Vụ sát hại anh em nhà Ngô

Việt Lê

4-11-2021

Ta đều biết diễn biến vụ đảo chính đầu tháng 11 năm 1963. Nhóm tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim đã lật Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đó cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa kết thúc và tiếp theo là chuỗi ngày hỗn loạn với các cuộc chỉnh lý, đảo chính liên tục ở miền Nam.

Bài viết này chỉ tập trung vào vụ sát hại hai anh em nhà Ngô. Cuốn sách mình xem là khá hay về giai đoạn này là Misalliance (Liên Minh Sai Lầm) của Ed Miller lại không đi vào chi tiết vụ ám sát. Stanley Karnow có kể, nhưng thông tin đã cũ. Mới nhất, George Veith đã tổng hợp khá chi tiết về sự kiện này trong cuốn sách Drawn Swords xuất bản đầu năm nay.

Trước tiên, cần biết rằng cái chết của ông Diệm và ông Nhu là một sự kiện mà những kẻ tham gia đảo chính đều cảm thấy xấu hổ. Vì thế, họ không muốn nhắc tới, và thậm chí đã cam kết với nhau sẽ không tiết lộ danh tính người ra lệnh giết hai ông Diệm, Nhu.

Tuy vậy, như ta đã biết, nhiều người trong cuộc đã dần tiết lộ những điều họ biết. Nhiều ký giả, sử gia cũng đã theo đuổi cố tìm ra sự thật.

1. Ai là người ra lệnh giết?

Hầu hết cho rằng tướng Dương Văn Minh chính là người ra lệnh giết chết hai ông Diệm, Nhu. Nhưng thực tế, có thể đây là một quyết định tập thể.

Sau khi Dinh Gia Long thất thủ vào 6 giờ sáng ngày 2 tháng 11, Bộ Tổng tham mưu (nơi các tướng đảo chính tụ họp) nhận được một cuộc điện thoại. Đó là ông Diệm gọi từ Nhà thờ Cha Tam. Ông Diệm đồng ý đầu hàng và từ chức. Tướng Đôn liên lạc với phía Mỹ để sắp xếp máy bay chở ông Diệm đi lưu vong ngay.

Ngay sau khi nhận cuộc điện thoại, tướng Minh họp các tướng lĩnh trên một ban công của tòa nhà Bộ Tổng tham mưu. Theo Hồi ký Đỗ Mậu, lúc một số người bàn bạc đem xét xử ông Nhu như thế nào, thì một tướng đề nghị giết luôn cả hai. Lou Conein của CIA cũng xác nhận chuyện này. Cần biết, chính Lou Conein đã có mặt ở Bộ Tổng tham mưu lúc đó, nhưng không lên ban công.

Như vậy, quyết định hạ sát hai ông Diệm, Nhu rõ ràng đã được nhóm tướng lĩnh đảo chính bàn bạc. Nếu Dương Văn Minh trực tiếp ra lệnh giết, thì đây nên được hiểu là một quyết định tập thể. Nếu không phải tất cả nhóm tướng tá ở đó thì ít nhất cũng một nhóm nhỏ những tướng chủ chốt đã đồng thuận với nhau.

Tác giả George Veith cho biết, chính Lou Conein cũng đã xác nhận chuyện này (quyết định tập thể) với nhân viên phụ trách chính trị của Đại sứ quán Mỹ lúc đó. Tướng Nguyễn Khánh cũng đã xác nhận với Veith. Nhưng tướng Khánh lúc đó đang ở Vùng II thì cũng xem như được nghe ai nói lại.

Sau khi họp ở ban công, một đoàn xe được lệnh chạy tới Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn để đón hai ông Diệm, Nhu.

2. Cuộc hạ sát diễn ra như thế nào?

Tập hợp từ nhiều nguồn, ta thấy có những sĩ quan sau đây có mặt trong đoàn xe: Chuẩn tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phạm Hòa Hiệp, Đại úy Nguyễn Văn Nhung.

Từ Nhà thờ Cha Tam, hai ông Diệm, Nhu bị các sĩ quan ép vào một thiết vận xa M113 trong đoàn xe. Xe đi tới đường rầy xe lửa (giao với đường Hồng Thập Tự) thì vụ ám sát xảy ra.

Theo tướng Trần Văn Đôn, tướng Mai Hữu Xuân cho biết Nghĩa và Nhung bắn vào xe, giết cả hai ông Diệm và Nhu. Tướng Xuân khi quay về đã nói với tướng Minh “nhiệm vụ hoàn thành”.

Đại tá Phạm Ngọc Thảo, lúc đó có tham gia cuộc đảo chính, cho một nhân viên Đại sứ quán Mỹ biết là Thiếu tá Nghĩa đã bắn chết cả hai trong xe bằng một khẩu submachine gun. Nghĩa hành sự theo lệnh Mai Hữu Xuân.

Ngay sau đảo chính, Stanley Karnow phỏng vấn Thiếu tá Nghĩa. Nghĩa cho biết Nhung đâm Nhu bằng dao rồi dùng súng lục bắn vào đầu cả hai ông Diệm và Nhu. Cuộc phỏng vấn cho thấy Nghĩa đã có mặt bên trong xe (ý kiến của Veith).

Bài viết của chính Thiếu tá Nghĩa “Tường thuật về cái chết của Tổng thống Diệm” viết tầm cuối thập niên 1990 có thể tìm thấy trên archive. org. Nghĩa kể chi tiết về diễn biến khi đoàn xe đi từ nhà thờ về đến Bộ Tổng tham mưu. Ngay từ đầu Nghĩa chỉ lo việc bảo an cho đoàn xe và ngồi trên chiếc jeep đi đầu chung với Đại úy Hiệp. Đại úy Nhung đã nhân lúc dừng chờ xe lửa (qua khỏi bệnh viện Từ Dũ) để hạ sát hai ông Diệm, Nhu trong xe M113.

Một cuộc điều tra của đài NBC thực hiện năm 1971 kết luận Nhung là sát thủ duy nhất, và tướng Minh điện đàm cho Đại tá Lắm ở đường rầy xe lửa ra lệnh hạ sát. Tất nhiên ông Lắm không nhận.

Thông tin mới nhất do tác giả Veith cung cấp cho biết cả hai sĩ quan Nghĩa và Nhung đều được giao việc hạ sát (trái với lời kể của Nghĩa – hoàn toàn vô can). Ông Veith đã phỏng vấn một sĩ quan đang là tùy viên của tướng Lê Văn Kim lúc đảo chính. Sĩ quan này cho biết ông đã nói chuyện với cả Nghĩa và Nhung sau sự kiện. Đại úy Nhung cho biết Đai tá Lắm ra lệnh Nghĩa và Nhung sắp xếp hai vị Diệm, Nhu ngồi hai xe thiết vận xa khác nhau. Theo đó, Nhung sẽ giết Diệm, còn Nghĩa giết Nhu. Nhưng ông Nhu từ chối ngồi riêng và đi chung với ông Diệm. Theo vị sĩ quan tùy viên này, Nghĩa không muốn giết Nhu, nên lên ngồi trên xe jeep phía trước, để một mình Nhung hành sự. Vị sĩ quan tùy viên này chính là cố tướng Lê Minh Đảo.

Ngoài những nguồn thông tin trên, tướng Nguyễn Chánh Thi cũng đã tường thuật khá chi tiết vụ sát hại. Nên biết tướng Thi là người lãnh đạo đảo chính năm 1960 và thất bại, nên lúc đó không có mặt ở đó. Sau này, khi vụ “chỉnh lý” của tướng Khánh và tướng Khiêm diễn ra, Nguyễn Chánh Thi đọc được tờ khai tội của Đại úy Nguyễn Văn Nhung khi bị bắt trong trại Nhảy dù. Từ đó, ông Thi mới viết chi tiết về vụ sát hại trong hồi ký của mình. Nhưng cần biết rằng Đại úy Nhung sau khi “khai tội” thì đã bỏ mạng, vì bị tra tấn đến chết (nhưng được công bố là tự tử bằng dây giày). Như vậy, độ xác thực của tờ khai này tới đâu, có lẽ không cần bàn nhiều.

Vụ sát hại hai vị Diệm và Nhu rõ ràng đã gây chia rẽ nghiêm trọng nhóm tướng lĩnh đảo chính. Nhóm tướng trẻ hơn như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu, v..v.. cho thấy sự bất mãn rõ rệt với nhóm tướng già như Minh, Đôn, Kim. Vì những tướng trẻ này không muốn Tổng thống Diệm bị giết. Sau đó, cuộc chỉnh lý của tướng Khánh, tướng Khiêm diễn ra, truất phế Hội đồng quân nhân cách mạng của tướng Minh, bắt đầu cho thời kỳ xáo trộn.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. Việt sử + Mỹ sử Giao thoa Định mệnh trùng hợp vào Tháng 11 Năm 1963 Đau thương
    ********************************************

    Cùng Bào đệ vừa bị giết vị Thuyền trưởng
    Máu Anh em lai láng nhuộm phạm trường
    Đầu tháng Mười một buồn để tang Việt sử
    Năm tháng Huy hoàng từ ấy Đau thương
    Cờ Vàng Hoàng kỳ ngậm ngùi phất phới
    Miền Nam vào khúc quanh nhiễu nhương
    Việt Nam Cộng Hòa rơi tự do khủng hoảng
    Nội chiến Quốc-cộng đẫm máu chiến trường
    Giữa Mùa Chiến tranh Lạnh chém đôi Thế giới
    Thế giới Tự do – Khối cộng sản : Hai đường !

    Thuyền trưởng bị giết cùng hai Bào đệ
    Máu Anh em lai láng nhuốm Quê Hương
    Đầu tháng Mười một buồn tóc tang Việt sử
    Năm tháng Huy hoàng từ ấy Nhiễu thương
    Cờ Vàng Hoàng kỳ ngậm ngùi phất phới
    Miền Nam vào khúc quanh Đau nhương
    Ai ngờ Mỹ sử biến cố lập lại tương tự
    Tổng thống trẻ Tài hoa gục trong tay Nường
    Khối óc vỡ toang : Buồn Trăm triệu Trái tim Mỹ
    Quốc táng Ngựa độc hành nước kiệu tang thương
    Đệ nhất Phu nhân bỗng chốc thánh Góa phụ
    Rồi Bào đệ hùng biện cũng gục ngã phạm trường
    Việt-Mỹ sử Giao thoa Định mệnh vào Tháng 11
    Tháp Bút Hồ Gươm + Tháp Bút Hoa Thịnh Đốn tỏ tường
    Giấc mơ Bùi Viện vượt biển vượt biên còn Dang dở
    Giấc mộng Tây du Phan Châu Trinh vẫn Miên trường
    Thế hệ trực diện chứng nhân đang xa Trời gần Đất !
    Ám ảnh Cộng đồng gốc Việt : giữa Bờ hai Quê Hương
    Đôi Sử mệnh song hành song song giao nhau Vô cực
    Nay lại đến hẹn lại lên Đôi bờ Đông-Tây Thái Bình Dương
    Chiến tranh núp bóng Trổi dậy Hoà bình ngụy trang giả tạo
    Vừa làm xổng chuồng siêu vi kẻ thù truyền kiếp Bắc phương !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Nói thiệt các bạn chớ đám tướng lĩnh, lãnh đạo của VNCH cũng chẳng khác gì bọn chóp bu Hà Lụi bây giờ. Chẳng đứa nào vì quốc gia dân tộc cả. Toàn bọn thích ĐỚP HÍT

  3. Phải nói thẳng là CIA đã đóng vai trỏ quan trọng và cần thiết trong giai đoạn đầu
    dựng lên chế độ Cộng Hoà để “đối trọng” với miền Bắc CS. tức là mặt trận thầm
    lặng thuộc tình bào -gián điệp do Lansdale chỉ huy.
    Tất nhiên,vai trò không thể không có này nhằm tìm ra một “ê kíp” có khả năng
    nhất cho thời kỳ ban đầu như lúc cố TT. Diệm mới về chưa có quân đội và cảnh
    sát riêng. Thế nhưng, Mỹ đã phạm sai lầm rất lớn khi xử dụng điệp viên để lật đổ
    một chính quyền hợp hiến và hợp pháp. Chính điều này mà người dân miền Nam
    mới dễ bị CS.tuyên truyền là Mỹ thay Pháp xâm lược VN.
    Lợi qúa ít mà hại qúa nhiều. Phải nói là tuyên truyền của CS.nhờ sai lầm của Mỹ
    mà có tác dụng hữu hiệu như “món qùa trên trời rơi xuống”. VNCH.ttua là phải !

  4. Trước khi cuộc đảo chánh xảy ra ít ngày, Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge đã gọi điện thoại cho ông Diệm, yêu cầu ông Diệm từ chức và nói rằng máy bay đang sẵn sàng đưa ông Diệm ra nước ngoài. Ông Diệm dứt khoát từ chối lời yêu cầu đó. Sau khi ông Diệm bị bắt, tướng Dương Văn Minh liên lạc với Henry Cabot Lodge để bàn giao ông Diệm cho Mỹ, thế nhưng Henry Cabot Lodge từ chối không nhận. Chắc hẳn rằng chính Henry Cabot Lodge là người đã yêu cầu ông Minh thủ tiêu hai anh em ông Diệm theo lệnh của John F. Kennedy.

    Nếu như ông Diệm đồng ý từ chức trước đó thì có thể nói mọi chuyện đều yên ổn vì coi như ông Diệm chấp nhận về sống cuộc đời ẩn dật. Thế nhưng nếu Mỹ đưa ông Diệm ra nước ngoài sau khi ông ta bị bắt thì Mỹ sẽ gặp nhiều rắc rối vì ông Diệm sẽ được Tòa thánh Vatican bảo vệ và sẽ tiết lộ nhiều điều Mỹ không muốn cho thế giới biết. Xin đừng quên chính Tòa thánh Vatican đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ông Diệm được gặp Tổng thống Eisenhower và mở đường cho ông Diệm về nước. Đối với Tòa thánh Vatican, vai trò của ông Diệm ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là một vị Tổng thống mà còn là người đại diện cho Tòa thánh. Quyết định giết ông Diệm của John F. Kennedy là một quyết định táo bạo vì nó dám động chạm đến Tòa thánh chứ không phải đơn thuần chỉ là triệt hạ một người Việt Nam. Cá nhân tôi tin rằng hành động của John F. Kennedy đã dẫn đến cái chết của ông ta hai tuần sau đó.

    • JFK chẳng liên quan gì đến cái chết của anh em nhà họ Ngô và giới chức cao cấp Hoa Kỳ chẳng dại làm chuyện đó, chỉ có đám tướng lãnh đáng nguyền rủa mà đứng đấu là thằng pig Minh đã ra lệnh giết hai anh em ông ấy.

    • Đến bây giờ mất nước phải lưu vong tỵ nạn mà đầu óc còn đố kỵ và phân biệt
      tôn giáo thế này thì cố TT.Diệm làm sao sống nổi ở thời điểm đó ?
      Đúng là TT.Diệm vẫn còn là “nạn nhân” của 2 thế lực cực đoan vọng ngoại (Mỹ
      và CS). Tại sao vẫn ngoan cố, chưa học thuộc bài “chia rẽ là chết” ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây