế giới thông minh lỗi lạc nhưng QUÝ NHẤT vẫn là một người gốc nông dân bình dị Miền nam Pháp bị căn bệnh diabète đến cưa chân tôi lại thăm Thầy trong khoảng 2 năm đâu đó 5 lần (1999-2001) và sau không dám làm phiền Thầy Cô nữa và Thầy mất năm 2002

    ĐỌC LÁ THƯ Laurent Schwartz tiếng Pháp tại đây
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2021/05/Laurent-SCHWARTZ.pdf

    Những chuyến đi về các làng quê Việt Nam đã làm cho ông thấy yêu mến đặc biệt đất nước và con người Việt Nam. Không gì có thể nói đầy đủ hơn tình cảm của ông với Việt Nam bằng chính những lời ông viết trong hồi ký của mình:

    Việt Nam đã ghi dấu ấn trong cuộc đời tôi. Tôi từng biết đến Đông Dương thuộc địa, qua cuốn sách của André Viollis viết năm 1931, mà tôi đọc năm 1935. Lúc đó tôi vừa tròn 20 tuổi. Cuộc đấu tranh của tôi cho tự do của đất nước này là cuộc đấu tranh dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi đã yêu, và mãi mãi yêu Việt Nam, những phong cảnh, những con người tuyệt vời, những chiếc xe đạp.

    https://diendantoanhoc.net/topic/7346-laurent-schwartz-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-vn/

    Trong tôi, có một chút nào đó là người Việt Nam. Gặp người Việt Nam, nghe tiếng họ nói chuyện với nhau trong xe buýt (mà tất nhiên là tôi không hiểu), tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc không cắt nghĩa được. Sợi giây tình cảm đã nối liền tôi với đất nước này.

    Năm 1998, khi Viện Toán học tổ chức Hội nghị quốc tế nhân 80 năm ngày sinh của Giáo sư Lê Văn Thiêm, Laurent Schwartz rất xúc động thông báo cho Ban tổ chức rằng ông rất muốn sang Việt Nam một lần nữa, nhưng tiếc là sức khoẻ không cho phép. Khi ông qua đời năm 2002, tờ Thông tin toán học của Hội toán học Việt Nam có đăng một bài viết để tưởng nhớ ông. Dường như ông biết trước điều đó, nên đã viết trong hồi kí của mình: “Les Vietnamiens ne m’oublient pas” (Người Việt Nam không quên tôi).
    Theo blog cua Hà Huy Khoái.


    NHÂN 99 NĂM NGÀY SINH LAURENT SCHWARTZ (5/3/1915- 4/7/2002)

    “Tôi là nhà toán học. Toán học đầy ắp cuộc đời tôi “. Laurent Schwartz viết như vậy trong lời mở đầu cuốn hồi ký của ông. Ông cũng nói rằng, ngoài toán học,


    ĐỌC LÁ THƯ Laurent Schwartz tiếng Pháp tại đây
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2021/05/Laurent-SCHWARTZ.pdf

    ông giành rất nhiều thời gian của đời mình cho cuộc đấu tranh vì quyền con người, vì quyền của các dân tộc, ban đầu thì như một người Troskit, sau đó thì đứng ngoài tất cả các đảng phái! Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động đó của ông. Trong nhiều năm, ông luôn đứng hàng đầu trong đội ngũ những trí thức lớn của Phương Tây đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
    https://zh-cn.facebook.com/sputnikedu/posts/893641317324251/

    Trong cuốn hồi ký dày 500 trang của ông, có thể tìm thấy khoảng 100 trang có nhắc đến Việt Nam.

    “Trong nhiều năm, Laurent Schwartz luôn đứng hàng đầu trong đội ngũ những trí thức lớn của phương Tây đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

    https://www.tienphong.vn/khoa-giao/viet-nam-diem-den-cua-giai-fields-510597.tpo

    Trong cuốn hồi ký dày 500 trang của ông, có thể tìm thấy khoảng 100 trang nhắc đến Việt Nam. ”

    https://www.academia.edu/5278260/H%E1%BB%99i_To%C3%A1n_H%E1%BB%8Dc_Vi%E1%BB%87t_Nam_TH%C3%94NG_TIN_TO%C3%81N_H%E1%BB%8CC

    https://ptvtp.wordpress.com/author/ptvtp/page/16/

    Không chỉ là nhà toán học nổi tiếng, Laurent Schwartz còn được biết đến như là một trong những trí thức lớn suốt đời đấu tranh vì tự do của các dân tộc. Laurent Schwartz nói rằng, những năm ở Ecole Normale đã xác định hoàn toàn khuynh hướng chính trị của ông: Chống chiến tranh và bảo vệ những giá trị của con người. Cuốn sách “Đông Dương cấp cứu” (Indochine SOS) của Andrée Viollis đã cho ông thấy rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Quan điểm chính trị của ông thể hiện rõ nhất trong phong trào chống chiến tranh xâm lược của
    đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông đề xướng khẩu hiệu “Mặt trận dân tộc giải phóng sẽ chiến thắng” thay cho khẩu hiệu mà ông cho là mơ hồ của phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Pháp thời đó “Hoà bình ở Việt Nam“. Hoạt động của Uỷ ban quốc gia Việt Nam do ông sáng lập đã gây được tiếng vang lớn. Ông hết sức tự hào khi vào khoảng lễ Noel năm 1966, nhận được bức điện cám ơn và chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đến
    Việt Nam nhiều lần trong thời kì còn chiến tranh, với tư cách là thành viên trong Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (một tổ chức quốc tế do nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng người Anh, giải thưởng Nobel về văn học năm 1950, huân tước Bertrand Russell sáng lập). Những chuyến đi về các làng quê Việt Nam đã làm cho ông thấy yêu mến đặc biệt đất nước và con người Việt Nam. Không gì có thể nói đầy đủ hơn
    12

    Tạp chí online của cộng đồng những người yêu Toán

    tình cảm của ông với Việt Nam bằng chính những lời ông viết trong hồi ký của mình: “Việt Nam đã ghi dấu ấn trong cuộc đời tôi. Tôi từng biết đến Đông Dương thuộc địa, qua cuốn sách của André Viollis viết năm 1931, mà tôi đọc năm 1935. Lúc đó tôi vừa tròn 20 tuổi. Cuộc đấu tranh của tôi cho tự do của đất nước này là cuộc đấu tranh dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi đã yêu, và mãi mãi yêu Việt Nam, những phong cảnh, những con người tuyệt vời, những chiếc xe đạp. Trong tôi, có một chút nào đó là người Việt Nam.

    https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tap-chi-toan-hoc-epsilon-vol-2-380873.html

    Gặp người Việt Nam, nghe tiếng họ nói chuyện với nhau
    trong xe buýt (mà tất nhiên là tôi không hiểu), tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc không cắt nghĩa được. Sợi giây tình cảm đã nối liền tôi với đất nước này.”
    Năm 1998, khi Viện Toán học tổ chức Hội nghị quốc tế nhân 80
    năm ngày sinh của Giáo sư Lê Văn Thiêm, Laurent Schwartz
    đã rất xúc động thông báo cho Ban tổ chức rằng ông rất muốn
    sang Việt Nam thêm một lần nữa, nhưng tiếc là sức khoẻ không
    cho phép. Khi ông qua đời năm 2002, tờ Thông tin toán học của
    Hội toán học Việt Nam có đăng một bài viết để tưởng nhớ ông.
    Dường như ông biết trước điều đó, nên đã viết trong hồi kí
    của mình: “Les Vietnamiens ne m’oublient pas” (Người Việt Nam
    không quên tôi).

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây