Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tôi xuất thân từ nông dân

Mạc Văn Trang

24-6-2022

Trong ảnh, nhà văn Đào Vũ đi bên trái tác giả. Ông cao hơn 1,80m; thật lòng muốn tìm hiểu, học làm thật một vài việc của nông dân chứ không cưỡi ngựa xem hoa như ông Nguyễn Khải rồi về viết “Cày 2 lưỡi” phịa ghê quá! Ảnh: Mạc Văn Trang

Năm 1957 tôi bỏ học cấp 3 về làm ruộng. Bố hướng dẫn cày, bừa, mọi việc. Bố khen sáng ý. Một năm thì thạo việc nhà nông, là lực điền nổi tiếng; xén lúa thì nhất làng, có thể cho 18-20 người cắt lúa để từng mô, thành hàng, tôi xén ra từng lượm lúa…

Huân chương và phường trộm cắp

Lý Trần

10-1-2020

Thế là thêm hai đồng chí “cán bộ chiến lược” của ĐCSVN nữa bị lộ và thành … củi gộc. Danh sách các đồng chí “ăn của dân không từ thứ gì” nhưng chưa bị lộ chắc chắn còn rất dài, dài gấp nhiều lần danh sách các đồng chí bị lộ. Chừng nào còn chế độ hủ bại này, danh sách kia chỉ ngày càng dài ra. Mất đi 2 đồng chí này lại có thêm 20 đồng chí khác.

Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch Đà Nẵng – Một thời “oanh liệt”! (Kỳ 2)

Quế Hương

4-6-2018

Tiếp theo kỳ 1

Thời kỳ Văn Hữu Chiến làm Chủ tịch Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã mua được các căn nhà: 107 Hoàng Hoa Thám, 73 Nguyễn Thái Học (2011); 121 Phan Châu Trinh (2012); 16 Bạch Đằng (2015); 318 Lê Duẩn (2014) và dự án khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012) mà không qua bán đấu giá công khai.

Loa phường: Đảng CSVN vẫn kiên định chính sách ngu dân

Lý Trần

1-8-2022

Đã có quá nhiều bài viết, phát biểu của người dân về thảm họa loa phường/ xã gây ra cho đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Nhưng tất cả dường như chưa đủ để lay động những cái đầu, trong đó toàn … đất sét của cán bộ tuyên giáo cộng sản, thể hiện gần đây nhất là tiếng gào thét của chị Phó GĐ sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội.

Đảng Quỷ

Nguyên Đại

17-1-2020

Cụ Lê Đình Kình sinh năm 1936, vào đảng CSVN năm 1962. Năm đó, Nguyễn Phú Trọng 18 tuổi, còn Nguyễn Xuân Phúc mới 8 tuổi.

Hãy giữ lấy vành đai Tổ Quốc

Trương Thị Hoa Lài

9-6-2018 

Đất nước mình sẽ trôi dạt về đâu

Khi ngày tháng cứ dãi dầu vay nợ

Mảnh đất ta đâu phải là cái chợ

Mà đem rao, đem bán, cho thuê?

 

Mấy hôm nay như có bão tràn về

Bao dư luận quanh vấn đề nóng bỏng

Luật đặc khu đang ngày càng lan rộng

Dân bất bình hỏi Quốc hội có hay?

Tại sao phong trào nhân quyền đang thua và làm thế nào để có thể bắt đầu thắng lại

Foreign Affairs

Tác giả: Jack Snyder

Đỗ Kim Thêm, dịch

21-7-2022

Lời người dịch: Tác giả Jack Snyder không đề cập đến tình trạng tại sao các phong trào đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam đang suy yếu, nhưng những lý giải trong bài cũng mang lại các nội dung hữu ích.

Đã đến lúc người Việt quan tâm cho việc cải thiện nhân quyền phải nhận ra rằng cho đến nay các phương thức đấu tranh đã không hữu hiệu như mong đợi. Bằng chứng là vô số các thỉnh nguyện thư của giới trí thức không được chính quyền quan tâm. Việc tố cáo chính quyền và vận động ngoại giao và truyền thông quốc tế của các phong trào xã hội dân sự không tạo ra áp lực đúng mức. Còn dân chúng? Họ chỉ còn cách quỳ lạy giữa đường để xin cảnh sát cho tự do giao thông hay phải tuột hết quần áo để biểu lộ lòng phẫn uất tột cùng.

Nhân quyền trước hết là một vấn đề ý thức của người dân về quyền lợi của chính mình. Do giáo dục lạc lối mà người dân chưa có được ý thức này và người Việt hải ngoại cũng không giúp được gì nhiều hơn.

Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, chính quyền cũng thừa khôn ngoan mà tận dụng nó, nên nhìn chung, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng cho nhân quyền.

Cho dù có những thoái trào gần đây, nhân quyền vẫn là vũ khí mạnh nhất của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sự am tường về sức mạnh của các quyền này. Sự hấp dẫn của nhân quyền đối với lợi ích cá nhân phải được hỗ trợ bởi một hệ thống giáo dục được cải thiện mà khi nó xây dựng vững chắc sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy.

Ý thức về quyền lực của người dân dẫn đầu; theo sau đó là các hình thức để thực hiện các quyền đòi hỏi. Triển vọng chung để cải thiện cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có vẻ bi quan.

***

Phong trào nhân quyền hiện đại từ lâu đã tự thể hiện mình là một cuộc trường chinh thập tự đầy lý tưởng. Trong một thế giới tràn ngập các nền chính trị dựa vào quyền lực thô bạo và tước đoạt nơi kẻ yếu, phong trào muốn phục vụ như một ngọn hải đăng của sự minh quang về đạo đức dựa trên các nguyên tắc phổ quát. Các nhà hoạt động nhân quyền giải thích những chiến thắng mang tính biểu tượng của phong trào của họ như là chiến thắng của sự chính trực kiên cường đặt nền móng cho các chính nghĩa tiến bộ trong tương lai.

Năm 2012, Aryeh Neier, người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), đã viết rằng, phong trào chống nô lệ là chiến dịch nhân quyền thực sự đầu tiên vì những người tham gia đã huy động cho các quyền của người khác.

Bản thân những người theo chủ nghĩa bãi nô ban đầu tuyên bố rằng, việc theo đuổi không khoan nhượng các nguyên tắc vị tha của họ đã chiếm ưu thế, bởi vì sự thật đạo đức của chính nghĩa của họ là hiển nhiên. Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr., từng phục vụ như là khuôn mẫu sau này của một mô hình kiên quyết, mẫu mực tương tự.

Nhưng hiện nay, phong trào này đang lúng túng khi phong cách đối thoại một chiều và sự xấu hổ đầy phẫn uất đang gây ra phản ứng dữ dội từ những nhà độc tài, những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu và các khu vực bầu cử mà quần chúng ủng hộ những kẻ mạnh này trên toàn cầu.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhiều nhà lãnh đạo khác đã nổi danh khi kêu gọi việc thúc đẩy nhân quyền như là một dự án của những kẻ bắt nạt suy đồi, lạc lõng, những người thúc đẩy các chương trình nghị sự xa lạ để thay thế quyền tự quyết dân tộc phổ biến bằng chủ thuyết quốc tế tinh hoa, đế quốc.

Ông Tập nhún vai khinh  thường trước cáo buộc gây diệt chủng chống lại người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, tạo chiến thắng ở tỉnh Tân Cương (nơi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ sinh sống) vào tháng 7/2022, nơi ông khoe khoang về sự “thống nhất” của các dân tộc Trung Quốc.

Cáo buộc tội ác chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không làm gì để can ngăn Putin trong việc leo thang các cuộc tấn công vào dân thường Ukraine. Biden gọi Ả Rập Xê Út là nước “không đáng chấp nhận”, nhưng sau đó, Biden đã đến thăm Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammad bin Salman ở Riyadh, nơi họ chạm trán nhau. Neier thừa nhận là: “Nêu tên và làm xấu hổ ngày càng không hiệu quả”.

Phản ứng dữ dội này phần lớn là do tự mình gây ra. Vấn đề là những người ủng hộ cho nhân quyền đã hiểu sai về các nguồn gốc của sự thành công lịch sử của chính họ. Cho đến nay, dân chủ dựa trên quyền cá nhân là hình thức thành công nhất của tổ chức xã hội hiện đại, không phải là vì tinh thần đạo đức vị tha mà vì nó thường tốt hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế để phục vụ cho lợi ích của dân chúng.

Các nhà hoạt động nhân quyền làm tốt hơn khi họ tăng cường năng lực của người dân trong việc đấu tranh cho quyền của chính họ, thay vì đánh bại các nhà lãnh đạo áp bức theo những cách giúp họ huy động các phản ứng dữ dội của tinh thần dân tộc.

Một cách nhân bản có thể  

Những tiến bộ về nhân quyền kể từ cuộc Cải cách và Khai sáng không phụ thuộc vào sự chỉ trích của nước ngoài đối với các chế độ áp bức mà phụ thuộc vào quyền lực xã hội đang gia tăng của chính các chủ thể của các chế độ đó, những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng các quyền.

Bắt đầu từ các nước Bắc Âu theo đạo Tin lành, thí dụ như Hà Lan và Vương quốc Anh, các thương nhân và tầng lớp trung lưu thành thị đã thúc đẩy cho dân chủ, thủ tục tố tụng hợp thức, tự do tôn giáo và chủ nghĩa tư bản hiệu quả để bảo vệ cho các lợi ích kinh tế cũng như tự do cá nhân của họ.

Đổi lại, việc mở rộng xóa nạn mù chữ và thương mại đã mang lại cho các đối tượng có học vấn, cần cù làm đòn bẫy lớn hơn để chống lại những người cai trị của họ và củng cố sự phát triển của luật hiến pháp. Sau đó, công nghiệp hóa đã tạo động lực cho các công nhân trong việc thành lập các công đoàn và đưa ra yêu sách về các quyền kinh tế, xã hội và lao động cho giai cấp công nhân.

Trong nhiều nền dân chủ hiến định, một khi một khu vực bầu cử cốt lõi mạnh mẽ cho một hệ thống dựa trên các quyền được thành lập, các phong trào xã hội có thể sử dụng hệ thống đó để mở rộng quyền cho các nhóm bị loại trừ. Những người ủng hộ cho nhân quyền muốn giải thích những chiến thắng của phong trào chống nô lệ, chiến dịch bất bạo động của Gandhi cho nền độc lập của Ấn Độ và cuộc đấu tranh hiếu hòa của King cho các dân quyền là kết quả của tinh thần lý tưởng không khoan nhượng.

Nhưng trên hết, thành công của họ phụ thuộc vào việc huy động và duy trì các phong trào xã hội đại chúng dựa trên các nguyên tắc đạo đức rộng lớn mà nó đã thu phục được sự đồng cảm của đa số đầy quyền lực trong xã hội của chính họ. Để giành chiến thắng, các nhà hoạt động có nguyên tắc, các phong trào quần chúng và các đảng phái chính trị cấp tiến tất cả phối hợp, bao gồm cả bằng cách thực hiện các cuộc thương thảo có mưu lược để giành được quyền lực chính trị.

Hãy xem những người theo chủ thuyết bãi nô của Hoa Kỳ. Phe cánh này của phong trào chống nô lệ đã sụp đổ vào cuối những năm 1830 do sự chia rẽ trong nội bộ và lòng thù địch của tầng lớp lao động da trắng ở phía bắc, họ vốn cảnh giác về mối kình địch từ giới lao động da đen trong các tiểu bang của họ. Nhưng phong trào vẫn đủ mạnh ở tiểu bang New York, nơi có cực đoan tôn giáo, để giữ cán cân quyền lực quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1844, việc này khiến cho Henry Clay, Thượng nghị sĩ đảng Whig ở Kentucky, người rất lập lờ về chế độ nô lệ, chống lại James K. Polk thuộc đảng Dân chủ ủng hộ chế độ nô lệ.

Những người theo chủ thuyết bãi nô ở New York đã từ bỏ đảng Whigs và bỏ phiếu cho một ứng viên đảng thứ ba chống nô lệ không khoan nhượng, vô tình bầu cho Polk, tạo tiền đề cho chiến tranh Mexico và sự bành trướng của chế độ nô lệ về phía tây.

Abraham Lincoln, chính trị gia thực dụng của đảng Whig, đã học được từ sai lầm của những người theo chủ thuyết bãi nô. Trong chiến dịch tranh cử của riêng mình, ông đã tập hợp một liên minh đảng Cộng hòa chống nô lệ thành công bằng cách hứa hẹn với những công nhân da trắng miền bắc phân biệt chủng tộc rằng ông sẽ cấm lao động da đen nô lệ ra khỏi các vùng lãnh thổ thuộc phía tây, nơi mà người da trắng hy vọng sẽ định cư. Đó là một sự thỏa hiệp nhơ nhuốc, nhưng cần thiết để tạo thêm quyền lực cho các đối thủ của chế độ nô lệ. Lincoln đã giành chiến thắng, và đến năm 1865, chế độ nô lệ đã bị cấm ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

Mặc dù các nhà hoạt động nhân quyền ngày nay đã học được một số kỹ thuật thực dụng từ nhiều thập niên theo cách làm việc trong các cơ sở quần chúng của họ, họ vẫn thích những lời tố cáo mang tính lý tưởng hơn là thỏa thuận mưu lược và né tránh việc xây dựng các phong trào quần chúng có thể gây rối loạn.

Trong một bài bình luận năm 2013, Neier lo rằng sức mạnh của “việc huy động quần chúng” có thể “bị lạm dụng”, đó là điểm sẽ không xảy ra trong một tổ chức trong giới ưu tú được chuyên nghiệp hóa.

Nhưng như Kenneth Roth, Giám đốc điều hành mãn nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã thừa nhận trong một bài tiểu luận năm 2004, tổ chức của ông và các đồng minh phải chịu một “tình trạng yếu kém tương đối trong việc huy động một số lượng lớn người trong giai đoạn tiến hóa này của chúng ta.”

Công lý và Hoà bình

Cho đến nay, quy luật tự trị dân chủ đề ra các dân quyền tự do là hình thức phổ biến, thành công và thực dụng nhất của tổ chức xã hội hiện đại. Gạt sang một bên các quốc gia nhỏ có dầu mỏ và Singapore, không có quốc gia nào tiến qua khỏi bẫy thu nhập trung bình, hoặc 25% GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ, mà không trưng bày áp dụng toàn bộ các dân quyền và nhân quyền dân chủ tự do.

Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2020 (sử dụng số liệu cho các nước phát triển), Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt ở mức 16% nếu so với mức của Mỹ. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ có thể xảy ra vì các cường quốc tự do cho phép nước này tham gia vào một nền kinh tế thị trường toàn cầu mở rộng mà họ đã tổ chức.

Các nền dân chủ tự do cũng đã đứng về phía chiến thắng trong mọi cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trong hai thế kỷ qua bởi vì họ là những người theo chủ nghĩa hiện thực giỏi nhất, giỏi hơn trong việc thành lập và duy trì các liên minh, ít đe dọa hơn đối với việc hạn chế các mẩu mực và thận trọng hơn trong việc tránh kiểu xâm lược tự hủy mà nó tiếp tục gây tai hoạ cho các cường quốc độc tài.

Các công trình nghiên cứu về các điều kiện làm nền tảng cho các hệ thống nhân quyền thành công cho thấy là những quyền này có tương quan chặt chẽ nhất với hòa bình, vì chiến tranh chắc chắn mang đến một làn sóng vi phạm nhân quyền.

Dân chủ và một loạt các yếu tố giúp thúc đẩy nền dân chủ ổn định đứng vào hàng thứ yếu. Những yếu tố này bao gồm GDP bình quân tính theo đầu người khá cao; các thể chế hành chính và pháp lý dựa trên các quy tắc, không tham nhũng; một nền kinh tế đa dạng (đặc biệt là một nền kinh tế không chỉ dựa trên dầu khí); một sự đồng thuận về việc mọi người sẽ được hành sử quyền dân chủ của họ đối với quyền dân tộc tự quyết; và một tình lân quốc ủng hộ của các quốc gia dân chủ tự do.

Do đó, về phương diện lịch sử, không có gì là đáng ngạc nhiên khi nền dân chủ tự do và các phong trào hoạt động vì quyền tự do là không thể tách rời, bên này tùy thuộc vào sự thành công của bên khia. Nhưng ngày nay, tác động phản tác dụng của việc vận động nhân quyền gay gắt làm trầm trọng thêm vấn đề thoái trào dân chủ và làm phức tạp cuộc cạnh tranh địa chính trị của nền dân chủ chống lại các chế độ độc tài quyết đoán ngày càng tăng.

Trong phần giới thiệu về Báo cáo Thế giới năm 2022 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Roth hợp lý khi nhấn mạnh rằng, giải quyết cuộc khủng hoảng đương đại của nền dân chủ là chìa khóa để cải thiện nhân quyền toàn cầu.

Nhưng phương sách của Roth phụ thuộc quá nhiều vào cái mà Roth gọi là “việc tố cáo” chế độ chuyên chế. Sự xấu hổ về đạo đức không làm thu ngắn hơn cho nền dân chủ dựa trên các quyền khi các quốc gia thiếu điều kiện để tạo ra nó. Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã thất bại trong việc mang lại nền dân chủ hoặc nhân quyền, không phải vì các nhà hoạt động thiếu những lời hùng biện cao siêu mà vì điều kiện xã hội cho cả hai đều yếu hoặc không có ở mỗi nước. Ít nhất, cho đến khi một số điều kiện thuận lợi đến, nhiệm vụ chính của những người thúc đẩy các quyền là tìm ra một con đường thực dụng để thực hiện chúng.

Sức mạnh đầy thuyết phục

Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng. Nhưng các chính trị gia và nhà hoạt động, những người ủng hộ cho nền dân chủ và nhân quyền có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng các hệ thống điều hành chính yếu của trật tự dân chủ tự do đang hoạt động như để cung cấp lợi ích tập thể thông qua nền kinh tế toàn cầu mở rộng, thông qua các hệ thống liên minh quân sự mà nó bảo vệ các đối tác đang tự do hóa thoát khỏi từ sự xâm lược độc đoán, và thông qua tự do ngôn luận và thông tin.

Công việc này sẽ không dễ dàng. Tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng và các luồng thông tin sai lệch tràn ngập đã làm hoen ố sức thu hút của hệ thống dựa trên các quyền. Một lý do chính cho điều này – và là nguồn gốc của phản ứng dữ dội của trào lưu dân túy nhằm chống lại trật tự tự do – là sự vươn lên của chủ nghĩa tự do tuyệt đối, nó đã làm lu mờ ý tưởng cho rằng nhà nước tự do nên điều tiết các thị trường kinh tế và các nhà báo có trách nhiệm nên quan tâm theo dõi về lĩnh vực tưtưởng.

Để bắt đầu hồi sinh hệ thống dựa trên các quyền, các quốc gia dân chủ và các nhóm vận động cho nhân quyền có thể hoạt động để áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nhiều đối với việc rửa tiền quốc tế, trốn thuế, che giấu các tài sản đánh cắp và phổ biến trong toàn cầu về các phát biểu đầy căm thù, phỉ báng và thông tin sai lệch.

Các quốc gia tự do cũng phải tiết chế phương cách mà họ mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách mở rộng cánh cửa có điều kiện cho các quốc gia mới tự nguyện gia nhập vào trong hàng ngũ của họ, thay vì đề ra những cải cách về tự do khó thu hút. Ví dụ như Liên minh châu Âu đã thành công trong việc mang lại sự quản lý ổn định, dân chủ cho phần lớn châu Âu sau thời Chiến tranh Lạnh bằng cách chờ đợi một cách đúng đắn cho các quốc gia thỉnh nguyện thành thành viên và sau đó yêu cầu họ thực tập một cách nghiêm minh để đạt được các tiêu chuẩn thuộc về quản trị, luật pháp và quyền trong câu lạc bộ. (Ngay cả khi các điều kiện của Liên minh châu Âu đôi khi hơi lỏng lẻo, như sự thụt lùi dân chủ ở Hungary và Ba Lan đã chứng minh.)

Nhưng ở những nơi khác, sự chuyển đổi đột ngột sang các hệ thống theo kiểu phương Tây một cách hời hợt, đôi khi được yêu cầu bởi các nhà tài trợ dân chủ bồn chồn, đã ép buộc đối với các quốc gia châu Phi và Trung Đông mà họ thiếu các điều kiện về thể chế, dân số và kinh tế để thành công. Ở những nơi như Burundi, Iraq và Rwanda, kết quả thường sống sót trong thời gian ngắn và cuối cùng là dẫn đến đổ máu.

Để tránh các khó khăn khi đòi hỏi rằng các quốc gia và nhà hoạt động tự do phải dịu giọng về các chủ thuyết hợp pháp, tinh thần đạo đức và nguyên tắc phổ quát của họ. Thay vào đó, họ nên kêu gọi về lợi ích cá nhân của đa số quốc gia hùng mạnh bằng cách nhấn mạnh các vấn đề phổ biến như chống tham nhũng và thịnh vượng kinh tế rộng lớn.

Vấn đề lợi ích của đa số là đặc biệt quan trọng. Một phần ba các cuộc biểu tình rầm rộ gần đây trên toàn thế giới đã được tổ chức bởi các nhóm địa phương nhằm để tố cáo tham nhũng. Nhưng các tổ chức nhân quyền xuyên quốc gia quan trọng đã tham gia những nỗ lực này chỉ sau khi nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình, và sau đó chỉ để phản đối việc đàn áp, chứ không phải là tham nhũng.

Việc huy động trực tiếp hơn để chống tham nhũng sẽ mang lại cho phong trào nhân quyền một chuyển biến quan trọng, một vấn đề chính để củng cố tinh thần thương tôn pháp luật. Các nhóm nhân quyền cũng quan tâm đến việc khiến các quốc gia kêu gọi cách hành sử của Trung Quốc là đưa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của mình vào các hệ thống trại tập trung là một “cuộc diệt chủng”. Nhưng những lời buộc tội như vậy dẫn đến một việc gây rối trong việc phân tích ngữ nghĩa chi ly.

Ngược lại, việc áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với hàng xuất khẩu dựa vào lao động cưỡng bức, chẳng hạn như do người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm làm ra, cho thấy một vấn đề mà các đối tác thương mại nước ngoài cần có quan điểm rõ ràng về luật pháp và lợi ích cá nhân.

Các nhóm xã hội dân sự có thể tổ chức các cuộc tẩy chay liên tục để cho thấy rằng những người ủng hộ nhân quyền có nghĩa là kinh doanh. Điều này đặt ra một thái độ hỗ trợ trong việc đối xử công bằng với tất cả công nhânTrung Quốc và tạo động lực khích lệ cho Trung Quốc cải thiện hệ thống kế toán và tiêu chuẩn lao động của mình.

Thật vậy, đôi khi, những người thúc đẩy cho nhân quyền sẽ muốn tránh hoàn toàn xấu hổ và thay vào đó một cách làm việc của họ giống như tư vấn quản lý, nhấn mạnh lời khuyên tinh tế, tư duy đầu tư và khuyến khích tích cực, thay vì công kích những thiếu sót về văn hóa của xã hội.

Ví dụ như nghiên cứu cho thấy rằng các hành vi lạm dụng sâu rộng về các nữ quyền như tảo hôn và cắt bộ phận sinh dục đang giảm đi khi cư dân gia tăng việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông quốc tế, khi phụ nữ có cơ hội làm việc tốt hơn bên ngoài gia đình và khi cộng đồng ít nhất được hiện đại hóa một phần, tất cả các cải cách tích cực nhằm đẩy mạnh một cách rộng rãi cho nền kinh tế.

Ngược lại, các quốc gia xấu hổ vì “tình trạng lạc hậu” có thể có các đối nghịch với hiệu ứng dự định của mình bằng các hoạt động bị chính trị hoá mang tính biểu tượng cho bản sắc văn hóa quốc gia, từ đó tạo thêm  các phản ứng dữ dội chống lại nữ quyền.

Điều này không có nghĩa là các quốc gia tự do và các nhà hoạt động cho nhân quyền không nên xác minh về các nguyên tắc. Điều đó có nghĩa là họ phải cẩn thận và có chiến lược về cách mà họ cổ vũ cho những giá trị này. Điều đó cũng bao gồm việc tránh những yêu cầu không thiết thực. Biden gọi Putin là “một tội phạm chiến tranh”, người “không thể tiếp tục nắm quyền”, nhưng ông không có cách nào hợp lý để thực hiện lời tuyên bố khiêu khích này.

Mặc dù những kiểu lên án rỗng tuếch này có thể mang lại hiệu quả cảm thấy tốt trong nhất thời, nhưng cuối cùng, trông giống như đạo đức giả, ngay cả khi là thực tâm. Và trong một cuốn sách gần đây, nhà hoạt động nhân quyền kỳ cựu Priscilla Hayner ghi hận rằng thực sự có sự đánh đổi giữa hòa bình và công lý.

Ví dụ như đe dọa giới lãnh đạo quân sự và các nhà hoạch định chính sách khác bằng thời gian ngồi tù có thể loại bỏ việc cho họ xin tị nạn hoặc ân xá, nếu họ giúp trong việc chấm dứt chiến tranh, và chiến tranh, xét cho cùng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của việc vi phạm pháp luật. Thực hiện quyền công tố “vì lợi ích của công lý”, như quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế đặt ra, đòi hỏi phải quản lý sự đánh đổi này bằng cách thực hiện các cuộc điều tra thông minh về mặt chiến thuật trong khi trì hoãn các bản cáo trạng không kịp thời.

Nhân quyền, bất chấp những việc thoái trào gần đây, vẫn là các vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sư6 am tường về sức mạnh của các quyền này nằm ở sự hấp dẫn của chúng đối với lợi ích cá nhân và chúng phải được hỗ trợ bởi một liên minh chính trị được xây dựng vững chắc mà nó mang lại kết quả đáng tin cậy. Quyền lực dẫn đầu; theo sau là các quyền đòi hỏi.

______

Tác giả: JACK SNYDER là Giáo sư Robert và Renée Belfer về Quan hệ Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình Saltzman của Đại học Columbia và Khoa Khoa học Chính trị.  Ông là tác giả của Human Rights for Pragmatists: Social Power in Modern Times (Princeton University Press, July 2022).

Chính trị Mỹ: Mất dân chủ có lợi cho Đảng Cộng hòa

New York Times

Tác giả: Ezra Klein

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

24-1-2020

Lời người dịch: Xã hội, văn hóa và chính trị Mỹ đang bị phân cực dữ dội. Bài phân tích sau đây giúp chúng ta hiểu sự phân cực đó, cũng như hiểu sự khác biệt chính trị giữa hai chính đảng lớn nhất nước Mỹ hiện nay.

Ngu dốt và quyền lực

Lý Trần

13-6-2018

Bản thân nghèo đói và ngu dốt không phải là tội ác, nhưng khi quyền lực được trao cho nghèo đói và ngu dốt sẽ sinh ra tội ác, ai đó đã nói.

Cuộc chiến tại Ukraine có mang lợi ích cho Trung Quốc?

Table China

Tác giả: Marina Rudyak Silas Dreier

Thục Quyên phỏng dịch

7-9-2022

Từ lâu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa từng phải chịu nhiều áp lực trong những ngày cận đại hội đảng (lần thứ 20) như hiện nay. Căng thẳng chung quanh Đài Loan đòi hỏi ông phải có hành động mang tính biểu tượng, thí dụ như về mặt kinh tế nắm được ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan sẽ là một chiêu hấp dẫn. Tuy nhiên, một cuộc xâm lược hòn đảo này, dù lý do là chất bán dẫn hay động cơ chính trị, cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Trung Quốc.

Đại dịch xảy ra ở Trung Quốc là đương nhiên

Bá Tân

5-2-2020

Không ai muốn đại dịch xảy ra với Trung Quốc, nhưng đại dịch bùng phát ở Trung Quốc lại là đương nhiên, không thể chạy thoát. Đại dịch ập đến với Trung Quốc là đúng lẽ trời, lẽ đời.

Làm gì để chuyển đổi một chế độ độc tài?

Nguyễn Huy Vũ

17-6-2018

Khi hỏi câu này, nhiều người sẽ nhanh chóng trả lời rằng hãy kêu gọi nhân dân xuống đường và một cuộc bất tuân dân sự kéo dài có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ. Thật vậy, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản và độc tài từ châu Âu cho tới châu Phi đều có chung một đáp án, đó là khi mà sự xuống đường của nhân dân đủ lớn kêu gọi một sự thay đổi chế độ thì sau đó, cùng với sự nhập cuộc của quân đội, sự thay đổi đó sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng.

“Loạn cào cào”

Mạc Văn Trang

12-11-2022

TÌNH HÌNH

Mấy hôm nay thấy Quốc hội sôi nổi “thảo luận về việc đấu giá biển số xe ôtô”, dân tình thấy ngao ngán. Bao nhiều chuyện quốc kế, dân sinh cấp bách về Y tế, Giáo dục, thất nghiệp, Tài chính- Ngân hàng, Xăng dầu… thì Quốc hội không bàn chõ rõ căn nguyên và có giải pháp căn cơ, lại cứ bàn những chuyện không đâu!

Tin tức và quan điểm, coi vậy chứ không dễ phân biệt

Jackhammer Nguyễn

16-2-2020

Vũ Hán

Trong những ngày đầu năm 2020, trên các trang đầu báo chí quốc tế tràn ngập những tin buồn về dịch bệnh tại Vũ Hán, người ta thấy các trang báo Trung Quốc lục địa lại chỉ là những tin ghi nhận sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ, sự quyết tâm của “đội ngũ y bác sĩ”…

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần cuối)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Tiếp theo phần 1

Về trách nhiệm của người đứng đầu, một tổ chức, một đất nước đều có người đứng đầu. Trừ những trường hợp quá đặc biệt, còn thì họ phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, không được phép đổ lỗi cho bất cứ ai, đặc biệt là cho khách quan, cho cấp dưới. Tôi nhận thấy rằng “Một việc dù có hay, có tốt đến mấy cũng chỉ có thể làm thành công khi nó biến được thành nhận thức sâu sắc và tình cảm mãnh liệt của người đứng đầu tổ chức”. Ngoài ra thì còn cần nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng. Chưa được như thế thì phần nhiều người ta chỉ làm cho qua chuyện.

Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm

23-2-2020

Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.

Chiến tranh thương mại Mỹ, Liên Âu, Canada, Tàu Cộng và Hậu quả cho nước Mỹ

Thạch Đạt Lang

27-6-2018

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với các nước Liên Âu, Canada, Tàu Cộng từ ngày 01.06.2018 đã bắt đầu gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế Mỹ. Ngay sau khi việc áp đặt mức thuế 25% lên thép, nhôm nhập cảng vào Mỹ từ Liên Âu, Canada, Tàu Cộng, Mexico, các nước này đã có những biện pháp trả đũa, gây ảnh hưởng nặng nề lên sản xuất công nghiệp của Mỹ.

Thế lực nào đang tấn công Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc? (Phần 2)

Nông Văn Tiềm

14-1-2023

Tiếp theo phần 1

Vòng vây đang siết chặt…

Báo chí quốc doanh là công cụ của đảng, nên hoặc không dám điều tra, hoặc không dám đăng những tư liệu thâm cung. Vì vậy, dân chúng cũng không nắm thông tin đã, đang và sắp xảy ra trong chốn cung đình.

Nghệ An còn có đại lộ Lê Nin

Bá Tân

5-3-2020

Dư luận xã hội đang râm ran bàn luận “dự án” dựng tượng Lê Nin tại thành phố Vinh. Không có gì trắc trở, khoảng đầu quý 2/2020 “dự án” này sẽ hoàn thành, và “đồng chí” Lê Nin sẽ ngạo nghễ trên quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh.

Trao đổi với ông Lê Tuấn Huy

Kông Kông

2-7-2018

Hôm 30/6/2018, vừa đọc được thư ngỏ của em Trương Thị Hà gửi 2 thầy của mình là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp HCM và Trưởng ban truyền thông của trường, tôi đã viết ngay đôi điều. Hôm nay đọc nhận xét của ông Lê Tuấn Huy phân tích về bản chất (tạm gọi như vậy) của thư ngỏ và cá nhân em Trương Thị Hà xin có thêm đôi dòng.

Thư ngỏ gửi Ban quản trị Facebook

Phạm Đình Trọng

21-2-2023

KÍNH GỬI BAN QUẢN TRỊ FACEBOOK

Là sản phẩm của văn minh tin học, Facebook cũng là sản phẩm của nền dân chủ mà cả loài người hướng tới, nền dân chủ Mỹ. Không có dân chủ, không có tự do sáng tạo thì không có Facebook.

Thuyết âm mưu của quan chức TQ Triệu Lập Kiên: Mỹ mới là nước đáng bị lên án vụ virus corona

AFP/ Hồng Kông Free Press

Người dịch: Châu Minh Dũng

13-3-2020

Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên BNG Trung Quốc. Ảnh trên mạng

Một quan chức Trung Quốc cho rằng, quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang loại virus corona chết người vào Trung Quốc, nhưng không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho tuyên bố gây tranh cãi này.

Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

6-7-2018

Nếu không gọi đúng tên tà quyềnâm binh

đang lũng đoạn xã hội Việt,

đang sa đọa nhân tính Việt,

thì ta sẽ có lỗi với nhân phẩm Việt.

Âm binh, ngữ văn có trong văn hóa nhân gian như một lực lượng trong bóng tối, gần âm phủ hơn gần nhân sinh, được điều khiển bởi tà quyền trong ma đạo, chúng hoành hành trong cõi âm, không có luân lý cũng chẳng có đạo lý.

Xin nói thẳng mấy điều

Mạc Văn Trang

26-3-2023

Tôi thấy giữa Chính quyền với Dân, giữa Dân với nhau có những lầm lẫn nguy hiểm, nên xin nói rõ mấy điều.

Trả lời dư luận viên

Phạm Đình Trọng

21-3-2020

1. ẢO TƯỞNG CỦA DƯ LUẬN VIÊN, SẢN PHẨM NHỒI SỌ CỦA TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN

(Hai đoạn lí sự của dư luận viên dẫn dưới đây, lỗi câu cú và lỗi chính tả được giữ nguyên để thấy nền tảng văn hóa cũng dương đương với nhân cách của họ)

Gia Đao: Đảng cộng sản là trong sáng, là Liêm khiết, không có gì quý hơn bởi giá trị mà Đảng cộng sản đã mang lại cho dân tộc Việt Nam bởi đường lối đúng đắn nhờ Đảng đã mang lại là tự do Hạnh phúc mà trải qua nhiều năm mới dành được…. trái qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam đã phải chịu đựng hy sinh gian khổ hy sinh cho tổ quốc được hòa bình tự do và độc lập, xây dựng đất nước Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu là do đảng cộng sản lãnh đạo.. chiến tranh đã kết thúc nhưng tham nhũng đã làm ảnh hưởng bởi những kẻ sâu xa đã lợi dụng chức quyền làm những việc trái với lương tâm và đạo đức.. gây ra hậu quả đáng tiếc làm mất đi lòng tin vào Đảng và chính phủ, ảnh hưởng đến kính tế, chính trị xã hội, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng đó là điều đáng buồn cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Không thể sem nhẹ vì đây cũng chính là ý nguyện của người dân.vi việc làm sai trái của những kẻ tham nhũng thu trong giac ngoài đã làm ảnh hưởng đến công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã day công vun đắp xây dựng Đảng và chính phủ để đất Nước có được như ngày nay không thể để con sâu bo giàu nồi canh mà làm mất đi lòng tin vào Đảng!

Quang Dang Nguyen: Đường lối của đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước, đã biết bao nhiêu xương máu của các chiến sĩ đảng viên đã đổ xuống để đất nước ta có được ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC như bây giờ . Nguyễn chí dũng chỉ là một trong những CON SÂU cơ hội chui vào hàng ngũ của đảng , xin mọi người đừng nói xấu Đảng , những con sâu trong đảng sớm muộn cũng sẽ bị tiêu hủy.

2. LÍ LẼ CỦA DƯ LUẬN VIÊN: “ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CS VIỆT NAM RẤT SÁNG SUỐT ĐỀU VÌ DÂN VÌ NƯỚC” VÀ SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ

Cải cách ruộng đất đã giết oan ức, tức tưởi, man rợ hơn 170 ngàn người dân phần lớn là tinh hoa của làng quê, những người biết tổ chức làm ăn, biết làm giầu chính đáng mang lại no ấm cho gia đình, yên vui cho làng quê và bền vững cho cả đất nước. Những người làm ra nguồn lương thực dồi dào nuôi cả xã hội. Những người đã đổ của cải và cả xương máu vô cùng lớn cho chiến thắng của chính quyền cộng sản. Giết hơn 170 ngàn người dân ưu tú của làng quê Việt Nam rồi đưa những người hèn kém, nuôi bản thân không nổi, chỉ biết bán sức làm thuê, đưa lóp người ở dưới đáy xã hội lên điều hành xã hội, làm chủ xã hội. Chia những người dân tối lửa tắt đèn có nhau thành giai cấp đối kháng đấu tố, tiêu diệt nhau. Đưa văn hóa của bạo lực đấu tranh giai cấp về hủy diệt văn hóa thương yêu, thương người như thể thương thân của đạo lí ngàn đời Việt Nam. Những tội ác tày trời đó của cải cách ruộng đất là đường lối của đáng phản dân hại nước nào vậy?

Cải tạo công thương nghiệp đã đánh phá tan tành, đánh phá trắng cơ sở sản xuất công nghiệp vừa hình thành nhưng đầy triển vọng của ý chí tự cường Việt Nam. Xóa bỏ nền công nghiệp tự cường của dân rồi rước những nhà máy phế thải, lỗi thời của Tàu cộng về, tạo ra nền công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Tàu cộng. Công nghệ lạc hậu, càng sản xuất càng thua lỗ. Tội ác đánh tan nền công nghiệp tự cường của dân, dựng lên nền công nghiệp phụ thuộc và bệnh hoạn là đường lối của đảng chính trị khốn nạn nào vậy?

Ngụy tạo ra những vụ án chính trị Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng để truy cùng diệt tận đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ chân chính, có tài năng kiệt xuất, có nhân cách cao đẹp rồi đôn đám trí thức giả cầy, gọi dạ bảo vâng Vũ Khiêu, Nguyễn Quang Thuấn trở thành bộ mặt văn hóa của đất nước, làm hèn hạ hóa, lưu manh hóa cả đội ngũ trí thức, làm bại hoại cả nền văn hóa của đất nước văn hiến, làm thương mại hóa, nô lệ hóa cả nền giáo dục. Trí thức là tâm hồn, khí phách của một dân tộc. Hèn hạ hóa, lưu manh hóa trí thức là hèn hạ hóa, lưu manh hóa cả dân tộc. Tội ác với nền văn minh sông Hồng, với đất nước văn hiến Việt Nam là đường lối của đảng chính trị lưu manh nào vậy?

Hợp tác hóa nông nghiệp tước quyền làm chủ ruộng đất của người nông dân, biến người nông dân sáng tạo, cần cù thành người làm thuê vật vờ trên chính mảnh đất của mình. Nông nghiệp thất bát, nan đói diễn ra trên cả nước. Dân đói thất thểu lê bước ăn mày khắp nước. Chính phủ nghèo lê la ngửa tay ăn mày khắp thế giới. Hợp tác hóa nông nghiệp đã biến đất nước vẻ vang của nền văn minh lúa nước thành đất nước nhục nhã đi ăn mày, đó là đường lối của đảng đốn mạt nào vậy?

Từ triều đại nhà Nguyễn, thế kỉ 19, đất nước Việt Nam đã liền một dải từ Lũng Cú, Hà Giang đến Hà Tiên, Phú Quốc, Thổ Chu, Kiên Giang, từ Trường Sơn đến Trường Sa, Hoàng Sa. Người dân Việt Nam sống ở Hà Giang hay Kiên Giang đều là đồng bào, đều cùng một mẹ Âu Cơ, đều có tình cảm đồng bào thương yêu nhau như ruột thịt. Đảng hèn hạ nào đã nhục nhã vâng dạ theo lệnh Tàu cộng cắm mặt kí hiệp định Genève 1954 cắt đôi đất nước Việt Nam thống nhất thành hai trận tuyến đối kháng, chia đôi giống nòi Việt Nam ruột thịt thành hai thế lực thù địch bắn giết nhau?

Đảng khát máu nào từ năm 1960 đã phát động cuộc nội chiến tương tàn Nam – Bắc bằng nghị quyết 15, bằng cuộc đồng khởi ở Bến Tre ngày 17.1.1960 nổ súng tấn công chính quyền hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa được lá phiếu của người dân bầu lên. Năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào Nam Việt Nam không nhằm xâm lược Việt Nam mà chỉ làm sứ mệnh cao cả của văn minh, của dân chủ là cứu Nam Việt Nam, cứu Đông Nam Á khỏi nguy cơ độc tài cộng sản. Trước đó 5 năm, tiếng súng nội chiến đã nổ ra từ 1960. Nhưng để kích động lòng yêu nước của người dân, đảng khát máu đã đánh tráo, đã đổi tên cuộc nội chiến Nam Bắc thành cuộc kháng chiến cống Mỹ cứu nước.

Bốn ngàn năm dựng nước phải liên tục chống trả những đội quân xâm lược hùng mạnh của vương triều phương Bắc khổng lồ, các triều đại nhà nước Việt Nam, dù là phong kiến thối nát, dù lẻ loi đơn độc cũng không để mất một tấc đất bờ cõi Việt Nam. Đảng tội đồ nào chỉ mấy chục năm cầm quyền đã để mất hơn ngàn cây số vuông đất biên cương, mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mất một phần quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt?

“đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước” Vậy đảng nào độc ác, hèn hạ, nhỏ nhen đã lùa hàng triệu đồng bào ruột thịt sống ở mền Nam vào những nhà tù khắc nghiệt núp dưới tên trại cải tạo. Các bang nông nghiệp miền Nam nước Mỹ không chấp nhận chủ trương giải phóng nô lệ của các bang công nghiệp Bắc Mỹ đã dẫn đến cuộc nội chiến Nam – Bắc Mỹ. Cuộc nội chiến đẫm máu 1861 – 1865 kết thúc, tất cả những người lính miền Nam thua trận, từ tướng tổng tư lệnh đến người lính trơn đều được mang theo súng cá nhân trở về nhà làm ăn, cùng người miền Bắc thắng trận tái thiết nước Mỹ. Người dân Nam Việt yêu nước thương nòi chỉ vì không chập nhận sộng sản phản dân hại nước mà trở thành người tù của nhà nước cộng sản. Hàng chục ngàn người tù không án đã chết dần chết mòn trong đói khát, bệnh tật. Trong số những tinh hoa, những trí tuệ lớn của giống nòi Việt Nam bị đày đọa đến chết trong ngục tù nhà nước cộng sản có vị giáo sư uyên bác, cả đời chỉ làm nghề giáo, giáo sư Nguyễn Duy Xuân, bộ trưởng, bộ giáo dục Việt Nam Cộng Hòa chết thảm ở nhà tù Ba Sao, Hà Nam sau 12 năm tù không án.

“đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước”. Vậy đảng nào đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác làm cho đất nước tan hoang, người dân nghèo đói. Đảng nào đã đi từ tội ác này đến tội ác khác, tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân, coi người dân chỉ là công cụ, chỉ như nô lệ. Đói khổ và tủi nhục, dòng người lũ lượt bỏ nước ra đi, tìm cơm ăn, tìm tự do, tìm cả giá trị làm người. Dòng người chạy trốn cộng sản dài như năm tháng suốt hơn nửa thế kỉ qua. Đến nay dù âm thầm nhưng người dân vẫn mạnh mẽ, quyết chí tìm mọi con đường trốn chạy cộng sản. Chín người núp bóng doanh nhân đi theo chuyến bay của Chủ tịch Quốc hội rồi trốn ở lại Hàn Quốc. Ba mươi chín người trốn vào nước Anh chết ngạt trong xe đông lạnh. Mỗi năm có hàng ngàn tuổi trẻ Việt Nam chạy trốn cộng sản bằng con đường du học rồi ở lại nước ngoài. Đàn bà chấp nhận ê chề, chấp nhận thí bỏ hạnh phúc riêng, mang thân xác ra nước ngoài làm nô lệ tình dục. Đàn ông chấp nhận bị bóc lột mang cơ bắp đi làm thuê khắp thế giới. Có thời nào con người Việt Nam phải chịu đau đớn, tủi nhục và bị khinh rẻ như thời cộng sàn này không?

Những kẻ tối tăm, mê muội rước học thuyết tội ác Mác Lê nin về hủy hoại đất nước, dìm nhiều thế hệ người Việt vào máu và nước mắt. Gia đình Việt Nam nào cũng có người thân chết mất xác trong cuộc chiến tranh do đảng cộng sản gây ra. Những kẻ lú lẫn, tham lam và ích kỉ, vì lợi ích cá nhân cố duy trì học thuyết Mác Lê để duy trì sự cướp đoạt quyền lực của dân, cưỡi đầu, cưỡi cổ dân. Những thế hệ lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngu dốt và độc ác đã gây vô vàn tội ác với người dân, với đất nước Việt Nam, đã để lại những trang đen tối nhất trong pho sử vàng Việt Nam. Nhân dân bao dung nhưng công bằng sẽ tính sổ với họ. Lịch sử nghiêm khắc và sòng phẳng sẽ khắc ghi tội ác của họ.

Mọi bao biện, trí trá của đội quân dư luận viên dù đông đúc nhưng hời hợt, nông cạn về nhận thức, thấp kém về nhân cách và văn hóa không xí xóa được những tội ác của nhà nước cộng sản đã gây ra cho giống nòi Việt Nam, sẽ để lại muôn đời trong lịch sử Việt Nam.

3. ĐÂM THUÊ CHÉM MƯỚN BẰNG NGÔN TỪ

Khi con vẹt giáo điều Nguyễn Phú Trọng còn ê a: Chưa có thời nào rực rỡ như hôm nay. Khi cái loa tuyên giáo Võ Văn Thưởng còn nỉ non không biết ngượng mồm: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Thì đám dư luận viên vô danh hát đồng ca: đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước, cũng là lẽ đương nhiên. Điều đó cho thấy:

Một. Đảng cộng sản Việt Nam đã quá lạc lõng với thời đại, với nhân dân, đất nước. Là đảng cầm quyền, nắm giữ mọi vị trí lãnh đạo đất nước nhưng đảng không biết đến những đau đớn, vật vã của dân, không thấy những nguy cơ, khốn cùng của nước. Đến nhận thức đúng về đảng của họ, họ cũng không nhận thức được. Đó là bằng chứng về mặt bằng tri thức của đảng cộng sản quá thấp so với mặt bằng tri thức xã hội

Mang sức mạnh nhà nước đi cướp đất của dân ở Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Lộc Hưng, cướp rừng của nước ở Bà Nà, ở Tam Đảo. Sử dụng bạo lực nhà nước giết dân man rợ ở Đồng Tâm. Đảng cộng sản Việt Nam đã thực sự là băng đảng Mafia. Nhà nước cộng sản Việt Nam đã thực sự là nhà nước khủng bố. Thời của tổ chức Mafia hoành hành. Thời của nhà nước khủng bố cai trị. Thời máu hòa nước mắt dân loang đỏ trang sách sử. Thời nguồn sống của người dân bị cướp đoạt, số phận người dân bị chà đạp mà là thời rực rỡ ư, thưa ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng? Ông hàm hồ, gian lận, lú lẫn như vậy nên dân gian đã réo gọi ông là Trọng Lú. Dân nhạy cảm, tinh tường như vậy làm sao ông đảng trưởng có tên Trọng Lú lừa được dân.

Có thể ông đảng trưởng giáo điều xa dân, xa thực tế cuộc sống không biết đến cái tên Trọng Lú của ông nhưng đám dư luận viên thì phải biết. Làm dư luận viên cãi chày cãi cối lấp liếm cho những tội ác của cái đảng với ông đảng trưởng lú lẫn thì không thể là người tử tế.

Hai. Từ những phát ngôn ngớ ngẩn, những bài viết sáo rỗng của lãnh đạo cộng sản, những văn bản chính trị mòn cũ muôn thuở của đảng cộng sản đến khẩu khí, ngôn từ của đám dư luận viên cho thấy lí tưởng cộng sản đã chết, đã sụp đổ, nền tảng tư tưởng, lí luận của đảng đang khủng hoảng trong bơ vơ, vô định và tri thức văn hóa loài người của đảng quá thấp kém.

Lí tưởng cộng sản đã sụp đổ nên hàng lãnh đạo đảng cũng chỉ biết chép đi chép lại những điều hoang tưởng trong các sách giáo khoa trường đảng. Nghị quyết của đảng sáng tác ra mô hình Kinh tế Thị Trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã hơn 20 năm nhưng những nhà lí luận của đảng vẫn như những thấy bói xem voi, không minh định được định hướng Xã hội Chủ nghĩa của kinh tế thị trường là chân voi hay vòi voi. Những ngài chỉ có mớ lí thuyết giáo điều chính trị kinh tế Mác Lê nin phản khoa học sỗ sàng ngồi tót ghế trên ở viện Hàn lâm khoa học, ở hội đồng lí luận thì những viện sĩ, những nhà lí luận đó còn biết làm gì khác ngoài việc nhai kẹo cao su mớ lí luận Mác Lê phản khoa học, phản con người từ thế kỉ trước.

Lí tưởng cộng sản sụp đổ, lí luận cộng sản khủng hoảng cùng với mặt bằng văn hóa của đảng quá thấp so với mặt bằng văn hóa xã hội, tuyên giáo cộng sản mới dùng đến hạng dư luận viên chỉ biết mang những thứ bẩn thỉu, tục tĩu ra bảo vệ đảng.

Từ khi công an nhà nước cộng sản gây ra vụ thảm sát rùng rợn ở Đồng Tâm, 9.1.2020, lực lượng dư luận viên tràn ngập trên mạng xã hội như thác lũ mùa mưa. Đông như vậy nhưng họ chỉ là đám đâm thuê chém mướn về ngôn từ và ngôn từ họ sử dụng là những ngôn từ bẩn thỉu nhất, vô văn hóa nhất. Hai đoạn lí sự của dư luận viên tôi dẫn ở đầu bài này là hai đoạn đỡ bẩn thỉu hiếm hoi. Công an phải dùng đến xã hội đen, đảng cộng sản cầm quyên phải dùng đến hạng côn đồ đâm thuê chém mướn bằng ngôn từ, thấp kém nhân cách và văn hóa làm dư luận viên bảo vệ đáng là đảng đã tư bôi nhọ lên mặt đảng, đảng đã tự phủ nhận phương diện quốc gia của đảng cầm quyền. Đảng chỉ còn là một băng nhóm xã hội đen.

Luật an ninh mạng rồi có sao không?

Mạc Văn Trang

11-7-2018

Hôm qua một ông Giáo sư quen biết gọi điện hỏi thăm và khuyên bảo:

– Này, chính quyền nó ra cái luật ANM thì facebook có còn không?

– Chắc họ muốn dẹp cả Internet, vì nó làm họ mất độc quyền thông tin, tuyên truyền. Người ta than “Trời đã sinh ra cộng sản, sao còn sinh ra Internet”! Người ra Luật ANM chắc muốn đuổi cả Google lẫn Facebook để dùng mấy nhà mạng của Trung cộng luôn. Nhưng không may cho họ là dân ta không chịu đâu, và những cam kết trong các Hiệp định quốc tế cũng không cho phép họ muốn cấm gì thì cấm!

Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông

2-5-2023

Dân tộc Việt Nam sống trên một bờ biển dài 3260 km, với truyền thống đánh bắt hải sản ngoài biển khơi có từ lâu đời; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu là môi trường đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam. Những tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới đã xác minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đã có từ lâu đời, ít ra từ thời các Chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, và không hề bị tranh chấp. Cho đến khi Pháp chiếm Việt Nam, việc quản lý hai quần đảo này do Pháp thực hiện diễn ra trong hòa bình không bị tranh chấp, sau đó Pháp bàn giao lại cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Chính phủ Quốc gia Việt Nam chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Đánh thức nước Mỹ, khi một số người nghĩ lợi nhuận quan trọng hơn mạng người

The Hill

Tác giả: Ana Kasparian

Dịch giả: Trúc Lam

29-3-2020

Khi số người chết do virus corona tiếp tục gia tăng ở Mỹ, người Mỹ đã được thông báo bởi các chuyên gia bảo thủ, các chính trị gia và quan trọng hơn là Tổng thống Donald Trump rằng, đã đến lúc nới lỏng các hướng dẫn của liên bang về cách ly xã hội để mở cửa nền kinh tế, bắt đầu từ Chủ nhật của lễ Phục sinh.

Ông Trần Đăng Tuấn kiến nghị Chủ tịch nước ân xá cho Đặng Văn Hiến

Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2018

Đơn Kiến Nghị

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam