Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Nếu muốn “dạy làm người”, phải xóa bỏ ngay đội cờ đỏ, mật thám học đường

Phước Nguyễn 

6-9-2019

Thưa ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo nước Cộng hòa XHCN Việt Nam!

Điều gì khác bóng đá để cả dân tộc tự hào và đoàn kết?

Trung Nguyễn

1-2-2018

Thế là những ngày cả đất nước sôi sùng sục với thành công của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải vô địch bóng đá U23 châu Á dần khép lại. Báo chí bớt nói về bóng đá hơn. Người dân cũng quay lại với việc mưu sinh hàng ngày của mình.

Trong giải đấu, việc đông đảo người dân bày tỏ lòng tự hào là người Việt Nam, bày tỏ tình đoàn kết quốc gia, không phân biệt chính kiến, cờ vàng hay cờ đỏ, cũng gợi lên cho chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm.

“Cháy nhà lòi ra mặt chuột”

Lý Trần

23-7-2021

Điện thoại đổ chuông, ông hàng xóm gọi sang uống nước. Tôi đeo khẩu trang và đi luôn. Vào nhà thấy hai ông CB (cựu binh) đã ở đó, tôi bảo 3 người là vi phạm 5K rồi. Ông CB là thương binh không phải đảng viên CS cười bảo: “Vi rút CS còn sợ hơn covid nhiều, cứ vào đây. Lão chủ nhà này tuy là CS nhưng chơi được”.

Cuộc chiến giữa Joshua Wong với lãnh đạo Trung Quốc ở Đức

Hiếu Bá Linh, biên dịch

12-9-2019

Joshua Wong và các nhà hoạt động tại buổi họp báo liên bang ở Berlin ngày 11/9/2019. Photo Courtesy

Nhà hoạt động Joshua Wong và đại sứ Trung Quốc Wu Ken song đấu dữ dội từ xa. Thủ tướng Đức Merkel cũng bị liên lụy.

Hãy Chấm Dứt Đổ Lỗi Cho Cơ Chế

Nguyệt Quỳnh

8-2-2018

Người Hy Lạp có một câu danh ngôn nổi tiếng “phẩm cách là vị thần bảo vệ của con người”. Do đó, trong lịch sử từng có những vị tướng hay cả những người lính vô danh, đứng trước quân thù đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết, giữ cho được phẩm cách của chính mình và phẩm giá của quốc gia.

Tuần lễ tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden kể từ khi nhậm chức

Việt Linh

4-8-2021

Tuần trăng mật tổng thống của Joe Biden đã chính thức kết thúc, với một loạt vấn đề, trong đó có sự gia tăng liên tục của biến thể Delta của coronavirus, khiến những ngày vừa qua trở thành một trong những ngày tồi tệ nhất mà ông đã trải qua trên cương vị tổng thống.

Dự án cao tốc Bắc – Nam khởi công: Tên Thủ tướng Phúc sẽ được ghi vào lịch sử!

BTV Tiếng Dân

17-9-2019

Bao nhiêu tiếng nói của người dân đã lên tiếng ngăn cản dự án cao tốc Bắc – Nam trong nhiều năm qua, bao nhiêu nhà khoa học cảnh báo những , bao nhiêu chuyên gia kinh tế lo lắng đống nợ mà dự án này để lại, nhưng bất chấp những tiếng nói cảnh báo đó, cuối cùng dự án này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khởi công!

Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân

17-2-2018

Vào ngày 19/1/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã công bố Chiến Lược Quốc Phòng mới của Mỹ tại Đại Học John Hopkins. Văn kiện này bổ túc cho Chiến Lược An Ninh quốc gia mà Tổng Thống Trump công bố vào tháng 12 năm 2017 dựa trên 4 trụ cột là bảo vệ an ninh quốc nội, đẩy mạnh sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì hòa bình bằng sức mạnh và phát huy ảnh hưởng của Mỹ. Nếu 4 mục tiêu này nói lên khát vọng chung chung của chính quyền Trump thì Chiến Lược Quốc Phòng hoạch định kế hoạch quân sự cụ thể để đạt được mục tiêu mà chiến lược an ninh quốc gia đề ra.

Phát biểu của tổng thống Joe Biden về Afghanistan

Nhã Duy, chuyển ngữ

17-8-2021

Tổng Thống Joe Biden thăm binh lính Mỹ tại Afghanistan khi ông là phó tổng thống. Ảnh trên mạng

Chiều hôm nay, ngày 16 tháng 8, Tổng Thống Joe Biden đã xuất hiện trên các hệ thống truyền hình quốc gia để trình bày vấn đề Afghanistan đến người dân Mỹ, trong đó ông đưa ra các lý do cùng quyết định tại sao ông đã chọn rút quân khỏi Afghanistan cùng việc di tản tại Kabul hiện nay.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trước năm 2049

Project Syndicate

21-9-2019

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Ảnh minh họa. Nguồn: Fen Li/Getty Images

Hồi năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa hẹn rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ mang lại những thành công vĩ đại trước hai buổi lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới vào năm 2021 và 2049. Nhưng không có một thái độ nào thuộc về tinh thần dân tộc có thể thay đổi sự thật là sự sụp đổ của Đảng hiện ra gần hơn bất cứ lúc nào kể từ khi thời đại Mao kết thúc.

Bài báo đã bị … cắt cụt

LTS: Liên quan tới vụ đạo văn, ngụy khoa học của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mà TS Nguyễn Tiến Dũng đã lên tiếng trong thời gian qua, ngày 24/2/2017, ông Nguyễn Thành Nam có bài viết “phản biện” đăng trên báo VnExpress, nhưng chỉ sau vài tiếng, bài báo đã bị cắt cụt những đoạn liên quan đến chuyện vạch trần vụ đạo văn này.

Tiếng Dân đã đối chiếu và so sánh bài gốc của ông Nguyễn Thành Nam với bài đăng trên VnExpress, tô vàng những chỗ đã bị cắt bỏ, để quý độc giả nhận ra sự khác biệt giữa bản gốc và bản đăng trên báo “lề phải”.

____

Phản Biện

Nguyễn Thành Nam

24-2-2018

Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.

Chuyện “lạ mà quen” nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Tản văn của Trần Hưng Đạo

25-8-2021

Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?

Liên minh Âu châu can dự mạnh vào Đông Nam Á

Vũ Ngọc Yên

27-9-2019

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ngày càng căng thẳng, đã dẫn đến một sự hỗn loạn thị trường và nguy cơ kinh tế suy thoái cho cả toàn cầu chứ không riêng gì cho hai nước.

Đoàn tàu chiến Mỹ và chiến lược “nhất biên đảo”

Bùi Tín

4-3-2018

Tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ cập cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2017. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo thỏa thuận của bộ Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, một đoàn tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 này.

Đây là một đoàn tàu chiến đặc biệt, trung tâm là hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Carl Vinson thuộc lọai hiện đại nhất chạy bằng sức nguyên tử, có sức chở 74 máy bay các lọai, có 6.000 sỹ quan, viên chức và quân nhân phục vụ, đi cùng là tàu tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục tên lửa Wayne E. Meyer và một số tàu các lọai khác.

Con cháu chúng ta giỏi quá!

Nguyễn Hoàng Ánh

19-9-2021

Làm giáo viên ai không thích được dạy học sinh học giỏi. Tuy nhiên nhìn điểm chuẩn năm nay thì mình lại mừng là mình không còn bị buộc vào cái guồng ĐH đó nữa. Một người tốt nghiệp thời điểm đầu vào chỉ 18 là đủ vào trường top còn 21đ là đủ để có học bổng ra nước ngoài, làm sao có đủ khả năng dạy các “thần đồng” mà điểm sàn là 28.5 cơ chứ? Giáo viên ĐHQG còn vất vả hơn khi điểm đầu vào có ngành lên đến 30.5, tức là 3 môn có điểm tuyệt đối còn phải có thêm điểm ưu tiên nữa!

Hơn 2 năm gián đoạn vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đối thoại Đức – Việt được nối lại

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-10-2019

Lễ ký kết chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức – Việt, giai đoạn 2019 – 2022. Photo: Đại sứ quán Đức ở VN

Hôm qua 1/10/2019, Đức và Việt Nam đã ký kết chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền, giai đoạn 2019 – 2022. Từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chương trình Đối thoại này giữa hai nước đã bị gián đoạn hơn 2 năm qua.

Trần Quốc Quân: Cần trả lại sự thật lịch sử

LTS: Liên quan đến sự kiện Gạc Ma, bài viết của tác giả Trần Quốc Quân đưa ra quan điểm gây tranh cãi về những phát biểu của tướng Lê Mã Lương, tại Hội thảo Minh Triết Biển Đông ngày 14/6/2014. Tướng Lương nói:

“Bởi vì có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa, không được nổ súng. Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi, cho nên trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

“Vinh quang thuộc về Đảng cộng sản”, đau thương trút lên đầu dân!

Mai Hoa Kiếm

8-10-2021

Hội nghi Trung ương 4 nhóm họp và bế mạc trong những ngày đầu tháng 10/2021 mưa gió vần vũ. Hai trăm Uỷ viên Trung ương ăn trong nhà hàng sang trọng, ngủ trong những khách sạn đắt tiền và hàng ngày diện bộ cánh sặc sỡ, đắt tiền, cắp cặp da, có xe deluxe đón, xúm nhau tại Ba Đình chỉ chăm bẳm bàn việc làm thế nào để giữ cho được sự tồn vong của đảng Cộng sản.

Nguyễn Phú Trọng vẫn vét hết sức tàn hô hào, kêu gọi phải giữ chặt nguyên tắc xây dựng đảng, chống biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Ông Trọng cũng doạ sẽ thanh trừng không nương tay những đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Ông Trọng gọi đó là những người phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; phụ hoạ quan điểm lệch lạc đối đầu… từ đó “sa sút về ý chí chiến đấu”.

Chiến đấu với ai? Chắc chắn là cuộc chiến chống lại tư duy đổi mới, khát khao đòi tự do dân chủ của đại đa số người dân Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 4 khoá 13. Ảnh trên mạng

Trong khi đó, ngoài kia hàng trăm ngàn dân lao động đang chạy trốn đại dịch Covid 19, rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, để về quê Nam kỳ lục tỉnh, miền Trung và các tỉnh phía Bắc.

Mưa gió, bão bùng, đêm đen kịt không nhìn thấy rõ người, nhưng hàng đoàn người chở theo vợ con, hành lý trên những xe máy rách bươm để vượt hàng ngàn cây số. Một số người về miền Bắc, miền Trung trên quốc lộ 1A, phải vượt con đèo Hải Vân cao 500m, dài 21 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã giữa Huế và TP Đà Nẵng. Đường quanh co, một bên là núi đá và bên kia là vực thẳm. Trong khi hầm đường bộ Hải Vân thì chỉ 12 km, nhưng chính quyền cộng sản đã cho khoá chặt, chỉ vì “sợ không thu được phí”. Chỉ đến khi mạng xã hội, dân chúng kêu gào, họ mới cho mở cửa hầm để dân đi.

Dân lao động nghèo dừng chân trên đèo Hải Vân. Ảnh trên mạng

Trên trang cá nhân của mình, ông Nguyễn Thế Thịnh, cựu Trưởng đại diện miền Trung của báo Thanh Niên, đã viết:

Gần 8 tỷ người trên thế giới, nếu cho dữ liệu về đèo và hầm đèo Hải Vân đều sẽ không thể hiểu được vì sao không cho người về quê đi hầm mà phải đi đèo bằng xe máy trong trời mưa gió?

Đau thương ngập trên các trang “lề dân” với những ghi chép, các video clip nhói lòng. Cuộc tháo chạy về quê bị chính quyền vô cảm và tàn bạo ngay “quê hương là chùm khế ngọt”, chặn lại không cho vào, gây phẫn nộ và nhức nhối.

Trên dặm đường thiên di, không ai thấy bóng dáng của cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội hay đoàn thể nào đứng ra quyên góp, cứu trợ nhân đạo gì cả. Chỉ có dân thương lấy dân. Hàng trăm tình nguyện viên, Mạnh Thường Quân trên khắp nẻo đường dân nghèo ly hương đi qua, giúp cho bà con nước, sữa, bánh mì, xăng xe và cả tiền mặt.

Trẻ em ngất xỉu, phụ nữ sẩy thai, đẻ non, xe hư hỏng, tai nạn dọc hành trình… là những nỗi đau xé nát tâm can. Thương tâm nhất là hai mẹ con chị Hà Thị Vuông (43 tuổi) và Nguyễn Văn Thành (15 tuổi), đồng hương Thanh Hoá với ngài thủ tướng Phạm Minh Chính, khăn gói vào tỉnh Bình Dương làm thuê kiếm tiền trả nợ. Nhưng nợ chưa kịp trả thì mẹ con chị bị tai nạn, tử vong khi đang trên đường về quê tránh dịch, tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo (Phước Mỹ, Phước Sơn, Quảng Nam) hôm 4/10/2021.

Bà Phạm Thị Tầm (70 tuổi) khóc thương con dâu và cháu nội bị tai nạn. Nguồn: Thanh Niên

Thật đắng lòng và chua xót khi thấy giai cấp công nhân, giai cấp “chuyên chính vô sản”, từng là lực lượng “tiên phong lãnh đạo cách mạng”, giờ nhếch nhác, cùng cực phải chạy về quê, nơi trú ẩn cuối cùng như thế. Lý do đơn giản là, “đại diện” của họ, những đảng viên cộng sản cầm quyền, chẳng hề đếm xỉa tới họ, sau khi lợi dụng giai cấp này để lên nắm quyền.

Dù đảng này luôn hô hào rằng, nó là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng những gì đang diễn ra trên thực tế, mọi người có thể thấy rõ, đảng này đại diện cho ai.

Nhìn ông tổng bí thư già nua, luôn miệng kêu gào đảng viên cao cấp của mình thôi ăn cắp, bớt tham nhũng trong suốt 10 năm qua mà thấy thương hại. Suy thoái, biến chất về đạo đức, lối sống suy đồi, đã trở thành bản chất ăn sâu trong dòng máu cộng sản. Tình trạng tham nhũng, tư túi, ăn cắp của công leo thang.

Không chỉ trong các cơ quan chính quyền, mà cả trong lực lượng công an, quân đội, cảnh sát biển… chúng ăn không chừa thứ gì, vô trách nhiệm, buôn lậu, bảo kê, bán rẻ tổ quốc…

Thống kê 10 năm qua cho thấy: có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 12 ủy viên TU Đảng, 14 tướng lĩnh quân đội, 12 tướng lĩnh công an, 15 Bí thư, phó bí thư các tỉnh thành, gần 20 bộ trưởng, thứ trưởng và nhiều ngàn cán bộ cấp huyện, xã, phường bị kỷ luật vì các tội danh trên. Điều này cho thấy, hệ thống cán bộ, công chức, đảng viên của bộ máy quản trị quốc gia đã mục ruỗng.

Đại dịch Covid-19 giúp phơi bày thêm nhiều mặt xấu, tệ hại của thể chế cộng sản cầm quyền. Trong đó, khốn nạn, trắng trợn nhất là ngay trong Bộ Y tế đã hình thành “nhóm lợi ích”, thiết kế “sân sau” bao thầu vaccine, nâng giá thiết bị, vật tư y tế, giá xét nghiệm… gấp chục lần giá thực tế, để trục lợi hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nguyễn Phú Trọng và Trung ương khóa XII đang cố gắng ra sức chống đỡ sự sụp đổ ý thức hệ ngay trong đội ngũ của những người cộng sản. Níu kéo độc tài, duy trì quyền lực để đè đầu cưỡi cổ nhân dân, vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hội nghị Trung ương 4 vừa bế mạc, bất kể dân chúng kêu khóc, đói rách trong phẫn nộ tột cùng ra sao, mặc kệ chiếc “thòng lọng” Trung Quốc và cuộc xâm lấn trên biển thế nào.

Ảnh: “Tứ trụ” của đảng CSVN vẫn cười… kiêu ngạo, trong khi người dân đang khốn khổ tột cùng. Nguồn: TTXVN

Cuộc hồi hương vĩ đại, đau đớn và xót xa nhất trong lịch sử dưới triều đại cộng sản vẫn tiếp diễn. Nhìn đồng bào mình, nhìn giai cấp bị trị dắt díu, bồng bế con chạy dịch về quê mà lòng trĩu nặng nỗi buồn, càng căm hận lũ bất nhân, bất nghĩa. “Vinh quang thuộc về Đảng cộng sản”, nhưng đau thương tồi tệ nhất lại thuộc về nhân dân.

Phải chăng ông Trọng không biết sự thật?

Nguyễn Đình Cống

8-10-2019

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: TTXVN

Sau khi đọc bài báo của tôi “Ông Trọng nói tới Biển Đông để làm gì”, một người bạn bình luận: “Có thể ông ấy không biết chuyện gì ở bãi Tư Chính chứ không phải biết rõ mà ngậm miệng”.

Trình diễn màn… bầu cử

Trương Minh Ẩn

21-3-2018

Bầu cử ở Nga vừa qua, hàng loạt các tờ báo của nền báo chí cách mạng Việt Nam “đồng thanh tương ứng” hô vang khẩu hiệu: “Thắng cử vang dội của ông Putin”. Ông Putin sẽ làm nhiệm kỳ tổng thống thứ… 4.

“Không gian sinh tồn của Việt Nam” không thể là vấn đề nội bộ của Trung Quốc!

Hoàng Trường

20-10-2021

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm cách bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc, quyết không thể để Trung Quốc coi đó là vấn đề nội bộ của họ. Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận “tối hậu thư” của Bắc Kinh. Dù ngấm ngầm hay công khai, tối hậu thư ấy đồng nghĩa với việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Hồng Ngát chỉ là con dê tế thần…

Thạch Đạt Lang

15-10-2019

Phim hoạt hình “Everest, Người Tuyết Bé Nhỏ” đã được công chiếu suốt 10 ngày ở Việt Nam, kể từ ngày 04.10.2019, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, chẳng những ở trong nước mà còn cả ở hải ngoại.

Chuyện phiếm: Tâm sự Tổng Bí thư

Võ Thiêm

28-3-2018

Nhớ hơn 10 năm trước khi Cậu Bảy còn làm bí sư cho Tày Mạnh Đức, những lần du Ba Đình đều được đón tiếp trọng thể. Có nhiều đêm thầy trò nằm gát chân lên nhau tâm sự đủ thứ chuyện trên đời thâu đêm suốt sáng, coi mòi Lưu Bị với Khổng Minh cũng còn kém độ mặn nồng.

Vì sao có quá nhiều lãnh đạo đảng Cộng hòa cố giấu giếm mọi dữ kiện liên quan đến ngày 6/1?

CNN

Reality Check của John Avlon

Bùi K. Nguyên, dịch

1-11-2021

Lịch sử thường được viết lại bởi những người cộng sản hoặc những kẻ tội phạm, nhưng chúng ta đang chứng kiến một nỗ lực viết lại lịch sử xảy ra trong ngày 6/1.

Công an điều tra thuộc phe nhóm nào?

Kông Kông

20-10-2019

Sự kiện đột tử của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An ngay tại canteen trụ sợ Bộ, trên lầu 8, “ngã và rơi” xuống đường chết tại chỗ, đang được báo chí nhà nước cũng như mạng xã hội đưa tin tràn ngập.

Những kẻ Hán nô

Lò Văn Củi

4-4-2018

Anh bảy Thọt bậm môi giận dữ, nhưng thốt không ra lời, anh ư hứ:

– Đúng, đúng là… là những…

Ông Hai Xích lô ngạc nhiên:

– Chà, gì mà tức giận kinh vậy Bảy, bây phải giận lắm mới tím tái mặt luôn kìa.

Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao?

Nguyễn Văn Nghệ

24-11-2021

Giải phóng miền Nam, “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường

Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập, cũng như Tư thục, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “Bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với ‘tư tưởng phong kiến’ đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà ‘tiên học lễ, hậu học văn’ thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”.

Giữa đám người “có miệng ăn mà không có miệng nói” thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm ‘tiên học lễ hậu học văn’ trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” [Bài đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973] mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (Trích bài báo đã dẫn).

Ngay sau khi bài báo xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của Trung ương Đoàn (số 2351, ra ngày 16/08/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình, nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “…chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo và hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”… “Chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lãnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy!”

Tiếp theo bài báo này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng ông Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.

Sau khi cộng sản vào “giải phóng” miền Nam câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng được đảng “giải phóng” khỏi các trường học ở miền Nam Việt Nam và học sinh buộc phải học “đạo đức cách mạng” (Không có đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực (…). Đạo đức cách mạng có phần giống đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến).

Mãi đến những năm cuối của thập niên 80 và đầu những năm của thập niên 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học, nhưng dường như câu khẩu hiệu ấy chỉ là câu sáo rỗng vô hồn, được viết ra bởi quán tính mà thôi!

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “Đại học, học… đại và yêu nước có học” được đăng trên báo VietNamNet ngày 18/5/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt (‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’) và UNESCO (‘Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình’)”

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau, không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa không hợp với thuần phong mỹ tục thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cụ Thân Nhân Trung cũng phải trải qua con đường “Tiên học lễ, hậu học văn” mới đúc kết nên câu nói ấy. Một quốc gia mà không có “Lễ” thì kẻ hiền tài sẽ không được trọng dụng và những kẻ trình độ “a, bờ, cờ” sẽ làm lãnh đạo!

Lễ là để cho con người ngày càng có văn hóa hơn

Để trở thành một con người có văn hóa, thì phải có “Lễ”. Sách Quản tử viết: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn giềng mối chính) và Lễ đứng đầu trong bốn giềng mối ấy. Không có Lễ sẽ trở nên vô thần, phủ nhận thần thánh: “Dân chi sở do sinh, lễ vi đại. Phi lễ vô dĩ tiết sự thiên địa chi thần dã…” (Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không thể thờ thần của trời đất cho có thứ bậc… Lễ ký: Ai Công vấn XXVII).

Lễ không chỉ gói gọn trong lễ nghi, lễ nghĩa mà còn là tôn ti trật tự… và cả luật pháp nữa. Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta: “Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều, trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ”

(Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ – Lễ ký: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung: “Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII, 2).

Để cho người ta khỏi làm điều bậy bạ thì phải có Lễ: “Lễ giả, nhânnhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã”. (Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân – Lễ ký: Phường ký, XXX).

“Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Vào tháng 11/2016 tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định…”, nhưng rồi sau đó ông lại nêu ra: “Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Trên khắp nước Việt Nam hiện nay, từ thành phố đến làng quê, đâu đâu cũng bắt gặp cổng chào ghi: “Tổ dân phố văn hóa”; “Làng (thôn) văn hóa”, đi đến đâu cũng nghe cái từ “văn hóa” nào là “văn hóa ứng xử”; “văn hóa ẩm thực”; “văn hóa phong bì”; “văn hóa từ chức”… Ấy vậy mà ngay trong môi trường giáo dục, tỷ lệ nói dối của học sinh tăng dần theo tuổi.

Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức ngày 24/09/2013, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTPHCM.) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%; cấp Trung học cơ sở là 50%; sinh viên là 80%.

Trong môi trường giáo dục mà còn như thế, hỏi thử ngoài xã hội sẽ như thế nào? Ngay tại thủ đô Hà Nội “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động, “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”.

UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội, trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc.

Hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”

Bà Phó Chủ tịch nước còn tiết lộ: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”.

Vụ học sinh Trần Chí Kiên lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy- Hà Nội) bị xe ô tô chở bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng của trường – đâm gãy chân đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều xác nhận vào thời điểm em Kiên gãy chân không có xe ô tô vào trường. “Những thầy cô quay lưng lại với lại với sự thật, quay lung lại với tai nạn thương tâm của chính học trò mình, những thầy cô có nhiệm vụ trồng người mà “làm chứng dối” như vậy sẽ cảm giác như thế nào khi đứng trên bục giảng nói về sự thật thà về đạo đức công dân?”.

Trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy – Hà Nội), bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phạm một lỗi rất xấu về đạo đức là đã “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh”. Vụ việc đã có kết luận từ Thanh tra cũng như Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, nhưng thay vì bị kỷ luật lại được chuyển sang một trường khác làm hiệu trưởng thì rõ ràng cái tư cách, cái tác phong đó của cô Tạ Thị Bích Ngọc không chỉ là riêng của cô. Phải có nhiều người ‘đồng cảm’ với cô, chống lưng cho cô thì cô mới có cái quyền tiếp tục ngồi cao gây ra cái sự kiện náo loạn nhân tâm tại trường tiểu học Nam Trung Yên! Cô mới có đủ thế lực tiếp tục tại vị cho tới ngày 21.2.2017, mấy tuần lễ sau sự kiện đó! Ngoài ra, cái tác phong đó của cô, trong đời thường không ai trong số các lãnh đạo của cô nhận ra sao? Tại sao cô vẫn được thăng tiến trong ngành? Phải chăng chính sách nhân sự của ngành, chính sách đề bạt của ngành không xem đạo đức đương sự là tiêu chuẩn quan trọng?”

Hoặc như vụ bà Phạm Thị Minh Hiếu – Phó Giám đốc sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận- bẻ cành hoa anh đào để chụp hình bất chấp sự can ngăn của người dân tại khu vực hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt. Bà đã cật vấn người can ngăn: “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…”

Ngoài ra còn “lắm chuyện khó chịu”; “nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày” được bao che và chỉ một phần rất nhỏ các vụ việc trên được phanh phui trên các phương tiện thông tin “lề phải”. Và “có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này!”.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong góp ý dự thảo văn kiện tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2015 đã nói: “Tại sao có tình trạng trên nói dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo, đảng viên không thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ với tính chất rất hình thức, sử dụng không hết giờ làm việc, công suất làm việc cống hiến rất hạn chế”.

Bà Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi “Tại sao?” .Tất cả cũng bởi “vô lễ”mà ra! Xã hội mà “vô lễ” thì “trên không ra trên, dưới không ra dưới”.

Người xưa nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”. (Không học lễ thì không nên người được). Hoặc: “Bất tri lễ vô dĩ lập”. (Không biết lễ thì không nên người được). Người có văn hóa “thật sự” sống theo phương châm: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. (Không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm- Luận ngữ: Nhan Uyên, XII).

Sao bây giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa?”

Cũng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ngày 11/09/2013, bà Nguyễn Thị Doan phát biểu: “Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta ‘ăn’ từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bảo hiểm…”.

Pháp luật chỉ để trị cái đã rồi, còn lễ thì ngăn cấm được việc chưa xảy ra: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu… Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị mạnh, nhi khởi kính ư di diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”.

(Phàm cái biết của người ta chỉ biết được cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sau cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết – Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).

Thánh nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng hình luật bởi vì tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi. Hồ Thích đã nói trong sách Trung Quốc triết học sử rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”. [Trần Trọng Kim, Nho giáo – Quyển thượng, in lần thứ 4, trang 155, Nxb Tân Việt – Sài Gòn]

Bỏ “tiên học lễ” là một sai lầm lớn

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008) – cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: “Ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”. Đừng chê “tiên học lễ” là “cái đã quá lâu, quá cũ”, bởi vì sự giáo hóa của lễ rất tinh vi và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết – Lễ ký: Kinh giải, XXVI).

Hiện nay tình trạng đạo đức của công chức Nhà nước ngày càng xuống cấp, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng có nhận định: “Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt được. Ở Việt Nam bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng có dịp sinh sôi nảy nở. Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế”.(Xem “Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?

Đạo đức xã hội hiện nay được Giáo sư – Tiến sư Nguyễn Thế Hùng kết luận là “dột từ nóc dột xuống”, ấy vậy mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đề xuất: “Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”- vốn có xuất xứ từ Khổng tử- càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ được nên ghi nhận như một trong những thứ ta đã vay mượn, thời quá khứ xa xưa”.

Sao lại có chuyện phân biệt câu nói ấy “vốn có xuất xứ từ Khổng tử”? Nếu là một câu nói hay, có thể áp dụng vào đời sống của quốc gia, của dân tộc thì chúng ta ngại gì phân biệt “xuất xứ”! Không biết nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bao giờ nghe những cụm từ như “giao thoa văn hóa”; “tiếp thu văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”… hay chưa mà lại có đề xuất ấu trĩ như vậy?

“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã”. (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy – Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Will Durant có nhận xét về tác hại của việc phá bỏ đạo đức xưa: “Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” – [Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.342]. Dùng “Lễ” để “ước thúc hành vi của bản thân ta” (Ước ngã dĩ lễ). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

Giải nhân quyền Sacharow được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

25-10-2019

Nhà hoạt động nhân quyền Ilham Tohti. Photo Courtesy

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Ba nhà hoạt động lãnh án tù

BBT Tiếng Dân

12-8-2018

Hôm nay, ba nhà hoạt động bị mang ra xử cùng ngày, tại ba phiên tòa khác nhau: Thầy giáo Vũ Văn Hùng ở Hà Nội, bà Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh. Cả hai đều là thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Một phiên xử khác diễn ra ở Nghệ An, xử nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ.

Nguy hiểm cho ai?

Nguyễn Đình Cống

13-12-2021

Lãnh đạo Đảng CSVN đang loay hoay trước tình thế nguy hiểm của sự suy thoái. Cấp thiết phải củng cố, làm trong sạch đảng.