Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Nghĩ vụn về con “i xê”

Lê Huyền Ái Mỹ

8-7-2023

Việc bắt bớ quan chức nói chung, phẩm trật cỡ ban sở cho đến nay, với nhân dân hình như đã không còn mấy “sức hút”. Nhiều quá hình như đâm ra “nhờn”, đô đã cao nên cần “trình” cũng phải bự, phải lớn.

Bắt Tất Thành Cang: Thủ Thiêm mù mịt

Nguyễn Thùy Dương

17-12-2020

Việc khởi tố, bắt tạm giam Tất Thành Cang chiều hôm qua (16/12/2020) sẽ khiến con đường đi tìm công lý, quyền lợi của dân Thủ Thiêm gần như mịt mù, bít lối.

Chỉ có người trong cuộc mới biết rõ người trong… kẹt!

Mai Bá Kiếm

21-6-2019

Tổng hợp các đơn tố cáo tiêu cực ở Trường ĐH Luật TPHCM gửi đến, tôi xin phác họa chân dung người kế vị Mai Hồng Quỳ, đúng sai Thanh tra Bộ GD&ĐT phải có trách nhiệm làm rõ:

Khác biệt giữa chính với phụ trong giáo dục và hơn thế nữa

Blog VOA

Trân Văn

24-8-2023

Vì sao lại thế? Đối tượng chính trong ngày khai giảng niên khóa mới chỉ là một ví dụ. Giáo dục bỏ chính chọn phụ, không vì đối tượng cần được giáo dục mà chỉ vì tập thể các đối tượng giành giữ quyền giáo dục những cá nhân khác.

Realtime PCR, đại hội đảng và đừng mơ bình minh!

Blog VOA

Trân Văn

27-4-2020

Đặt scandal Realtime PCR bên cạnh Đại hội Đại biểu đảng toàn quốc lần thứ 13 sẽ diễn ra vào tháng giêng năm tới và vận mệnh của xứ sở, tương lai của dân tộc liệu có khập khiễng? Những dữ kiện được liệt kê bên dưới có thể hỗ trợ trong việc tìm câu trả lời…

Chiến tranh nguồn nước với Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

4-9-2020

“Chiến tranh nguồn nước” là tựa một bài viết của tác giả Diệu Bảo đăng trên báo Pháp luật Việt Nam. Có hơn 2.000 điểm trên thế giới có khả năng xảy ra chiến tranh giành nguồn nước, và trên thực tế đã xảy ra thật như Israel và Palestine, được tác giả khắc hoạ tổng thể tương đối đầy đủ.*

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và con đường nào cho Việt Nam?

Dương Quốc Chính

24-10-2019

Ở stt trước, mình chủ yếu viết về một góc tối của thế chế, là mối liên hệ cộng sinh giữa tham nhũng và trốn thuế, do quy mô của 1 stt. Điều đó khiến cho 1 số bạn, có thể chưa theo dõi mình lâu, sẽ không thấy được góc nhìn đầy đủ về chế độ CS mang màu sắc TQ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà mình gọi là nền kinh tế con la (do lừa giao phối với ngựa đẻ ra).

Sao lại hóa rồng mà không hóa người

Nguyễn Ngọc Chu

12-5-2019

Vẽ ma dễ hơn vẽ người. Nói về năm 2045 dễ hơn nói về năm 2020. Hãy nói về năm nay và năm sau. Kẻ bá vương biết giữ ý định trong đầu.

Dẫu có trăm phương ngàn kế mà không cải cách thể chế thì không thể hùng mạnh.

Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Nghiên cứu Quốc tế

Lê Hồng Hiệp

28-7-2021

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hiền tài

Huỳnh Ngọc Chênh

18-5-2019

Các sếp lãnh đạo luôn nói về chọn người tài giỏi, nói luôn miệng từ thời ông Hồ đến tận bây giờ và sẽ còn tiếp tục nói mãi một khi chế độ nầy vẫn còn tồn tại.

Ông tổng Trọng luôn nói phải chọn người tài đức đưa vào Trung ương và ra hẳn một nghị quyết đảng về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Mới đây ông thủ tướng Phúc nói phải tìm người tài giỏi để đất nước hóa rồng. Và mới đây nhất ông cán bộ hưu trí Tư Sang đăng đàn bàn chuyện tuyển chọn hiền tài.
Kiểu nói và cách làm của mấy ông cứ phảng phất mùi phong kiến cổ xưa thế nào ấy và có thể gói gọn lại như sau: Ta là vua, là minh chủ đang kén chọn hiền tài ra giúp nước.

Các ông cứ tự cho mình là người tài đức nhất, sáng suốt nhất, thẩm quyền cao nhất trong việc đứng ra kén chọn hiền tài cho đất nước (và quan trọng là để kế vị các ông), theo những tiêu chuẩn rất chủ quan, cảm tính và lẩn thẩn nữa, như: người vào trung ương phải là người không có động cơ quyền lực…

Cách tuyển chọn đó theo kiểu Nguyễn Văn Linh chọn ra Đỗ Mười, rồi Mười chọn ra Lê Khả Phiêu, rồi Nông Đức Mạnh, rồi Mạnh chọn ra Nguyễn Phú Trọng…

Trả lời kiểu tư duy chọn hiền tài của ông tư Sang, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã viết, hơi nặng lời, nhưng rất xác đáng: “Ông Sang ơi, bây giờ không chọn theo cách đó nữa, bây giờ quan trọng là thể chế, thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng, những cuộc bầu cử tự do, công bằng, tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật mới quan trọng chứ cái cơ chế hũ nút của các ông thì chẳng bao giờ chọn được hiền tài đâu, mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”.

Tui tâm đắc nhất câu cuối của dịch giả Phạm Nguyên Trường: “mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”

Trong hàng trăm chủ tịch tập đoàn, tổng giám đốc, nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, nguyên bí thư và chủ tịch tỉnh bị tù, bị kỷ luật trong thời gian gần đây liệu không có những người đã từng là tài giỏi hay sao? Chắc chắn có, có những người học hành thật sự, tài thật sự, nhưng khi đưa vào bộ máy với thể chế lạc hậu nầy, họ dần bị xay mòn ngay, biến chất ngay.

Ví dụ ở Đà Nẵng, tui biết có ông Trần Văn Minh, nguyên chủ tịch thành phố, nguyên phó ban tổ chức trung ương, đã bị bắt năm ngoái, là người thực học và có tài (ít ra là so với các quan chức học bổ túc và bằng cấp giả). Ông là kỹ sư khóa 73-78 đại học Bách Khoa, tốt nghiệp thuộc loại giỏi, ra trường về Đà Nẵng năm 78, dù từng là sinh viên dưới chế độ cũ, nhưng được chọn ngay vào bộ máy nhà nước. Đến thời Nguyễn Bá Thanh, ông được nhìn ra và được cất nhắc dần lên đến chức chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Rồi bây giờ ông bị đi tù. Nhiều quan chức Đà Nẵng bị bắt vừa rồi với ông Minh cũng không ít từng là người tài (dĩ nhiên là tương đối so với nhiều quan chức khác).

Ngồi điểm lại hàng trăm cán bộ, quan chức bị bắt vừa rồi trong cả nước, chắc chắn sẽ thấy có rất nhiều người như trường hợp Trần Văn Minh.
Khi ra sức chống tham nhũng thì liệu các ông có nhận thấy và đặt ra câu hỏi: Tại sao tham nhũng sinh ra tràn lan và chống hoài không hết?

Trước đây, tui có viết bài, “Cần minh chế chứ không cần minh chủ”, đã nói kỹ về chuyện thể chế.

Với thể chế này, với tư duy lạc hậu phong kiến của mấy ông thì không thể nào tìm ra người tài, mà có tìm ra thì họ cũng bị nghiền nát hết, hoặc nếu họ giỏi luồn lách và không bị lộ, rồi cũng sẽ thành như mấy ông, chẳng hơn gì.

Bất hạnh cho dân tộc.

Nghiện Đảng (Phần 1)

Tạ Duy Anh

20-5-2021

(Nhân ngày giỗ bố, cũng là nguyên mẫu nhiều nhân vật của tôi. Nhân tiểu thuyết “Sur le dos du buffle” tái bản và lấy lại tên gốc Lão Khổ. Bài dài nên tôi sẽ chia làm hai kỳ)

Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản bảo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân!” Có lẽ lúc ấy ông chưa hình dung ra rằng thứ học thuyết của ông mới thực sự gây nghiện cho một bộ phận nhân dân, khiến họ u mê, rồ dại còn hơn cả bị nghiện thuốc phiện.

Chẳng hạn như trường hợp bố tôi.

Ông chỉ nghiện thứ duy nhất, ấy là chủ nghĩa cộng sản, được ông đồng nghĩa với “đảng”. Vì thế, việc ông bị “khai trừ” khỏi đảng vào năm mới ngoài 40 tuổi, khiến ông luôn lên cơn “vật”, như người bị “vật thuốc!”

Đến mức đã vài lần bố nuôi ý định tự tử.

Cuối cùng ông chọn giải pháp cặm cụi viết những lá đơn “đòi đảng tịch”. Ông thức thâu đêm để viết, vẻ mặt đăm chiêu, sâu sắc, đầy tính chiến đấu của một đảng viên dù sa cơ lỡ vận, dù bị hàm oan, dù phải một mình đơn độc trong lòng địch (với bố tôi thì những cán bộ huyện, xã, thôn tham gia hất cẳng ông đích thị là địch) vẫn một lòng trung kiên, tin tuyệt đối vào sự sáng suốt của đảng! Mỗi lần ông ngồi xuống viết, tôi lại thấy vẻ mặt ông ánh lên niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng nay mai. Vì thế cứ được một tệp là ông lại bó cẩn thận, nhét sâu vào trong người, thắt dải rút thật chặt rồi lặn lội cùng chiếc xe đạp đi đâu đó.

Thường thì sáng sớm bố đi, khi chúng tôi chưa dậy, chiều tối mới về, kèm theo mấy chiếc bánh mỳ cho chúng tôi, hoặc ít cơm cháy khô cho lợn mà ông tiện đường mua mang về. Cũng có khi bố vắng nhà hai ba ngày. Chiếc xe đạp Thống Nhất bố mua theo tiêu chuẩn cán bộ xã, đã cùng ông mơ giấc mơ đại đồng không biết bao nhiêu lần trên khắp nẻo đường xã Hoàng Diệu, thì giờ đây lại theo ông cọc cạch đi đòi đảng tịch. Nhưng tôi chỉ biết đến thế. Còn ở trên tỉnh, trên trung ương bố gặp những ai, kêu ca gì với họ, họ nói gì với ông… thì tôi được biết rất ít.

Sau mỗi lần cặm cụi viết đơn, ông phờ phạc hẳn đi, mặt mũi phủ đầy bóng tối uất hận. Nhưng lần nào từ trên tỉnh, trên trung ương trở về mắt ông lại sáng lên một niềm hoan hỷ.

Cũng từ khi “mất đảng”, ông bắt đầu mắc căn bệnh nói một mình, đương nhiên là nói thầm. Miệng ông mấp máy không thành tiếng nhưng cơ mặt thì biểu lộ đầy đủ xúc cảm của ông, nghĩa là có ái, ố, hỷ, nộ… theo từng vấn đề mà ông đang diễn thuyết thầm. Có lần tôi thấy rõ miệng ông mím lại, y như lúc ông phát biểu trong một hội nghị và đang chì chiết cấp dưới. Chỉ có điều tôi phải nhắc lại là ông nói thầm và nói một mình. Tôi đã cố công giải mã xem bố đang nói gì và ông tưởng tượng trước mặt ông là ai, nhưng đó là điều vô cùng khó. Bởi vì ông sẽ dừng lại ngay nếu cảm thấy có người để ý.

Nhưng rồi một lần tôi cũng đã toại nguyện. Lần ấy quá say sưa nên ông quên mất là tôi đang ngồi ngay phía sau cửa để học bài. Tiếng thì thào phát ra từ miệng bố vọng vào tai tôi rất rõ. Và hoá ra đó là một bài phát biểu của ông, với giả định là ông đang trong buổi họp chi bộ. (Khi còn là đảng viên, chi bộ nơi bố tôi sinh hoạt, thường họp tại nhà tôi. Có hôm họ chỉ xoay quanh vấn đề xử lý một con trâu chết rét như thế nào. Sau mỗi lần như vậy tôi đều phải lau những bãi nước điếu khai kinh khủng bị xỉ ra vô tội vạ. Thậm chí có lần tôi còn được ngồi chầu rìa nghe mọi người kể chuyện tiếu lâm liên quan đến quan hệ vợ chồng). Bài phát biểu thì thào nhưng rất gay gắt ấy như sau:

– “Đồng chí Văn nói thế mà nghe được à? Bản thân đồng chí đã gương mẫu chưa? Đồng chí quên rằng chúng ta chỉ là công cụ của đảng, giống như cái cuốc cái mai, đảng sử dụng vào việc gì là quyền của đảng. Ngay cả nguyên tắc Mác-xít số một ấy đồng chí cũng còn không nhớ. Làm người cộng sản đồng chí phải thuộc lòng lời sau đây: “Tiên thiên hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc”. Hôm nay đồng chí tự ý như vậy, ngày mai đồng chí có thể xét lại các nguyên tắc…”

“Đồng chí Văn” mà bố nhắc tới là người mà tôi phải gọi bằng chú họ. Chú hiền lành, nghèo khổ, quanh năm mắt kèm nhèm với hai cục nhử vĩnh cửu bằng hạt đỗ đùn ra từ hai bên mắt đầy lông quặm và ai bảo thế nào chú cũng gật. Tôi nhớ có lần chú mặc quần đùi đến họp chi bộ, phô ra bộ gọng xương xẩu và tôi nhìn rõ cả “của quý” của chú chỉ bé bằng ngón tay. Chính bố tôi giới thiệu chú vào đảng. Vì thế mặc nhiên chú là người thuộc phe bố. Trước kia, ngày nào chú Văn cũng ghé qua nhà tôi để hút thuốc lào, nhưng việc chính là báo cáo bố tình hình thôn xóm.

Nhưng từ khi bố mất chức, rồi lại bị khai trừ đảng thì không chỉ chú Văn mà hầu hết những cấp dưới một thời của bố tôi đều tránh gặp ông. Có lẽ họ ngại phải ngồi nghe ông mắng mỏ những kẻ đã hạ bệ ông, trong đó có nhiều người vừa được cất nhắc làm lãnh đạo. Điều đó khiến bố tôi thấy chua chát. Nhưng chua chát hơn là ông vĩnh viễn bị gạt ra ngoài những vấn đề trước đây ông luôn được hỏi ý kiến.

Thời gian đầu, ông khắc phục điều đó bằng việc gọi chú Văn đến bắt tường thuật lại. Ông gọi chú Văn đến không phải với tư cách cấp trên, mà với tư cách một ông anh họ, lại là người có công dìu dắt, nâng đỡ chú. Ông chăm chú nghe rồi cho ý kiến chỉ đạo để chú Văn theo đó mà đưa ra chi bộ. Nhờ thế mà tuy ngồi trong xó nhà nhưng ông vẫn không bỏ qua bất cứ nội dung nào chi bộ đem ra bàn. Tức là ông vẫn hiện diện ở các cuộc họp chi bộ thông qua chú Văn.

Cơn thèm họp chi bộ, thèm được đấu đá, thèm được thể hiện tư cách đảng viên của bố chưa khi nào hạ hỏa. Nhiều lần bố tôi nói sa sả còn chú Văn thì cúi đầu ngồi nghe, hai tay không ngớt vò lên mái tóc cứng như nan chổi xể. Nhưng dần dần không phải lúc nào bố tôi cho gọi chú Văn cũng vội vã đến ngay như trước đây. Chú bắt đầu bỏ ngoài tai những lời trách cứ, móc máy, dọa nạt của bố tôi. Thỉnh thoảng tiện thể chú mới ghé qua và cũng chỉ chốc lát lại cáo lý do đứng dậy.

Sau những buổi sinh hoạt chi bộ tưởng tượng, ông lại càng có động lực để cặm cụi viết đơn, cặm cụi sửa chữa chiếc xe ngày càng xuống cấp để tiếp tục lên tỉnh, lên trung ương đòi đảng tịch! Ông coi là đó là việc quan trọng nhất phải làm trước khi chết. Vì nó có liên quan đến tương lai của chúng tôi.

Nhưng trước khi quyết giành lại cho chúng tôi thứ “tài sản tinh thần” đó, ông biến chúng tôi trở thành những người khốn khổ nhất trên trần gian. Ngày đó chưa có các phương tiện nhân bản như bây giờ, cho nên muốn có nhiều lá đơn giống nhau để gửi đến nhiều nơi, thì chỉ có cách duy nhất là chép tay. Bất cứ đứa nào, hễ chỉ cần biết viết là bố tôi bắt chép đơn. Đang học giữa mùa thi cũng phải bỏ đấy. Việc chép đơn cần kíp hơn. Có bận gần hết anh chị em tôi cùng nằm bò ra đất viết đơn đòi đảng tịch cho bố. Thậm chí ông còn huy động cả mấy đứa cháu, thứ bảy chủ nhật vào nhà tôi chép đơn kiện cho ông từ sáng đến tối. Những hôm đó nhà tôi như có việc đám. Mẹ tôi nhễ nhại mồ hôi, tất tưởi lo thịt gà, đồ xôi, nấu miến để mời những người chép đơn giúp. Đương nhiên là chúng tôi cũng được đánh ké.

Khó mà tìm được ai kiên nhẫn hơn bố tôi trong chuyện kiện tụng và tin vào cấp trên. Có lần tôi được bố “thưởng” cho chuyến đi chơi Hà Nội để “mở mang đầu óc”. Ông đưa tôi vào nhà bảo tàng quân đội, vào công viên Bách Thảo, đến những nơi thời trẻ ông từng sống hoặc qua lại khi làm thằng ở cho nhà phán Thịnh. Sau đó bố con tôi đi ăn phở và đó là lần đầu tiên tôi biết món phở.

Nhưng hoá ra phần lớn thời gian chuyến đi là để ông tìm đến những cơ quan mà ông gửi đơn.

Tại đó ông gặp một vài cán bộ đảng, những người trông rất lạnh lùng và khắc nghiệt. Tôi không bao giờ hiểu hết nội dung của những cuộc trao đổi ấy. Bố tôi đầy vẻ oan khuất nói lại những điều mà ông đã nói hàng ngàn lần, rằng ông không thể thiếu đảng, ông yêu đảng, cả đời ông hy sinh cho đảng. Nếu bảo ông giết chết vợ con vì đảng thì ông cũng không ngần ngại, vậy mà đảng lại nghi ngờ ông. Ông không làm gì sai mà sao tước mất danh hiệu đảng viên của ông, khiến ông sống không bằng chết. Người nghe gật đầu liên tục như đã thấu hiểu. Rồi thể nào bố cũng nhận được hàng lô những lời hứa. Ông đem chúng về nhà với một niềm tin là toàn đảng toàn dân toàn quân đang cùng châu đầu lại xem xét những lời kêu oan của ông!

Một câu hỏi mà ông hay hỏi nhất khi gặp cán bộ của đảng, nguyên văn như sau: “Thế chả nhẽ đảng để cho tôi cứ oan khuất thế này hay sao? Đảng ở đâu mà lời tôi kêu mãi không thấu”? Phần lớn người bị chất vấn chỉ cười, bày tỏ nỗi cảm thông hoặc kèm theo vài lời an ủi. Nhưng rồi trong một lần như vậy, ông cán bộ bị bố tôi chất vấn chắc là nhịn không đừng, vỗ vai bảo bố tôi: “Đảng ở ngay bên cạnh ông chứ ở đâu mà phải tìm cho mệt!” Bố tôi tỏ ra không hiểu, ông kia bèn cười thông cảm: “Thế ông nghĩ đảng là ai, ở trên trời chắc! Đảng là mấy ông cán bộ đang thi hành kỷ luật ông đấy thôi. Là mấy thằng mà ông vẫn gọi là “chó săn” ấy, đảng đấy chứ đâu”.

Tôi thấy mặt bố bạc phếch đi. Sao có thể như thế được? Với ông, đảng là một cõi rộng lớn, một đấng vô hình nào đó thiêng liêng đến mức không thể đụng chạm, sờ mó. Ngay cả nhắc đến cũng phải rất cẩn thận kẻo vô ý sàm sỡ. Vậy mà nay ông cán bộ kia lại bảo mấy kẻ phàm phu tục tử, vừa dốt vừa đểu, thối gan thối ruột vì thâm thù cá nhân, những kẻ ăn bẩn nói hỗn… là đảng, thì làm sao ông chịu nổi. Ông lắc đầu một cách ngoan cố với nụ cười chua chát không công nhận.

Ông cán bộ kia cũng chỉ còn biết cười nhạt, thương hại cho kẻ có phần giống một gã dở người. Không một ông cán bộ nào mà bố gặp hôm đó tỏ ra thân thiện quý mến bố con tôi, nếu không muốn nói là ngược lại. Nơi họ làm việc có vẻ gì đó bí hiểm, lạnh lẽo, gợi đến lò mổ, phòng thí nghiệm, nhà xác… khiến cả khi đã ngồi ôm chặt bố từ phía sau, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác rợn tóc gáy của kẻ bị săn đuổi.

Cái không khí âm u, đáng sợ ấy sẽ còn tái hiện lại trong nhiều tác phẩm của tôi sau này.

Ngôi nhà, vốn cải tạo lại từ cái chuồng trâu cụ nội tôi để lại, là nơi sinh sống của chúng tôi đến tận năm 1995. Nó từng bị đồn thổi là “biệt thự” đến mức ông bí thư tỉnh ủy Hà Tây Nguyễn Xuân Trường phải về tận nơi để kiểm tra. Ảnh: FB tác giả

(Còn nữa)

Nền dân chủ Cambodia hấp hối và ‘bong bóng’ xã hội dân sự

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

3-8-2018

Ảnh: The ASEAN Post

Nhiều người cho rằng, Cambodia đã đi trước Việt Nam một bậc về mặt dân chủ, rằng xã hội dân sự đã nở hoa, rằng quốc gia này sẽ là người tiên phong của vùng Đông Dương về tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế – kinh trị.

Vài năm sau, chúng ta bắt đầu khóc than về một nền dân chủ kiệt sức và hấp hối. Điều gì đã xảy ra?

Mắc dịch là tại thiên tai, dập dịch là bởi thiên tài đảng ta

Dương Quốc Chính

1-3-2020

Stt trước mình lập ra để lắng nghe tiếng nói của anh em tin Chính phủ không giấu dịch. Mình đã đưa ra trước 3 luận điểm mà anh em thường đưa ra để biện hộ cho Chính phủ (gọi tắt để chỉ toàn bộ hệ thống chính trị đang được huy động để dập dịch).

Bộ Y tế làm “trình dược viên” cho các hãng dược

Mai Bá Kiếm

8-3-2022

Ngày 7/3/2022, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế đăng bài “Bộ Y tế đề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19” là một bài “quảng cáo trá hình” cho 3 công ty dược được Cục Quản lý Dược cấp “giấy phép lưu hành có điều kiện” cho thuốc Molnupiravir.

Lạ gì mà lạ!

FB Mạnh Kim

20-12-2018

Việc Trung Quốc rải mìn và cài ngư lôi khắp biển Đông đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong ấn bản Naval War College Review (Spring 2012, Vol. 65, No. 2), chuyên gia quân sự Mỹ Scott C. Truver đã cảnh báo điều này.

Kết quả vụ Hồ Duy Hải, thấy gì ở hai chữ: Công lý!

Lê Ngọc Luân

8-5-2020

17/17 vị Thẩm phán Tối cao đã ra phán quyết không huỷ án điều tra và khẳng định “có vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”. Nghĩa là 17 vị Thẩm phán khẳng định Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết hai cô gái. Nhìn từ góc độ pháp lý và đạo lý của phán quyết này, chúng ta thấy gì, cá nhân tôi thấy kinh khủng bởi các lý do sau:

Mấy hiểu sai liên quan Luật An Ninh Mạng (ANM)

FB Trần Vũ Hải

16-6-2018

Ảnh: internet

1/ Việt nam có nhiều luật, nhưng không có hiệu lực thực tế, ví dụ như Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật ANM sẽ rơi vào tình trạng tương tự thôi.

Sai. Vì khác nhiều luật khác, Luật ANM quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM (thuộc Bộ Công An), và lực lượng này sẽ được ưu tiên cấp đủ nguồn lực và nhân sự để thực thi Luật ANM, cho dù Ngân sách tốn phí thế nào.

2/ Luật này chỉ tác động, hạn chế, ngăn chặn, xử lý những người có tư tưởng “chống nhà nươc”.

Cần đánh bật tư tưởng cần có học sinh giỏi, người giỏi là giáo dục ở hạng cao

Chu Mộng Long

20-5-2021

Thường các quan chức Việt Nam có cách nguỵ biện, rằng giáo dục Việt Nam có học sinh giỏi, người giỏi là được xếp ở hạng cao so với thế giới. Thậm chí có người còn đem Ngô Bảo Châu ra khoe như một niềm tự hào chính đáng.

Cháy rừng California và biến đổi khí hậu

BBC

Thắng Đỗ

21-11-2018

Các nhà khoa học từ đại học UC Irvine, UC Davis, và UCLA, cũng như Cục Kiểm Lâm và Phòng Thí Nghiệm Phản Lực, đã cho xuất bản một nghiên cứu chứng minh rằng hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên do chính của các vụ cháy rừng dồn dập.

Dân chủ chân chính và chủ thuyết pháp lý “Ủy quyền của nhân dân” (Public trust doctrine)

Đào Tăng Dực

9-10-2021

Thứ Sáu ngày 1 tháng 10 vừa qua, một tin chấn động chính trường NSW lẫn Úc Đại lợi được tung ra. Đó là Nữ Thủ Hiến tiểu bang New South Wales (NSW), Gladys Berejiklian, một trong những chính trị gia sáng giá và nhiều quyền lực nhất nước, đột ngột tuyên bố từ chức và rời quốc hội vì bà đang bị Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng của NSW (gọi tắc là ICAC tức Independent Commission Against Corruption) điều tra vì có thể bà đã vi phạm “ủy quyền của nhân dân” khi bà cấp tiền hỗ trợ cho nhiều tổ chức cộng đồng trong vùng NSW Riverina từ năm 2012 đến 2018. Vào thời điểm liên hệ, bà đã không công khai quan hệ tình cảm giữa bà và dân biểu đại diện vùng này là Ông Daryl Maguire.

Hy vọng ngòi nổ sẽ được tháo và câu hỏi ai là thế lực thù địch ở đây?

Lưu Trọng Văn

2-7-2021

Theo chỉ đạo của tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hàng loạt cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng như Cục Điều tra Hình sự, Viện pháp y quân đội, cục Bảo vệ An ninh quân đội đã vào cuộc điều tra sự thật về cái chết và nguyên nhân cái chết của binh nhì Trần Đức Đô.

Cả Bộ trưởng lẫn Thứ trưởng tên Tiến đều lươn lẹo trong chữ nghĩa

TTT/ CafeF

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc em chồng Bộ trưởng Tiến giữ vị trí ở VN Pharma: “Bộ trưởng không nói, chứ không phải nói không có”

30-8-2017

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc của công ty VN Pharma trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 30/8.

H-Capita không phải thuốc giả

Ông Nguyễn Viết Tiến nói với báo chí rằng thuốc H-Capita trong vụ việc của công ty VN Pharma không phải là thuốc giả. Theo phân tích của ông, H-Capita có dược chất, hàm lượng nằm trong khoảng cho phép, không mạo tên và sở hữu công nghiệp của thuốc khác. Do đó, ông Tiến nói rằng đây chỉ là thuốc kém chất lượng.

Ăn bẩn

FB Mai Quốc Ấn

28-1-2018

U23 Việt Nam được hứa thưởng rất nhiều, kể cả khi họ không vô địch. Điều này làm tôi nhớ đến đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup năm 2008 cũng với 1 “núi” tiền thưởng. Vấn đề là toàn bộ số tiền ấy có đến tay cầu thủ và Ban huấn luyện đầy đủ hay không?

Trung Quốc là “người thầy giỏi” hay Việt Nam là môn đồ tệ hại?

Trương Nhân Tuấn

28-5-2022

Sau bốn thập niên rập khuôn mô hình Trung Quốc “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, với mục đích xây dựng “nhà nước” và phát triển “quốc gia”, VN liên tục gặp thất bại, trên mọi phương diện. Trung Quốc là “người thầy giỏi” hay Việt Nam là môn đồ tệ hại? Trung Quốc thành công bao nhiêu Việt Nam thất bại bấy nhiêu.

Xét xử lưu động là thực hành trái luân thường

Lê Nguyễn Duy Hậu

26-12-2019

Mình xem việc vận động để xoá bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn thực hành xét xử lưu động là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp của bản thân. Và mình sẽ không ngừng viết để lên án nó, vì cho dù có thể chưa thay đổi được gì, chính sự nhận thức sẽ giúp chúng ta không xem đây là một thực hành đáng hoan nghênh và chống lại những điều dã man mà nó đem lại. Cộng đồng đáng được hưởng sự công bằng đàng hoàng hơn.

“Tội lớn không gì nặng bằng”…

FB Mạc Văn Trang

1-2-2018

Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (1528-1594) là đại thần nhà Mạc. Năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long, rút lên Cao Bằng, thì tháng 7 năm 1594, Mạc Ngọc Liễn ốm nặng. Khi sắp mất ông để lại thư dặn vua Mạc Kính Cung như sau:

Thanh Đại Long đao của Mạc Thái tổ, được lưu giữ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, Dương Kinh, Hải Phòng.

Quy trình khốn nạn

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

27-6-2018

(Viết cho những bạn bị bắt vì biểu tình)

Có nhiều anh chị đi trước đã viết rồi, tôi cũng đã viết một số bài về những nguy hiểm và khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải khi đi biểu tình và sau đó.

Biển vẫn là của ta nhưng tàu của ta chỉ có thể… bám bờ

Blog VOA

Trân Văn

29-9-2022

Tàu ngư dân Quảng Nam QNa 91441 cập cảng Kỳ Hà sau khi bị cướp hải sản đánh bắt. Ảnh chụp màn hình

Không chỉ có thế, suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay, chẳng riêng ngư dân mà những ngân hàng từng cho ngư dân vay tiền thường xuyên phải vật lộn với nguy cơ mất cả chì lẫn chài vì hưởng ứng Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Gạc Ma – Vì sao các anh im lặng suốt thời gian qua

FB Nguyễn Văn Phước

16-8-2018

Trần Thị Thủy (Con gái liệt sĩ Trần Văn Phương). Ảnh: First News

Thiếu Tướng Hoàng Kiền và Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn hãy đọc lá thư của sự thật từ Trần Thị Thuỷ, con gái liệt sĩ Trần Văn Phương. Suốt gần 30 năm qua sự im lặng, những áp lực và những điều gì khiến gia đình những liệt sĩ Gạc Ma này phải gánh chịu sự bất công, vô ơn đến phi lý đến như vậy? Các anh có quyền lực, lại hiểu rõ nhất sự thật và đã làm gì để phá vỡ sự im lặng và để giúp họ bớt khổ đau? Vì sao các anh lại im lặng suốt thời gian qua và đến khi cuốn sách đầu tiên về Gạc Ma suốt 4 năm mới đc xuất bản thì các anh nhảy vào cấu xé, đòi huỷ diệt, xúc phạm, chụp mũ những người vượt bao gian nan, tâm huyết làm ra nó?

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 86 (20-5-2022)

Phan Châu Thành

21-5-2022

1. Báo “The New York Times” đã công bố bằng chứng về việc quân Nga trực tiếp tham gia thảm sát dân thường ở Bucha. Ngày 4-03-2022, quân Nga tiến vào thành phố:

… bắt 8 người dân giải đi. Những người dân này hoàn toàn không có vũ khí:

… đem họ tới ngôi nhà số 144 phố Yablunska và bắn chết họ:

Drone trinh sát của Ukraina ghi cảnh quân Nga đứng cạnh các xác chết:

Hậu quả:

Ít nhất 5 tên lính Nga đã bị lộ mặt:

Tám người bị giết hại đầu là công nhân nhà máy và bán tạp hóa, sống gần nơi họ bị giết:

Muốn người ta không biết thì chỉ có không làm, bây giờ, còn ai nghi ngờ vụ thảm sát ở Bucha là do ai làm nữa hay không?

2. Phía Ukriana tiếp tục giải phóng thêm 2 làng Zarichne và Metalivka ở bên kia sông Donets. Chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi quân Ukraina cắt đứt đường tiếp tế của Nga cho mặt trận Izium:

Thêm 1 xe tăng mới nhất T-90M là đống sắt vụn:

Xe tăng khác trúng mìn:

Thua trận tan nát xung quanh Kharkiv, quân Nga bèn dùng tên lửa tầm xa bắn phá, khủng bố dân thường trong thành phố. Cảnh tên lửa Nga bắn thẳng vào Cung Văn hóa ở Kharkiv, làm 7 người bị thương, trong đó có 1 em bé 11 tuổi. „Hòa bình”, „bảo vệ dân lành” của Putin nó là như thế đấy.

Mục tiêu quân sự nào ở đây?

Rất nhiều hàng viện trợ đang đổ về Kharkiv, nên trong vài ngày tới, tình hình thực phẩm, thuốc men cũng sẽ tạm thời bình ổn:

Thêm thi thể một số tình nguyện viên được tìm thấy, họ bị trói tay và bắn vào đầu bởi loại đạn mà lính Nga sử dụng:

3. Quân Ukraina đang dồn lực tấn công ở phía bắc, để cắt đứt đường tiếp tế của quân Nga cho Izium rồi mới tấn công thành phố này. Ở Izium, quân Nga đang có tới 22 tiểu đoàn tác chiến động lập, với hơn 22.000 quân.

Bản đồ chiến trường phía bắc:

Một doanh trại của Nga bị cháy:

Xe bọc thép Nga trúng tên lửa Stugna:

Xe tăng trúng Javelin:

Trực thăng Ukraina chở lại chiến trường:

Chiến tranh…

4. Bản đồ chiến sự xung quanh Severodonetsk. Quân Nga đang cố gắng tấn công từ Pospana lên phía bắc để bao vây hoàn toàn thành phố. Tuy gọng kìm thứ 2 đã bị chặn đứng lại bên kia sông, với sự áp đảo về quân số cũng như vũ khí, quân Nga vẫn từ từ tiến về phía thành phố Siversk.

Rất nhiều quân lính và xe tăng Nga trên chiến trường, phía Nga đang cố sống cố chết, bằng mọi giá để tìm được một “thành công”:

Theo Forbes, quân Nga “đang sử dụng tất cả những gì họ có” – khoảng 106 tiểu đoàn tác chiến độc lập, với 110.000 lính, tấn công ra phía tây từ Popasna.

Quân Nga tuyên bố đã làm chủ được Shchedryshcheve ở phía bắc Severodonetsk:

Chiến sự quanh Severodonetsk được tổng thống Zelensky ví như “trong địa ngục”, cho thấy sự ác liệt của nó.

Quân Nga tiếp tục chiến thuật cũ như đã dùng ở Mariupol: bắn nát thành phố rồi xua xe tăng và quân bộ tiến vào:

Ít nhất 3 người đã chết khi quân Nga bắn vào trường học:

Quang cảnh bên trong thành phố:

Phía Nga rêu rao là Severodonetsk sẽ thất thủ trong 48-72h nữa. Nga có vẻ thích hai con số này, khi Putin cũng từng tuyên bố 48h chiếm Kyiv, 72h toàn bộ Ukriana. Mình ghi lại đây để xem xem sao:

Ở Rubizhne không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn:

Một cậu bé 9 tuổi được cứu từ đông đổ nát:
https://twitter.com/i/status/1526589708020633602
https://twitter.com/nexta_tv/status/1526564618457554944

5. Theo tin tình báo Anh, khoảng 1.700 lính Ukraina đã ra hàng ở Mariupol, nhưng vẫn còn một lực lượng ở lại bên trong nhà máy, không biết còn bao nhiêu. Nếu quân Nga làm chủ được Mariupol, họ sẽ chuyển quân sang chiến trường Donbas, nhưng cần phải được bổ sung lại lực lượng cũng như khí tài. Vấn đề là chỉ huy Nga đang bị sực ép lớn về “thành công” nên có thể sẽ điều động lính ngay ra chiến trường, bất chấp sức chiến đấu giảm sút:

https://twitter.com/DefenceHQ/status/1527516590396346380/photo/1?

Chỉ huy lực lượng Azov phát biểu: “Chúng tôi nhận được lệnh phải cứu sự sống, sức khỏe của những người lính và ngưng chiến đấu bảo vệ thành phố. Suốt thời gian quan, mặc dù chiến sự ác liệt, không có tiếp tế, có 3 thứ rất quan trọng đối với chúng tôi: dân thường, người bị thương và người đã chết. Những người dân thường đã được sơ tán. Các thương binh nặng cũng đã được cấp cứu và chở tới vùng do phía Ukraina kiểm soát. Tôi hy vọng rằng, một ngày nào đó không xa, gia đình và Ukraina có thể chôn cất những người lính của mình”. Dường như, đây có vẻ là một lời từ biệt và một tuyên bố “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:

Một số người lính vẫn ở lại trong hầm.

“Họ đã làm tất cả những gì có thể, bây giờ là việc của chúng ta đưa họ về nhà an toàn!”

6. Bản đồ chiến sự quanh Kherson:

Trong thành phố, du kích lại treo cờ Ukraina lên nóc nhà ga xe lửa:

Quân Nga đặt mìn ở các cầu gần Kherson:

Tất cả các con đường ra khỏi thành phố đã bị Nga phong tỏa:

7. Quân Nga lại bắn tên lửa vào Odessa, phá hủy xưởng phim:

Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: “bọn chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina đã giấu hệ thống phòng không ở đó”:

Mỹ đang có ý định cung cấp tên lửa chống chiến hạm Harpoon (tầm bắn 300km) cho Ukraina để phá bỏ việc tàu chiến Nga đang bao vây cảng Odessa:

Sự độc ác và tàn bạo của lính Nga thể hiện một nền giáo dục nhân bản tồi tệ ở Nga. Hãy nhìn từ Putin trở xuống, chúng ta chỉ thấy dối trá và tàn bạo. Bảo sao nước Nga rộng lớn vậy, tài nguyên nhiều nhưng xã hội chưa bao giờ thực sự là giàu hay mạnh. Tất cả đều bắt đầu từ nhận thức con người.

Viva Ukraina.