Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

“Hãy đối xử với tôi như một con người!”

Phạm Dân

17-9-2020

Vợ con, họ hàng, người làng Hoành và cả những người từ xa tới gặp Cụ Kình đều khẳng định rằng, Cụ tin Đảng CSVN một cách tuyệt đối. Cụ tin vào chiến dịch chống tham nhũng. Tất cả những việc Cụ làm: Đoàn kết dân chúng, lập tổ Đồng Thuận là để góp sức vào chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Cụ tin vào cấp trên sáng suốt, công minh. Cụ là một là một nạn nhân điển hình của một đảng viên tin Đảng với miền tin vô điều kiện.

Cường quốc dân oan

Lê Phú Khải

17-9-2020

Tháng chín năm 1945 ra đời nhà nước cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á để tháng chín năm 2020, người dân lương thiện cả nước cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á đó phải kinh hoàng, đau đớn và phẫn nộ về một phiên tòa với hai án tử hình dành cho hai người nông dân lương thiện chỉ vì tội quyết giữ một cách chính đáng, hợp pháp mảnh đất sống của làng quê, của ông bà để lại.

Những yếu tố giúp trẻ em trưởng thành (Bài 2)

Kim Anh

17-9-2020

Tiếp theo bài 1

Những yếu tố thật sự cần thiết để giúp trẻ em trưởng thành, trong đó có yếu tố dạy các em biết nói và biết cảm thông.

Hoảng sợ bị báo ứng

Nguyễn Đình Cống

17-9-2020

Vụ án Đồng Tâm: Khi chuẩn bị lập phiên tòa đã có vài người được dự kiến tham dự Hội đồng xét xử, nhưng họ viện lý do này khác để từ chối. Riêng hắn vui vẻ nhận làm vì nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện lòng trung thành, và may ra…

Vụ Đồng Tâm: Báo Đức đặt câu hỏi về khẩu súng bắn chết ông Lê Đình Kình

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

16-9-2020

Cảnh sát Việt Nam (thủ phạm đã được xác định là Thượng tá Đặng Viết Quảng) có sử dụng súng MP5 của hãng Đức Heckler & Koch để bắn chết ông Lê Đình Kình hay không? Đó nội dung chính yếu của bài báo trên nhật báo TAZ của Đức (báo in), số ra ngày 16-9-2020.

Đằng sau những phiên tòa

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

17-9-2020

Tôi bị ám ảnh, bởi ánh mắt vô hồn của những người nông dân trong phiên tòa Đồng Tâm. Hình ảnh bà Bùi Thị Nối bị kẹp giữa hai nữ công an sau những gì bà đã làm khiến tôi cảm thấy chua chát. Đằng sau cánh cổng trại giam rồi sẽ còn bao nhiêu đòn thù nữa trút xuống?

Vụ Đồng Tâm ở Việt Nam: Hạ màn

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

14-9-2020

Và không theo cách tốt đẹp

Bản án đã được đưa ra trong vụ Đồng Tâm, cuộc xung đột ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa cảnh sát và một nhóm nông dân kiên trì chống đối. Sau một tuần xét xử, ngày 14 tháng 9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên cả 29 bị cáo có tội, theo các mức độ khác nhau, trong việc chống lại quyền lực nhà nước. Hai người bị kết án tử hình, một người khác bị án tù chung thân và những người còn lại nhận án tù ngắn hơn.

Qua rồi cái thời mọi hành xử của chính quyền là “tự động” đúng!

Trúc Nguyễn

16-9-2020

Câu ca dao “Đất vua chùa làng phong cảnh Bụt” tuy còn mặt hạn chế về hoàn cảnh lịch sử nhưng đã phác họa một bức tranh thái bình tình nghĩa cuộc sống làng xã của nước ta một thời kỳ dài trong lịch sử. Cái nền nếp ấy đang bị lung lay, ngày nay đất không còn là “của vua” nữa mà là “sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý”, một chính sách lung linh về mặt lý thuyết nhưng nội hàm quá rộng, nhiều kẽ hở… có lẽ là nguồn cơn của vấn đề!

Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi

Mạc Văn Trang

15-9-2020 

1. Ngày 9/9/2020 tôi đã đăng bài đề xuất với phiên toà của Toà án Hà Nội xét xử vụ án 3 công an bị chết cháy ở Đồng Tâm: “Yêu cầu dừng phiên tòa để thực nghiệm hiện trường!

Roger Stone kêu gọi Trump tuyên bố ‘thiết quân luật’ nếu thất cử và bắt giữ Mark Zuckerberg, Tim Cook và gia đình Clinton

Business Insider

Tác giả: Tom Porter

Dịch giả: Trúc Lam

13-9-2020

Cặp đôi Donald Trump và Roger Stone. Ảnh trên mạng

Roger Stone tự mô tả ông ta là “kẻ lừa lọc bẩn thỉu” chính trị, là người đã từng cố vấn trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Donald Trump, đã thúc giục tổng thống nắm quyền nếu ông ta thua cuộc bầu cử vào tháng 11.

Mỹ có thể phong tỏa các thương vụ của Hoa Vi trên khắp thế giới?

Project-Syndicate

Tác giả: Dani Rodrik

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-9-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: ndrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại trong khuôn khổ mậu dịch quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng Mỹ và các nước phương Tây không liên kết được một đối sách chung cho phù hợp để chống Trung Quốc.

Bài diễn văn của tù trưởng Seattle, bảo vệ đất đai và thiên nhiên

14-9-2020

Lời giới thiệu: Ông Seattle (1786-1866) là tù trưởng của hai bộ tộc da đỏ Suquamish và Duwamish, cư trú ở khu vực Tây Bắc nước Mỹ, tức vùng đất thuộc bang Washington ngày nay. Vào thập niên 1850, những người da trắng tiến vào vùng đất này của những người da đỏ, ép họ bán đất để phát triển thành phố, trái với mong muốn của họ.

Nhật ký Đồng Tâm

Trương Nhân Tuấn

14-9-2020

Tư pháp, vốn là một nhánh “quyền lực”, cùng với hành pháp và lập pháp, cấu thành hệ thống quyền lực nhà nước.

 Câu đối ghi lại vụ Đồng Tâm

Hà Sĩ Phu

14-9-2020

1/ Đi binh như bầy con nít

Đem đại binh giết một ông già, lo sợ quá bởi lòng không Đại nghĩa!

Dựng tiểu tiết như bầy con nít, mưu mô thừa vì chí chẳng Công minh!

2/ Hai nhân vt chính:

– Vụ đồng đảng phanh thây, công trạng tuyên dương: ngài Phú Trng!

– Lòng giúp dân giữ đất, nỗi oan gánh chịu: c Lê Kình!

3/ S trớ trêu:

Kẻ cướp hiện nguyên hình, lại ngự ghế quan tòa, chân chính nhỉ?

Dân oan đành thúc thủ, phải buông lời thú tội, trớ trêu thay!

4/ Bi kịch Lê Đình Kình:

Thành tâm tin đảng trọn đời, chẳng biết thế thời khi… mãn cuộc!

Dũng cảm giúp dân giữ đất, đâu ngờ đồng đảng quyết… phanh thây?

5/ Công và ti của những xác chết:

– Làm chế độ hiện rõ nguyên hình, một xác Cụ Kình mang TỘI lớn!

– Giúp đảng ta diệt trừ phản nghịch, ba thây Cảnh Sát thật CÔNG to!

6/ Đảng với dân, thói quen và chuyện lạ:

– Một đảng viên còn đáng tin yêu, chuyện lạ ấy ở thôn Hoành nên… chép lại!

– Nhiều dân chúng cứ như mê ngủ, thói quen này trong nước Việt đáng…thôi đi!

Kiến nghị của ông Chu Đình Xương về đường lối của đảng CSVN

13-9-2020

Lời giới thiệu: Trước bức thư của ông Chu Đình Xương gởi BCH Trung ương đảng CSVN tháng 2/1983 là “Kiến nghị dâng Đại hội Đảng lần thứ 5 – Một vài suy nghĩ về đường lối của đảng”, của ông Chu Đình Xương, bố GS Chu Hảo, viết tháng 3/1982, đã được GS Ngô Vĩnh Long công bố vài ngày trước. Kiến nghị dài 20 trang, khoảng 9.500 từ, vừa được một thân hữu chuyển từ file ảnh sang bản Word như sau:

Chu Đình Xương(1913- 1985), cựu Giám đốc Sở Liêm Phóng Bắc Kỳ 1945. Ảnh: Bảo tàng Sơn La

***

KIẾN NGHỊ DÂNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 5

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG

ĐƯỜNG LỐI LÀ GÌ, THẾ NÀO GỌI LÀ ĐƯỜNG LỐI?

Trên báo chí, trong sách vở, cũng như trong lời nói, chúng ta thường hay dùng:

– Đường lối chung

– Đường lối, cụ thể,

– Cương lĩnh 1.

– Cương lĩnh 2.

– Đường lối kinh tế.

– Đường lối công nghiệp.

– Đường lối giai cấp

– Đường lối văn nghệ.

– Đường lối đổi ngôi.

– Đường lối đối nội.

– vân vân và vân vân….

Những khái niệm về đường lối của Đảng trên đây có thật chính xác không? Chắc là không. Ví dụ:

– Đường lối đối ngoại, nếu đem dịch ra Pháp văn thì ai cũng phải dịch là: Ligne de politique étrangère và dịch ngược lại thì lại là đường lối chính sách đối ngoại. Và ta thấy ngay rằng “từ” đường lối ở đây là thừa, không cần thiết và vì chính sách đối ngoại chỉ là một sách lược để phục vụ một đường lối nào đó mà thôi, không thể là bản thân đường lối được.

Một ví dụ nữa: Đường lối văn nghệ. Văn nghệ thuộc lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực thức hệ, văn nghệ là một bộ phận tương đối đặc biệt của cách mạng, của Đảng để phục vụ đường lối của Đảng, của cách mạng, chứ bản thân văn nghệ không có đường lối riêng của mình được, nó tương đối đặc biệt vì nó là bộ phận phải đứng thật vững chắc, vững chắc nhất trên lập trường của Đảng, lấy học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm nền tảng, như vậy Đảng Cộng sản nào cũng chỉ có thể có hai loại đường lối:

– Đường lối chính trị chung

– và đường lối kinh tế cụ thể.

Về đường lối chính trị chung có là chẳng có gì phải bàn nhiều.

Ngay từ những ngày tuyên truyền giác ngộ từng cá nhân cho đến ngày thành lập được Đảng thì đường lối chính trị chung nêu ra vẫn là:

Đảng là Đảng Cộng sản và thực chất, còn tên gọi cụ thể của từng đảng thì tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị của từng nước, nghĩa là trong một giai đoạn chiến lược dài, con đường duy nhất mà Đảng dẫn dắt giai cấp vô sản và toàn dân đi tới là xã hội cộng sản chủ nghĩa, lấy học thuyết mác-Lênin và Chủ nghĩa quốc tế vô sản là nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam.

Như vậy, đường lối của Đảng là con đường đi mà Đảng vạch ra cho giai cấp mình và toàn dân đi theo từng bước một đi đúng đường là cách mạng đang đi lên, đi chệch là gặp khó khăn, phải sửa sai ngay. Đi chệch quá mà không sửa, hoặc sửa không được nữa là cách mạng thất bại, cách mạng thất bại là để cho kẻ thù của cách mạng thắng lợi.

Đấy là đường lối chiến lược lâu đài của Đảng. Chặng đường chiến lược lâu dài này chia ra từng giai đoạn chiến lược ngắn hạn cụ thể là:

1- Xây dựng Đảng, vận động quần chúng, tổ chức lực lượng vũ trang, tạo điều kiện cách mạng chín muồi, nổi dậy giành chính quyền về tay Đảng, Đảng Cộng sản nắm chính quyền.

2- Bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước này dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, vào tương quan lực lượng chính trong nước và trên quốc tế. Một nước còn ở tình-trạng nông nghiệp lạc hậu thì tất nhiên thời kỳ quá độ phải dài hơn nhiều so với nước đã trải qua công nghiệp hóa rồi.

3- Chủ nghĩa xã hội.

4- Chủ nghĩa xã hội phát triển.

5- Chủ -nghĩa cộng sản.

Đây là đường lối chính trị chung, bất di bất dịch cho tất [cả] các Đảng vô sản.

Luận cương chính trị khi mới thành lập Đảng Cộng sản Đông dương tại Đại hội I năm 1930 đã tuyên bố:

“Thời kỳ này là thời kỳ cách mạng vô sản toàn thế giới và thời kỳ kiến trúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết. Xứ Đông-dương nhờ vô sản giai cấp chuyên chính các nước giúp sức cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” (Văn kiện Đảng 1929-1935 trang 49).

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn chiến lược đầu tiên, nghĩa là Đảng vô sản đã giành được chính quyền về tay mình để tiếp tục đi đúng đường lối chính trị chung nói trên, Đảng phải đề ra:

Đường lối kinh tế cụ thể của mình, trừ thời khôi phục kinh tế ban đầu, hoặc trong những năm phải tiến hành chiến tranh, Đường lối kinh tế cụ thể thể hiện trong từng kế hoạch näm năm mà mục tiêu cuối cùng của nó phải là:

So với năm 19… thu nhập thực tế đầu người phải tăng từ…% đến.. % từ nay đến năm 198…, giữ vững chuyên chính vô sản, cũng như củng cố quốc phòng đều chỉ nhằm phục vụ mục tiêu này.

Cả chính sách đối nội và chính sách đối ngoại cũng vậy.

– Chính sách đối nội bao gồm rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu, quan trọng hàng đầu phải là chủ trương và biện pháp phân phối thu nhập quốc dân đến tay người lao động, cả trí óc lẫn chân tay đúng theo nguyên lý Mác-Lênin, làm nhiều hưởng nhiều, làm thường ít.

– Chính sách đối ngoại là chính sách của một Đảng vô sản quốc tế, yếu tố liên kết hợp tác quốc tế phải là một bộ phận hợp thành của đường lối kinh tế cụ thể của Đảng.

Thứ nhất là liên kết quốc tế để đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, không có hòa bình thì không xây dựng và phát triển kinh tế được.

Thứ hai là liên kết hợp tác với ai để xây dựng kinh tế. Nếu không có sự liên kết và hợp tác quốc tế này là đi trái với nguyên lý Mác-Lênin và tất yếu dẫn tới việc đường lối kinh tế thất bại hoàn toàn.

Không phải ngẫu nhiên mà trong: Nghị quyết của Đại hội lần thứ 10 của Đảng cộng sản (xã hội thống nhất) Cộng hòa Dân chủ Đức về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế 1981-1985 ngay trên chương đầu đã ghi:

“Việc liên minh huynh đệ của nước Cộng hòa dân-chủ Đức với Liên Xô và các nước khác trong cộng-đồng xã hội Chủ nghĩa là nền tảng của việc phát triển ổn định và liên tục của nước Cộng hòa dân chủ Đức. NỀN TẢNG này cho phép chúng ta tiếp tục một cách kiên quyết triệt để hóa công cuộc hòa đồng kinh tế xã hội chủ-nghĩa, sự hợp tác khoa học và kỹ thuật với Liên Xô và các nước xã hội Chủ nghĩa khác và việc tận dụng những ưu thế của việc phân công lao động xã hội chủ nghĩa quốc tế để đem lại lợi ích cho nền kinh tế của Cộng hòa dân chủ Đức”.

Chúng ta cần nhấn mạnh 2 chữ NỀN TẢNG, Đảng bạn đã nhận thức đầy đủ và chính xác rằng việc hoà đồng kinh tế xã hội chủ nghĩa nói trên là NỀN TẢNG của công cuộc phát triển kinh tế của mình, chứ không phái là HỖ-TRỢ cho nền kinh tế của mình.

Đến đây, thiết tưởng chúng ta cần sơ bộ tìm hiểu tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế một chút. Hội đồng tương trợ kinh tế do 6 nước họp ở Mát-xcơ-va ngày 5/1/1949 thành lập ra:

1- Liên Xô

2- Bun-ga-ri

3- Hung-ga-ri

4- Ba Lan

5- Rumani

6- Tiệp Khắc

Cho đến nay, Hội đồng đã có thêm 4 nước gia nhập:

7- Cộng hòa dân chủ Đức tháng 9-1950.

8- Mông Cổ tháng 7-1962.

9- Cuba tháng 7-1972.

10- Việt Nam tháng 6-1978.

Ngay từ 1949, các nước sáng 1ập viên đã đề ra chức năng của Hội đồng tương trợ kinh tế như sau:

Hội đồng tương trợ kinh tế có mục đích góp phần:

a) Tiếp tục phát triển sâu và hoàn thiện quan hệ hợp tác và đẩy mạnh liên kết kinh tế XHCN.

b) Phát triển của nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch.

c) Đẩy nhanh tiến bộ kinh tế và khoa học kỹ thuật.

d) Không ngừng, tăng năng suất lao động.

e) Nâng cao trình độ công nghiệp hóa những nước có công nghiệp kém phát triển.

g) Dần dần xích lại gần nhau và ngang bằng mức độ phát triển kinh tế.

(Đề nghị chúng ta chú ý đặc biệt 2 điểm e và g)

Sau 30 năm thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả chương trình hoạt động trên đây, các đảng anh em đã tự hào công bố rằng:

– Thu nhập quốc dân của các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế trong 30 năm qua đã tăng gấp 10 lần, thế mà cũng trong thời gian đó thu nhập của nước tư bản phát triển, (kể cả 9 nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu chỉ bằng gần gấp 4 lần).

– Các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế có 430 triệu người, tức là xấp xỉ 12% dân số thế giới. Nhưng 12% đó lại sản xuất ra 33% tổng sản lượng của ngành công nghiệp trên thế giới.

Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là do sáng kiến của ai? Của nước nào? Chẳng của nước nào cả, mà chi là thi hành lại giáo huấn của Lênin.

Lênin đã dạy rằng:

“Sự tất yếu một liên minh kinh tế mật thiết giữa các Cộng hòa xô viết và phương hướng tạo lập một nền kinh tế thế giới duy nhất được coi là một toàn thể và được điều khiển thao tuột kế hoạch toàn cục của giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc…….”

Đó là chung cho tất cả các nước mà đảng vô sản đã nắm chính quyền. Đối với các nước nông nghiệp lạc hậu, Lênin còn căn dặn: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới cộng sản chủ nghĩa không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. (Lênin tuyển tập Moscou, trang 707).

Đó là nguồn gốc của sự phát sinh và phát triển của Hội đồng tương trợ kinh tế. Nhưng nếu quan niệm rằng 6 nước hội viên đầu tiên của Hội đồng tương trợ kinh tế đã đi lên từ nền kinh tế đã được công nghiệp hóa đàng hoàng thì thật là sai lầm.

Hội đồng tương trợ kinh tế đã bắt đầu đi lên từ con số không. Năm 1949 chỉ mới thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế, viên đại sứ Mỹ ở Tiệp Khắc R. Stanh-ga đã viết:

“Đó là hội góp cổ phần của những người không một xu dính túi”.

Điều đó đúng:

Sau chiến tranh thế giới, các nước hội-viên đều cùng trong cảnh tan hoang, tiêu điều:

– Liên Xô bị tàn phá mất 1/2 tài sản quốc gia và 20 triệu người phần đông là lớp người có mức lực cường tráng.

– Ba-lan mất 6 triệu dân trong chiến tranh. Thanh phố Vác-xa- va bi san bằng. Có thể nói thành-phố Ca-tô-vít-xa là thành phố duy nhất của Ba-lan không bị triệt hạ.

– Đất nước Hung-ga-ri là chiến trường của quân đội Hung-ga-ri và quân đội phát xít Đức.

– Các nước Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Tiệp khắc cũng chịu số phận như trên.

Mà không phải chỉ có như vậy.

Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni còn là nước nông nghiệp và vẫn duy trì các quan hệ nửa phong kiến, công nghiệp của 3 nước này chưa vượt quá trình độ thủ công là bao. Tiệp-khắc và Ba-lan tuy đã có công nghiệp hóa, nhưng Ba Lan còn tồn tại những xóm làng heo hút không biết tới lưỡi cày sắt. Tiệp Khắc ngoài những vùng công nghiệp ra còn có những vùng rộng lớn thuộc miền đông Xlô-va-ki còn chưa ra khỏi thế kỷ 11, v.v…

Đây là khởi điểm, còn cho đến ngày hôm nay thì sao? Các nước anh em của chúng ta đã vô cùng kiêu hãnh mà nói thẳng cho thế giới biết rằng 30 năm qua 1949-1979 các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế không vấp qua khủng hoảng kinh tế, không có suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, khái niệm “nghèo khổ” đã bị xóa khỏi đời sống hiện thực và chỉ còn lại trong các cuốn tự điển.

Ta hãy xem xét tình hình qua những con số:

Bảng chỉ mức tăng thu nhập quốc dân, từ 1950 đến 1977, lấy mốc 1950 là 100:

Nước 1960 1970 1977
Bung-ga-ri 282 593 978
Hung-ga-ri 177 300 456
Cộng hòa Dân chủ Đức 261 400 569
Mông Cổ 275 358 551
Ba Lan 208 274 669
Ru-ma-ni 268 599 —-
Liên Xô 265 528 670
Tiệp Khắc 207 318 452

Bảng tăng lương trung bình hàng tháng:

Nước 1960 1965 1970 1976 Tiền tệ
Bung-ga-ri 78,3 92,4 124 148 Le-va
Hung-ga-ri 1553 1737 2152 2976 Pho-rinh
Cuba 116 141 Pê-xô
Ba Lan 1560 1867 2235 3969 Dơ-lốt-ti
Ru-ma-ni 854 1115 1434 1964 Lây
Liên Xô 80,6 96,5 122 151,4 Rúp
Tiệp Khắc 1365 1493 1937 2369 Cu-roa

Một số liệu nữa:

Theo kế hoạch 5 năm 1981/985 của Cộng hòa dân-chủ Đức thì: so sánh với năm 1980, thì từ nay đến năm 1995, thu nhập thực tế đầu người sẽ tăng từ 1 đến 23%.

Do những bí quyết nào mà khối Hợp đồng tương trợ kinh tế đã khởi điểm từ con số không mà đạt được những thành tựu to lớn như vậy chỉ trong vòng 30 năm?

Giải đáp câu hỏi này thật không có gì khó khăn: chỉ vì một lẽ giản đơn là các Đảng anh em đã thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, đi đứng vững chắc trên lập trường quốc-tế vô sản, mà nội dung chủ yếu là đoàn kết – liên kết – hợp tác quốc tế xã hội chủ nghĩa với tinh thần thương yêu nhau, hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Từ con số không như nhau: Đoàn kết thì sống:

Một cây làm chẳng nên non,

Ba tay chụm lại nên hòn núi cao,

lấy chỗ mạnh của nước này, bù cho chỗ yếu của nước kia, lấy chỗ có của nước này bù cho chỗ không của nước kia, vì trên thực-tế, nước nào cũng có chỗ mạnh chủ yếu, nước nào cũng có những thứ mà nước kia không có, chỉ có vấn đề ít hoặc nhiều mà thôi.

Nói đến đây, ta không được phép quên vai trò của Liên Xô vĩ đại. Từ ngày hình thành hệ thống xã hội Chủ nghĩa thế giới, lúc nào Liên Xô cũng giữ vai trò trung tâm, đầu tàu, không những chỉ là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên có trách nhiệm vô sản quốc tế là giúp đỡ tận tình khẳng khái và vô tư của nước anh em khác, mà còn là Liên Xô có những chỗ mạnh thực sự mà các nước không có hoặc có ít, có những tài nguyên phong phú mà các nước thiếu thốn.

Ví du: Ai cũng rõ rằng nếu không có cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng thì không có công nghiệp hiện đại, các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế đã tính toán rõ rằng Liên Xô đã có 90,8% dầu mỏ, 96% khí đốt, 83% quặng sắt, 86,7% kim loại màu, và 60,5% điện lực để thỏa mãn nhu cầu của cả khối.

Một số người có giàu chất lãng mạn cách mạng đã phát biểu tuột cách thơ mộng rằng: “Nếu các nền văn minh cổ đại đã xuất hiện trên các dòng sông, nền văn minh Ai Cập gắn bó với dòng sông Nin. Hai con sông Ti-grơ va Ofrat đã gắn bó với nền văn hóa Su-me với việc xuất hiện văn tự đưa loài người ra khỏi bóng tối mù đặc của thời tiền sử, thì ngày nay một nền văn minh hiện đại của loài người đã xuất hiện bắt nguồn từ đất nước Liên Xô gắn liền với các đường ống dẫn dầu “Hữu-nghị”, và đường ống dẫn hơi đốt “Liên hợp”, đưa 2 loại nhiên liệu phục-vụ cho con người từ Đông Á đến Tây Âu, vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội chu-nghĩa.

Đến đây ta thấy rằng khái niệm “đoàn kết quốc tế” chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có nội dung vật chất của nó, tức là:

“Sự tất yếu một liên minh kinh tế ……, điều khiển theo một kế hoạch toàn cục của, giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc……” (Lời Lênin).

Nếu không có nội dung vật chất như trên thì sự đoàn kết nào cũng chỉ là lỏng lẻo, nay họp mai tan mà thôi.

Ngày 23/2/1981, trên diễn đàn Đại hội 26 của Đảng cộng sản Liên Xô, đồng chí Bro-giơ-nép đã trịnh trọng tuyên bố:

“Đối với nền kinh tế quốc dân của một số nước xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây nhất không được thuận lợi lắm, nhưng thực ra nhịp độ phát triển kinh tế của các nước thành viên hội đồng tương trợ kinh tế trong 10 năm qua vẫn cao gấp đôi so với các nước tư bản phát triển. Các nước tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế vẫn là nhóm nước phát triển năng động nhất thế giới”.

“Ngày nay, nếu không có quan hệ với các nước anh em khác thì không thể phát triển vững chắc, một nước xã hội chủ nghĩa nào, không thể giải quyết thành công được những vấn đề như cung cấp năng lượng và nguyên liệu, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật”.

Trên đây là trình bày kinh nghiệm tốt của những đảng cộng sản đã đi đúng đường lối chính trị chung dựa trên học thuyết Mác-Lênin và lập trường quốc tế vô sản.

Và lã tất nhiên là đã có những Đảng đi chệch đường, thậm chí đi sai đường, Ví dụ:

– 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Nam Tư vì đã xa rời lập trường quốc tế vô sản, không nghe theo lời giáo huấn cụ thể của Lênin mà đã để trận địa lọt vào tay địch. Chắc rằng những người cộng sản Trung Quốc và Nam Tư chân chính đang nghẹn ngào đau xót biết bao nhiêu! Biết đến bao giờ mới giành lại trận địa.

– Đảng cộng sản Triều Tiên đi vào con đường chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và mù quáng, đã phải tuyên bố vỡ nợ trước thế giới.

– Đảng cộng sản An-ba-ni khăng khăng chống Liên Xô, kiên quyết đứng ngoài cộng đồng xã hội chủ nghĩa, đã gặp thảm cảnh có một không hai trên thế giới: Tổng bí thư và thủ tướng vác súng giết nhau.

– Đảng cộng sản Ru-ma-ni, tuy tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế, nhưng lại muốn có một đường lối kinh tế riêng, quan điểm chính trị độc lập với Liên Xô, hợp tác đa phương, chèo kéo với kẻ thù, hậu quả là như hiện nay đó: nhằm lúc tình hình kinh tế và xã hội gặp khó khăn nhất, kẻ thù (Mỹ) nó khăng khăng đòi trả nợ, đang lâm vào cảnh khốn đốn, chưa biết gỡ thế bí này ra sao đây!

– Đảng cộng sản Ba-Lan vì đi sai đường lối quốc tế vô sản trong liên minh kinh tế, muốn đồng thời liên minh kinh tế với phương Tây, nên năm vừa qua (1981) đã đứng trước nguy cơ tồn vong, nếu không có sự cứu trợ về chính trị và kinh tế của Liên Xô và các nước anh em khác trong cộng đồng XHCN chắc là “vong” chứ không “tồn”!

Xin trở lại vấn đề trọng tâm:

ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG TA

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 5 có ghi: “Sai lầm khuyết điểm và cụ thể hóa đường lối xét cho cùng là do chúng ta chưa thực sự nắm chắc quy luật, chưa nhận đầy đủ thực tế và thiếu kiến thức kinh tế”.

Xin đặt câu hỏi:

– Chưa thực sự nắm chắc quy luật, chưa nắm đầy đủ thực tế và thiếu kiến thức kinh tế. Thì làm sao có thể vạch ra đường lối đúng được? Nhất là đường lối kinh tế cụ thể.

Một ví dụ khác:

Kế hoạch 5 năm của Đại hội 4 theo con số chỉ tiêu thì nông dân phải sản xuất ra 7 triệu tấn lương thực để tự nuôi và nuôi quân đội và bộ máy nhà nước, còn nhà nước (giai cấp công nhân) thì sản xuất ra 450 triệu mét vải để cung cấp cho nông dân, người nông dân hoàn toàn không tự sản xuất ra vải để mặc.

Đến kế hoạch 5 năm của Đại hội 5 thì người nông dân không những đã phải sản xuất ra gạo và thịt để tự cung một phần và một phần đóng góp cho nhà nước, mà còn phải trồng dâu, trồng bông, kéo tơ, kéo sợi để tự túc về mặc. Từng tỉnh, từng huyện phải lo mặc như lo ăn cho nhân dân, nghĩa là cái khung cửi dệt tay của nông dân Việt -Nam đã cho vào bảo tàng từ gần 1 thể kỷ nay, ngày nay lại phải rước ra để cọc cạch !!!

Như vậy, đường lối kinh tế cụ thể của Đảng ta trong 2 kế hoạch 5 năm 1976-80 và 1981-85 lúc nào là đúng? lúc nào là sai? hay là cả hai đều đúng? mà chỉ là:

Sai lầm khuyết điểm về cụ thể hóa đường lối mà thôi!

Kính thưa Đại-hội,

Một Đảng Mácxít-Lêninnít đã chiến đấu quá dày dạn như Đảng ta, ngay sau ngày thành lập Đảng đã làm nên Xô viết Nghệ Tĩnh, 15 năm sau đã làm nên cách mạng tháng tám, giành được chính quyền về tay mình, một Đảng đã nắm chính quyền trên 1/4 thế kỷ, đã đánh bại đế quốc Pháp, đã đánh bại đế quốc Mỹ, mà khi đề ra đường lối của Đảng lại:

– Chưa thực sự nắm chắc quy luật.

– Chưa nắm đầy đủ thực tế và

– Thiếu kiến thức kinh tế.

là tại làm sao? Ta phải nghiêm khắc với ta, phải dũng cảm và chân thành mới tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân sâu xa và đồng thời cũng là trực tiếp là:

Từ nhiều năm nay, ta đã xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, xa rời lập trương vô-sản quốc tế.

Tôi xin nêu một vài dẫn chứng cụ thể:

Mao Trạch Đông đã trở nên phản cách mạng, đã phản bội giai cấp công nhân, phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin từ năm 1930, và từ đó liên tục chống thành trì của cách mạng thế giới là Liên Xô, ấy thế mà:

+ Từ năm 1951 trở đi, ta đã coi tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

+ Tháng 12/1963, trước hội-nghị Trung ương lần thứ 9, đồng chí Lê-Duẩn, Tổng bí thư của Đảng ta đã phát biểu:

“Đảng cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là đồng chí Mao Trạch Đông là người đã thực hiện một cách xuất sắc nhất lời giáo huấn của Lênin vĩ đại, sự phát triển và sáng tạo đặc sắc nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc và đồng chí Mao Trạch Đông đối với lý luận cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận cách mạng lấy nông dân là quân chủ lực …………………………………………………………………………………………………………………………

Ở đây không phải chỉ có vấn đề lực lượng cách mạng mà còn có một loạt vấn đề về đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng……………………

Lý luận này không còn chỉ đóng khung trong phạm vi Trung Quốc mà nó, đã trở thành một lý luận có tính chất quốc tế; những người cộng sản chúng ta, do đã học tập và vận dụng đường lối đó một cách sáng tạo nên đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đến thắng lợi. Nếu trước đây, Lênin đã nói rằng sách lược của cách mạng Nga là một mẫu mực về sách lược cho tất cả mọi người cộng sản trên thế giới, thì ngày nay chúng ta cũng có thể nói rằng sách lược của cách mạng Trung Quốc là mẫu mực và sách lược cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh …………………

(Một vài vấn đề trong nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta. Nhà xuất bản Sự thật, xuất bản năm 1964, sách có bán trong các cửa hàng sách báo).

+ Năm 1965, một lãnh tụ khác của Đảng ta, đồng chí Trường Chinh đã phát biểu:

“Tư tưởng Mao Trạch Đông đã giúp cho chúng ta và Hồ Chủ tịch vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng”. (Trong tác phẩm “Hồ chủ tịch và sự nghiệp vĩ đại của Người”. (Nhà xuất bản Sự thật, 1965, trang 55).

Chi cần 3 cứ liệu trên, chúng ta thấy Đảng ta đã tin theo Mao Trạch Đông thật là vô bờ bến. Mao Trạch Đông là phản động, coi Liên Xô là là kẻ thù số một của mình, suốt đời chống Liên Xô 1 cách điên cuồng và lồng lộn, điều ấy cả thế giới đều thấy rõ, thấy đầy đủ, vậy đã tin tưởng Mao Trạch Đông, coi Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra không những “đường lối cách mạng, mà cả phương pháp cách mạng”, là “mẫu mực về sách lược cách mạng cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ-La-Tinh” thì ta có chống Liên Xô không? Tất nhiên là có. Mà chống Liên Xô là chống thành trì của cách mạng thế giới, là xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, chối từ liên minh, liên kết, hợp tác quốc tế XHCN.

+ Đảng ta đã chống Liên Xô như thế nào?

– Cho đến nay lịch sử đã chứng minh rằng Đảng cộng sản Liên Xô chưa hề phạm sai lầm xét lại hiện đại. Đấu tranh bảo vệ hòa bình, hòa hoãn quốc tế là chủ trương vô cùng sáng suốt, vậy mà Mao-Trạch Đông dựng đứng chuyện vu cáo Liên Xô là xét lại, là từ bỏ đấu tranh giai cấp, là đi vào con đường tư sản hóa, mở một chiến dịch toàn cầu để chống Liên Xô; và Đảng ta đã tham gia chiến dịch này:

Trong những năm 60 ta đã mở một chiến dịch rầm rộ, huy động toàn Đảng học tập chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, chống đường lối bảo vệ hòa bình, hoà hoãn quốc tế của Liên Xô, cùng phê phán Liên Xô là thủ tiêu đấu tranh giai cấp, là đi vào con đường tư sản hóa, coi tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập theo chi thị của Lênin là công cụ nô dịch và bóc lột của Liên Xô, là một hình thức thực dân mới trá hình của Liên Xô, để bóc lột nhân dân các nước, Liên Xô định biến Việt Nam thành vườn chuối, vườn cà-phê của họ, đa số nhân dân và cán-bộ ta đã tin theo Đảng mà căm ghét Liên Xô, thậm chí trẻ con trông thấy người Liên Xô cũng chửi. Và đồng thời trong nhân dân, trong hàng ngũ cán-bộ đã hình thành một danh xưng quái gở là BÁC MAO với ý thức rõ ràng là BÁC MAO vĩ đại hơn BÁC HỒ. Một số đông cán-bộ kiên-quyết bảo vệ Liên Xô, chống Mao Trạch Đông thì bị trừng trị thẳng tay, đến nay vẫn còn người bị tù chưa được về.

+ Trước khi đi vào khía cạnh kinh tế của vấn đề xa rời chủ, nghĩa Mác – Lênin, tối hãy xin nói khía cạnh chính trị của vấn đề này. Đó là:

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Ta coi sách lược cách mạng Trung Quốc là mẫu mực của ta, nên ta đã cử cán bộ sang Trung Quốc học tập làm cải cách ruộng đất. Khi về nước nhà để thực hiện, thì ta lại đón theo một đoàn cố vấn tay sai của Mao đến để giúp ta, danh nghĩa là giúp, nhưng thực chất là chỉ đạo. Mọi biện pháp đều phải thông qua cố vấn duyệt.

Cuộc phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất bắt đầu làm thí điểm ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên từ cuối năm 1953, đến đầu 1954 thì tổng kết. Hàng mấy ngàn cán-bộ, đảng viên đã tham gia học tập tổng kết để triển khai ra đợt một với một khí thế cách mạng như vũ bão, hừng hực lửa căn thủ, quyết tâm đòi lại ruộng đất cho người cày, trong khi ấy thì 75% ruộng đất của địa chủ đã nằm trong tay nông dân lao động rồi. Căm thù ai? Căm thù địch. Kết luận quan trọng bậc nhất của tổng kết là: TẤT CẢ CHI BỘ NÔNG THÔN ĐỀU LÀ CHI BỘ CỦA ĐỊCH.

Tại sao lại 6 xã thuộc huyện Đại Từ, miền Bắc tỉnh Thái Nguyên, căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến, trong lúc kháng chiến còn vài tháng nữa thì thành công, mà lại có cái nhận định quái gở như vậy. Nó phải từ đầu óc độc ác của Mao Trạch Đông mà ra, do đoàn cố vấn của nó truyền đạt.

Nếu tất cả chi bộ nông thôn của ta đều là chi bộ địch, thì nhận định ấy có nghĩa là:

1- Nói chung, Đảng ta chi còn có các tinh ủy viên và trung ương ủy viên để trong bao nhiêu năm chủ yếu là lãnh đạo địch.

2- Các cấp uỷ trong của Đảng đều là do địch bầu ra.

Ấy thế mà hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, đảng viên đã chấp nhận không một chút phản ứng. Trong đó có tôi, tôi đã học tập tổng kết thí điểm, ngay từ đợt một, tôi đã cùng hàng ngàn đồng chí khác kéo nhau về nông thôn để đánh địch. Nghĩa là đánh đồng chí mình, đánh cơ sở vững chắc của Đảng, đồng thời dựng người khác lên làm đảng viên cộng sản.

Nói lên ở đây con số cụ thể các đồng chí đảng viên cơ sở của Đảng bị chính chúng ta tàn sát thật quá đau lòng, tôi không dám viết. Nhưng dẫu sao chúng ta cũng phải thấm thía sai lầm của chúng ta (tôi nói chúng ta đều là nói tôi và hàng ngàn đồng chí trung cao cấp của tôi, cùng tôi đi tham gia cải cách ruộng đất), tôi chỉ nêu lên một con số nhỏ:

– Tỉnh Hà Tĩnh có 210 bí thư chi bộ xã, thì 200 đồng chí bị chúng ta bắn, còn lại 10 đồng chí ở miền núi vì đây chưa cải cách ruộng đất.

Đau lòng lắm các đồng chí ơi!

Chủ nghĩa Mác – Lênin không dạy chúng ta đối xử với con người như vậy bao giờ.

+ Cuối những năm 50, thi hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta lại đem con người ra đấu tố, đấu tố cho bằng gục thì thôi. Phương pháp cách mạng của chủ nghĩa cộng sản cũng không hề có phương pháp đấu tố bao giờ, đấy hoàn toàn là “phương pháp cách mạng” của Mao Trạch Đông.

Đem phanh phui cái chủ nghĩa nó đã tác hại nền kinh tế Việt Nam như thế nào, không phải mục đích của bản kiến nghị này, kiến nghị này chỉ nhằm vào đường lối của Đảng ta về kinh tế đã đi chệch nguyên lý và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin như thế nào mà thôi.

+ Đầu những năm 50, ta tiến hành cải cách ruộng đất như đã nói ở trên.

+ Cuối những năm 50 ta đã theo Mao chủ trương TIẾN VỌT VỀ NÔNG NGHIỆP, dựa trên “kỹ-thuật CẤY DÀY”.

– Ai bảo rằng cấy thưa thì thừa thóc.

– Cấy dày thì có cóc ăn.

Cả một chiến dịch rầm rộ tuyên truyền, giáo dục cho cái “GẬY THẦN CẤY DÀY”

Đồng chí Nguyễn Văn Trân đã thay mặt Chính phủ, đứng trên diễn đàn của hội trường câu lạc bộ quốc tế, thuyết trình về công tác kế hoạch trước gần 1.000 cán-bộ trung cao cấp đã phát biểu đại khái như sau: (tôi trực tiếp được nghe nhưng không nhớ nguyên văn được).

“Ta liệu đấy mà cấy lúa, ta thì không có kho tàng, các nước láng giềng họ theo phương pháp cấy dày, họ cũng dư thừa nhiều thóc lắm rồi. Ta cấy nhiều, khi gặt về, kho không có, mà cũng chẳng bán hoặc cho ai vay được đâu, thóc gặt về để vào đâu”.

+ Sang đầu thế kỷ 60, ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo sản xuất thủ công, đồng thời đưa nông thôn vào con đường hop tác hóa.

– Cải tạo xã hội Chủ nghĩa nghĩa là xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để giải phóng cho sức sản xuất bung lên. Nhưng khi phá hoại quan hệ sản xuất cũ đồng thời ta lại phá hoại cả lực lượng sản xuất, bằng chủ nghĩa thành phần của Mao, ta đã gạt ra khỏi sản xuất, thậm chí trừng trị nữa, biết bao tài năng tổ chức quản lý kinh doanh, tài năng khoa học kỹ thuật.

– Đối với người lao động trực tiếp sản xuất: công nhân, thợ thủ công, nông dân ta thường nói: giai cấp bóc lột nó cố làm sao giữ cho họ ở mức yên tâm cần cù lao động, tuy sống nghèo túng, để làm giàu cho chúng, không nổi loạn để chống chúng. Còn ta làm cách mạng quan hệ sản xuất nghĩa là phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với sức sản xuất thì người lao động sẽ có hứng thú sản xuất. Nhưng trên thực-tế, sau khi cải tạo kết quả đã ngược lại, không hề có chuyện người lao động có hứng thú sản xuất, đến yên tâm sản xuất cũng ít có, phổ biến là chán nản sản xuất. Ví dụ: nông dân xã viên chỉ lao động cho hợp tác xã một cách tắc trách, ềnh àng 3, 4 tiếng một ngày, còn toàn tâm toàn ý dành làm ăn riêng lẻ.

Nguyên nhân là do chúng ta đã chối bỏ quy luật giá trị và nguyên tắc lợi ích vật chất của học thuyết Mác-Lênin, mà áp dụng chủ nghĩa duy ý chí của Mao.

+ Về hợp tác hóa nông nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin dạy rằng: chỉ tiến hành hợp tác hóa khi đã có đủ 2 điều kiện:

1- Sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa một phần, nghĩa là lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa.

2- Hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của người nông dân. Phải để người nông dân có thì giờ suy nghĩ trên miếng ruộng của họ. Nhưng từ đầu những năm 60, ta đã đưa người nông dân vào hợp tác hoàn toàn không có cả 2 điều kiện trên, chúng ta đã áp dụng chủ nghĩa nóng vội, nhảy vọt của Mao.

Nhìn chung lại, trên vấn đề này chúng ta phải tự giải đáp cho chúng ta một câu hỏi được đặt ra:

– Giai cấp tư bản đã bóc lột của người công nhân phần thặng dư giá trị, nó chi trả cho họ phần giá trị lao động cần thiết mà thôi. Vậy chúng ta, những người cộng sản, là Đảng lãnh đạo, chúng ta có trả lại cho người lao động phần thặng dư giá trị của họ không? Hay là chúng ta đã phân phối cho họ dưới mức giá trị lao động cần thiết?

Kinh nghiệm thế giới cho biết rằng: cuối thể kỷ 19, chỉ có một nước nông nghiệp lạc hậu duy nhất có thể “tự lực cánh sinh” mà công nghiệp hoá được là Nhật Bản với những chủ-trương và biện pháp khá độc đáo, nhưng vẫn không tránh khỏi việc bóc lột nông dân nặng nề. Còn sang thế kỷ 20, sau đại chiến thể giới 1914-1918 không có một nước nông nghiệp lạc hậu nào có thể tự lực cánh cánh sinh công nghiệp hóa nền kinh tế của mình được cả, nhất thiết phải dựa vào những nước đã có công nghiệp phát triển.

Ngay Liên Xô, sau cách mạng tháng 10, tuy đã có 1 số cơ sở công nghiệp nào đó mà Lênin vẫn phải dựa vào vốn nước ngoài bằng chính sách kinh tế mới vô cùng sáng tạo. Từ kinh nghiệm thực tế của Liên Xô, Lênin đã dạy chúng ta rằng, một nước lạc hậu muốn không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà lên được chủ nghĩa xã hội thì phải có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến.

Ta đã không nghe theo Lênin, ta đã nghe theo Mao Trạch Đông là phải TỰ LỰC CÁNH SINH.

Đầu những năm 60, toàn Đảng đã được học tập như sau:

Bất cứ nước nào, muốn tiến lên khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, thì phải tạo ra vốn ban đầu để công nghiệp hóa, cần có vốn ban đầu giai cấp tư sản thế giới đã bóc lột, tàn nhẫn giai cấp nông dân, chúng ra đời các lỗ chân lông từ đầu đến chân đều vấy bùn và máu. Còn ta là xã hội chủ nghĩa, ta không được phép bóc lột nông dân như chúng nó. Mà không còn con đường nào khác là phải thắt lưng buộc bụng để tích lũy làm vốn ban đầu. Sau 16 năm thực hiện đường lối này, Đảng đã không tổng kết xem nó đúng hay nó sai, nhưng chỉ biết rằng ta vẫn chưa có vốn ban đầu để tiến hành công nghiệp hóa.

Đến đường lối kinh tế của Đại hội 4, năm năm (1976-80) không nói đến vốn ban đầu, thắt lưng buộc bụng, tự lực cánh sinh nữa, nhưng thực nhất vẫn là tự lực cánh sinh, vốn ban đầu vẫn do nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tích lũy nên.

Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội của nước ta sau chiến tranh, dù có phát triển nông nghiệp về công nghiệp nhẹ đến tột độ chăng nữa không chắc đã đủ để nuôi nhau, lấy gì mà tích lũy để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Huống hồ không có công nghiệp nặng thì lấy gì để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý: thế nào là ưu tiên, thế nào là hợp lý? thì đã không được cụ thể hóa. Hết kế hoạch 5 năm này ta lại không tổng kết. Trên thực tế ta không những đã không ưu tiên phát triển được công nghiệp nặng một cách hợp lý, và cả nông nghiệp và công nghiệp nhẹ cũng không phát triển được, trong khi ta đã đầu tư vào đấy một số tiền khổng lồ (gần 20 tỷ) phần lớn là vốn đi vay của nước ngoài phải trả lãi. Kết quả là vốn không trả được đã đành, đến lãi cũng không trả được. Ấy thế mà ta đã không tổng kết để rút kinh nghiệm.

Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thực sự ta đã phạm sai lầm lớn và nguyên tắc trong chính sách đối ngoại.

Nguyên tắc Mác – Lênin dạy chúng ta rằng khi một Đảng vô sản quốc tế đã nắm được chính quyền thì phải liên minh, liên kết về kinh tế ngay với các đảng anh em đã nắm chính quyền, tạo lập một nền kinh tế thế giới duy nhất được coi là một toàn thể và được điều chỉnh theo một kế hoạch toàn cục của giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc, những nước lạc hậu phải dựa vào sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiến tiến để đi lên, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ-nghĩa.

Đáng lẽ coi việc đặt nền kinh tế nước ta trong “một toàn thể cộng đồng xã hội chủ nghĩa, được điều khiển theo một mô-hình toàn cục” coi các nước anh em là đồng minh chiến lược bất di bất dịch, thì Đảng ta lại đi theo chính sách đối ngoại hợp tác đa phương, không [phân] biệt bạn thù, đồng minh chiến lược và đồng minh chiến thuật. Ta đã giao việc khai thác dầu khí cho cho nước tư bản đã thất bại, nay lại giao cho Liên Xô, chậm mất 7 năm. Đó là một sai lầm vô nguyên tắc.

Một hiện tượng làm cho nhiều đồng chí chúng ta rất băn khoăn là: Báo Nhân dân ngày 29/1/1967, đăng toàn văn bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Ri-gân, không có phê phán.

Sai lầm vô nguyên tắc thứ hai là:

Trong những năm 60, ta chủ-trương: tự lực cánh sinh, thắt lưng buộc bụng để tích luỹ lấy vốn ban đầu thực hiện công nghiệp hoá đường lối kinh tế 1976-1985 ta đi mượn tiền cho nước ngoài để làm vốn ban đầu. Ta đã không phân biệt bạn thù, coi nước ngoài nào cũng chỉ nước ngoài và đã quá tin tưởng vào “HẢO TÂM” của các nước tư bản, yên trí rằng chúng sẽ “xung phong giúp đỡ ta, nhưng cũng may là chúng đã giúp đỡ chẳng được là bao.

Với số vốn vay được, ta lại sa vào “cái hố tự lực cánh sinh” có tiền trong tay, ta tự giải quyết lấy, mọi công việc của chúng ta, không cần sự giúp đỡ của ai cả, trong khi Hội đồng tương trợ kinh tế của 9 nước anh em đã thành lập được 27 năm rồi, với chức năng mục đích đề ra ngay từ ngày mới thành lập, năm 1949:

– Tiếp tục phát triển sâu và hoàn thiện quan hệ hợp tác và đẩy mạnh liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa.

– Phát triển các nền kinh tế quốc dân theo kế-hoạch.

– Nâng cao trình độ công nghiệp hóa những nước có công nghiệp kém phát triển.

– …. v. v…..

và lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận chúng ta.

Trong quá trình hoạt động và trưởng thành gần 30 năm, Hội đồng tương trợ kinh tế đã hình thành những khái niệm “Hiện đại” mang tính chất nguyên tắc, quy luật:

– Nhất thể hóa kinh tế (intégration économique).

– Phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa (division socialiste internationale du travail).

– Tương xâm kinh tế (interpénétration économique).

Ta đã không chấp nhận nguyên tắc liên kết kinh tế của Lênin, ta đã tự lực cánh sinh tiêu xài một số vốn đi mượn khổng lồ để không đem lại một hiệu quả kinh tế nào, đã đưa nước nhà đứng trước cửa miệng hố vỡ nợ. Xét rằng ta nên nghiêm khắc tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm vừa qua.

Xin bàn đến đường lối kinh tế cụ thể của Đại hội tức là kế hoạch 5 năm 1981-1985.

Nếu năm 1949, viên đại sứ Mỹ ở Tiệp Khắc R.Stang-ga đã chế giễu Hội đồng tương trợ của chúng ta là: “Hội góp cổ phần của những người không xu dính túi”, thì chúng ta cũng đã bước vào kế hoạch 5 năm mới này không xu dính túi (hậu quả của kế hoạch 5 năm trước), nên đã không đặt vấn đề tìm ra vốn ban đầu để công nghiệp hóa nữa.

Dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội đã ghi:

“Trong kế hoạch 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cách thức tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chủ yếu là đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã-hội chủ nghĩa là tiêu điểm để xây dựng cơ cấu công nông nghiệp hợp lý, kết hợp đúng đắn phát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xây dựng công nghiệp nặng.”

Báo cáo còn nhấn mạnh:

“…Từng tỉnh, từng huyện, trừ những vùng chuyên canh cây công nghiệp và một số vùng có hoàn cảnh đặc biệt phải tự giải quyết nhu cầu về lương thực thực phẩm tại địa phương mình và đóng góp cho nhà nước.

… Đặc biệt phải có biện pháp có hiệu quả đẩy mạnh trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay và các cây có sợi khác để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất về mặc. Từng tỉnh, từng huyện phải lo ăn cho nhân dân”.

Trong 10 năm nữa, chủ yếu là phát triển nông nghiệp, mấy chục năm nay, giai cấp nông dân đã phải sản xuất ra lúa gạo, thịt cá để nuôi chúng ta, nay lại phải tự sản xuất ra vải để mặc. Gần một thế kỷ nay, người nông dân Việt Nam chủ yếu là mặc vải công nghiệp, (trừ nông dân miền núi), từ nay trở đi lại phải cọc cạch cái khung cửi dệt tay để có cái che thân, bấy nhiêu việc nặng nhọc đều đổ lên lưng giai cấp nông dân. Vậy mà chủ-trương rằng phát triển nông nghiệp trong 10 năm là tiêu điểm để xây dựng công nghiệp nặng thì làm sao nổi. Tiêu điểm nghĩa là gì? đến năm nào thì xây dựng công nghiệp nặng:

Năm 1977, trong báo cáo tổng kết hội-nghị Trung ương lần thứ 6, đồng chí Tổng bí thư có phê bình: Ta đã đi những bước hơi nóng vội, mới là thời kỳ đầu của bước quá độ, chúng ta đã xây dựng kế hoạch như là lúc xã hội chủ nghĩa đã hoàn chỉnh.

Vậy thực sự bước quá độ đã bắt đầu từ năm nào? 10 năm tới đây chưa có cơ sở, khả năng để xây dựng công nghiệp nặng thì còn là bước quá độ nữa không?

Giải thích văn kiện Đại hội 5, xã luận báo Nhân dân ngày 21/12/1981 đã giải thích: “Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là ta hết sức mình đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, tự làm lấy đủ än.

……….. Tự lực tự cường đáp ứng bằng được yêu cầu số một là vấn đề ăn…………………..

Chúng ta chỉ có thể sống bằng kết quả lao động của mình, không thể sống quá khả năng mà chúng ta có”.

Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là đem hết sức mình đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, tự làm lấy đủ ăn. Chúng ta đây là giai cấp nông dân hay là toàn dân? Toàn dân tự làm lấy đủ ăn ư?

Cho đến ngày hôm nay, sau 5 năm thực hiện kế-hoạch 1976-80, với những con số chỉ tiêu cao vời vợi, thì đời sống nhân dân đã xuống đến mức báo động, nạn tham nhũng đã gặm nhấm lên đến đội ngũ bộ, thứ-trưởng, nạn mãi dâm đã tấn công cho đến các cô giáo. Chính phủ thì suýt nữa phải tuyên bố vỡ nợ trước quốc tế.

Còn triển vọng kết quả của kế hoạch 5 năm tới? 10 năm tới sẽ ra sao đây?

Mấy chục năm nay, giai cấp nông dân đã phải sản xuất ra gạo, ra thịt, ra rau để nuôi chúng ta, từ nay trở đi họ còn phải tự sản xuất ra vải để che thân nữa. Vậy nếu:

“Chúng ta chỉ có thể sống bằng kết quả lao động của mình, không thể sống quá khả năng mà chúng ta có (báo Nhân dân). Nghĩa là không còn giúp đỡ của ai cả, bất chấp? Nhất thể hóa kinh tế, bất chấp phân công lao động quốc tế xã hội chủ-nghĩa, bất chấp liên kết kinh tế xã hội chủ-nghĩa, thì chúng ta sẽ sống ra sao đây?

Đường lối của Đảng đã sai lầm hay chỉ là sai lầm ở khâu chỉ đạo thực hiện mà thôi?

KẾT LUẬN

Mục đích duy nhất của bản tham luận này là tìm ra nguyên nhân những sai lầm trong đường lối kinh tế của Đảng ta là:

Chúng ta đã đi chệch học thuyết Mác-Lênin, đã không đứng trên lập trường quốc tế vô sản, đã tiếp thu khá sâu đậm chủ nghĩa Mao (có Mao và không Mao) để xây dựng đường lối kinh tế nên đã đem lại hậu quả tai hại như đã trình bày ở trên.

Xin phép được giải trình thêm:

Để giải thích, truyền đạt tinh thần của đường lối kinh tế của Đại hội 5, xã luận báo Nhân dân ngày 6/1/1982 đã “tuyên bố”:

“Những người sáng lập chủ nghĩa xã hội, không giải quyết những vấn đề chưa có đầy đủ những dữ kiện cụ thể. Đó là sứ mạng của những người kế tục, là hoạt động sáng tạo của những người Macxit-Leninit và của quần chúng cách mạng ở tất cả các nước”.

Nếu nói trong vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang, vấn đề chiến lược chiến thuật quân sự để đánh bại quân xâm lược thì quả thực ta đã có nhiều sáng tạo vĩ đại và đã thành công vô cùng rực rỡ, cả thế giới đều không ngờ tới.

Còn trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế trong hơn hai chục năm qua, ta đã góp những vấn đề gì mà Các Mác, Ăngghen, Lênin, nhất là Lênin chưa đề cập tới để ta phải tự sáng tạo lấy. Những sáng tạo của chúng ta đã đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?

– Hợp tác hóa nông nghiệp ư?

– Cải tạo công thương nghiệp tư bản tự doanh ư?

– Cấy dày ư?

Để chuẩn bị xây dựng báo cáo chính trị của Đại hội 5 trong 3 ngày 9-12 tháng 2/81, đồng chí Lê Duẩn phát biểu những ý lớn, trong đó có những ý như sau:

“Ta là học trò của nó và Lênin, nhưng ta nói có những điểm khác với Mác và Lênin”.

– Sáng tạo của Mác là giá trị thặng dư và chuyên chính vô sản.

– Sáng tạo, của Lênin là chế độ Xô viết cộng với điện khí hóa thành Chủ nghĩa cộng sản.

Mác chưa nói làm chủ tập thể của nhân dân lao động vì Mác chỉ nói công nhân và nông dân. Angghen cũng chỉ nói: “chờ nông dân”. Lênin nói liên minh công nông nhưng cũng chưa thấy rõ cơ cấu công nông nghiệp.

Công cụ là công nghiệp rồi, vậy từ lâu loài người đã sống trong cơ cấu công nông nghiệp rồi…… Từ đó ta nói: Nhân dân lao động làm chủ tập thể và nói thế là chuyên chính vô sản rồi………………………………

Sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa có những quy luật inhérentes à la chose. Đây là sáng tạo của thời đại. Trong thời đại có luật này, nhưng phải sáng tạo mới phát hiện ra được quy luật. Có thời đại thì phải có sáng tạo………… Xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động là phát hiện quy luật cao nhất của chủ nghĩa xã hội.

+ Ta cho rằng: chưa có công nghiệp hiện đại mà nông nghiệp lên sản xuất lớn được, vì có làm chủ tập thể có hai điều:

– Cả nước lên nông nghiệp

– Có huyện.

+ Đơn vị lịch sử để đưa nông nghiệp lên, gắn trồng trọt với chăn nuôi, công nghiệp với nông nghiệp, đó là huyện.

+ Nông nghiệp có thể vừa thâm canh, vừa mở rộng diện tích qua xuất nhập khẩu mà tự giải quyết các vật-tư kỹ thuật cần thiết. Đó là khả năng lịch sử.

Phân tích những ý kiến lớn của đồng chí Lê Duẩn trên đây, ta thấy được mấy điều:

– Cả Mác Ăngghen, Lênin đều đã lạc hậu với thời đại chúng ta.

– Những người Macxit-Lêninnit (học trò của Mác-Lênin) ở thời đại mới thì phải có sáng tạo mới để tiến lên, như xã luận báo Nhân Dân đã viết.

– Ta tự lực cánh sinh vẫn lên được chủ nghĩa xã hội. Đó là khả năng lịch sử của ta và ta đã có 2 sáng tạo lớn: xây dựng chế độ làm chủ của nhân dân lao động.

– Xây dựng cơ cấu công nông nghiệp trên địa bàn huyện, huyện là đơn vị lịch sử để đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, không cần đến công nghiệp hiện đại.

Chúng ta ai cũng biết rõ rằng, mọi chủ nghĩa, mọi học thuyết, mọi sáng tạo cũng chỉ có giá trị sau khi nó đã được đưa ra kiểm nghiệm qua thực tiễn xã hội. Thực tế là thước đo cao nhất, chính xác nhất của mọi giá trị. Vậy:

a) Cái đường lối làm chủ tập thể đã được xác định trong Đại hội 4 (1976) vậy từ đó đến nay (sau 6 năm) nó đã được đem áp dụng ở đâu, hiệu quả kinh tế của nó là gl? Không ai biết cả!

b) Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của đồng chí Tổng bí thư, nhà nước và nhân dân đã bỏ bao nhiêu sức người, sức của vào xây Quỳnh Lưu thành một huyện có cơ cấu công nông nghiệp điển hình, làm mẫu mực cho 400 huyện khác học tập xây dựng theo. Biết bao nhiêu đoàn cán bộ trong cả nước đã đến tham quan Quỳnh Lưu để học tập, tốn bao nhiêu thì giờ và tiền bạc. Sau 6, 7 năm xây dựng. Hiệu quả kinh tế của Quỳnh Lưu là bao nhiêu? Ta hãy để người dân Quỳnh Lưu trả lời là chính xác hơn cả. Một thất bại nặng nề!! Ta cần tổng kết gấp để làm bài học cho 400 huyện sắp tới đây phải xây dựng (theo báo cáo của Đại hội 5).

***

Đến đây vấn đề thật đã rõ ràng. Ta nghĩ rằng Mác, Ăngghen, Lênin đều đã qua đời quá lâu rồi, còn sinh thời các người đã thông có “đầy đủ những dữ kiện cụ thể” về công việc của chúng ta ngày nay. Thời đại của chúng ta thì chúng ta phải “sáng tạo”, “ta có cách của ta”.

– Hợp tác hóa nông nghiệp.

– Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.

– Cấy dày.

– Tự lực cánh sinh để có vốn ban đầu.

– Tự lực cánh sinh sử dụng một số vốn khổng lồ.

– Xây dựng chế độ độ làm chủ tập thể.

– Xây dựng cơ cấu công nông nghiệp huyện.

– v. v…..

theo cách của ta.

và tất cả đều thất bại. Chỉ vì ta đã xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, đã tiếp thu sâu đậm chủ nghĩa Mao và nhiều mặt. Xuất phát từ chủ nghĩa duy ý chí duy tâm chủ quan) và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

***

Kính thưa các đồng chí đại biểu thân yêu của tôi,

Đây 1 tiếng kêu đau thương của một đứa con của Đảng, mới bắt đầu trưởng thành về mặt đảng viên thì đã lão thành về tuổi tác. Tôi năm nay đã 70 tuổi rồi. Hiến dâng bản kiến nghị này lên Đại hội, tôi không có một mục đích gì khác là: Mong muốn Đảng ta thấy sai thì sửa để tiến lên.

Tối đề nghị toàn Đảng hãy thực hiện nghiêm chỉnh 2 lời giáo huấn sau đây của 2 lãnh tụ của chúng ta, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Trường Chinh.

1- Nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập Đảng, đồng chí Lê Duẩn chỉ thị:

“Nhằm xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, chúng ta ra sức mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với Liên Xô và Hội đồng tương trợ kinh tế, coi đó 1 bộ phận hợp thành của đường lối chiến lược kinh tế, chỗ dựa cực kỳ quan trọng để tạo cơ sở kinh tế mới, biện pháp có hiệu lực để xây dựng công nghiệp và phát triển nông nghiệp”. (Báo Nhân Dân ngày 3/2/1980).

2 – Nhân dịp kỷ niệm 3 năm chiến thắng quân bành trướng Trung Quốc, đồng chí Trường Chinh chỉ thị:

“Phải vạch trần những luận điệu chiến tranh tâm lý, giả danh cách mạng, phê phán những luận đề Mao-it, giả Macxit và tẩy trừ những ảnh hưởng độc hại của chủ nghĩa Mao để bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng ta, bảo vệ trận địa tư tưởng của quân và dân ta, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Báo Nhân Dân ngày 17/2/1982).

Tôi xin hết lời.

Chúc Đại hội thành công rực rỡ.

KÍNH BÚT

THÁNG 3 NĂM 1982

CHU ĐÌNH XƯƠNG

31 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

Vụ án Đồng Tâm: Hãy thực nghiệm hiện trường, bị cáo Lê Đình Chức đã đâm 3 công an như thế nào?

Hiếu Bá Linh

13-9-2020

Ảnh hiện trường nhà Lê Đình Hợi, Lê Đình Kình và Lê Đình Chức, nơi 3 công an bị cho là chết cháy dưới hố. Photo Courtesy

Bản Kết luận điều tra số 210/PC1 (Đ3) ký ngày 12/6/2020 (bản Cáo trạng là dưạ trên Kết luận điều tra nên nội dung hầu như giống nhau) đã mô tả rõ Nguyễn Đình Chức ”ở trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi (ngay phía trên cửa sổ) sử dụng tuýp gắn dao phóng lợn chọc nhiều lần từ trên xuống“.

Một phê phán tầm thường và thấp kém

Nguyễn Đình Cống

13-9-2020

Tạp chí Cộng sản tháng 9/2020 đăng bài “Phê phán một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin” (CNML). Bài viết của GS TS Lê Hữu Nghĩa (sinh năm 1947), được trang Viet-studies đăng lại ngày 8 /9. Bài viết gồm 2 phần.

Phần I: CNML là chân lý

Đầu tiên ông Nghĩa đưa ra một số khẳng định về sự đúng đắn của CNML, đại khái như những câu sau, (trình bày bằng chữ nghiêng, với dấu + đầu dòng). Tiếp theo là lời phản biện.

+ CNML vẫn là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hàng triệu người trên trái đất.

Phản biện: Đúng là còn có hàng triệu người như Lê Hữu Nghĩa còn tin CNML, còn xem CNML là thế giới quan, nhưng đã có hàng tỷ người chưa bao giờ công nhận hoặc đã vứt bỏ nó. CNML đã lừa dối được nhiều người nhờ vào sự ngụy biện rất tinh vi, những người vì quá tin hoặc trình độ bình thường rất khó nhận ra những ngụy biện như vậy. Có thể Lê Hữu Nghĩa là một trong số đó hoặc có nhận ra nhưng lại ngụy biện tiếp.

+ CNML vẫn tồn tại, phát triển mà chưa có một học thuyết nào có thể thay thế được.

Phản biện: Nó vẫn tồn tại vì có nhiều kẻ còn bám víu vào nó, thực hành chuyên chính vô sản để bảo vệ đặc quyền đặc lợi. Còn để mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân chỉ cần chống lại độc tài, thực thi dân chủ như nhiều nước đang theo đuổi, chẳng cần gì phải có học thuyết để theo, chẳng cần học thuyết gì mới để thay thế CNML. Lập luận cần có học thuyết mới là ấu trĩ và giáo điều. CNML sai lầm, nhưng ai muốn theo, muốn tôn thờ thì cứ tự do theo, tự do tôn thờ, chỉ đừng bắt ép người khác. Ai thấy cái sai của CNML mà muốn vạch ra cho mọi người biết thì đó là quyền của người ta.

+ Hồ Chí Minh đã nhận định: “Bây giờ, chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.

Phản biện: Hồ Chí Minh tự nhận là học trò của Lênin. Ai chứ học trò khen chủ nghĩa của thầy thì có gì lạ. Hơn nữa những người Việt ngu trung, cuồng tín hoặc nhẹ dạ mới tin vào câu nói của HCM. Những trí thức phản biện không tin vào câu đó.

+ Cương lĩnh của Đảng ta, Hiến pháp của Nhà nước ta đều khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê-nin là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó nói lên ý nghĩa to lớn, giá trị vững bền của chủ nghĩa Mác – Lê-nin…đối với cách mạng nước ta.

Phản biện: Sự khẳng định đó là có thật, nhưng không nói lên ý nghĩa to lớn của CNML mà là nói lên sự kém trí tuệ, sự bảo thủ, sự lừa dối của lãnh đạo. CNML có 2 nội dung chính, quan trọng. Về chính trị là nền chuyên chính vô sản, về kinh tế là quan hệ sản xuất XHCN. Cộng sản Trung Quốc cũng như cộng sản Việt Nam đã từ bỏ CNML về kinh tế, chấp nhận kinh tế thị trường, họ giữ lại chuyên chính vô sản để độc quyền thống tri. Mà nền chuyên chính vô sản là nơi sinh ra nạn tham nhũng, mua quan bán tước, làm hủy hoại tầng lớp tinh hoa và làm ngu dân để dễ thống trị, làm xuống cấp đạo đức và văn hóa. Trong chứng minh cần dựa vào những luận cứ khoa học. Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp không phải là những luận cứ như vậy. Đem trưng chúng ra chỉ nhằm hù dọa những người yếu bóng vía và kém nhận thức.

+ C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sau này là V.I. Lê-nin đã phải thường xuyên đấu tranh chống các quan điểm sai trái đã từng khẳng định rằng, học thuyết của các ông có tính phê phán và cách mạng,

Phản biện: Các ông khẳng định rằng, học thuyết của họ là hay, là đúng thì có chuyện gì quan trọng. Không phải là mẹ hát con khen mà tự hát tự khen. Nó hay dở như thế nào phải do phản biện vạch ra và các ông bác bỏ được, đứng vững được. Khi các ông đã chết thì học trò các ông phải đảm đương. Các ông đã phải thường xuyên đấu tranh chống các quan điểm (mà các ông cho là) sai trái. Điều này nói lên vần đề gì? Nó nói lên là người chống lại các ông rất nhiều và liên tục. Nếu các ông tốt đẹp, đúng đắn thì tuy cũng có người chống lại nhưng không nhiều và liên tục như thế.

+ Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng đi sâu nhận thức chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Phản biện: Có thật thế không hay là bịa đặt một cách sống sượng. Đảng ta nói là lãnh đạo nhưng thực chất như cây tầm gửi, sống bám vào Lòng yêu nước, sự ngây thơ cả tin của dân tộc. Đảng thắng được trong chiến tranh cơ bản nhờ lòng yêu nước của dân chứ chủ yếu không nhờ gì vào CNML. Mà rồi cứ mỗi lần cố vận dụng CNML như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, tạo các quả đấm thép của kinh tế quốc doanh v.v… là một lần thất bại thảm hại. Thế thì CNML đưa VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ở chỗ nào?

Phần 2: Phê phán

Về một số sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận CNML hiện nay ông Nghĩa đưa ra 5 quan điểm tóm tắt như sau:

Một là vịn vào yếu tố thời đại để phủ nhận CNML, cho rằng nó chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, còn bây giờ nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI – CNML đã bị lỗi thời (!).

Hai là, cho rằng CNML không phải là sản phẩm của Việt Nam, nó là “ngoại lai”, “ngoại nhập”. Du nhập nó vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử.

Ba là, đem đối lập chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin, đối lập C. Mác với V.I. Lê-nin để phủ nhận cả chủ nghĩa Mác lẫn chủ nghĩa Lê-nin, phủ nhận CNML nói chung.

Bốn là, đem đối lập CNML với tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ nhận cả chủ nghĩa Mác – Lê-nin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năm là, đem quy sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do sai lầm của CNML, “sai lầm từ gốc, từ bản chất của học thuyết”.

Tác giả Lê Hữu Nghĩa nêu ra 5 luận điểm của “thế lực thù địch” rồi ra sức phê phán bằng những lập luận hùng hồn, bằng những luận cứ xác đáng, tưởng rằng như thế thì bọn phản biện hết đường cựa quậy. Nhưng đọc xong toàn bộ tôi lại thấy buồn cười.

Buồn cười vì nếu trình độ thấp và chỉ đọc lướt qua thì thấy lập luận hùng hồn, nhưng chỉ cần để ý một chút là phát hiện ra những nhận thức non kém. Điều đó chứng tỏ ông Nghĩa không tự biết mình và không biết người.

Ông Nghĩa có chức danh GS TS, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia, UV Hội đồng lý luận trung ương, nhưng có lẽ chỉ là hữu danh vô thực. Căn cứ vào đâu? Chỉ cần căn cứ vào bài viết đã nêu là đủ. Tạm bỏ qua việc không tự biết mình, chỉ nói về không biết người, đó là những người từ mức không tán thành đến phê phán CNML. Họ có ba mức.

Mức một là quảng đại quần chúng. Ban đầu được nghe tuyên truyền CNML, họ tin theo. Nhưng thực tế phủ phàng làm họ mất tin. Nhưng rồi họ lại được nghe giải thích rằng CNML vẫn đúng, chỉ có một số rất đông cán bộ thoái hóa, tham những, mua quan bán chức, độc đoán, làm sai. Họ lại tin và rồi lại mất lòng tin vì thấy bọn thoái hóa ngày càng nhiều.

Mức hai là những người có suy nghĩ, tìm nguyên nhân, nhưng vì trình độ có hạn, họ chỉ mới thấy được, nói ra được một số nguyên nhân gần mà Lê Hữu Nghĩa đã kể ra.

Mức ba là những người phản biện, có hiểu biết sâu về triết học, có phẩm chất cao thượng, họ vạch ra những sai lầm, những độc hại của CNML từ gốc rễ.

Xem ra ông Nghĩa mới chỉ lừa được những người mức một, đối phó với mức hai mà chưa có được trình độ để đối thoại với mức ba. Mà thực ra không thể có ai bảo vệ được CNML một cách công khai trong môi trường tự do ngôn luận. Tuyên giáo cộng sản chỉ có thể dùng lối ngụy biện trong môi trường độc quyền thông tin. Không ai có thể làm sống lại một thây ma đang bị thối rửa, đang bị đào thải.

Tôi sẽ lần lượt vach ra những ngụy biện của Lê Hữu Nghĩa trong 5 phê phán đã nêu trên.

Một là LHN cho rằng, tuy TK 21 có nhiều tiến bộ về KHKT, nhưng những nguyên lý của CNML vẫn rất đúng đắn, như là: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, kinh tế xét đến cùng quyết định chính trị, quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp, quy luật giá trị thặng dư, những nguyên lý khoa học về nhà nước, cách mạng xã hội, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Những điều vừa nêu do Mác suy ra dựa trên học thuyết duy vật, vai trò của kinh tế, vai trò của giai cấp công nhân. Nhiều học giả đã viết bài phê phán các luận điểm trên đây, chứng minh rằng Mác đã nhầm lẫn. Riêng tôi cũng đã viết một số bài như: Một số nhầm lẫn của Mác; Sự ngụy biện của CNML, Chất đất sét trong Chủ nghĩa Mác, Phê phán duy vật lịch sử của Mác; Có hay không giai cấp lãnh đao. Để tránh dài dòng xin không thuật lại nội dung các bài vừa kể (*).

Như vậy Mác đã nhầm, đã sai từ gốc chứ không phải trước đây Mác đúng, bây giờ một số điều không còn thích hợp và ông Nghĩa ra sức bênh vực cho những luận đề của Mác. Riêng Nguyên lý khoa học về nhà nước do Lê nin đưa ra, rằng nhà nước là của giai cấp này nhằm thống trị giai cấp đối địch, đó là một nhận thức bệnh hoạn, thù địch, khác xa vai trò của nhà nước dân chủ thông thường.

Hai là CNML không phải của VN. Đây chỉ là một vài ý kiến của một số ít người có nhận thức tầm thường. Những người phản biện mức ba không ai nói như vậy. Thế mà ông Nghĩa đã cao đàm khoát luận, dùng gần một ngàn từ để luận giải, để chứng minh. Nó giống như cảnh dùng súng đại liên để bắn một con sâu bò trên đường.

Ba là đối lập Mác với Lê nin. Trong những người phản biện ở mức hai có một số vì yêu quý Mác, bênh vực Mác và quy một số sai lầm cho Lê nin. Thực ra chủ trương chuyên chính vô sản với sự độc tài và tàn bạo của Lê nin đã gây ra thảm họa cho nhân dân Liên xô và sự sụp đổ của nó là một minh chứng. Những người phản biện ở mức ba không quá quan tâm đến sự đối lập giữa Mác và Lê nin. Lê Hữu Nghĩa cố chứng minh rằng hai ông vẫn thống nhất. Đây cũng chỉ là một kiểu “đấm vào bị bông”.

Bốn là đối lập CNML với tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông Nghĩa cho rằng Quan điểm trên đây là sai lầm cả về lịch sử và lô-gic”. Thực ra lúc sinh thời Hồ Chí Minh không nhận mình có tư tưởng gì to lớn. Ông thường nói, về chủ nghĩa đã có Mác Lê nin, về tư tưởng đã có Sitalin và Mao Trạch Đông. Tư tưởng Hồ Chí Minh được thế hệ sau cố gạn đục khơi trong để tìm và thực chất chỉ xoay quanh câu nói “Không gì quý hơn độc lập tự do”. Nhưng rồi độc lập đã có mà tự do, đặc biệt và quan trọng nhất là tự do tư tưởng thì chưa có. Quả thật nhiều người phản biện ở mức hai và một số ít mức ba vì muốn dựa vào một cái gì đó để đánh đổ CNML và trong lúc uy tín của Hồ Chí Minh trong dân chúng vẫn còn thì họ dựa vào ông. Số đông những người phản biện ở mức ba không quan tâm đến vấn đề này.

Năm là sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước theo CNXH. Sự sụp đổ này do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân cơ bản nhất là những độc hại của CNML. Để bênh vực cho nó, ông Nghĩa đã trổ tài ngụy biện, đổ vấy cho một số cá nhân lãnh đạo và sự phá hoại của thế lực thù địch. Thử hỏi, CNML là hoàn toàn đúng đắn, những người lãnh đạo các đảng Cộng sản là ưu tú, là vô cùng sáng suốt, được bầu lên từ các đại hội thì ở đâu ra hàng ngàn, hang vạn, thậm chí hàng chục vạn kẻ thoái hóa làm lãnh đạo. Một cây to lớn, nếu bị bệnh ở vài cành nhỏ thì đó là cục bộ, nhưng toàn cây bị bệnh thì chỉ là bệnh từ gốc rễ. Gốc rễ của phe XHCN là gì nếu không phải là CNML.

Tóm lại, khi xem ba mức những người phê phán Mác Lê như ba lực lượng là nhân dân, quân địa phương trang bị thô sơ và quân chính quy, tinh nhuệ, trang bị hiện đại thì sự phê phán của Lê Hữu Nghĩa chỉ là lừa dối nhân dân và gây sự với quân địa phương mà tránh giáp mặt với quân chính quy.

Bài đã quá dài, chỉ xin chốt lại rằng những lời mà Lê Hữu Nghĩa bênh vực CNML, phê phàn những người phản biện chỉ là những lời tầm thường, thấp kém. không xừng với danh vị một trí thức cao cấp của đảng. Ông Nghĩa ra sức bảo vệ CNML, xin ông chỉ ra hiện nay nước nào còn kiên trì đường lối kinh tế của Mác Lê mà phát triển được bền vững, nơi nào có giai cấp công nhân thực sự lãnh đạo đất nước.

_____

(*) Ghi chú: Vị nào muốn tham khảo những bài vừa nêu mà không tìm thấy trên mạng (vì bị chặn) xin viết yêu cầu cho ndcong37@gmail. com. Tôi sẽ xin gửi qua Email.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 11)

Nghiêm Huấn Từ

12-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”; Bài 9: Liệu “kiến nghị” của VKS có cứu được Hải? Bài 10: Phiên tòa tái thẩm: Hy vọng sống của Hồ Duy Hải

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 10)

Nghiêm Huấn Từ

12-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”; Bài 9: Liệu “kiến nghị” của VKS có cứu được Hải?

***

Phiên tòa tái thẩm: Hy vọng sống của Hồ Duy Hải

I. Nhắc lại để nói tiếp

1- Phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

Phúc thẩm, theo thường lệ, là phiên tòa cuối cùng. Sau đó, bản án bắt đầu có giá trị thi hành, không cá nhân hoặc cơ quan nào có quyền phản đối nữa. Trừ hai trường hợp đặc biệt dưới đây, ta sẽ có phiên tòa giám đốc thẩm hoặc phiên tòa tái thẩm:

a) Khi bản án được tạo ra do những vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Ví dụ, lấy lời khai bằng cách tra tấn, ngụy tạo chứng cứ, thủ tiêu chứng cứ, sửa chữa chứng cứ… vân vân. Cái bản án mắc lỗi này sẽ được đưa ra phiên tòa giám đốc thẩm để xét xử. Tất nhiên, liên lụy đến những tác giả (con người) tạo ra bản án này. Tuy nhiên, như ta biết, phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải – do đích thân chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa – đã kết luận: Bản án tử hình Hồ Duy Hải tuy có một số sai sót trong quá trình điều tra, nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án. Nghĩa là, Hải vẫn phải chết.

b) Khi có (những) chứng cứ mới. Đây phải là những chứng cứ quan trọng tới mức làm thay đổi kết luận bản án. Thế thì, phải “xử lại” (tái thẩm) để sửa chữa những kết luận sai ở cái bản án do phiên tòa “xử đi” tạo ra. Những nhân vật là tác giả của bản án (cũ) không mắc lỗi – vì họ xét xử khi chưa có đủ chứng cứ. Trong vụ Hồ Duy Hải, nếu bên gỡ tội (gồm luật sư và gia đình) tìm ra “chứng cứ mới”, họ có thể làm đơn đề nghị mở phiên tòa tái thẩm. Và sẽ có phiên tòa tái thẩm nếu (phải có chữ “nếu”) được cơ quan pháp luật (tối cao) chấp nhận và ra văn bản chính thức đề nghị “xử lại” vụ án. Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị là VKS Tối cao, hoặc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

c) Nơi sửa bản án Hồ Duy Hải

Một bản án tử hình dây dưa tới 12 năm, lại được phiên giám đốc thẩm “tối cao” y án, tất nhiên muốn sửa cũng phải do phiên tòa tái thẩm “tối cao” thực hiện. Đó là nói về nguyên tắc. Còn tòa này có muốn sửa hay là vẫn “y án” là quyền của tòa. Hiện nay, người có vai trò quyết định (lập tòa, cử hội đồng xét xử) vẫn là đồng chí Nguyễn Hòa Bình.

Tình hình hiện nay phát triển tới mức, “nếu” chân lý thuộc về luật sư và gia đình Hồ Duy Hải, thì sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Hòa Bình phải sụp đổ. Do vậy, chắc chắn 100% là đồng chí chánh Tòa tối cao sẽ kịch liệt phản đối việc thành lập phiên tòa tái thẩm. Nhưng đồng chí có phản đối nổi hay không, còn phụ thuộc vào những quy định hiện hành.

d) Nếu Viện Kiểm Sát kiên quyết kháng nghị (theo thẩm quyền và dựa vào đơn của luật sư và gia đình – kèm theo những chứng cứ không thể bác bỏ) thì đồng chí Nguyễn Hòa Bình vẫn buộc phải tổ chức phiên tòa tái thẩm.

2- Con đường sống của Hồ Duy Hải vẫn còn vô vàn gian nan

a) Nếu buộc phải tổ chức phiên tòa tái thẩm thì hầu như 100% đồng chí Nguyễn Hòa Bình sẽ tự cử mình vào vị trí chủ tọa, và cũng hầu như 100% đồng chí sẽ lôi cổ toàn bộ 16/16 thẩm phán dưới quyền vào Hội Đồng xét xử. Tại sao nói “hầu như”, bởi vì – khác cái lần tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm – lần này đồng chí còn phải thăm dò ý kiến cấp trên và dư luận xã hội, mà không thể ngông nghênh, tự đắc như cái lần tổ chức phiên giám đốc thẩm.

b) Nhưng điều chắc chắn, là cả 100% là cái Hội Đồng này sẽ né tránh tối đa cách xử theo luật tố tụng mới (tranh tụng đúng nghĩa)… đồng thời hạn chế tối đa số người của bên gỡ tội. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình vẫn đủ quyền hạn để thực hiện hai điều này – như đã từng làm ở phiên giám đốc thẩm. Dẫu sao, do mất uy tín sau phiên giám đốc thẩm, thế của đồng chí ngay tại phiên tòa này sẽ núng, lực của đồng chí cũng suy. Đồng chí không thể tự tung, tự tác nếu buộc phải đứng ra chủ tọa phiên tái thẩm vụ Hồ Duy Hải.

d) Đủ thấy, con đường sống của Hồ Duy Hải vẫn còn vô vàn chật vật. Bởi lẽ, nếu tử tù Hồ Duy Hải – nay đã 31 tuổi, vừa mới tốt nghiệp cao đẳng 2008, chưa một ngày hành nghề, chưa yêu ai… – mà được sống, thì… đồng chí bí thư Trung ương ĐCSVN Nguyễn Hòa Bình cũng vẫn… “sống” mà như chết. Và ngược lại, nếu Hải phải chết, đồng chí Nguyễn Hòa Bình sẽ mừng rơn mà sống thêm 12 năm vì thành tích đầy đọa Hải và gia đình Hải cũng ngần ấy năm. Do vậy, đủ thấy quyết tâm sắt đá “chống tái thẩm” của vị đại biểu quốc hội, lý luận Mác-Lê cao cấp, tiến sĩ luật khoa, phó giáo sư, 62 tuổi đời, 39 tuổi đảng… Nguyễn Hòa Bình.

3Vẫn hy vọng sẽ có phiên tái thẩm

– Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, đương nhiệm lãnh đạo tối cao ngành Tư Pháp, cách đây 4 tháng đã từng chịu thua kháng nghị của Viện KS (buộc phải tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm). Nhưng cũng do phiên tòa này mắc quá nhiều vi phạm, mà nay uy tín của đồng chí giảm sút thê thảm. Con đường tiến thân khó mà suôn sẻ như xưa. Do vậy, không phải đồng chí muốn chống tái thẩm là có thể chống được. Đã tới lúc cấp trên của đồng chí chán ngán, quá sức chịu đựng; còn cấp dưới của đồng chí từ nay không thể chết chùm với đồng chí nữa. Họ phải tự suy tính cho quyền lợi bản thân họ… Đó là hy vọng đầu tiên sẽ có phiên tòa tái thẩm.

– Luật sư và gia đình không tiếc công sức, thời gian để gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Sự quyết tâm chỉ có tăng, không có giảm. Thực tế, họ đã nộp lên nhiều cơ quan cấp cao những chứng cứ mới đủ sức làm đảo ngược kết luận của bản án.

– Dư luận trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ đứng về phía nạn nhân, tạo ra áp lực lên các cơ quan cấp trên của Tòa án Tối cao.

– Viện KS Tối cao – sau thất bại ở phiên tòa giám đốc thẩm – vẫn cay cú (qua nhiều lần tuyên bố “kiến nghị tiếp“, và khẳng định lẽ phải thuộc về mình). Do vậy, một mặt Viện này vẫn tiếp tục kiến nghị phía Tòa Tối cao “cần xem xét lại quyết định của mình ở phiên tòa giám đốc thẩm”. Mặt khác, Viện này vẫn có thẩm quyền kháng nghị “nếu được cung cấp chứng cứ mới” để buộc phía Tòa phải tổ chức phiên tòa tái thẩm. Và luật sư đã kịp thời cung cấp.

– Cấp trên của đồng chí Nguyễn Hòa Bình (theo thể chế hiện nay) là bộ chính trị và quốc hội… đã quá phiền toái về vụ Hồ Duy Hải (càng để lâu chế độ XHCN sẽ càng bốc mùi khó ngửi), cũng muốn tìm giải pháp tháo gỡ.

Tuy nhiên, cách đây ít hôm, Tòa án Tối cao đã bầu bí thư đảng ủy mới. Có hai khả năng: Một, đồng chí Nguyễn Hòa Bình thôi cương vị “đầu đảng” ở Tòa Tối cao để lên cấp cao hơn (Bộ Chính trị); nếu vậy, cấp trên phải gỡ để đồng chí thoát khỏi cái mớ bòng bong này. Hai, cũng có thể đồng chí bị thất sủng do quá nhiều tiếng xấu trong 12 năm đứng đầu ngành tư pháp nước ta. Nếu vậy, càng cần một giải pháp, trong đó có giải pháp tổ chức phiên tòa tái thẩm.

– Nhưng điều quan trọng nhất và quyết định nhất, là luật sư và gia đình phải có những chứng cứ mới, đủ vững chắc và mạnh mẽ làm thay đổi kết luận của bản án phúc thẩm 2009.

Và nhờ công sức tìm kiếm, rà soát từng câu, từng chữ trong Hồ Sơ vụ án và trong Bản Cáo Trạng, đồng thời tìm gặp các nhân chứng… luật sư và gia đình Hồ Duy Hải đã tìm được những sơ hở, lỗi lầm trong những văn bản trên, thể hiện những chứng cứ bị sửa hoặc bị bỏ ngoài hồ sơ, rất quan trọng.

Thêm nữa, thời thế đã khác, những con NGƯỜI trong nội bộ ngành Tư pháp tỉnh Long An đã dũng cảm tuồn ra cho luật sư những chứng cứ đủ mạnh (bị giấu nhẹm) làm thay đổi nội dung của Cáo Trạng và kết luận của Bản án.

II. Những chứng cứ mới đủ sức làm thay đổi bản án

1- Chứng cứ cũ, nhưng vẫn là mới

Đó là những chứng cứ được đưa vào hồ sơ vụ án ngay từ đầu – nghĩa là cũ rích – nhưng thời gian gần đây mới phát hiện nó “mới”, ở chỗ: Nó bị xuyên tạc để (cố ý) vu tội cho Hồ Duy Hải.

Ví dụ, bản khai của anh Đinh Vũ Thường. Anh là khách hàng tới bưu điện Cầu Voi để sử dụng dịch vụ (gọi điện về gia đình, và do vậy anh là nhân chứng của vụ án). Bản khai (do điều tra viên ghi lời anh, sau đó anh ký nhận) thể hiện: Anh Thường thấy một thanh niên trẻ, không rõ mặt, không quen biết; và một xe máy (xe Dream cao, không chú ý số xe)… Ấy thế mà khi đưa vào Cáo Trạng, thì VKS Long An đã viết thành “anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải” và bịa ra hình dạng và số xe (khớp với xe của Hồ Duy Hải). Đây chính là chứng cứ mới khẳng định tội “làm sai lệch hồ sơ” – nghĩa là bản án này phải bị hủy. Nơi hủy nó là phiên tòa giám đốc thẩm.

Cái tội “làm sai lệch hồ sơ vụ án” bị phát hiện là nhờ luật sư đọc kỹ, đọc tỉ mỉ Hồ Sơ vụ án và Bản Cáo Trạng (hồ sơ một đường, cáo trạng một nẻo, để cố ý vu oan). Điều kỳ công hơn nữa, sau hàng mấy năm mà luật sư vẫn tìm kiếm được anh Đinh Vũ Thường và anh sẵn sàng viết thêm một tờ khai, trong đó vẫn khẳng định 2 điều – như anh đã từng khai năm 2008.

2- Thái độ Nguyễn Hòa Bình

Tại phiên giám đốc thẩm, luật sư đã nộp tờ khai lần 2 của anh Đinh Vũ Thường. Nếu (vâng, “nếu”) là một người công tâm, lương thiện, thì lẽ ra (vâng, “lẽ ra”) đồng chí Nguyễn Hòa Bình phải hết sức vui mừng, vì đây là một trong những chứng cứ mới khẳng định tội làm sai lệch hồ sơ một cách rất cố ý. Nhưng ngược lại, đồng chí lại vặn vẹo rằng, “đây chỉ là bản photocopy, chưa có dấu chứng nhận “sao y bản chính“.

Xin nói thẳng: Dưới tay đồng chí Nguyễn Hòa Bình có biết bao nhân viên, muốn làm sáng tỏ chuyện này quá dễ dàng: Tìm cho ra anh Đinh Vũ Thường, mời anh viết lại tờ khai, nộp tận tay Nguyễn Hòa Bình. Sau đó, so sánh 3 bản khai (đều của Đinh Vũ Thường) với Bản Cáo Trạng sẽ thấy lời lẽ trong Cáo Trạng là vu khống.

3- Có vô số chứng cứ mới

Tờ khai của anh Đinh Vũ Thường chỉ là một ví dụ. Còn rất nhiều chứng cứ mới đủ sức quật ngã cái bản án “giết người” – cũng là quật ngã những đồng chí gắn đời mình, số phận mình với bản án này. Ví dụ, chứng cứ có lợi cho Hồ Duy Hải bị bỏ ra ngoài Hồ Sơ vụ án; chứng cứ sai lệch về thời điểm diễn ra vụ án, chứng cứ kẻ sát nhân thuận tay trái (trong khi Hồ Duy Hải thuận tay mặt)…

Chúng đã được luật sư và gia đình Hồ Duy Hải tập hợp lại, rất đầy đủ, trình bày rất khoa học, dễ hiểu, đã nộp cho các cơ quan liên quan. Chắc chắn nó đã đến tay đồng chí Nguyễn Hòa Bình TRƯỚC KHI phiên tòa giám đốc thẩm khai mạc (nhưng đồng chí lờ tịt).

Bạn đọc nào quan tâm số phận Hồ Duy Hải xin tải về 6 văn bản dưới đây, để thấy số chứng cứ mới (cơ sở để có phiên tòa tái thẩm) là rất nhiều và rất vững chắc.

Sáu lá Đơn chính trong vụ án Hồ Duy Hải

Trước phiên giám đốc thẩm

Đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ năm 2012)

Đơn tố giác tội phạm (từ năm 2015)

Đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ tháng 3 năm 2017)

Đơn kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải (từ 2019) 

Đơn trình bày và cung cấp chứng cứ ngoại phạm mới (hung thủ thuận tay trái) (tháng 5/2020)

Sau phiên giám đốc thẩm

Đơn kêu oan cho bị án HDH và Tố giác làm sai lạc hồ sơ vụ án (3-7-2020)

Thư của ông Chu Đình Xương gởi BCH Trung ương đảng CSVN tháng 2/1983

12-9-2020

Lời giới thiệu: GS Ngô Vĩnh Long vừa công bố thư của ông Chu Đình Xương, bố của GS Chu Hảo, gởi Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 2/1983, trong đó, ông Xương gọi Mao Trạch Đông là “thằng Mao”, hay “con quỷ sứ Mao Trạch Đông”. Bức thư dài 12 trang, mà GS Ngô Vĩnh Long công bố là các file ảnh, đã được một thân hữu của Tiếng Dân chuyển sang bản Word.

Các vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng trong phiên tòa Đồng Tâm

Nguyễn Tiến Trung

12-9-2020

Những điểm vi phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng trong vụ án Đồng Tâm:

I. ĐỊNH TỘI TỪ TRƯỚC PHIÊN TÒA

Cuộc chiến của Bắc Kinh chống lại virus corona: Trung Quốc tự cho mình là cứu tinh

Frankfurter Allgemeine

Tác giả: Friederike Böge, từ Bắc Kinh

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng, chuyển ngữ

8-9-2020

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tự ăn mừng: Chính sách của ông ta đã cứu sống hàng triệu người. Các phương tiện truyền thông của đảng và nhà nước tôn vinh ông là một vị anh hùng. Trong thời kỳ đại dịch, ông đã củng cố được vị trí quyền lực của mình.

Nước Mỹ, một thời cuồng nộ

Nhã Duy

12-9-2020

Năm 1961, chỉ năm ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tổng thống John F. Kennedy mở cuộc họp báo truyền hình trực tiếp đầu tiên, tạo ra một thông lệ chưa hề có xảy ra với các đời tổng thống Hoa Kỳ.

Khai thác Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để hỗ trợ các bị can trong vụ án Đồng Tâm

Vũ Ngọc Yên

11-9-2020

Nền kinh tế Việt Nam đã đổi mới trong ba thập niên qua là nhờ vào việc hội nhập kinh tế thế giới và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nổi bật là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Khi kẻ chấp pháp ngồi xổm lên luật tố tụng

Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền.

Đòn tâm lý của cảnh sát điều tra đánh dân vô tội Đồng Tâm

Phạm Đình Trọng

11-9-2020

Giữa thời yên hàn, công an nhà nước cộng sản động binh, ra quân lớn đánh vào dân làng Hoành, xã Đồng Tâm. Mỹ Đức, Hà Nội. Lực lượng tác chiến là công an Hà Nội nhưng chỉ huy cuộc động binh là trung tướng thứ trưởng bộ Công an và sở chỉ huy đặt trên cơ quan Bộ. Mọi tin tức chiến sự, mọi phát ngôn về cuộc động binh đều phát đi từ mấy ông tướng công an trên sở chỉ huy chiến dịch tập kích dân làng Hoành.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 38)

Hồ Bạch Thảo

11-9-2020

38. Vua Trần Thánh Tông

Niên hiệu: Thiệu Long [1258-1272]; Bảo Phù [1273-1278]

Ngài tên húy là Hoảng, sinh vào giờ Ngọ ngày 25 tháng 9 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), sau đó lập làm Hoàng thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Nguyên Phong thứ 8 [1258] được vua cha Thái Tông nhường ngôi; ở ngôi vua 21 năm, nhường ngôi cho vua Nhân Tông 13 năm, thọ 51 tuổi. Vua trung hiếu nhân từ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau; nhờ đó cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 9)

Nghiêm Huấn Từ

10-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm; Bài 8: Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 8)

Nghiêm Huấn Từ

10-9-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm; Bài 7B: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm

Thư ngỏ gửi những người bạn ở Việt Nam

David Brown

10-9-2020

Bài viết sau đây của ông David Brown, viết độc quyền cho trang Tiếng Dân bằng tiếng Anh, được ông Song Phan chuyển ngữ, gửi đến những người bạn sống ở Việt Nam.

Các bạn ở Việt Nam thân mến,

Trong mười năm qua, tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình về các vấn đề có liên hệ đến Việt Nam trên trang Tiếng Dân và blog Ba Sàm, cũng như trên Asia Sentinel và một số ấn phẩm tiếng Anh khác. Tôi đã viết về đời sống chính trị của Việt Nam, các thách thức kinh tế, xã hội, các lựa chọn về chính sách môi trường và mối quan hệ của nó với các nước láng giềng.