Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

‘Bới bèo, tìm bọ’ làm chi?

Blog VOA

Trân Văn

20-7-2019

Một ngày sau khi Ban Bí thư BCH TƯ đảng CSVN quyết định xóa bỏ chức vụ trong đảng CSVN mà ông Nguyễn Hồng Trường… từng mang: Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ GTVT hai nhiệm kỳ liên tục (2011 – 2016 và 2016 – 2021), Infonet – báo điện tử của Bộ Thông tin Truyền thông bới lại scandal liên quan đến ông Trường năm 2015 (1)…

Làm sao để lãnh đạo các tỉnh, thành không đi tù vì đất?

Mai Bá Kiếm

8-5-2022

Trong lời khai mạc Hội nghị Trung ương 5, TBT Nguyễn Phú Trọng nói một câu mang tính ta thán hơn là tự hào như mọi khi: “Nhiều người giàu lên nhờ đất, nghèo đi vì đất, thậm chí đi tù cũng vì đất”. Hệ quả này ai cũng thấy, cũng biết trong 30 năm qua, đến giờ ông mới thừa nhận là rất muộn.

Lùm xùm về chủ đề “liêm chính khoa học”

Trương Nhân Tuấn

12-11-2023

Một khoa học gia Việt Nam bị “lên án” là “vi phạm liêm chính khoa học”. Chiếu theo “lời trần tình” của đương sự qua các bài phỏng vấn đăng trên báo Việt Nam. Tôi cho rằng không hề có vụ “vi phạm liêm chính khoa học”, nếu ta hiểu thế nào là “sự liêm chính trong công tác làm khoa học”.

Vài suy nghĩ về clip bà đại diện Hội phụ huynh học sinh ở trường An Hội

Đỗ Duy Ngọc

13-10-2022

Đã từ lâu, hồi các con tôi còn đi học, tôi đã có ác cảm cái gọi là Hội Phụ huynh học sinh. Theo tôi cái Hội này thực chất chỉ là đám cò mồi tay sai của Ban Giám hiệu để bóc lột tiền của cha mẹ học sinh. Ban Giám hiệu muốn thu tiền càng nhiều càng tốt, một hình thức tham nhũng trong nhà trường. Tuy nhiên ngại dư luận, sợ vi phạm quy định nên dùng Hội này nói thay. Kiểu này khi bị phản ánh sẽ báo cáo đây là do phụ huynh tự nguyện, do Hội kêu gọi, nhà trường không dính líu.

Biến Cố Đồng Tâm – Truyện Ngụ Ngôn Về Hai Con Dê Cùng Qua Chiếc Cầu Hẹp?

Nguyễn Trọng Bình

  1. Nín thở chờ đợi
Người dân Đồng Tâm vẫn luôn tin tưởng vào đảng và nhà nước

Những ngày này có lẽ, người dân Đồng Tâm đang nín thở chờ đợi kết quả thanh tra của chính quyền Hà Nội theo như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung.  Không biết có phải mọi chuyện đã được sắp đặt sẵn rồi hay không khi mà mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng đã tuyên bố trong chuyện này sẽ “Xử quan trước, phạt dân sau”. Phải chăng với tuyên bố này thì sắp tới đây đằng nào thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm? Không những vậy, sẽ là thảm hại hơn nữa nếu kết luận cuối cùng cho rằng đất mà bà con khiếu kiện, tranh chấp là đất Quốc phòng?

Gian với Đảng, láo với dân

RFA

Đàm Văn Loan

16-10-2023

Ảnh minh họa: Công an đứng tại một lễ ân xá ở nhà tù Thanh Xuân, ngoại thành Hà Nội năm 2010. Nguồn: Reuters

Thủ tướng Lý Hiển Long buộc tội Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia

LTS: Vì sao “quân tình nguyện” Việt Nam giúp dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ, nhưng bị cho là “quân xâm lược”? Vì sao người dân Campuchia lúc đầu vui mừng chào đón bộ đội Việt Nam, nhưng sau đó lại thất vọng và bất mãn với những người đã cứu sống họ?

Biển Đông sau bảy năm

East Asia Forum

Tác giả: Michael McDevitt, CNA

Dịch giả: Song Phan

19-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng này, 7 năm trước, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã thực hiện một sự can thiệp vào biển Đông công khai và gây ngạc nhiên cho Trung Quốc. Hành động này ngầm cho thấy, Washington theo cách có lẽ không lường trước được ở Washington và trong khu vực vào lúc đó.

Trong khi mục tiêu của tuyên bố của bà Clinton là để chỉ ra rằng, hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích của Hoa Kỳ, khi nhìn lại, qua việc chọn cách can dự thật công khai — luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật lệ; ngừng xây dựng và quân sự hoá các đảo; và tuân theo các phán quyết của Tòa Trọng tài — Washington tự tìm cách định hình hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không dùng đòn bẫy thực tiễn nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc áp dụng các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế – những hành động mà Washington không muốn có).

Ukraine thấy đẩy mạnh việc tuyển quân là không dễ dàng

Economist

Cù Tuấn, dịch

27-2-2023

Tóm tắt: Các trung tâm tuyển quân bị buộc tội sử dụng các chiến thuật thô bạo khi họ cố gắng tăng số lượng tân binh.

Một cú hốt lớn!

Quốc Anh

19-5-2024

Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xử phạt, tịch thu vàng của các cơ sở kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc làm này khiến dư luận và các cơ sở kinh doanh vàng hoang mang, hàng loạt cửa hàng vàng tại Tp Hồ Chí Minh đóng cửa.

Algérie thanh trừng tham nhũng

Từ Thức

23-4-2019

Một loạt các “đại gia”, doanh nhân, tỷ phú thân cận với cựu Tổng thống Bouteflika vừa bị tống giam.

Đài truyền hình nhà nước loan tin Issad Rebrab, được coi như người giầu nhất Algérie nhờ làm ăn với tập đoàn cầm quyền, đã bị bắt hôm thứ Hai 02/04. Rebrab là tổng giám đốc Cevital, công ty tư nhân lớn nhất nước chuyên về điện, công nghiệp gang thép, xây cất, với 12.000 nhân viên. Rebrab bị truy tố về tội chuyển tiền ra ngoại quốc, gian thuế và vi phạm luật lệ kinh doanh.

Nhìn lại ‘tinh thần chiến binh’ của bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng

Blog VOA

Trân Văn

18-4-2023

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Ủy viên BCH TƯ đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông. Nguồn: Reuters

Vụ sát hại anh em nhà Ngô

Việt Lê

4-11-2021

Ta đều biết diễn biến vụ đảo chính đầu tháng 11 năm 1963. Nhóm tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim đã lật Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đó cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa kết thúc và tiếp theo là chuỗi ngày hỗn loạn với các cuộc chỉnh lý, đảo chính liên tục ở miền Nam.

Thấy gì qua vụ Việt Á?

Dương Quốc Chính

19-12-2021

Việc Công an bắt, hay Tòa xử một vụ nào đó, vào thời điểm nào thường không phải ngẫu nhiên, mà đều phải chọn thời điểm.

23/9 này ông Nguyễn Xuân Phúc có dám ‘kháng chỉ thiên triều’?

Blog VOA

Hoàng Trường

21-9-2021

Ông Nguyễn Xuân Phúc trong một sự kiện tại Nhật Bản lúc còn là Thủ Tướng, tháng 10/2018. Nguồn: AP

Vì sao Nguyễn Phú Trọng thả cá? Táo quân sẽ tâu gì với ngọc hoàng?

FB JB Nguyễn Hữu Vinh

28-1-2019

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Ngày nay, chính trường Việt Nam, Táo quân cũng hiển hình bằng “2 ông, 1 bà”. Và Nguyễn Phú Trọng đã tiễn táo quân về Trời để báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế.

Tình hình Ukraine ngày thứ 683

Phan Châu Thành

8-1-2024

1. Khác với những gì chính quyền Nga tuyên truyền, không phải châu Âu gặp vấn đề về năng lượng, khi không có khí đốt của Nga để sưởi ấm rồi “chết rét” như họ thường nói một năm trước, chính nước Nga lúc này lại đang phải đối mặt với tình trạng “đóng băng” khi hệ thống sưởi không đủ công xuất để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Ngay tại thủ đô Moscow, có tới khoảng 20 khu tập thể hể thống sưởi không hoạt động, trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống dưới -30 độ C.

Tên giặc già Đặng Tiểu Bình và Luật an ninh mạng

FB Nguyễn Ngọc Chu

18-10-2018

Tên giặc già Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam ngày 17/2/1979, nhưng tráo trở đê hèn vu khống Việt nam tấn công Trung Quốc, buộc Trung Quốc bất đắc dĩ phải phản kích tự vệ.

Bị Việt Nam đánh cho thịt nát xương tan, đầu rơi thành núi, máu chảy thành sông, phải rút quân tháo chạy khỏi Việt Nam ngày 16/3/1979. Nhưng sau đó vẫn điiên cuồng chiêu binh luyện quân, đổi mới vũ khí, suốt 10 năm trời ròng rã (1979-1989) đánh chiếm biên giới Việt Nam. Gây cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu tang thương mất mát.

Đảng ‘quyết’ nhất thể hóa, nhưng ‘căn cứ luật nào’?

BBC

14-10-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai. Ảnh: internet

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về Hội nghị TƯ6 khóa 12 vừa bế mạc ở Hà Nội và chủ trương nhất thể hóa quyền lực đảng – chính của Đảng và nhà nước Việt Nam.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 12/10/2017, người hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt, nêu quan điểm về chủ trương nhất thể hóa nói trên mà Hội nghị Trung ương 6 quyết định sẽ thực hiện tiếp sau vòng thí điểm ở một tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhưng có thể được bắt đầu ở cấp cơ sở phường, xã, ông Khắc Mai nói:

Tình hình Ukraine ngày thứ 341

Phan Châu Thành

31-1-2023

1. Giống như dự đoán của các chuyên gia nhiều ngày qua, hãng tin Blooberg cung cấp thông tin cho rằng: “Putin đang gấp rút hối thúc quân Nga chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn trên diện rộng, trước khi phía Ukraina kịp nhận đủ các xe tăng từ phương Tây và hoàn thành các khóa huấn luyện. Sau khi đánh mất ½ lãnh thổ đã từng chiếm được, ngay cả ông ta cũng phải thừa nhận sự yếu kém của quân đội Nga, dù nhiều năm qua tuyên truyền ca ngợi. Putin sẽ chỉ cần chiến thắng, bất chấp mọi giá, ngay cả khi phải trả bằng hàng chục ngàn mạng lính Nga. Putin luôn luôn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến với phương Tây, do đó, không được phép chiến bại, nên sẽ tìm mọi cách để tạo lợi thế, ép chính quyền Ukraina phải ngồi vào bàn đàm phán, tất nhiên theo điều kiện của phía Nga. Các cuộc tấn công hủy diệt các cơ sở hạ tầng dân sự cũng chỉ để phục vụ mục đích đó, bởi về lâu dài, người Nga vẫn đông hơn và ngành công nghiệp quốc phòng vẫn đang hoạt động được”.

Khi bầu cử là quyền rơm, tham nhũng thành vạ đá

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2021

Cả… ý tưởng lẫn các dự án quy họach đã cũng như đang làm thị trường bất động sản tại Việt Nam có một cơn sốt mới, tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế – xã hội Việt Nam (1). Tuy nhiên bất kể thế nào thì cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp và đại biểu Quốc hội vào cuối tháng 5 sẽ… thành công tốt đẹp.

Bộ Y tế mắc bệnh: “Dễ hốt hoảng nhưng mau quên”

Mai Bá Kiếm

3-8-2021

Bộ Y tế xử lý khủng hoảng truyền thông về việc dân TP.HCM “tẩy chay” vaccine Sinopharm của TQ, bằng cách chưa triển khai tiêm Sinopharm trong đợt này, khi nào Bộ Y tế thẩm định thì tiêm vaccine theo nguyện vọng như 5 đợt vừa qua!

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ – một điều luật hoàn toàn thừa thãi

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

29-3-2022

Nhưng lại rất cấp thiết để bảo vệ quyền lực độc tôn của chính quyền Đảng Cộng sản.

Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng.

Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.

Ta hãy đọc nguyên văn điều luật này: [1]

Thoạt nghe, điều luật này có vẻ… có lý. Xâm phạm lợi ích của người khác thì phải bị trừng phạt chứ.

Vậy thì ta hãy xem lý do tại sao cần phải có luật.

Về cơ bản, luật được sinh ra để làm hai việc: quy định những gì công dân không được làm và những gì chính quyền được làm.

Pháp luật hiện đại được xây dựng dựa trên giả định rằng “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, như Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 đã nói và được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 do chính ông soạn thảo và đọc. Giả định này xuất phát từ thuyết luật tự nhiên, do các triết gia Khai Sáng ở châu Âu phát triển vào thế kỷ 17 – 18. [2] Theo đó, chỉ cần là con người được sinh ra là đã nghiễm nhiên có quyền tự do chứ không cần ai ban phát. Ban phát quyền là giả định phổ biến trong các xã hội quân chủ – một loại hình xã hội xoay quanh một cá nhân hay một dòng họ.

Vì con người có sẵn quyền tự do như vậy, họ có thể lạm dụng quyền đó để gây hại cho người khác. Nếu ai cũng có quyền tự do tuyệt đối thì hậu quả là một xã hội loạn lạc. Nhà nước vì vậy được sinh ra để thiết lập trật tự xã hội thông qua một khế ước xã hội (social contract), hoặc ít nhất là các triết gia Khai Sáng đã nghĩ như vậy và đặt nền tảng cho nhà nước hiện đại. [3] Cái nhà nước đó sẽ ban hành ra pháp luật để hạn chế bớt quyền tự do của mỗi cá nhân, đặt ra những điều cấm, biến tự do thành những quyền tương đối.

Chẳng hạn, anh/ chị có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền đó sẽ bị giới hạn trong các trường hợp vu khống, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, kích động bạo lực tức thì, v.v.

Hoặc, anh/ chị có quyền biểu tình, nhưng phải thông báo/ đăng ký với chính quyền và chỉ được biểu tình ở ngoài những khu vực cấm.

Hoặc, anh/ chị có quyền sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó có thể bị nhà nước trưng dụng cho những mục đích an ninh, quốc phòng khi có lý do hợp lý và có bồi thường thỏa đáng; việc sử dụng tài sản cũng bị giới hạn trong trường hợp gây ảnh hưởng tới môi trường; và, gần gũi nhất, nhà nước có quyền khám xét mảnh đất, ngôi nhà bạn sở hữu khi điều tra tội phạm, v.v.

Nếu bạn vi phạm những điều cấm hoặc không tuân thủ những giới hạn trên, bạn có thể phải chịu chế tài (và chế tài này cũng không nhất thiết phải là tù tội trong luật hình sự).

Mọi giới hạn và can thiệp của nhà nước, về nguyên tắc, phải thỏa mãn tiêu chí cần thiết, tức là có thể biện minh được bằng những lý do hợp lý. [4] Chẳng hạn, nhà nước có quyền triệu tập nhân chứng để phục vụ việc xét xử tại một phiên tòa hình sự.

Đó là cách tiếp cận của những người theo trường phái nhà nước tối thiểu (minimal state). Dần dần, người ta xây dựng những mô hình nhà nước lớn hơn, có mức độ can thiệp sâu hơn vào xã hội, giới hạn nhiều quyền hơn, đánh thuế cao hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Pháp luật khi đó không còn chỉ là để ngăn chặn và trừng phạt các hành vi gây hại, bảo vệ tự do của người dân, mà còn để phân phối của cải và cung cấp những phúc lợi gia tăng cho người dân. Đó là mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state). [5]

Nhưng dù là nhà nước tối thiểu hay nhà nước phúc lợi, căn bản pháp luật vẫn dựa trên nguyên lý đã nêu ở đầu bài: mọi người đều nghiễm nhiên có quyền tự do, luật được đặt ra để giới hạn các quyền tự do đó, ngăn chặn hoặc trừng phạt những hành vi xâm hại đến lợi ích của người khác hoặc của xã hội.

Và đó chính là nội dung của… Điều 331.

Ta hãy đọc lại điều luật đó: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị…”.

Nói cách khác, Điều 331 này cõng trên lưng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của cả một hệ thống pháp luật. Bản thân nó không giải quyết một vấn đề xã hội nào cụ thể cả, mà nó chính là triết lý chung đằng sau tất cả những đạo luật. Nó là tuyên ngôn chung của mọi hoạt động lập pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý của xã hội, chứ nó không phải là một điều luật như điều khoản về tội giết người, tội cướp tài sản, hay tội gây rối trật tự công cộng.

Đó cũng chính là lý do mà nhiều người đã nhận xét rằng điều luật này mơ hồ, không rõ ràng. Làm sao rõ ràng được khi nó không giải quyết một vấn đề cụ thể mà chỉ có ý nghĩa tuyên ngôn về triết lý lập pháp?

Đến đây, ta sẽ thấy vì Điều 331 không giải quyết một vấn đề cụ thể nào nên nó không có lý do để được sinh ra. Nó hoàn toàn thừa thãi.

Vậy thì tại sao nó vẫn được sinh ra?

Tôi xin đề xuất hai điều để lý giải chuyện này.

Một, chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản cần một công cụ hình sự để bảo vệ quyền lực của chính nó khỏi những mối đe dọa từ xã hội, chẳng hạn như những lời chỉ trích, những cuộc biểu tình, những hội đoàn độc lập. Chính vì thế, họ đặt ra những tội an ninh quốc gia như tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Nhưng những điều luật an ninh quốc gia này nặng tính chính trị, thường bị quy cho là tội chính trị, và do đó, những ai bị truy cứu theo những tội danh này cũng được gọi là tội phạm chính trị, và những vụ án đó được gọi là vụ án chính trị. Là một đảng từng tranh đấu để loại bỏ ách nô lệ và những vụ án chính trị như vậy, Đảng Cộng sản không muốn mang tiếng là một kẻ cai trị tương tự như người Pháp. Do đó, họ cần tạo ra một điều luật ít tính chính trị hơn, nằm ngoài nhóm tội an ninh quốc gia. Và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ ra đời, nằm trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – nghe nhạt nhẽo hơn nhiều.

Hai, chính quyền và Đảng Cộng sản cần một điều luật có phạm vi áp dụng đủ rộng để họ muốn diễn giải thế nào cũng được, phù hợp với nhiều mục đích. Vì thế, họ tạo ra một điều luật có phạm vi rộng tới mức không thể rộng hơn, như tôi đã trình bày ở bên trên: nó cõng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của hệ thống pháp luật. Với phạm vi điều luật lớn như vậy, về lý thuyết, họ có thể diễn giải nó thành bất kỳ cái gì và lấn át cả chức năng của các điều luật khác.

Chẳng hạn, muốn trừng phạt một người vì bịa chuyện nói xấu một người khác, họ có thể dùng Điều 331 và như vậy vô hình trung vô hiệu hóa một điều luật sẵn có là tội vu khống.

Hoặc, muốn trừng phạt những người biểu tình bên ngoài các khu vực cho phép, gây tắc nghẽn giao thông, họ cũng có thể dùng Điều 331 và phớt lờ một tội danh sẵn có là tội gây rối trật tự công cộng.

Tuy nhiên, bằng cách gom tất cả những hành vi và khái niệm này với nhau, nhà nước Việt Nam có một tập hợp những vi phạm không lằn ranh, không giới hạn, không cần phân biệt mà cũng không thể giải thích.

“Bịa chuyện nói xấu sai sự thật” hay đơn thuần chỉ là vài ngôn từ thô lỗ vô thưởng vô phạt?

“Gây tắc nghẽn giao thông” hay đơn thuần chỉ là một buổi tuần hành trên vỉa hè gây chướng mắt nhà chức trách?

Tất cả là tùy hứng của cơ quan chức năng. Luật pháp vốn dĩ cần phải định nghĩa rõ ràng những gì công dân không được làm và những gì nhà nước được làm – với triết lý ngầm định là nhằm bảo vệ quyền tự do của người dân và giới hạn quyền lực nhà nước – thì nay biến thành một công cụ vạn năng với khả năng diễn giải vô hạn cho nhà nước.

Và sự thật cho thấy Điều 331 đang đóng vai trò gần như tương tự Điều 117 – tội tuyên truyền chống nhà nước và Điều 156 – tội vu khống. Nó được dùng để truy cứu những ai chỉ trích chính quyền/ quan chức chính quyền/ những ai thân cận với chính quyền.

Như vậy, Điều 331 có thể thừa thãi với công dân, chứ không thừa thãi với quan chức. Đó là khi ta biết quan chức và chính quyền nói chung có địa vị pháp lý cao hơn thường dân. Trong lịch sử, đó chính là triết lý cốt lõi, nền tảng để xây dựng nên các chính quyền quân chủ.

_____

Chú thích:

1. thuvienphapluat.vn. (2017). Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx

2. natural law | Definition, Theory, Ethics, Examples, & Facts | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/natural-law

3. social contract | Definition, Examples, Hobbes, Locke, & Rousseau | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/social-contract

4. 4 Permissible limitations of the ICCPR right to freedom of expression | Australian Human Rights Commission. (2013). Humanrights.gov.au. https://humanrights.gov.au/our-work/4-permissible-limitations-iccpr-right-freedom-expression

5. neoliberalism | Definition, Ideology, & Examples | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/neoliberalism

Khi sự độc ác có màu da

Khải Đơn

1-6-2020

Ôi hóa ra anh chỉ là một thằng da vàng mũi tẹt suốt đời bị tụi da đen bắt nạt ở xứ Mỹ nên đâm ra kỳ thị chủng tộc thế ạ?

Nghị định 72, giếng làng Mông Phụ và tư duy “1.0”

Huy Đức

8-9-2023

Giếng làng Mông Phụ hiện nay, sau khi bị phá hoại bởi một “đoàn làm phim” [hình chụp trưa 18-8-2023].

Rất thất vọng về chất lượng văn bản pháp quy của mấy nhiệm kỳ gần đây nhưng phải đến khi đọc Dự thảo Nghị định 72 về “Quản lý dịch vụ internet & Thông tin trên mạng” mới có cảm giác, “Đất nước” dường như không còn nằm trong thứ tự ưu tiên của các nhà ban hành chính sách.

Vệ quốc, chống Trung Quốc vẫn là đắc tội với… “muôn năm”

RFA

Đồng Phụng Việt

21-2-2023

17 tháng 2 năm nay tiếp tục trôi qua trong lặng lẽ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục câm lặng, không đả động gì đến chuyện này. Vào đúng ngày này năm 1979, Trung Quốc xua đại quân tràn vào các tỉnh cực Bắc Việt Nam, giết sạch, đốt sạch, phá sạch mọi thứ để “dạy cho Việt Nam một bài học” và cũng không có bất kỳ hành động nào để bày tỏ sự tri ân, thương tiếc.

Chúng tôi là công dân Vườn Rau Lộc Hưng

Vườn rau Lộc Hưng

5-1-2023

Chính sách đất đai của nhà cầm quyền cộng sản đã gây nên làn sóng “dân oan” khắp 3 miền đất nước khi nhiều gia đình bị cưỡng chế ra khỏi nhà – đất đang sinh sống, canh tác hợp pháp của mình với giá đền bù rẻ mạt, để nhà cầm quyền giao đất cho các nhà tư bản đỏ, nhóm lợi ích… “đầu tư” gọi là các khu thương mại, nhà cao tầng, phân lô bán nền… Sau đó bán lại với giá gấp hàng trăm, hàng ngàn lần giá đã đền bù. Lợi nhuận từ những phi vụ “giải tỏa” này đã khiến các quan chức và “nhà đầu tư” mờ mắt, bất chấp qui định pháp luật, xem thường quyền lợi người dân.

Cái lò có mắt

FB Nguyễn Anh Tuấn

12-5-2018

Vài tháng trước, báo chí đã viết cả trăm bài chứng minh Vũ Nhôm đáng tội thế nào: Mua hàng chục công sản (nhà/đất) từ chính quyền Đà Nẵng với giá rẻ mạt không thông qua đấu giá rồi sang tay ăn chênh lệch hoặc giữ lại kinh doanh, phân lô bán nền. [1]

Lò xuất hiện ngay, Vũ Nhôm cùng nhiều quan chức Đà Nẵng bị đưa vào lò.

Bộ đội biên phòng, tại sao kỷ luật nhiều thế?

Kim Văn Chính

16-1-2022

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang đặc biệt, chuyên canh gác các tuyến biên giới. Ngày xưa, bộ đội biên phòng thuộc lực lượng công an (gọi là công an vũ trang), sau đó chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành một binh chủng riêng – Bộ Tư lệnh Biên phòng.

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi

Đỗ Duy Ngọc

6-9-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51  phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58 phần 59