Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Vụ “Giấy Đi Đường” bộc lộ chất lượng bộ máy quản lý hành chính

Ngô Ngọc Trai

10-8-2021

Để ràng buộc người dân ở yên trong nhà tránh tập trung đông người, thành phố Hà Nội quy định người đi ra đường phải có giấy đi đường được cấp bởi cơ quan đơn vị, mới đây lại thêm yêu cầu giấy đi đường phải có xác nhận của UBND xã phường.

Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974

FB Trần Trung Đạo

16-9-2017

Mao Trạch Đông và Richard Nixon, cái bắt tay lịch sử năm 1972. Nguồn: internet

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”

Nhà văn là ai và tại sao nên độc lập về tài chính?

Đoàn Bảo Châu

15-6-2022

Văn học, hội hoạ, âm nhạc, phim ảnh… đều là những môn nghệ thuật để thể hiện tư tưởng, khát vọng, thế giới quan của cá nhân hay của một nhóm nghệ sỹ.

Hãy suy nghĩ 100 lần, trước khi vượt biên sang châu Âu

Phan Châu Thành

27-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Mơ ước đổi đời, có cuộc sống sung sướng hơn là mơ ước của tất cả mọi người, nhưng nếu bạn muốn làm điều đó, bằng cách vượt biên bất hợp pháp, mình khuyên các bạn, hãy nghĩ lại.

1. Châu Âu không nhiều màu hồng như dịch vụ đưa người, hay Việt kiều “hoành tráng” vẽ ra đâu.

Sẽ không có Thiên An Môn II

Lê Vĩnh Triển

18-11-2019

Khu vực Tsim Sha Tsui (Tiêm Sa Chủy), Quận Yau Tsim Mong (Du Tiêm Vượng), Hong Kong chiều ngày 18/11/2019 (GMT+8). Ảnh: Getty images

Trong cái lo lắng cho sinh viên Hồng Kông và những người biểu tình HK nói chung, tôi thử đi tìm lời giải ở góc độ kinh tế:

Bỏ qua các yếu tố thể chế chính trị, thử so sánh hai nền kinh tế Việt Nam và Hồng Kong biết đâu có thể có vài gợi ý để dự đoán tình hình HK (Số liệu chủ yếu 2018)

Hồng Kông có dân số 7, 45 triệu, có tổng sản phẩm quốc gia (GDP) là 362 tỷ USD. Trong khi đó VN có dân số 95,5 triệu lớn gấp gần 14 lần dân số HK nhưng GDP của VN chỉ là 241 tỷ USD. Do đó thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của HK và VN tương ứng là 48.551 USD và 2.551 USD.

Về việc đưa thi thể 39 nạn nhân ở Anh về nước

Lê Nguyễn Hương Trà

19-11-2019

Không như các tin đồn là chính phủ Anh hỗ trợ 200 triệu đồng/nạn nhân hay 50% chi phí. Công văn của Bộ Ngoại Giao về việc phối hợp và xử lý vụ 39 người tử vong ở Anh vừa gửi đến các địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và TT-Huế ký ngày 14/11 cho hay:

Thân phận những giáo viên

FB Luân Lê

10-3-2018

Ảnh: internet

Vừa có câu chuyện đau lòng vừa tiếp tục xảy ra đối với nghề giáo. Là khoảng 600 giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng bỗng dưng bị mất việc vì nhà trường cho rằng đang thừa giáo viên.

Có người nói mất tới 200 triệu cho một suất chờ để được vào biên chế, có người lâu nhất chờ đến 10 năm mà vẫn không tìm được sự chiếu cố nào.

Đâu là công bằng xã hội?

Đoàn Bảo Châu

6-6-2022

Liệu mấy nét phác thảo này đã đủ để lột tả chân dung của một hệ thống chưa? Chưa đủ chăng?

Năm điều tôi hối tiếc khi học luật ở Việt Nam

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

21-10-2021

Đồ họa: Luật Khoa/Canva

Nếu hồi đó chủ động làm những chuyện này, tôi có thể đã là một sinh viên luật rất khác.

Quyền riêng tư của trẻ em Thái được bảo vệ qua việc giải cứu đội bóng Lợn Hoang

FB Đào Tuấn

11-7-2018

Không một bức ảnh đội bóng Lợn Hoang sau giải cứu bị lọt lên báo chí. Không một câu phỏng vấn nào được thực hiện. Không chi tiết đời tư bị tiết lộ. Và không cả bằng khen nào được trao tặng- đương nhiên.

Cuộc xâm lăng và sự tiếp tay

FB Lê Văn Luân

25-3-2018

Ảnh: internet

Phim đã chiếu được gần 10 ngày và chỉ do dư luận phản ứng quá dữ dội thì Cục điện ảnh và các rạp chiếu phim mới có quyết định dừng chiếu bộ film này, đã được đặt hàng từ Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, mà thực chất là một bộ phim dùng để tuyên truyền phô trương về sức mạnh quân sự và chủ quyền ở Biển Đông (the South China Sea).

Có một sự lý giải cực kỳ ngu ngốc và thô bỉ khi cho rằng 2 phút cuối phim, với thông báo từ các chiến hạm Hải quân Trung Quốc hướng tới một tàu lạ cảnh báo không được xâm phạm vào hải phận Trung Quốc, không xác định rõ toạ độ hay vùng nào trên biển nên khán giả đã quá nhạy cảm mà biến sự việc trở nên căng thẳng.

Hỗn loạn và khan hiếm ở các khu vực Ukraine bị chiếm đóng trong bối cảnh lệnh sơ tán của Nga

New York Times

Tác giả: Marc SantoraAnna Lukinova

Cù Tuấn, dịch

8-5-2023

Tóm tắt: Thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và tiền mặt, và với một cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, nhiều thường dân đang chống lại lệnh tản cư của quân chiếm đóng, không biết họ sẽ đi đâu.

Tiếng thét vô thanh

Trung Bảo

19-5-2020

Cách đây mấy ngày, tôi ngồi trước bưu cục Cầu Voi vào đúng thời khắc vụ án mạng xảy ra cách đây 12 năm – 19:30-20:00, theo giờ ghi trong các tài liệu điều tra. Tôi cố tưởng tượng lại thời khắc khủng khiếp đó, hình dung mình đang bước chân vào ngôi nhà hoang lạnh.

Khi công an dẫn dắt quốc gia

Blog VOA

Trân Văn

30-8-2023

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 10/8/2022. Nguồn: Báo CP

Tuy cả kinh tế lẫn xã hội tiếp tục ngả nghiêng vì đủ loại vấn nạn nhưng Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam vẫn dành phần lớn tâm lực, trí lực, sức lực, tài lực cho việc thỏa mãn vô điều kiện các yêu cầu của Bộ Công an.

Phép thử của bọn Tàu

FB Phạm Lưu Vũ

19-2-2019

Đức Thánh Trần sinh thời là nỗi khiếp sợ của giặc Nguyên. Đến nỗi chúng cũng phải kính trọng, không dám gọi tên thật của Ngài. Trước khi mất, Ngài dặn con cháu đem hỏa thiêu, lấy vật tròn đựng tro xương, chôn ở trong vườn rồi trồng cây lên trên. Ngài đi vào lòng đất bằng một cách tuyệt tích như thế đấy. Sở dĩ Ngài cẩn thận phòng xa, vì biết rằng bọn giặc phương Bắc kia chưa từ bỏ dã tâm cướp Đại Việt. Đời sau sẽ có lúc chúng lại được dịp dày xéo phương Nam, khi ấy chúng tất sẽ hèn hạ trả thù mà làm nhục hài cốt của Ngài.

Dân tôi chửi kẻ cướp

Chu Mộng Long

13-4-2021

Nhân bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được Hội đồng thơ trao giải vì tính nhân văn xưa nay chưa từng có, tôi cũng ứng tác làm bài thơ này để dự giải. Trộm gà trộm lợn là chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ ắt tính nhân văn nhỏ. Cướp nhà cướp đất mới là chuyện lớn. Chuyện lớn ắt tính nhân văn lớn.

Quỳnh gửi lời thăm tất cả mọi người

FB Nguyễn Tuyết Lan

28-8-2017

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái, khi cô còn ở ngoài nhà tù nhỏ. Nguồn: internet

“Mẹ ơi, con ý thức được việc làm của con. Mẹ đừng lo lắng quá cho con. Con rất nhớ mọi người, con gửi lời thăm thất cả bạn bè thân yêu”. Quỳnh an ủi khi thấy tôi xúc động.

Sáng nay, 28/08/2017, tôi đi thăm Quỳnh như lịch đã định. Mặc dù nói là quy định mỗi tháng được gặp một lần nhưng tôi vẫn không thể ngừng hoang mang, mỗi lần đến ngày thăm nom con là tôi lại thấp thỏm không yên, sợ không được vào gặp con mình.

Thối lắm Vinfast à!

Đoàn Bảo Châu

4-5-2021

Mấy ngày trước, khi một giáo viên đấm đá, chửi đ. mẹ, đ. cha học sinh chỉ vì tội không mặc đồng phục theo quy định, thì hiệu trưởng rồi đến cả giám đốc sở giáo dục đã chỉ đạo trung tâm giáo dục thường xuyên phải mách công an để xử lý những người “bóp méo” sự thật.

Chém cha cái sổ hộ khẩu, bàn tới bàn lui làm gì

Nguyễn Thông

24-5-2020

Mấy hôm nay, xứ An Nam với vai trò đầu têu của quốc hội lại um xùm quanh chuyện hộ khẩu. Cuốn sổ hộ khẩu bé bằng 2 bàn tay lần này lại được nâng lên đặt xuống.

Cần phải nói thẳng ra rằng nó không phải chỉ là cuốn sổ biên trong đó những thông tin về con người, gia đình, mà thực chất là cái cùm cái gông cái xích cái vòng kim cô… cùm trói, đè nặng lên số phận công dân nước này. Khi đã là cùm thì nó thành thứ công cụ cai trị, kẻ cầm quyền chỉ muốn giữ chứ mấy khi bỏ. Kéo dài đã ¾ thế kỷ trói buộc bằng sổ hộ khẩu kể cũng đã quá lâu, giờ mới bàn tới chuyện bỏ là khí muộn. Chẳng trách gì cái sổ hộ khẩu bởi nó chỉ là thứ vật chất vô tình, đáng trách là ở những kẻ có quyền bấy lâu này dung túng nó chỉ cốt bảo vệ thứ quyền lợi băng nhóm xấu xa ích kỷ.

Đã có những tín hiệu khả quan cho sự kết liễu sổ hộ khẩu. Đích thân ông đại tướng Tô Lâm đăng đàn trình trước các vị nghị viên về việc xóa cùm. Trước đó bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân cũng có lần ề à than phiền hộ khẩu gây tai ách cho bà thế nào, “tôi cũng làm mất sổ hộ khẩu, phải đi khai báo lại 2 – 3 lần” (theo báo VNN ngày 23.4.2020), ra cái điều ta đây cũng bức xúc lắm, từng là nạn nhân chớ bộ. Xa tí nữa, năm 2017, chỉ 1 năm sau khi ngồi ghế thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đặt thẳng vấn đề bỏ sổ hộ khẩu, cũng than rằng “thì là mà” nó tai ách lắm. Dân tình sướng ran, tưởng phen này chính phủ liêm chính kiến tạo sẽ cởi cùm trói cho mình, ai dè cứ lặng đi luôn, ném đá ao bèo, chìm dần, mất hút. Có nhẽ ông thủ tướng đã phải chờn trước đám lợi ích có súng đang sống bằng việc bu vào cuốn sổ mỏng mảnh tai quái đó.

Lần này buồn cười nhất là đám báo chí truyền thông, ti vi ti viếc. Cứ như nhảy cẫng lên, chê sổ hộ khẩu lỗi thời, chỉ ra chán vạn điều khốn nạn của nó, đồng thời khen các nhà lập pháp lẫn hành pháp đã sáng suốt “phục vụ nhân dân”. Nói thật, tin vào bọn này có mà đổ thóc giống ra ăn. Thế nào nó cũng nói được. Giả dụ bây giờ ông chủ tịch nước giật mình nghĩ lại, bảo phải duy trì sổ hộ khẩu để giữ vững chuyên chính vô sản, chắc chúng lại nức nở khen sổ hộ khẩu cần thiết, đắc dụng, giá trị trường tồn như thế nào. Cha bố chúng nó chứ, cái mồm con đĩ.

Có lẽ chỉ còn vài nước trên thế giới, chủ yếu những anh đã dính dáng đến xã hội chủ nghĩa, trong đó có xứ ta, là còn duy trì sự quản lý bằng hộ khẩu. Thời buổi công nghệ thông tin – thế giới phẳng này mà vẫn áp dụng biện pháp thô lỗ của Thương Ưởng đời nhà Tần bên Tàu cách nay hơn 2.000 năm thì phải nói rằng rất nhố nhăng, vớ vẩn.

Ngày xưa, quản lý bằng sổ hộ khẩu có thể được xem là cách nắm dân số hiệu quả nhất. Mỗi gia đình, công an phát cho một cuốn sổ, khai đầy đủ số người vào đó, công an chứng nhận là nó có hiệu lực. Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, khi thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người.

Những thành viên trong gia đình, khi chuyển đi đâu đó cư trú chỗ khác thì phải chuyển hộ khẩu, gọi nôm na là cắt hộ khẩu. Thời chiến tranh ở miền Bắc còn có cụm từ thông dụng “cắt hộ khẩu” để nói về những người bị bom chết. Người ta đùa nhau, dọa nhau “Giôn Xơn nó cắt hộ khẩu bây giờ”. Rất nhiều trường hợp chuyển đi thì dễ nhưng muốn nhập về lại thì không được bởi hộ khẩu có liên quan đến những quyền lợi: nhà cửa, đất đai, nhu yếu phẩm, kết hôn, quyền lợi chính trị, thậm chí khai tử…

Ở miền Nam sau 1975 nhiều gia đình thành phố, nhất là thành phần mà “bên thắng cuộc” gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, tư sản, trí thức đã bị đẩy đi kinh tế mới, lên nơi rừng xanh núi đỏ vài năm chịu không nổi phải quay về thành phố nhưng không được nhập khẩu trở lại, sống rất khổ. Có nhiều gia đình sống lang thang nay đây mai đó, gầm cầu xó chợ, do không có hộ khẩu nên không tìm được công ăn việc làm, không mua được nhà, không có bất cứ chế độ chính sách gì, sống mà như đã chết, khổ sở trăm bề.

Buồn cười nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà cũng không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà chức việc lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Muốn di chuyển nơi này nơi khác trên đất nước mình, đi học, đi làm, thậm chí đi bộ đội, làm giấy tờ xác nhận lý lịch, làm chứng minh thư, yêu nhau lấy nhau, vào đoàn vào đảng, khai sinh khai tử, mua nhà mua đất, bán xe bán cộ… mà không có hộ khẩu, không chuyển được khẩu, cũng đành bó tay.

Không hộ khẩu thì bị coi là người ngoài xã hội, chả ai dám nhận, dám dùng. Không hộ khẩu, sẽ không có gạo, nước, điện, than, dầu, thịt cá, đậu phụ, vải vóc quần áo, xe cộ, trăm thứ trên đời. Mất sổ hộ khẩu, chẳng khác gì tự đặt gia đình mình, bản thân mình ra ngoài trật tự xã hội, thậm chí ngoài vòng pháp luật, bị hành lên bờ xuống ruộng. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã trở thành tai họa cho dân lành.

Dân khổ, nhưng có một bộ phận được lợi từ chính sách này, nhất là công an hộ khẩu hộ tịch. Họ có quyền sinh quyền sát, bán cái quyền ấy cho những người có nhu cầu nhập khẩu. Tôi có quen một anh bạn, từ Hà Nội vào thời những năm 1980, không có cách nào chuyển khẩu. Thế rồi có người mách nhờ công an cho nhập khẩu vào một hộ nào đấy, khai giả là người họ hàng, sau đó tách hộ. Thế mà được, có hẳn hộ khẩu chính thức, lại nhờ đó mà mua được nhà chứ không cần cậy người khác đứng tên. Tôi hỏi tổng cộng để được làm người thành phố này tốn hết mấy cây vàng, y chỉ cười, xòe bàn tay.

Một người bạn tôi bảo, chỉ có bộ máy quản lý con người tồi kém thì mới dựa dẫm vào cái kiểu sổ hộ khẩu như vậy. Anh ấy trước kia dạy cùng trường với tôi, sau đi diện đoàn tụ gia đình bên Mỹ. Anh kể anh sống bên đó hơn 20 chục năm trời, do nhu cầu học hành, làm ăn nên đã chuyển đi cư trú ở mấy bang khác nhau, cứ muốn là đi thôi, tha hồ, chỉ với mỗi cái thẻ công dân chi đó, chả ai hỏi, chả ai bắt bẻ, mua nhà mua xe thoải mái, nhưng nếu chỉ làm điều gì vi phạm pháp luật là nhà chức trách xác định được ngay. Họ không bày ra hộ khẩu như ta nhưng quản lý chặt chẽ hơn nhiều, vậy mà không ai có cảm giác bị quản lý, bị làm khó dễ, quả là tuyệt vời.

Nhà cai trị xứ này dường như cũng đã không ít lần nhận ra sự vô lý của sổ hộ khẩu nhưng có vẻ đám lợi ích nhóm từ cách quản lý này còn mạnh nên vài lần bàn tới bàn lui mà vẫn chưa đi đến đâu. Lúc nào cũng gào hòa nhập với thế giới nhưng cố giữ cho bằng được những sản phẩm bảo thủ đã hết đát (date) của mình. Cũng bởi một phần họ xem dân như đối tượng phải bị kìm kẹp, càng siết chặt càng dễ nắn, chứ để cho tự do như nước khác sẽ khó quản, khó nắm đầu. Vậy nên phải tiếp tục duy trì sổ hộ khầu, giống như gắn cái vòng kim cô lên đầu Tôn Ngộ Không vậy.

Nhưng họ chắc không phải không biết chuyện Thương Ưởng cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của chính chính sách hộ khẩu tàn bạo mà ông ta đã đề ra và áp dụng.

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 2: Lên như diều gặp gió

VOA

Khánh An

16-8-2017

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’

Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” tại Hà Lan, vào năm 1990 quyết định về Việt Nam “khảo sát thị trường” sau khi được giới chức ngoại giao Việt Nam tại Châu Âu khuyến khích. Sau gần 60 lần nhập cảnh, ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh, theo như nhận định của cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: “Nhờ tính năng động và chủ động như vậy mà giai đoạn đầu, ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam.” Và cũng chính sự thành công vượt bậc này đặt ông Bình vào thế rủi ro. Mời độc giả theo dõi sau đây.

Không phải như vậy, thưa Bộ trưởng!

FB Mai Quốc Ấn

2-2-2019

Thật sự làm phiền Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trong những giờ phút cuối năm như thế này khi nhắc đến ông. Nhưng không thể không lên tiếng về câu chuyện nhập khẩu phế liệu.

Thực trạng “ê hề” rác của đất nước diễn ra lâu nay nên chắc chắn không hề thiếu nguyên liệu tái chế. Có chăng là trách nhiệm phân loại rác từ nguồn đã không được làm tốt. Đặc biệt tình trạng độc quyền xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu gây ô nhiễm bị thao túng lâu nay.

Biếm: Vợ Tú Xương tự tử!

Mai Bá Kiếm

20-8-2020

Theo nguồn tin riêng của bổn báo, ngày 15/8 vừa qua, bà Tú Xương – vợ thi sĩ Trần Kế Xương, quê làng Vị Xuyên (Nam Định) đã uống thuốc độc tự tử, nhưng nhờ tập thể y bác sĩ đã tận tình xúc ruột, cộng với thuốc độc của Trung quốc mà bà uống là thuốc giả, nên bà đã qua cơn nguy kịch!

Người Việt ở Nga bị mắng oan

LTS: Tác giả Đặng Văn Thanh, một người Việt sống ở Nga, đưa ra góc nhìn khác về những người Việt ở Nga, trở về Việt Nam, xét nghiệm dương tính với Covid-19. Tác giả viết, “tất cả 23 trường hợp là nam giới độ tuổi đa số từ 26-40“. Nhưng theo danh sách đăng trên báo Tuổi Trẻ thì có một người 24 tuổi, ba người 25 tuổi, bốn người 26 tuổi.

Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc (1935-2021), người để lại nhiều dấu ấn cải cách

Huy Đức

27-1-2021

Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp (người ngồi giữa) trong một cuộc họp. Ảnh: Báo Giáo Dục

Thời kỳ sau Đổi Mới, tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc là một trong những người để lại dấu ấn lên tiến trình lập hiến và lập pháp của Việt Nam nhiều nhất. Cho dù được đào tạo theo tinh thần “pháp chế xã hội chủ nghĩa”, ông Lộc vẫn chịu ảnh hưởng bởi tư duy pháp quyền từ thế hệ cha anh Tây học.

Hà Nội cần một chủ tịch trí tuệ và trong sạch

Nguyễn Ngọc Chu

1-7-2022

1. KHÔNG LẤP AO HỒ VÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN Ở TRUNG TÂM NỘI ĐÔ

Cái cười của kẻ hèn

Khải Đơn

23-9-2020

Nếu không thể cười nhạo và lên án kẻ cường quyền, hãy chế giễu người yếu thế.

Đất nước tươi đẹp

FB Hoàng Tư Giang

3-2-2019

Gần đây, nhiều người tự hào nói về đất nước tươi đẹp, hùng cường. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng tôi muốn nhắc lại những số liệu trong quá khứ và hiện nay.

Theo nghiên cứu của nhóm làm Báo cáo Việt Nam 2035, một báo cáo công phu bậc nhất do WB trợ giúp, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.

Dép – Phiếu tín nhiệm bản sắc Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

9-5-2019

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Báo TN

Buổi gặp gỡ giữa các thành viên của Đoàn Đại biểu cho dân chúng TP.HCM ở Quốc hội Việt Nam với cử tri quận 2, hôm 7 tháng 5, lại trở thành chủ đề nóng cả trên hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội.

Sự cảm nhận cái đẹp là cần thiết và vật chứng của tội ác

Đoàn Bảo Châu

8-8-2022

Một bạn nhắn: “Anh ơi, em thấy cái toà nhà 58 Tây Hồ trông được đấy chứ, sao thấy anh ác cảm với nó thế?”

Stalin và Hoàng sa, Trường Sa

FB Lý Trực Dũng

17-9-2017

Ảnh: internet

Vì Stalin không tin tưởng Hồ Chí Minh, coi Hồ Hồ Chí Minh là người theo dân tộc chủ nghĩa – có tin cho biết Stalin đã giam lỏng Hồ Chí Minh một thời gian ở Maxcova – nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập từ 2/9/1945, nhưng đến tháng 1/1950 mới được Liên Xô công nhận. Ấy thế mà năm 1953 khi Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu từng là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Việt Nam đã khóc than: