Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Dự báo thảm họa từ một đường hầm bị sập

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2024

Các kĩ sư, công nhân đường sắt, đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa đường sắt trong hầm Bãi Gió để cho tàu thử tài qua an toàn. Nguồn: Báo Giao Thông

Đến nay, tuyến đường sắt xuyên Việt vẫn còn bị tắc ở đoạn băng qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do hầm Bãi Gió bị sập. Hầm Bãi Gió (dài khoảng 900 mét, rộng 4 mét, cao 5 mét) được xây dựng năm 1930 khi Việt Nam còn thuộc Pháp. Hầm bị sạt lở khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tổng Công ty ĐSVN) tiến hành gia cố đoạn đường sắt từ Nghệ An tới Khánh Hòa.

Tin đồn và ‘đoàn kết nội bộ, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật’

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2024

Trước ông Võ Văn Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc, việc từ chức của 2 vị chủ tịch nước được công khai chỉ sau khi tin đồn đã rộ lên trên mạng xã hội. Hình chụp ông Võ Văn Thưởng lúc còn tại chức, ngày 16-11-2023. Nguồn: AFP

VinFast và cuộc đua xe điện

Nguyễn Huy Vũ

22-4-2024

Cuộc đua xe điện ở Trung Quốc đang tới hồi khốc liệt. Tesla đã giảm giá xe, đưa mẫu Model 3 bán ở Trung Quốc xuống còn 32.000 đô la Mỹ. Trong khi đó, Xiaomi cũng vừa cho ra mắt mẫu xe điện mới của mình SU7 dựa theo mẫu xe sang của Porsche Taycan, với giá dưới 30.000 đô la Mỹ. Một lần sạc của SU7 được quảng cáo có thể đi tới 800 cây số.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 9)

Lê Nguyễn

21-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8

9. Chuyện ăng-ten trong trại cải tạo

Trại giam An Điềm ngược đãi tù nhân lương tâm

Đỗ Thị Thu

21-4-2024

Chuyến thăm gặp chồng tôi Trịnh Bá Phương ngày 21/4/2024: Hiện tại chồng tôi và một số các anh đang bị đối xử tồi tệ, hà khắc và anh Hoàng Bình bị biệt giam.

Hay là do nóng quá!

Lê Huyền Ái Mỹ

21-4-2024

Nóng Sài Gòn gọi điện hỏi thăm nóng Huế, kinh hồn như nhau. Vậy mà lướt trên phây, thấy diện nguyên cây tím cà chạy việt dã. Hay là do hội chứng marathon phủ khắp, phải tím rịm rứa mới là chạy xứ Thần kinh. Quảng bá chi mà dễ sợ rứa. Hay là do nóng quá mới sinh ra…

Ngu thì bị chửi, bị đánh là đáng tội!

Chu Mộng Long

21-4-2024

Nhớ hồi còn trẻ, vào dịp Tết, mẹ giao cho gói bánh tét. Mẹ làm mẫu một cái rồi vội vàng đi. Mẹ phải về ngoại, giúp ngoại, vì năm ấy ngoại té ngã, không làm gì được. Mẹ dặn: “Bánh gói vừa lượng nếp để chín đều. Buộc chặt tay thì nấu khá lâu, nếu vội thì dễ bị sống. Còn nếu nấu kỹ thì bánh rất nhuyễn, tét ra mịn màng, đẹp. Ngược lại, nếu buộc lỏng tay thì nấu nhanh chín, nhưng bánh sẽ bị nhão nhoét…”

Hầm xe lửa và đồng bằng sông Cửu Long (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

20-4-2024

Tất nhiên là khác nhau, một chiếc hầm đường sắt và một đồng bằng châu thổ. Giống nhau ở chỗ cực kỳ quan trọng, và bị khai thác vô trách nhiệm đến cạn kiệt trước khi người ta nhận ra mối nguy. Nhận ra thì đã muộn.

Phiếm: Chuyến đi Mỹ bổ ích

Quốc Anh

20-4-2024

LGT của Anh Quốc: Mấy năm gần đây tượng đài đủ các kiểu được xây dựng khắp nơi trên cả nước, xin đăng lại bài này thông qua chuyện kể từ một chuyên gia thiết kế và thi công tượng đài rất thú vị.

Tạ lỗi Trường Sơn

Thận Nhiên

20-4-2024

Một khuya, chúng tôi ngồi quán vỉa hè Sài Gòn sau cuộc rượu muộn, Đỗ Trung Quân đọc cho anh Quốc và tôi nghe bài thơ dưới đây. Quen nhau khá lâu, tôi chỉ nghe Quân hát khi cao hứng, thường anh kể chuyện tiếu lâm, nhại giọng lãnh tụ, và nói đùa rất có duyên. Đây là lần đầu, và chắc là lần duy nhất, tôi nghe anh đọc thơ, bài thơ duy nhất mà anh thuộc, về “Sài Gòn Hậu 75”.

***

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN

1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm

Các anh từ Bắc vào Nam

Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc

Các anh đến

Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác

Của xì ke, gái điếm, cao bồi

Của tình dục, ăn chơi

“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”

Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính nguỵ

Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ

Các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”

Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc

Ngòi bút các anh thay súng

Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi

Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ

Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản

Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn

Là thiêu thân uỷ mị, yếu hèn

Các anh hùa nhau lập toà án bằng văn chương

Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.

Tội nghiệp Sài Gòn quá thể

Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý

Có anh thợ điện ra đi không về

Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ

Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me

Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa

Đi từ tuổi hai mươi

Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc

Có ai hỏi những hàng dương xanh

Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hoá thân vào sóng nước

Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc

Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không

Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng

Áo chùng đen đẫm máu

Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo

Những vị giáo sư trên bục giảng đường

Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc

Sài Gòn của tôi – của chúng ta.

Có tiếng cười

Và tiếng khóc.

3.

Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót

Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi

Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện

Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển

Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình

Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…

4.

Và khi ấy

Thì chính “các anh”

Những người nhân danh Hà Nội

Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới

Chửi đã đời

Chửi hả hê

Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình

Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh

Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!

Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc

Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt

Những bà mẹ làm ra hạt lúa

Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin

Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm

Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch

Bây giờ

Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”

Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân

Các anh

Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân

Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jeans xắn gấu

Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô

Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, cassette, radio…

Bia ôm và gái

Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”

Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”

Các anh cũng chạy đứt hơi

Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ

Sài Gòn 1982 lẽ nào…

Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.

Tội nghiệp em

Tội nghiệp anh

Tội nghiệp chúng ta những người thành phố

Những ai ngổn ngang quá khứ của mình

Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”

Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.

Xin ngả nón chào các ngài

“Quan toà trong sạch”

Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi

Bình thản đổi thay lốt cũ

Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn

Hồn nhiên xanh muôn thưở

Để yên cho xương rồng, gai góc

Chân thật nở hoa.

Này đây!

Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa

Nơi một góc (chỉ một góc thôi)

Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở

Bây giờ…

Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào”thượng đế”

Khi sống hả hê giữa một thiên đường

Ai bây giờ

Sẽ

Tạ lỗi

Với Trường Sơn?

ĐỖ TRUNG QUÂN – 1982

***

Lời tác giả khi công bố bài thơ năm 2009: Đã 34 năm trôi qua. Hoà bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi hình thái xã hội. Thay đổi số phận con người.

Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hoà bình (1982). Nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến, người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã “yên vị” khói hương trên bàn thờ gia đình.

Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn giải phóng, sen hay bùn về danh xưng khi nào thì gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? Và ông khẳng định cái tốt thì gọi TP Hồ Chí Minh, cái tệ nạn, cái xấu, cái “tồn đọng” thì gọi là Sài Gòn.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo Sài Gòn Giải Phóng như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)…

Bài thơ này, có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…

Hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình…

Ông 10 triệu và thằng 10 triệu

Tạ Duy Anh

19-4-2024

Hôm qua ông bạn nhà văn gọi điện, bảo rằng bộ phận bản quyền vừa gửi bản sao kê tác phẩm của ông được sử dụng trong nhà trường, tổng cộng có tới hơn 50 mục từ các bộ sách giáo khoa. Và số tiền bản quyền họ trả cho ông trong một năm, làm tròn khoảng 10 triệu đồng.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 8)

Lê Nguyễn

17-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…)

Cầu mưa…

Thái Hạo

18-4-2024

Cầu mưa là một thực hành văn hóa – tâm linh phổ biến của nhân loại trong quá khứ. Ngày nay, nhiều vùng trên thế giới vẫn còn duy trì truyền thống này, ngay cả ở các nước hiện đại. Ở Việt Nam, nhiều sắc tộc thiểu số hiện vẫn còn lưu giữ.

Một “cuộc vật lộn” của Giám đốc Nhã Nam

Dạ Thảo Phương

18-4-2024

Ảnh: Ông Nhật Anh nhận huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật của bộ Văn hóa Pháp. Nguồn: Báo Người Đưa Tin

Trong bài diễn văn nhận Huân chương, ông Nhật Anh đã gọi công việc làm nghề của mình là “vật lộn với con chữ”. Lời xin lỗi vừa đăng trên trang Facebook của Nhã Nam cho thấy kỹ năng vật lộn này của ông.

Áp lực từ các bài bóc trần VinFast của tôi liệu đã có hiệu ứng?

Sonnie Trần

17-4-2024

Hôm qua lúc tối, không biết trời xui đất khiến sao mà tôi lại đi đọc lại các báo cáo tài chính bán niên và kết niên năm 2023 của Vingroup, tôi lại phát hiện ra vài điều thú vị.

Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu trị giá 24 tỷ USD ‘chưa từng có’ cho ngân hàng đang bị dính vào một vụ lừa đảo khổng lồ

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, biên dịch

17-4-2024

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 4 (Reuters) – Việt Nam tiến hành một cuộc giải cứu “chưa từng có” đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng đang bị dính vào vụ lừa đảo tài chính lớn nhất cả nước, theo ba tài liệu ngân hàng và thông tin chính thức mới được cung cấp cho Reuters bởi một chuyên gia có quyền xem tài liệu này.

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nguyễn Huy Cường

16-4-2024

(Bài tiếp theo về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long)

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực, vừa mơ hồ, như: Do biến đổi khí hậu. Do biến động ở thượng nguồn sông Mê Kông. Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước v.v…

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện, đó là chính sách “An ninh lương thực” (ANLT) được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Bài viết hôm nay sẽ làm sâu sắc vấn đề này.

Để dễ hình dung, ta hãy tưởng tượng đến một vùng nhỏ hơn, là một huyện. Huyện này mỗi năm tiêu dùng hết 100 tấn lương thực. (Tôi giả định nên làm tròn số cho dễ hình dung).

Để tạo được an ninh lương thực, huyện phải sản xuất ra 150 tấn. Nếu mất mùa, sẽ đủ ăn qua một vụ. Là đủ. Nếu để huyện này phải “bao” ANLT cho một… tỉnh, phải sản xuất ra 200 tấn. Tạm hiểu là gấp hai lần mức tiệu thụ cho dân huyện này.

Trở lại vấn đề sản xuất lương thực và tiêu dùng lương thực ở ĐBSCL. Sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL chiếm 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở đây là 1.360 kg/ năm.

Nên biết, về đại thể, mỗi người dân một năm chỉ tiêu thụ hết 150 kg gạo là cao, còn ở vùng đô thị chỉ 50 kg, đã dư. Bình quân theo tính toán của một nhà chuyên môn là khoảng 8 kg/ tháng. Như vậy, lượng lương thực ĐBSCL nếu để đáp ứng an ANLT cho họ rồi còn dư khoảng 1.250 kg mỗi đầu người!

Khi vươn rộng ra hai chữ “quốc gia” thì hơi khác. Thử xem xét, nếu vùng này khó khăn, chỉ sản xuất ra một nửa số thóc trên, tức khoảng 650 kg, ăn hết 150 kg, vẫn dư ra nửa tấn, thì sao? Thì mười bảy trịêu dân ĐBSCL vẫn “nuôi” được một dân số gấp hơn ba lần dân vùng này, là khoảng 50 triệu người. Số còn lại làm lấy mà ăn chứ!? Làm lấy mà giữ gìn ANLT chứ?

Số 45 tỉnh còn lại, trong đó nhiều tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương v.v… họ cùng gánh vác với Đồng Bằng Nam bộ này chứ!?

Xin ngó sang một đại lượng khác để thấy câu chuyện này thực ra đã vượt ra khỏi mấy chữ cao quý “An ninh lương thực”. Đó là xuất khẩu gạo. Việt Nam mười năm nay thường “Nhất thế giới, nhì thế giới” về xuất khẩu gạo!

Nghe rất hào hứng. Nghe rất lạc quan. Nó vượt ra ngoài cái “ngưỡng” giữ gìn ANLT rồi. Nhưng…

Cần biết số tiền xuất khẩu 4-5 triệu tấn lương thực mỗi năm ít ý nghĩa về năng lực tài chính lắm. Nêu để so sánh cụ thể, nó chưa bằng số tiền ta nhập phân hóa học, nhập các chất tiền chế để sản xuất phân hoá học, thuốc trừ sâu và mua thức ăn gia súc mỗi năm của Thái Lan đâu!

Ấy là nói chuyện với kiểu “sông bằng nước phẳng” chứ nếu so với số tiền thất thoát từ vụ Trương Mỹ Lan thì số tiền bán 4-5 triệu tấn này “Không là cái đinh gì”, theo cách nói của các cháu tuổi teen.

Cần nói thêm là, như năm 2023, thu được 4,8 tỷ USD từ tiền bán gạo. Ta thường tưởng “tiền bán gạo” là lợi nhuận nhưng đó là nói đại thể. Nếu nhìn sâu số tiền xem như “lãi” thực của hai giới, giới Doanh nghiệp buôn bán gạo không hơn 500 triệu USD; giới nông dân trồng lúa, ít hơn nhiều.

Vậy thì số tiền còn lại trong 4,8 tỷ USD kia đi đâu? Đó là nội dung cốt lõi trong bài hôm nay. Đó là tiền công lao động thủ công, tiền “bao” cả những vụ mất mùa, sâu bệnh, tiền mua phân hóa học vân vân.

Và tiền bán… nước.

Tôi đã bám rất sâu đề tài này (cùng với Đỗ Hồng Cường, Voọc Hành và các nhà khoa học) từ nhiều năm nay và không khó để nhận thấy: Để đáp ứng chủ trương “tăng một triệu tấn lương thực” ở vùng ĐBSCL, ta đã bắt đầu bằng cái nhìn dễ dãi theo kiểu ngạn ngữ xứ bắc nói “Càng bở càng đào”.

Ai đó cảm thấy muốn thêm một triệu hay ba triệu tấn gạo ở vùng này dễ như bỡn. Việc đầu tiên là đắp đê ép dòng sông hẹp lại, đồng ruộng rộng ra để có đất theo … chủ trương.

Có rất nhiều hệ quả xã hội khác mà trong bài này tôi chỉ kể thêm một nét.

Trước chủ trương này hệ sinh thái nước vùng này phong phú vô cùng, sản lượng cũng rất lớn.

Một bác nông dân đi thả lưới ba giờ về, đổ ra sân một đống tôm cá, vợ con ngồi lựa vài giờ chưa hết. Số tôm cá ngon đem bán (Thu nhập cao hơn thóc lúa nhiều) số phụ phẩm còn lại làm mắm, chăn nuôi, thu nhập gia đình rất vững.

Từ ngày đắp đê, sông hẹp lại, tôm cá giảm xuống 20 lần so với trước, cuộc sống khó khăn hơn và con em họ lên thành phố ly hương để bán hương ngày càng nhiều.

Nước: Vấn đề lớn nhất hiện nay là nước. Khi chưa đắp đê, chưa đuổi mặt nước đi chơi chỗ khác, thì hai cánh đồng lớn nằm bên sông Tiền, sông Hậu có tư cách là hai hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về chỉ hai ba trận mưa cuối mùa, mưa đầu mùa khô là lấp đầy hai cái siêu hồ này.

Lượng nước này tồn lại “gối đầu” đủ cho dân sinh sống đến mùa mưa năm sau. Lượng nước này cũng đủ cho nguồn thuỷ hải sản, bảo đảm cuộc sống người dân khá vững vàng. Nhưng, điều tuyệt vời nhất là lượng nước này đủ để tạo sức ngăn chặn nước mặn từ biển xâm thực vào đồng bằng này.

Đó là sứ mệnh lịch sử, là giá trị không thể tính bằng USD của hai túi nước, hai “siêu hồ chứa” nói trên. Khi ta từ chối nguồn lợi này thì một là liều, hai là chưa… tính đến.

Tôi nghĩ, những tác giả của cú “Tăng một triệu tấn lương thực” dù là cấp nào, dù có học hàm học vị nào nhưng không thể thấu được nội dung này, không thấy được hiện tình hôm nay chính là cái “Quả” của cái “Nhân” có tên “tăng 1 triệu tấn” khi xưa.

Hiện nay, song hành với hiện tượng này còn có vùng café vĩ đại trên Tây Nguyên. Mùa khô người ta hút hàng tỷ mét khối nước từ độ sâu vài chục mét để có lượng café hiện nay, có lúc vươn lên hàng hai thế giới!

Người đời nói “bể dâu” nhưng với cung cách làm ăn này từ nương cà phê Tây Nguyên có chung nguy cơ thiếu nước với vùng ĐBSCL là hiển hiện. Dâu sẽ thành bể, bể cạn.

Viết bài này, tôi thề là không phê phán ai, mà chỉ CHỈ RA cái các cụ nói là “thái quá bất cập” mà thôi.

Thấy, để hiểu ra, không đổ vấy cho trời cho đất. Thấy để sau này, muốn xây dựng chính sách, làm ơn đi ra ngoài phòng máy lạnh, đến nơi cần thấy.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 7)

Lê Nguyễn

16-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6

Chuyện anh em nhà Chầy, Cối vẫn trong cơn mê sảng

Quốc Anh

15-4-2024

Trong bữa ăn, bố Chầy, Cối thường hay nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện nhặt nhạnh đâu đâu cũng được lôi ra, rồi than ngắn thở dài, lắc đầu: Nát như tã rách.

Đạo đức và sự phá sản đạo đức

Thái Hạo

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt… Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v… Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

Hà Nội những ngày hậu chiến đầu tiên, ngày 1-5-1973

Vương Trí Nhàn

15-4-2024

Trích từ Nhật ký Chiến tranh Hà Nội – Quảng Trị – Hà Nội 1972 – 1975

Sự thụt lùi vĩ đại qua vụ sập hầm đường sắt

Nguyễn Thông

15-4-2024

Vụ sập hầm đường xe lửa (đường sắt, hỏa xa) chui qua đèo Cả khiến mạch giao thông này bị tê liệt, ách tắc đã mấy hôm nay, và chưa biết sẽ còn tắc tới khi nào, nói lên điều gì?

Thử đi tìm đường cứu … nước!

Nguyễn Huy Cường

15-4-2024

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang, có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Phải biết mình là ai

Võ Xuân Sơn

14-4-2024

Hiện tượng Lê Minh Hoàng được Trời chỉ cho cách cầu mưa, đang tới hồi cao trào. Nhiều người châm biếm, nhiều cách lý giải. Với trách nhiệm của một công dân đối với một công dân cùng đất nước, tôi thấy mình cần có đôi lời với anh ấy.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

14-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Ở phần 2, nhà cháu nói về vàng, giá vàng, chưa xong, giờ biên nốt.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

13-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Suốt mấy tháng nay, rồi suốt mấy tuần nay, lại suốt mấy ngày nay, thứ lôi kéo cả chính phủ lẫn dân chúng không phải tình hình biển Đông, chiến tranh ở Ukraine, Trung Đông, nhân sự đại hội 14, v.v… Vậy nó là cái gì? Là vàng, giá vàng, thị trường vàng. Nóng rẫy, giãy đành đạch.

Về ông Thích Minh Tuệ

Thái Hạo

14-4-2024

Thời gian vừa qua tôi vô tình thấy hình ảnh một vị tu sĩ được lan truyền trên mạng xã hội, tên là Thích Minh Tuệ. Tôi tò mò tìm xem thêm một số clip do nhiều người đưa lên; rồi lại thấy cả những bài bình luận của nhiều thành phần khác nhau: Khen – chê, tán dương – dè bỉu, thậm chí ác ý chụp mũ và vu khống, đủ cả. Xin có mấy suy nghĩ thế này.

Chuyện đời còn nóng (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

12-4-2024

Ở tỉnh Đồng Nai, người ta vừa bắt được quả tang hai người đàn ông khỏe mạnh đang đổ thuốc trừ sâu cực độc xuống sông, làm cho cá chết, sau đó vớt cá đem đi bán. Họ khai thường xuyên “đánh cá” kiểu này.

Bà Lan sẽ không bị tử hình

Dương Quốc Chính

14-4-2024

Nhiều kẻ muốn bà Trương Mỹ Lan chết sớm. Bởi vì trong mấy chục năm kinh doanh bất động sản, chắc bà ấy phải quan hệ với tầm ủy viên Bộ Chính trị, đưa triệu đô “cám ơn” như cân đường, hộp sữa. Thế nên, khi chị nhập kho thì khối đồng chí vãi đái, kể cả các đồng chí về “làm người tử tế” chục năm rồi.

Đổi tên làng, tên xã là xóa ký ức, xóa lịch sử, hủy hoại văn hóa?

Chu Mộng Long

13-4-2024

Thú thực, tôi chẳng hưởng ứng những cải cách đèn cù, nhập rồi tách, tách rồi nhập từ tỉnh, thành đến làng, xã. Mỗi lần khắc nhập, khắc xuất như vậy vừa tốn ngân sách, vừa tốn công sức của nhiều người, từ xây dựng bộ máy nhân sự đến khuôn dấu và các loại tờ khai. Đời sống thay đổi, việc tái cấu trúc từ làng, xã đến huyện, tỉnh thành là cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện tại, nhiều khi lợi bất cập hại.