Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Phiên tòa xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sắp kết thúc – Bị cáo Nguyễn Hải Long đã nhận tội

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

18-7-2018

Trong phiên tòa hôm nay, luật sư Alexander Sättele đã nhiều lần bày tỏ mong muốn vụ xử này được sớm kết thúc. Có lẽ đây cũng là mối quan tâm của phía Việt Nam, vì phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long kéo dài càng lâu, thì bộ mặt Nhà nước Việt Nam càng bị “ê chề” trước báo chí truyền thông quốc tế và công luận thế giới.

Giáo dục Việt Nam tốt nhất thế giới?

Mạc Văn Trang

5-7-2023

Bỗng nhiên hôm qua có mấy nhà báo gọi điện hỏi ý kiến tôi về giáo dục Việt Nam được tờ The Economist của Anh đánh giá vào loại “tốt nhất thế giới”. Cụ thể trên trên VnExpress có bài “Lý do khiến giáo dục Việt Nam trong nhóm ‘tốt nhất thế giới’.”

Tra cứu hai chữ “giải phóng” nhân dịp kỷ niệm 45 “giải phóng” Nha Trang – Khánh Hòa

Nguyễn Văn Nghệ

5-4-2020

Ngày 2 tháng 4 vừa qua, do đại dịch COVID- 19, nên đảng bộ và chính quyền tỉnh Khánh Hòa không tổ chức rình rang, nhưng biểu ngữ: “Chào mừng 45 năm ngày giải phóng Khánh Hòa 2/4/1975-2/4/2020” được treo khắp nơi.

Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 4)

GS Lê Hữu Khóa

25-7-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Tuệ giác khử ngu dân

Con người có được văn minh của dân chủ, xây dựng trên văn hiến của nhân quyền, tại đây mỗi cá nhân là một chủ thể của hệ tự (dùng tự do tới từ tự giác làm nên tự tin nâng cao tự trọng để bền vững trong tự chủ), đây là điều mà các tà quyền dùng chế độ ngu dân hóa để cai trị, luôn mất ăn mất ngủ và tìm mọi cách để truy diệt tự do.

Nguyễn Hữu Đang: Một con người đáng cảm phục

Nguyễn Đình Cống

21-8-2023

Nguyễn Hữu Đang (1913-2007), xuất thân gia đinh trí thức, quê Thái Bình. Tham gia mặt trận Dân chủ từ 1936, hoạt động trong lĩnh vưc Văn hóa cứu quốc. Được bầu vào Ủy Ban Dân tộc Giải phóng tại Tân Trào (tháng 8/1945), Thứ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Lâm thời.

Ivan Kraus: Đám đông 

Index On Censorship

Trần Quốc Việt, dịch

12-4-2020

Người đứng đầu nhà nước lái xe dạo phố. Một chính khách có quan điểm bình thường, trong một chiếc xe bình thường có kính chống đạn bình thường.

Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Hồ Bạch Thảo

31-7-2018

Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:

Tôi muốn tiết lộ “vài bí mật”

Nguyễn Đình Cống

13-9-2023

Gần đây, tác giả Từ Thức viết bài “Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc”, đăng trên Tiếng Dân và Boxit, giới thiệu hai cuốn truyện của Phan Thúy Hà kể về những thảm khốc xảy ra trong thời cải cách ruộng đất (CCRĐ): Cuốn Gia Đình và cuốn Đoạn đời niên thiếu. Truyện ghi lại những lời do nhân chứng còn sống kể theo trí nhớ, trong đó viết về những tàn ác, dã man đối với những nạn nhân của CCRĐ. 

Hết chiến tranh sao phải dạy “đả đảo”, “căm thù”?

Võ Ngọc Ánh

18-4-2020

Trước chiến tranh cha thoát ly đi làm du kích. Con về vùng tản cư tìm sự an toàn, được học hành.

Từng đêm con tránh đạn cha pháo kích từ trên núi xuống, trong căn cứ ra. Cũng lại qua màn đêm cha mò về bắn giết trong vùng tản cư. Nơi những người dân đang ngày đêm bảo vệ, dạy dỗ con. Nơi con cùng gia đình đang tìm sự an toàn.

Nên chăng đối thoại công khai

Nguyễn Đình Cống

8-8-2018

Gần đây quyển sách GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ gây ra hiện tượng sôi động trong thông tin đại chúng. Người ủng hộ khá đông, người phản đối không ít và có vài người chống lại đến mức gần như điên cuồng. Tạm chia mọi người thành ba bên. Bên phản đối, bên làm sách và bên trung gian.

Bên phản đối, lực lượng tỏ ra khá mạnh, với tướng Hoàng Kiền là người đầu tiên. Tiếp theo là trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, đại tá Khuất Biên Hòa, là nhiều tướng tá và cán bộ tuyên giáo. Họ sử dụng được khá nhiều báo chí và các trang mạng lề đảng. Họ phê phán người làm sách bằng những lời thù hận, cay độc, họ cho rằng quyển sách chứa nhiều độc hại, là công cụ của thế lực thù địch, nhằm chia rẽ lãnh đạo với quân đội và nhân dân, nhằm đâm dao vào sau lưng lãnh đạo ĐCS VN. Họ đòi phải tiêu hủy cuốn sách và xét xử người làm sách.

Bên làm sách gồm những người biên tập và người ủng hộ. Những người biên tập, đại diện là các ông Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, Nguyễn Văn Phước… Ngoài việc làm các công đoạn cần thiết để xuất bản và tổ chức buổi lễ giới thiệu sách, hình như họ không tham gia tranh luận và giải thích gì thêm. Những người ủng hộ, chủ yếu bằng hành động mua, phổ biến sách. Một số người viết bài, lên tiếng thì chỉ có thể công bố trên các trang mạng lề dân.

Bên trung gian là đại đa số nhân dân, đang theo dõi và trong khi đa số đã chọn được thái độ ủng hộ bên làm sách hay bên phản đối thì một số đang hoang mang.

Cả bên làm sách và phản đối đều nhân danh lòng yêu nước, thương nòi, đều tranh thủ bên trung gian.

Tôi biết sự kiện Gạc Ma từ nhiều năm trước. Sau khi đọc kỹ cuốn sách tôi tự đặt mình vào những người ủng hộ và đã viết vài bài phân tích (Tại sao mất Gạc Ma; Khoa học nên vào cuộc như thế nào). Tôi cũng nghe rất nhiều bài của bên phản đối để biết những lập luận của họ xem đúng sai chỗ nào. Thì ra phần lớn những người phản đối, mang danh tướng này, tá nọ, nhưng cách lập luận không khác mấy những dư luận viên tầm thường, nghĩa là họ chỉ giỏi ngón nghề vu cáo, chụp mũ, hù dọa, công kích cá nhân và lạc đề bằng cách dẫn ra nhiều sự kiện không liên quan gì đến cuốn sách. Tôi cũng nghe được vài bài khá hùng hồn, mang dáng dấp hùng biện, nhưng phần lớn cũng chỉ là ngụy biện mà thôi.

Bên phản đối chủ yếu dựa vào câu lệnh “Không được nổ súng trước” chứ không phải “Không được nổ súng” để suy luận ra nhiều tội ác. Họ thường bỏ qua nội dung chính của cuốn sách là sự hy sinh anh dũng và thảm khốc của 64 chiến sĩ, sự tàn độc và ăn cướp trắng trợn của Trung Cộng. Cũng có vài bài phản bác các ý kiến của người ủng hộ, ví dụ bài phê phán ý kiến của TS Tô Văn Trường.

Ban đầu tôi nhầm, cho đây là trận khẩu chiến hoặc bút chiến, nhưng không phải. Vì sao? Vì phần lớn chỉ có bên phản đối nói hoặc viết, còn bên làm sách, sau khi ra sách được rồi thì chủ yếu giữ im lặng. Chắc họ nghĩ rằng hãy để cho nhân dân đọc sách và phán xét. Tôi thấy nếu cứ kéo dài tình cảnh này thì chẳng có lợi gì, vì bên nào nói chủ yếu bên ấy nghe, chẳng ai thuyết phục được ai, mà một số người ở bên trung gian dễ nghe theo những kẻ to mồm hoặc có cương vị xã hội, lại được nấp bóng lãnh đạo Đảng. Việc làm như vừa qua đẩy đến sự chia rẽ dân tộc tăng lên, và đó là một tổn thất. Liệu có nên xử lý tổn thất này không và xử lý như thế nào.

Bên phản đối đề nghị đưa vấn đề cho Quân ủy Trung ương phân xử. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay thì không có tổ chức nào của Đảng, kể cả Hội đồng Lý luận và Bộ Chính trị có đủ trí tuệ và sự khách quan để xét xử công bằng vụ này. Chắc rằng một số cán bộ cấp cao, có trách nhiệm cũng thấy quá khó phân xử và cứ để một thời gian rồi mọi chuyện lại đâu vào đó, giống như câu dân gian hay nói: “để lâu cứt trâu hóa bùn”. Nếu như thế thì dân tộc này còn chịu chìm đắm trong vòng tăm tối.

Tôi đề nghị đưa việc này ra đối thoại công khai để cho toàn dân nắm được vấn đề và có ý kiến của mình. Ai sẽ đứng ra tổ chức và điều hành cuộc đối thoại này, lấy kinh phí từ đâu, tôi đã có dự kiến, nhưng xin được bàn sau.

Để đối thoại mỗi bên có một đại diện. Tôi đề nghị đại diện tạm thời cho bên làm sách là thiếu tướng Lê Mã Lương, đại diện cho bên phản đối là thiếu tướng Hoàng Kiền. Nếu một hoặc cả hai ông không nhận thì các ông đề cử người khác thay. Mỗi bên tập hợp một nhóm khoảng 5 người trực tiếp tham dự đối thoại. Những nhân vật này do người đại diện lựa chọn, mời hợp tác.

Cuộc đối thoại cần được tổ chức trong một hội trường khá rộng, có đủ chỗ cho vài ngàn người theo dõi tại chỗ, được truyền hình trực tiếp cho toàn dân xem, được thông báo trước để toàn dân biết.

Hiện nay rõ ràng là người làm sách đang bị một số người công kích, lên án. Ở các nước dân chủ người bị công kích có thể kiện ra tòa khi cho rằng những công kích đó là không đúng, là làm thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm. Ở VN hiện nay không thể kiện kiểu này. Trong hoàn cảnh chưa có tự do báo chí thì chỉ có đối thoại công khai mới có thể bảo vệ sự thật và giúp cho đại đa số người dân hiểu được sự thật.

Khi đưa ra lập luận và chứng cứ để tranh luận, trừ trường hợp cố tình lừa bịp thì mỗi bên đều tự tin vào sự vững chắc lập luận của mình. Đó mới chỉ là chủ quan. Mức độ vững chắc của lập luận phải được thử thách bằng phản biện, bằng tranh luận. Mỗi vấn đề cần được trao đi đổi lại vài lần, tốt nhất là cho đến khi một bên không đủ lý lẽ để tranh luận tiếp, hoặc chỉ có thể cãi chầy cãi cối. Việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai là dịp tốt để nâng cao dân trí.

Tôi nghĩ, hay là bên làm sách đưa ra lời thách bên phản đối tham gia đối thoại công khai. Chắc rằng bên phản đối sẽ tìm cách không chấp nhận hoặc trì hoãn. Nếu thế thì to mồm chửi rủa người ta mà làm gì. Ngạn ngữ có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Nhưng hiện nay đến cửa quan chưa chắc đã biết được khôn ngoan mà chủ yếu biết mưu mô, thủ đoạn. Để có được, biết được khôn ngoan nên mở nhiều đối thoại công khai. Tôi xin kêu gọi mọi người hưởng ứng đề nghị này.

Đảng CSVN: Đu dây để xâm lược và đu dây để sống còn

Đào Tăng Dực

14-10-2023

Duyệt lại thế chiến lược cổ kim giữa các quốc gia Á châu tiếp cận Trung Quốc, thì một sự thật không thể chối cãi hiện ra trước mắt. Đó là, nếu muốn sống còn thì phải cường thịnh hơn quốc gia thực dân này. Chân lý này áp dụng cho các dân tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương, Mãn Thanh, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Hồi Quốc, Bangladesh, Miến Điện, Lào và nhất là Việt Nam.

Bao giờ Chính phủ Việt Nam lấy lại được “nhà của mình”?

Thảo Ngọc

23-4-2020

Nói “nhà của mình” có nghĩa là những tài sản này là của dân. Vì nhà nước này được minh định là “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân”.

Chưa phải là cơn bão cuối cùng (Kỳ 2)

Thưa quý Tòa, các ngài đã đọc kỹ Que diêm thứ Tám chưa? Các ngài có thấy có một câu chữ nào tác giả phản bội Tổ Quốc, chống lại Nhân Dân. Các ngài chỉ ra, tôi xin chịu tội, không cần phải mất thì giờ các vị xét hỏi. Còn như kết tội chống Đảng, chống phá Nhà nước thì Đảng nên tự xem lại mình.

Văn Biển Thế Dũng

17-8-2018

Tiếp theo Kỳ 1

Thế Dũng: Tôi cho rằng dù được chuyển hóa từ một kịch bản sân khấu thì tiểu thuyết Que diêm thứ Tám đã được anh viết ra bằng bút pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phương Đông mang đậm sắc thái Việt? Chính bút pháp này đã làm cho cuốn sách vừa có không khí tiểu thuyết tâm lý xã hội, vừa có kích cỡ của một tiểu thuyết tư liệu lịch sử tỏ bày nhiều chuyện thâm cung. Anh nghĩ sao về cảm nhận của tôi?

Phản biện nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9-11

Nguyễn Đình Cống

11-11-2023

Ngày 9 tháng 11 năm 1946 là ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được lấy làm Ngày Pháp luật Việt Nam. Đã từng có khá nhiều bài viết về ý nghĩa của ngày này. Pháp luật không những có một ngày để tôn vinh mà việc cải cách tư pháp còn được đặc biệt chú trọng về mặt hình thức. Nhưng theo dõi thực tế thấy rằng, pháp luật của Việt Nam đã bị lỏng lẻo, bị vi phạm nguyên tắc ngay từ đầu ở Quốc hội, là cơ quan cao nhất đến tòa án và trại tù là nơi xét xử và thi hành án theo pháp luật.

Làm thế nào chúng ta lại có một tổng thống ủng hộ việc tiêm nước sát trùng vào người? Phim “Hoa Hậu Phu Nhân Mỹ” cho chúng ta câu trả lời

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Ngọc Liên

27-4-2020

Làm thế nào mà Hoa Kỳ đi đến chỗ có một tổng thống nghĩ rằng tiếng động của các quạt gió gây ra ung thư, nhiệt độ tăng của địa cầu là một trò lừa bịp của Trung Quốc và các loại nước khử trùng thông dụng có thể là một phương thuốc hiệu quả chống lại virus corona?

Điều không thể bị tước đoạt

Tuấn Khanh

23-8-2018

Nhà văn Anh gốc Pakistan Babar Ahmad từng viết rằng “Ngục tù cho biết rằng, có những thứ mà người ta không thể tước đoạt được từ bạn, đó là trái tim của bạn”. Ông ghi lại suy nghĩ này sau khi được trả tự do, với 8 năm bị cầm tù tại Anh do bị nghi ngờ là tiếp ý tưởng cho khủng bố khi viết những câu chuyện về cuộc xung đột sắc tộc ở Bosnia và Chechnya, rồi một trang web có khuynh hướng ủng hộ Taliban đăng lại.

Chạy chức (Kỳ cuối)

Phạm Đình Trọng

4-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Hồ Duy Hải và hai ông tướng công an

Đỗ Thành Nhân

4-5-2020

Báo chí đưa tin chuẩn bị xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải [1] vào ngày 6/5/2020, hy vọng lần này công lý sẽ được thực thi. Suốt hơn 10 năm qua, Hồ Duy Hải mang án tử hình, thấp thỏm lo âu chờ thi hành án, có liên quan đến hai ông tướng công an.

Vụ ném đá “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”: Dư họa của sự độc quyền sách giáo khoa thời toàn trị (Kỳ 1)

Hoàng Hưng

30-8-2018

Vụ ném đá khó hiểu?

Tôi thực sự sững sờ khi thấy vụ ném đá ít ngày nay quanh cuốn “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” trên mạng. Xoay quanh vài chi tiết, tập trung nhất là cách đánh vần, đọc C, K, Q là “CỜ”, đọc D, GI, R là “DỜ”, mà có thể gây bão, lôi cuốn cả một số Facebooker bạn bè và những nhà phản biện, đấu tranh dân chủ mà tôi quý.

Một trong những nguyên nhân Vinfast chưa thành công

Chu Hồng Quý

11-1-2024

“Vạn sự khởi đầu nan”. Hiếm ai có thể thành công ngay từ ngày đầu. Vinfast có phát triển được hay không, để đánh giá lúc này là quá sớm.

Hiện nay, Vinfast đang thất bại, trước tiên là do sử dụng phương thức truyền thông kiểu độc tài sặc mùi máu, tăng thù bớt bạn.

Vinfast rầm rộ đưa xe sang Mỹ, bán chịu theo hình thức thuê mua chỉ được hơn 200 xe, phải mang về chạy tắc xi theo kiểu muối lòng ế ăn dần trừ bữa.

Toàn bộ nhân sự cao cấp người nước ngoài là những chuyên gia am tường về công nghệ ô tô đều rời bỏ Vinfast. Vin đành phải làm cách mạng nhân sự khi chủ tịch tập đoàn trực tiếp làm CEO điều hành công ty.

Vinfast tạm thời đang thất bại.

Để đánh lừa các con nhang ngạo nghễ và để cho các quan chức chính quyền dễ ăn nói với đồng bào khi Vingroup chiếm đất vàng lấy đất nuôi xe, Vin đã dùng vũ khí truyền thông đánh vào tinh thần dân tộc cực đoan với chiêu trò “Đi xe Vinfast là yêu nước”, cho đội ngũ tuyên truyền kiểu du kích trực tiếp đối đầu tuyên chiến với đông đảo tầng lớp trí thức và doanh nhân cấp tiến thực lòng muốn Vin thành công, kinh doanh hiệu quả khi thực tâm chỉ ra những sai lầm của Vin để mong họ sửa sai, tiến bộ.

Chẳng có anh phản động nào lại ngu si đến mức mong cho Vinfast thất bại để chịu mất oan tiền thuế tiêu thụ đặc biệt khi mua xe ngoại với số tiền bỏ ra gấp đôi cả. Và cũng chẳng ai như Vingroup lại đi thù địch với những người góp ý cho mình tiến bộ.

Đấy là sai lầm thứ nhất. Bởi, chính tầng lớp trí thức và doanh nhân cấp tiến trong và ngoài nước mới là khách hàng tiềm năng đầy triển vọng của ngành xe hơi bởi họ có tiền, có trí tuệ và có hảo tâm muốn Vinfast hữu ích cho nước nhà. Còn đám ngạo nghễ viên lương 3 củ thì lấy tiền đâu mua xe?

“Tôi năm nay bẩy mươi tuổi”, chưa thấy cái hãng nào trương cái slogan dùng hàng của họ là yêu nước. Bỏ ra hàng trăm ngàn tỷ chỉ để mua cái tinh thần ngạo nghễ của đàn bò đỏ thì chỉ có… tâm thần.

Sai lầm thứ hai là Vinfast đối đầu với khách hàng và đẩy họ về phía chống đối mình khi dùng quyền lực chuyên chế của chính quyền để giải quyết các mẫu thuẫn trong quan hệ mua bán mà lẽ ra, nếu không bảo thủ để biết tiếp thu những yêu cầu của khách hàng thì Vinfast sẽ có cơ hội tiến bộ hơn nhiều nhờ từng bước hoàn thiện những khiếm khuyết do khách hàng chỉ ra. Từ đó, Vinfast đã đánh mất niềm tin ở các khách hàng tiềm năng khác. Liệu còn ai dám mua hàng của mafia?

Không chỉ đối đầu với dư luận phản biện và khách hàng cao cấp, Vin còn hung hăng đối đầu với cả đối tác, đối thủ trên thị trường toàn cầu. Họ không thẩm thấu được tư duy tất cả cùng thắng. Vinfast ngông nghênh như châu chấu đá xe khi tuyên chiến với nhiều hãng xe sừng sỏ trên thị trường toàn cầu.

Vin gây thù chuốc oán với tất cả để tự đẩy mình vào thế tứ bề thọ địch. Đụng tới ai cũng dương vây dựng vảy lên tuyên chiến kiểu một mất một còn để cuối cùng bị bầm dập trầy da dập vảy. Chẳng khác nào các thể chế độc tài, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”. Phòng tránh dịch cũng phải “chiến dịch”, “ra quân”, “pháo đài” rồi “lô cốt”… cứ như đánh giặc thì mới oai phong lẫm liệt.

Cớ sao Vinfast cứ phải gồng mình tạo ra nhiều đối thủ để rồi vắt sức chống chọi với những kẻ thù tưởng tượng như chiến đấu với cối xay gió?

Nhu cầu thị trường là đa dạng như bản chất của thế giới vật chất lẫn tinh thần vốn vô cùng phong phú. Ông thích ăn thịt gà, bà thích nhai thịt vịt. Người này thích loại xe tiện nghi, kẻ khác ham mẫu xe sang trọng. Anh cho cái này là đẹp nhưng tôi lại thấy nó xấu. Ông này thích loại xe rẻ bền, bà kia mê mẫu xe rộng rãi, thông thoáng… Chỉ sợ anh không đủ sức cung cấp hàng hóa thỏa mãn một trong vô vàn nhu cầu đa dạng đó thôi.

Đức là nước có ngành công nghiệp ô tô lâu đời và tiên tiến bậc nhất, nhưng các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả xe Trung Quốc cũng có thể chiếm lĩnh thị phần ở thị trường này. Họ đâu cần phải diệt hết xe Đức thì mới bán được hàng của mình.

Trong kinh doanh, kẻ nào tự sáng tạo ra cái mới để xác lập vị thế độc quyền thì kẻ đó sẽ thành công. Cớ sao Vinfast không cố gắng để tự tạo ra lợi thế độc quyền bằng một dòng sản phẩm độc quyền với đặc tính khác biệt ở một sân chơi riêng do mình làm chủ cuộc chơi mà cứ phải đâm đầu vào húc voi để tranh giành bã mía?

Bài học vỡ lòng đó, khi Vin chưa được khai tâm thì con đường tới thành công vẫn còn vời xa diệu vợi.

Pháp luật không vì công lí

Phạm Đình Trọng

9-5-2020

Chính quyền vì người dân và pháp luật vì công lí là hai thành tố cơ bản nhất, quyết định nhất, tạo nên nền tảng bền vững của một xã hội, một nhà nước, một thể chế.

Thông minh nhân tạo để kiểm soát toàn dân

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Kai Strittmatter, Bắc Kinh

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

10-4-2018

Ai là ai? Camera hiện đại nhận diện một cách tự động dân chúng ở Trung Quốc. Cho đến năm 2020 nhà nước dự trù sẽ có 600 triệu camera giám sát trong toàn quốc. Ảnh: Strittmater

Công ty Sensetime ở Bắc Kinh thu vào được cả thảy 600 triệu đô la Mỹ để phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo. Ngành này đóng một vai trò trung tâm trong chiến lược của nhà nước.

Chính trị Mỹ nhân Super Bowl

Nhã Duy

13-2-2024

Ảnh chụp màn hình

Xem Super Bowl, một cô bạn hỏi tôi, nghe có ca sĩ nổi tiếng nào đó bên Việt Nam được mời trình diễn tại Super Bowl năm nay nhưng anh bị “kẹt lịch Tết” nên không sang có đúng không.

Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

Nhân lý dân chủ (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

15-9-2018

Một dân tộc không được hưởng dân chủ, dân tộc đó sống chỉ nửa kiếp, sống dở kiếp, sống không trọn kiếp.

Muốn có dân chủ phải có trên thượng nguồn là các phong trào xã hội vì dân chủ; mà các phong trào xã hội đòi hỏi vì mong cầu dân chủ chính là các các phong trào đòi hỏi công bằng qua công lý, mong cầu tự do để được tự chủ.

Kỷ niệm 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea (18/3/2014 — 18/3/2024)

Đỗ Kim Thêm

27-3-2024

Bản đồ bán đảo Crimea. Ảnh trên mạng

Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này.

Hoàng Sơn Trà, nhân tài có phép nhiệm màu?

Người Đà Nẵng

22-5-2020

Để biết Hoàng Sơn Trà là ai, hãy bắt đầu từ năm 2018 với câu chuyện báo chí Việt Nam phanh phui vụ việc ông Trần Văn Mẫn, con trai ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, bị tố giác được ưu ái tham gia Đề án 393 (đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài) khi không đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp đại học loại giỏi. Sau sức ép của dư luận, ông Trần Văn Mẫn đã làm đơn xin nghỉ việc.

Bộ trưởng Malaysia: Việc đầu tiên trong ngày là nghe đài BBC

Bá Tân

19-9-2018

Bộ trưởng Syed Saddiq của Malaysia. Ảnh trên mạng

Đó là “tiếng lòng” của bộ trưởng Syed Saddq khi tâm sự với phóng viên báo Tuổi trẻ.

Tháng 7/2018, vừa bước vào tuổi 26, chàng thanh niên Syed Saddiq được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ thanh niên – thể thao Malaysia, vị bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Malaysia cũng như khu vực ASEAN của thời hiện đại.

Dịch Covid-19 và hai quốc gia, một chế độ

Jackhammer Nguyễn

28-5-2020

Hai quốc gia một chế độ

Nếu Trung Hoa lục địa và Hồng Kông là “một quốc gia hai chế độ”, thì Việt Nam và Trung Quốc lại là “một chế độ hai quốc gia”. Và cả hai đang được dịch Covid-19 củng cố sức mạnh của mình.

Bản tuyên bố Thủ Thiêm số 2

27-9-2018

Ngày 19 tháng 5 năm 2018, Trước tình hình nghiêm trọng của vấn đề đất Thủ Thiêm, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước đã ký bản “Tuyên bố về tình hình đất đai, việc trả lại chùa Liên Trì, nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm” (Gọi tắt là “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm – Số 1”) – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau: